So sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về cây, hoa cho học sinh tiểu học

58 536 0
So sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về cây, hoa cho học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... TƢỢNG VỀ CÂY, HOA CHO HỌC SNH TIỂU HỌC 37 3.1 Tác dụng so sánh tu từ việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng gạo 37 3.2 Tác dụng so sánh tu từ việc giúp học sinh tiểu. .. tiểu học hình thành biểu tƣợng dừa 39 3.3 Tác dụng so sánh tu từ việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng tre .40 3.4 Tác dụng so sánh tu từ việc giúp học sinh tiểu. .. tiểu học hình thành biểu tƣợng bàng 41 3.5 Tác dụng so sánh tu từ việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng phƣợng .42 3.6 Tác dụng so sánh tu từ việc giúp học sinh tiểu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC =======***======= NGUYỄN THỊ QUÝ SO SÁNH TU TỪ VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÂY, HOA CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tiếng Việt HÀ NỘI - 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC =======***======= NGUYỄN THỊ QUÝ SO SÁNH TU TỪ VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÂY, HOA CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. GVC Phan Thị Thạch HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự phấn đấu, nỗ lực hết mình của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể các thầy, cô giáo. Đặc biệt là sự hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Phan Thị Thạch Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới: phòng Đào tạo Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài của mình. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Phan Thị Thạch, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình để chúng tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực của bản thân, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Quý LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “So sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về cây, hoa cho học sinh Tiểu học” do chúng tôi thực hiện không trùng lặp với bất kì một công trình nghiên cứu nào. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Quý DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ viết tắt hoàn chỉnh 1 Nxb GD Nhà xuất bản Giáo dục 2 THCS Trung học cơ sở 3 SGK Sách giáo khoa 4 Tr Trang 5 VD Ví dụ 6 HSTH Học sinh tiểu học MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2 3. Đối tƣợng nghiên cứu..........................................................................................5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................5 5. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................5 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..............................................................................6 7. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................6 8. Cấu trúc khóa luận ..............................................................................................7 NỘI DUNG .................................................................................................................8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................8 1.1. Những hiểu biết chung về so sánh tu từ ...........................................................8 1.2. Những lí thuyết bằng hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ .............................14 1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật ..................................................16 1.4. Quá trình sản sinh và tiếp nhận văn bản trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ................................................................................................................18 1.5. Biểu tƣợng và một số lí thuyết liên quan đến biểu tƣợng ..............................18 1.6. Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học ..................................................................21 Chƣơng 2. MIÊU TẢ KẾT QUẢ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT THUỘC SGK TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC .................................................................26 2.1 Tiêu chí thống kê, phân loại ............................................................................26 2.2. Kết quả thống kê phân loại việc sử dụng so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt tiểu học ..............................................28 2.3. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ trong đó A là cây, hoa ..................29 2.4. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ dựa vào các tiêu chí bổ sung.........34 2.5. Nhận xét sơ bộ về kết quả thống kê phân loại ...............................................35 Chƣơng 3. SO SÁNH TU TỪ VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÂY, HOA CHO HỌC SNH TIỂU HỌC...........................................................................37 3.1. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây gạo ...........................................................................................37 3.2. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây dừa ...........................................................................................39 3.3. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây tre .............................................................................................40 3.4. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây bàng .........................................................................................41 3.5. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây phƣợng .....................................................................................42 3.6. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây sầu đâu .....................................................................................43 3.7. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây trám đen ...................................................................................44 3.8. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây chuối ........................................................................................45 3.9. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây ngô ...........................................................................................46 3.10. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về các loại cây khác ............................................................................46 KẾT LUẬN ...............................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................50 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việc lựa chọn đề tài: “So sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về cây, hoa cho học sinh Tiểu học” xuất phát từ nhận thức của chúng tôi về ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nó. 1.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài khóa luận mà chúng tôi lựa chọn xuất phát từ yêu cầu ngành Việt ngữ học. Trong những năm gần đây một nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc ngành Việt ngữ học đặc biệt chú trọng đó là: tìm hiểu những cách sử dụng ngôn ngữ học trong hoạt động lời nói, từ đó cảm nhận đƣợc khả năng tuyệt vời của Tiếng Việt. Tìm hiểu so sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng trong các văn bản nghệ thuật thực chất là việc tìm hiểu hiệu quả của một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong hoạt động giao tiếp giữa nghệ sĩ ngôn từ với học sinh tiểu học. Thông qua hoạt động giao tiếp này, học sinh tiểu học đƣợc bồi dƣỡng nhận thức, đồng thời đƣợc bồi dƣỡng về tình cảm và năng lực thẩm mĩ. So sánh là một dạng phức phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, bởi vì không có cách gì làm cho ngƣời nghe hiểu nhanh điều mình nói bằng một sự so sánh cụ thể. Trong tác phẩm văn chƣơng, so sánh là phƣơng thức tạo hình, phƣơng thức gợi cảm. So sánh tu từ có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tƣợng mạnh cho ngƣời tiếp nhận về nội dung đƣợc biểu đạt. Mặt khác, biện pháp tu từ này còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt đƣợc mọi sắc thái biểu cảm. Đó là phƣơng thức bộc lộ tâm tƣ, tình cảm một cách độc đáo và tế nhị. Do vậy, việc hình thành biểu tƣợng cho học sinh tiểu học đƣợc thực hiện một cách thuận lợi thông qua biện pháp so sánh tu từ. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài khóa luận còn có ý nghĩa thực tiễn. Trƣớc hết, thông qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu sâu sắc hơn những kiến thức 1 thuộc các chuyên ngành: Phong cách học, Tâm lí học, Giáo dục học… Nhờ vậy, những tri thức mà chúng tôi đã trang bị ở trƣờng đại học đƣợc củng cố vững chắc hơn. Để hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu theo mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi khảo sát các văn bản nghệ thuật có sử dụng so sánh tu từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học. Việc làm này góp phần giúp chúng tôi nắm vững chƣơng trình sách giáo khoa, đồng thời giúp chúng tôi tích lũy ngữ liệu tiếng Việt để có thể dạy tốt môn học này trong tƣơng lai. Nhận thức rõ ràng và sâu sắc ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài khóa luận, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài khóa luận này là cần thiết. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về so sánh tu từ không phải là đề tài mới vì đây là vấn đề đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, nghiên cứu. Có thể tổng hợp việc nghiên cứu so sánh tu từ trong các tài liệu sau: 2.1. Những giáo trình và những tài liệu nghiên cứu về phong cách học So sánh tu từ đã đƣợc một số nhà phong cách học nghiên cứu trong những giáo trình và tài liệu tiêu biểu nhƣ: - Đinh Trọng Lạc, Giáo trình Việt Ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1964. - Võ Bình - Lê Anh Hiền - Cù Đình Tú - Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1982. - Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB Đại học, 1983. - Đinh Trọng Lạc (chủ biên) - Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1993, 1995,… Ở những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã trình bày một số nội dung sau: 2 + Khái niệm so sánh tu từ. + Cách thức tổ chức so sánh tu từ. + Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh luận lí (so sánh logic). Từ những công trình đã nêu tên ở trên, có thể thấy rõ: lí luận về so sánh tu từ đƣợc bổ sung phong phú hơn theo thời gian. Chẳng hạn, trong giáo trình Việt ngữ (1964), Đinh Trọng Lạc giới thiệu: so sánh là một biện pháp tu từ đƣợc xây dựng theo quan hệ liên tƣởng tƣơng đồng. Đồng nhất với ý kiến đó của Đinh Trọng Lạc, nhƣng Cù Đình Tú trong giáo trình: “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt” (1983) đã bổ sung hai điều kiện để đánh giá một phép so sánh tu từ là “tốt”, là “đắt”. Hai điều kiện đó là: - Các đối tƣợng so sánh đƣa ra phải khác loại. - Phát triển đúng nét giống nhau giữa hai đối tƣợng. Trong giáo trình: “Phong cách học Tiếng Việt”, Đinh Trọng Lạc (chủ biên), các tác giả đã xem xét so sánh tu từ ở hai phƣơng diện: đó là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa và là một loại phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa. Để giúp ngƣời học nhận thức bản chất của so sánh tu từ, Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa đã phân chia các phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa thành ba nhóm: - Nhóm so sánh tu từ - Nhóm ẩn dụ tu từ - Nhóm hoán dụ tu từ Trong nhóm so sánh tu từ, các tác giả đã chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa so sánh tu từ với so sánh logic. Những lí thuyết về so sánh tu từ đƣợc trình bày trong những giáo trình, tài liệu nghiên cứu phong cách học đã trang bị tri thức cơ bản cho những ngƣời nghiên cứu và giảng dạy về phong cách học trong nhà trƣờng. 3 2.2. Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học và sách giáo khoa Ngữ văn. a) Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học Một trong những đổi mới nội dung chƣơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học là đƣa so sánh tu từ vào dạy cho học sinh. Khác với các giáo trình, nội dung dạy học về so sánh tu từ chủ yếu là qua các bài tập thực hành hƣớng dẫn học sinh phát hiện những trƣờng hợp sử dụng biện pháp tu từ này. Học sinh tiểu học đƣợc làm quen với so sánh tu từ ở sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập 1. Nhƣng sách giáo khoa Tiếng Việt 3 không trực tiếp giới thiệu khái niệm so sánh (với tƣ cách là một biện pháp tu từ) mà thông qua hệ thống các bài tập. Hình thức bài tập thƣờng là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ) trong đó có sử dụng biện pháp so sánh tu từ, yêu cầu học sinh nhận diện đƣợc hình ảnh so sánh, các sự vật đƣợc so sánh với nhau hoặc chỉ ra các từ chỉ sự so sánh trong các ngữ liệu ấy. b) Sách giáo khoa Ngữ văn THCS Trong chƣơng trình Ngữ văn THCS, so sánh đƣợc đề cập trong SGK Ngữ văn 6, tập 2, ở bài 19 và bài 21. Trong đó, tác giả SGK trình bày những nội dung chính sau: - Khái niệm so sánh. - Cấu tạo của phép so sánh. - Vai trò, tác dụng của so sánh trong văn miêu tả, vận dụng khi viết văn miêu tả. - Các kiểu so sánh. - Tác dụng của phép so sánh. 2.3. Những khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Ở trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, trong những năm gần đây, một số sinh viên khoa Ngữ văn và khoa Giáo dục Tiểu học đã thực hiện đề tài nghiên cứu về so sánh tu từ. Cụ thể là: 4 - Lƣu Thị Dung (2009), Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc nhận thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho HSTH. - Nguyễn Thúy Hạnh (2010), Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về một số hiện tƣợng tự nhiên cho Tiểu học. - Trần Thị Phƣơng (2014), Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3. Đối tƣợng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu về so sánh tu từ của những sinh viên này đƣợc thể hiện rất rõ trong tên đề tài khóa luận mà họ lựa chọn. Điểm lại tình hình nghiên cứu về so sánh tu từ qua ba nguồn tài liệu đã nêu, có thể thấy: mặc dù biện pháp tu từ này đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm xem xét, nhƣng trong thực tế chƣa có một công trình nào chuyên nghiên cứu về: “So sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về cây, hoa cho học sinh Tiểu học”. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là: So sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về cây, hoa trong văn bản nghệ thuật thuộc sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số kiến thức có liên quan đến việc xử lí đề tài khóa luận: lí thuyết hoạt động giao tiếp, phong cách học, tâm lí học… - Miêu tả kết quả thống kê, phân loại về so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học. - Sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu để chỉ rõ tác dụng của so sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về cây, hoa trong văn bản nghệ thuật thuộc sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học. 5. Mục đích nghiên cứu Việc thực hiện khóa luận này nhằm những mục đích sau: 5 - Sử dụng những kiến thức đã hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lí luận cho khóa luận, đồng thời nhằm nâng cao những hiểu biết cho bản thân về một loại biện pháp tu từ trong tiếng Việt. - Khảo sát ngữ liệu thống kê việc sử dụng so sánh tu từ trong các tác phẩm tiếng Việt trong chƣơng trình SGK Tiểu học để tích lũy ngữ liệu nhằm xử lí đề tài. Đồng thời, làm giàu vốn hành trang phục vụ cho việc giảng dạy Tiếng Việt ở trƣờng Tiểu học trong tƣơng lai. - Góp phần cung cấp một tài liệu tham khảo về so sánh tu từ cho các bạn sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học hoặc cho những ai quan tâm đến phép tu từ này. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Bƣớc đầu tập trung tìm hiểu tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về cây, hoa cho học sinh tiểu học. - Về tƣ liệu thống kê: Khảo sát việc dùng so sánh tu từ trong 179 tác phẩm thơ, văn xuôi tiếng Việt thuộc sách giáo khoa các lớp 2,3,4,5 do NXB Giáo dục ban hành năm 2008, trong đó có: 64 tác phẩm thơ và 115 tác phẩm văn. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi dùng để nhận diện và tập hợp những trƣờng hợp sử dụng so sánh tu từ trong văn bản thơ và văn xuôi Tiếng Việt ở Tiểu học. - Phương pháp phân loại: Đây là phƣơng pháp đƣợc chúng tôi sử dụng để phân tích ngữ liệu thống kê về so sánh tu từ thành những tiểu loại nhỏ dựa trên những tiêu chí đã xác định. - Phương pháp miêu tả: Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng khi cần tái hiện những ví dụ tiêu biểu có so sánh tu từ. 6 - Phương pháp phân tích phong cách học: Đây là phƣơng pháp đặc thù của phong cách học. Theo Cù Đình Tú (1982): “Sự phân tích của phong cách học bao giờ cũng phải được tiến hành theo cơ sở của liên hội giữa phương tiện ngôn ngữ được tuyển chọn trên văn bản với những phương tiện cùng nghĩa vắng mặt, không được tuyển chọn”. Trên cơ sở đó phân tích rút ra hiệu quả (tác dụng) của việc lựa chọn, sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ của văn bản. Phƣơng pháp phân tích phong cách học là một trong những phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng để phân tích hiệu quả tác động của sự so sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về một số hiện tƣợng tự nhiên cho học sinh tiểu học. - Phương pháp tổng hợp Đây là phƣơng pháp đƣợc chúng tôi sử dụng để rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm có ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận. Chƣơng 2: Miêu tả kết quả thống kê phân loại việc sử dụng biện pháp so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học. Chƣơng 3: So sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về cây, hoa cho học sinh tiểu học. 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Những hiểu biết chung về so sánh tu từ 1.1.1. Khái niệm về so sánh tu từ Một số nhà phong cách học và tác giả SGK Ngữ văn THCS đã đƣa ra định nghĩa về khái niệm so sánh tu từ: VD: a) Các tác giả giáo trình: “Phong cách học tiếng Việt” (1982) gọi so sánh tu từ là so sánh hình ảnh. Theo họ: “So sánh hình ảnh là một sự so sánh không đồng loại, không cùng một phạm trù chung (về số lượng hoặc về chất lượng), miễn là có một nét tương đồng nào đó về mặt nhận thức hay tâm lí”. (Tr.146) Sau định nghĩa, tác giả bổ sung: “So sánh hình ảnh là một sự so sánh có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm”. b) Cù Đình Tú trong: “Phong cách học tiếng Việt và đặc điểm tu từ tiếng Việt” (1983) lại cho rằng: “So sánh tu từ là so sánh công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một nét giống nhau, nhằm diễn tả một cách hình ảnh các đặc điểm của một đối tượng”. (Tr.272) Sau định nghĩa, Cù Đình Tú bổ sung: trong so sánh tu từ các đối tƣợng đƣợc đƣa ra so sánh là các đối tƣợng khác loại và mục đích của phép so sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tƣợng. c) Đinh Trọng Lạc trong: “Phong cách học Tiếng Việt” (1997): “So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn 8 mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới về đối tượng”. (Tr.239). d) Các tác giả SGK Ngữ văn 6 tập 2 đã định nghĩa so sánh tu từ nhƣ sau: “So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt”. (Tr.24). Từ các định nghĩa đã trình bày ở trên, chúng tôi đƣa ra một cách hiểu về so sánh tu từ nhƣ sau: So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại dựa trên một nét tương đồng nào đó giữa chúng, nhằm biểu thị bằng hình ảnh một trong những đối tượng đó. 1.1.2. Cách thức tổ chức so sánh tu từ a) Cuốn “Phong cách học tiếng Việt” (Đinh Trọng Lạc - NXB GD Hà Nội -1997) đƣa ra mô hình chung của so sánh là AxB và mô hình đầy đủ gồm bốn yếu tố: - Yếu tố 1: yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh. - Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động có vai trò nêu rõ phƣơng diện so sánh. - Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh. - Yếu tố 4: yếu tố đƣợc đƣa ra làm chuẩn để so sánh. b) Tác giả Cù Đình Tú trong cuốn: “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” (NXB ĐH - 1983) cho rằng: Về mặt hình thức, so sánh khác với tất cả các phép chuyển nghĩa ở chỗ bao giờ cũng gồm hai đối tƣợng lập thành hai vế, các đối tƣợng này có thể là sự vật, tính chất hay hoạt động. Hai đối tƣợng đƣợc gắn bó với nhau tạo nên hình thức so sánh theo các kí hiệu: Kí hiệu: A là vế đƣợc so sánh. B là vế so sánh. 9 Về mặt nội dung, Cù Đình Tú cho rằng: A khác loại B nhƣng giữa A và B phải có một nét tƣơng đồng nào đó làm cơ sở cho sự liên tƣởng. Nét giống nhau này có thể biểu thị bằng từ ngữ cụ thể. Lúc đó, ta có so sánh nổi: VD: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Nét giống nhau giữu A và B có khi không đƣợc biểu thị bằng từ ngữ cụ thể. Lúc đó, ta có so sánh chìm: VD: Hoa phượng là hoa học trò. c) Dựa vào cách thức biểu hiện của phép so sánh, SGK Tiếng Việt 3, tập1 và Tiếng Việt 4,5 đã đƣa ra hai mô hình: - Mô hình 1: so sánh sự vật - sự vật. Sự vật 1 Đặc điểm Từ so sánh Sự vật 2 Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ Có các dạng nhỏ sau: + A như (giống như, trông như…) B. A : yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh. B: yếu tố đƣa ra làm chuẩn so sánh. + A là B. + A x B ( chỉ từ quan hệ so sánh bị triệt tiêu). + A chẳng bằng (không bằng, chẳng giống…) B. + A chẳng khác gì B. + A bằng, cỡ bằng B. - Mô hình 2: so sánh hoạt động - hoạt động. Hành động 1 Đặc điểm Từ so sánh Hành động 2 Phóng nhanh như bay 10 Các dạng nhỏ: AxB A như B A hơn B 1.1.3. Hiệu quả của so sánh tu từ Nhà ngôn ngữ học ngƣời Đức Paulơ đã từng nói: “Sức mạnh so sánh là nhận thức”. Thông qua việc đối chiếu các sự vật khác loại, chúng ta có thể phát hiện ra một sự vật chƣa biết hoặc hiểu rõ hơn về một đặc điểm nào đó của sự vật. Ngoài tác dụng giúp con ngƣời nhận thức, so sánh tu từ còn có chức năng tạo hình, biểu cảm. Đây là điều mà so sánh tu từ khác với so sánh logic. Nếu so sánh logic chỉ thuần túy có chức năng thông báo sự việc thì so sánh tu từ còn có khả năng tái hiện đối tƣợng đƣợc thông báo bằng hình ảnh sinh động, giàu tính thẩm mĩ. So sánh tu từ còn là một phƣơng tiện đƣợc con ngƣời sử dụng để bày tỏ tình yêu, nỗi nhớ, nỗi buồn, lời khen, chê; hoặc để bày tỏ thái độ khẳng định, phủ định… đối với sự vật hiện tƣợng. Nhờ có nhiều tác dụng nhƣ vậy, cho nên so sánh tu từ là một biện pháp đƣợc sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật nói chung và văn bản thơ, văn dành cho học sinh tiểu học nói riêng. Thông qua phép so sánh tu từ trong những bài thơ, hoặc trong các tác phẩm văn xuôi, các em hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Những hình ảnh so sánh độc đáo trong văn bản nghệ thuật giúp các em biết rung cảm trƣớc cái đẹp. Nhờ vậy, các em thêm yêu thƣơng gần gũi với những đồ vật, con vật, cây hoa, các hiện tƣợng tự nhiên và con ngƣời. So sánh tu từ góp phần không nhỏ vào việc giáo dục nhận thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học.Những so sánh tu từ độc đáo trong các văn bản nghệ thuật trong chƣơng trình Tiểu học chắc chắn giúp học sinh cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của ngôn từ tiếng Việt. Qua đó, các em 11 sẽ yêu tiếng Việt hơn, học đƣợc những cách dùng tiếng Việt để làm đẹp cho lời nói nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. 1.1.4. Phân biệt so sánh tu từ với so sánh logic 1.1.4.1. Khái niệm so sánh logic So sánh logic là cách đối chiếu hai đối tƣợng cùng loại dựa trên sự tƣơng đồng của chúng. VD: Ngôi nhà này cao hơn ngôi nhà kia hai tầng. 1.1.4.2. Sự giống nhau giữa hai loại so sánh Hai loại so sánh giống nhau về phƣơng thức thực hiện vì đều đối chiếu các sự vật dựa trên sự tƣơng đồng giữa chúng. 1.1.4.3. Sự khác nhau giữa hai loại so sánh a) Nếu so sánh logic là đối chiếu hai sự vật cùng loại thì so sánh tu từ là đối chiếu hai sự vật khác loại. VD: - So sánh logic: Con gà này nặng hơn con gà kia 2kg. A B A,B cùng là con gà. - So sánh tu từ: Đây con sông nhƣ dòng sữa mẹ. A B A là con sông khác với B là dòng sữa mẹ. b) Nếu trong so sánh logic ngƣời ta chỉ dùng một B đối chiếu với một A thì trong so sánh tu từ thì ngƣời ta có thể dùng một hoặc nhiều B để biểu thị một A. VD: - So sánh logic: 1B đối chiếu với 1A: 12 Cái bàn này dài hơn cái bàn kia 10cm. A B - So sánh tu từ: + 1B đối chiếu với 1A: Trăng tròn nhƣ mắt cá. A B + 3B đối chiếu với 1A: Chòng chành nhƣ nón không quai A B1 Nhƣ thuyền không lái, nhƣ ai không chồng. B2 B3 c) Nếu so sánh logic chỉ có chức năng thông báo sự việc thì so sánh tu từ ngoài chức năng thông báo nội dung còn có chức năng biểu cảm, chức năng thẩm mĩ. VD: - So sánh logic: Cái áo này chẳng khác gì cái áo kia. A B =>Hai cái áo giống nhau. - So sánh tu từ: Quê hƣơng là chùm khế ngọt. A B =>Bằng phép so sánh tu từ, nhà thơ đã đƣa ra một định nghĩa thật giản dị, dễ hiểu về quê hƣơng. Dùng hình ảnh: “Chùm khế ngọt” để đối chiếu với quê hƣơng, tác giả giúp ngƣời đọc nhận ra: quê hƣơng rất gần gũi, thân thiết vì ta có thể nhìn thấy nó, có thể thƣởng thức hàng ngày. 13 1.2. Những lí thuyết bằng hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1.2.1. Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 11 do Diệp Quang Ban (chủ biên) NXB GD - 1999, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Đó là hoạt động trong đó con người sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để trao đổi với người khác một nội dung tư tưởng, tình cảm trong một hoàn cảnh nhất định, để đạt mục đích nhất định”. 1.2.2. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Tác giả SGK Ngữ văn 10 - tập 1 - NXB GD - 2006 cho rằng: một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự chi phối của năm nhân tố sau: - Nhân vật giao tiếp - Nội dung giao tiếp - Hoàn cảnh giao tiếp - Mục đích giao tiếp - Phƣơng tiện và cách thức giao tiếp a) Nhân vật giao tiếp Đó là những ngƣời tham dự trong những lần gặp gỡ, tiếp xúc với đồng loại. Tùy vào tính chất của giao tiếp (trực tiếp hay gián tiếp bằng văn bản) ngƣời ta chia nhân vật giao tiếp tiếp thành ngƣời nói (ngƣời nghe) và ngƣời viết (ngƣời đọc). Căn cứ vào nhiệm vụ của nhân vật giao tiếp, ngƣời ta gọi ngƣời nói, ngƣời viết là ngƣời phát tin; ngƣời nghe, ngƣời đọc là ngƣời nhận tin. b) Nội dung giao tiếp Đó là nội dung vấn đề mà các nhân vật khi gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhau. Nội dung giao tiếp có thể là việc, là vật, là cảnh vật, hiện tƣợng tự nhiên, cũng có thể là con ngƣời… Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nội dung giao tiếp giữ vai trò là tiền đề, chi phối việc lựa chọn ngôn ngữ của ngƣời phát tin. 14 c) Hoàn cảnh giao tiếp Đó là hoàn cảnh về thời gian, không gian, là những điều kiện về môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội và điều kiện vật chất để cho một cuộc giao tiếp đƣợc thực hiện suôn sẻ. Hoàn cảnh giao tiếp có vai trò chi phối việc lựa chọn và tổ chức ngôn ngữ trong văn bản của ngƣời phát tin, đồng thời ảnh hƣởng đối với việc giải mã của ngƣời nhận tin để lĩnh hội đƣợc nội dung thông báo, nội dung biểu cảm mà ngƣời phát tin muốn trao đổi. d) Mục đích giao tiếp Đó là cái mà nhân vật giao tiếp (đặc biệt là ngƣời phát tin) mong muốn đạt đƣợc trong giao tiếp. Mục đích giao tiếp giúp các nhân vật giao tiếp xác định: nói nhƣ thế, viết nhƣ thế để làm gì? (Để trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, để thiết lập quan hệ tình cảm, quan hệ ngoại giao, để phê phán hoặc khen ngợi…) e) Phương tiện và cách thức giao tiếp - Phƣơng tiện giao tiếp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là các đơn vị giao tiếp bằng cá nhân trong một hoàn cảnh nói năng cụ thể (ngữ âm, chữ viết, từ câu…). Đó là những đơn vị ngôn ngữ đƣợc ngƣời nói, ngƣời viết sử dụng để giao tiếp. - Cách thức giao tiếp là những cách dùng ngôn ngữ nhằm mục đích tu từ để đem lại tính hiệu lực cao cho lời nói. Những cách dùng ngôn ngữ đó còn gọi là những biện pháp tu từ. So sánh tu từ là một trong những biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Khi đƣợc dùng trong văn bản nghệ thuật, nó giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe hình thành biểu tƣợng về đối tƣợng đƣợc nói đến. - Phƣơng tiện và cách thức giao tiếp có tác động quyết định đến hiệu quả văn bản. Trong năm nhân tố: nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, phƣơng tiện và cách thức giao tiếp thì bốn nhân 15 tố đầu là những nhân tố ngoài ngôn ngữ, đóng vai trò làm tiền đề, quyết định việc sử dụng ngôn ngữ của cá nhân trong giao tiếp. Nhân tố ngôn ngữ mặc dù không đóng vai trò làm tiền đề nhƣng lại có chức năng hiện thực hóa các nhân tố ngoài ngôn ngữ. M.A.K. Halliday (1994) cho rằng: Văn bản đƣợc coi là một loại đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động sử dụng. Đó là loại đơn vị ngôn ngữ đƣợc tạo ra từ những đơn vị ngôn ngữ thuộc cấp độ nhỏ hơn nhằm thực hiện hóa một hoặc một số chủ đề trong giao tiếp. 1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật 1.3.1. Hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ được biểu hiện trong ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản: là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời và là công cụ để con ngƣời tƣ duy. Hai chức năng đó đƣợc biểu hiện cụ thể trong ngôn ngữ nghệ thuật. Trong các văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ là phƣơng tiện để tác giả giao tiếp với độc giả. Nhờ vậy, qua ngôn ngữ nghệ thuật ngƣời đọc hiểu tác giả phản ánh vấn đề gì, thái độ của họ đối với vấn đề đƣợc biểu hiện ra sao. Bên cạnh chức năng là phƣơng tiện giao tiếp trọng yếu, ngôn ngữ nghệ thuật còn là công cụ để tác giả và độc giả tƣ duy bằng hình tƣợng. Bằng cách dùng ngôn ngữ nghệ thuật, tác giả văn chƣơng giúp ngƣời đọc tri giác thông qua hoạt động liên tƣởng, hình thành biểu tƣợng từ đó tƣởng tƣợng để xác định hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm. 1.3.2. Các chức năng đặc thù của ngôn ngữ nghệ thuật Ngoài hai chức năng cơ bản, ngôn ngữ nghệ thuật còn có những chức năng mang tính đặc thù nhƣ: chức năng tạo hình - biểu cảm, chức năng tác động, chức năng thẩm mĩ, chức năng tạo tính hàm súc. 16 1.3.2.1. Chức năng tạo hình - biểu cảm Là công cụ để tác giả tƣ duy hình tƣợng, ngôn ngữ nghệ thuật có khả năng tạo hình - biểu cảm rất cao. Đây là chức năng đặc thù của ngôn ngữ văn chƣơng và chức năng này đƣợc thể hiện rất rõ trong thơ văn. Biểu hiện chức năng này theo Đỗ Hữu Châu là: khả năng làm xuất hiện ở ngƣời đọc những biểu tƣợng thính giác, thị giác, khứu giác, những biểu tƣợng về ngƣời, về vật, về cảnh vật trong tác phẩm giống nhƣ trong cuộc sống. 1.3.2.2. Chức năng tạo tính hàm súc Theo Đỗ Hữu Châu, ngôn ngữ nghệ thuật: “Có khả năng nói đƣợc nhiều nhất bằng một số lƣợng phƣơng tiện ngôn ngữ ít nhất”. 1.3.2.3. Chức năng tác động Là phƣơng tiện để tác giả giao tiếp với bạn đọc, ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng hƣớng tới ngƣời tiếp nhận giúp họ lĩnh hội đƣợc nội dung thông báo, bằng hình ảnh sinh động, cảm nhận đƣợc thái độ, tình cảm của ngƣời nghệ sĩ ngôn từ. Qua đó, ngƣời đọc hiểu hơn về cuộc sống, có thái độ, tình cảm hoặc đồng điệu, hoặc đối lập với thái độ, tình cảm của tác giả. 1.3.2.4. Chức năng thẩm mĩ Ngôn ngữ nghệ thuật cũng giống nhƣ các phƣơng tiện nghệ thuật tạo hình đều có chức năng thẩm mĩ. Chức năng này của ngôn ngữ nghệ thuật gắn với tác giả và độc giả. Ngôn ngữ nghệ thuật khi đƣợc tác giả sử dụng để xây dựng biểu tƣợng nhằm biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dƣỡng, bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ cho độc giả. Ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng thẩm mĩ là do sự lựa chọn, xếp đặt, trau chuốt tinh luyện của ngƣời sử dụng nhằm mục đích thẩm mĩ khác nhau. Tìm hiểu tác dụng của so sánh tu từ trong các tác phẩm ở tiểu học đối với việc hình thành biểu tƣợng về cây, hoa cho học sinh tiểu học, chúng tôi 17 cho rằng việc dựa vào những lí luận về chức năng của ngôn ngữ nói chung và chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật là cần thiết. 1.4. Quá trình sản sinh và tiếp nhận văn bản trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1.4.1. Quá trình sản sinh văn bản Quá trình này liên quan đến hoạt động sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của ngƣời nói, ngƣời viết (ngƣời phát tin). Dựa vào nội dung giao tiếp, hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, ngƣời phát tin lựa chọn từ ngữ để tạo câu, tổ chức và liên kết câu thành đoạn văn, sắp xếp đoạn văn thành văn bản hoàn chỉnh. Trong văn bản nghệ thuật, nhà thơ, nhà văn là ngƣời sử dụng ngôn ngữ để tạo thành phép so sánh nhằm diễn đạt nội dung thông báo bằng những biểu tƣợng giàu sức gợi hình, gợi cảm. 1.4.2. Quá trình tiếp nhận văn bản Quá trình này còn đƣợc gọi là quá trình lĩnh hội văn bản. Đây là quá trình liên quan đến hoạt động của ngƣời nghe, ngƣời đọc (ngƣời nhận tin). Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, ngƣời nhận tin đọc văn bản, giải mã các phƣơng tiện ngôn ngữ để từ đó xác định: - Nội dung đƣợc phản ánh trong văn bản. - Thái độ, tình cảm của tác giả văn bản. - Mục đích trình bày nội dung của tác giả văn bản. 1.5. Biểu tƣợng và một số lí thuyết liên quan đến biểu tƣợng 1.5.1. Khái niệm về biểu tượng Theo Từ điển Tiếng Việt (G.s Hoàng Phê chủ biên - NXB GD - 2009), các tác giả định nghĩa biểu tƣợng nhƣ sau: “Biểu tượng là hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng, là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”. 18 Nhƣ vậy, biểu tƣợng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tƣợng của thế giới xung quanh, đƣợc hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trƣớc đó, đƣợc giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới đƣợc hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trƣớc. Biểu tƣợng không phải hoàn toàn là thực tế bởi vì nó là xây dựng lại sau khi đã đƣợc tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm lí của chủ thể. 1.5.2. Phân biệt cảm giác, tri giác và biểu tượng Cảm giác, tri giác và biểu tƣợng đều là hình thức nhận thức của con ngƣời về hiện thực khách quan nhƣng cảm giác, tri giác và biểu tƣợng khác nhau ở mức độ biểu hiện. - Cảm giác là hình thức tƣ duy thấp nhất của con ngƣời. Khi tiếp xúc trực tiếp với sự vật bằng giác quan, con ngƣời chỉ nhận ra một đặc điểm của sự vật đó. VD: Bằng thị giác con ngƣời cảm nhận đƣợc muối có màu trắng. Bằng vị giác con ngƣời nhận thức đƣợc muối có vị mặn. - Tri giác là nhận thức cao hơn cảm giác. Hoạt động này giúp con ngƣời nhận ra một số đặc điểm của sự vật. VD: Bằng tri giác con ngƣời nhận thức đƣợc muối có màu trắng, có vị mặn và không có mùi. - Biểu tƣợng là hình thức tƣ duy cao hơn cảm giác và tri giác. Biểu tƣợng khác tri giác ở hai đặc điểm cơ bản: một là, nếu tri giác phản ánh một sự vật riêng lẻ tác động đến các giác quan của con ngƣời, giúp con ngƣời nhận ra những đặc điểm bên ngoài của sự vật đó, thì biểu tƣợng lại phản ánh sự vật, hiện tƣợng ở tầm khái quát hơn; hai là, biểu tƣợng còn bao hàm sự đánh giá về sự vật của một con ngƣời cụ thể trong một hoàn cảnh nói năng cụ thể. Nhƣ vậy có nghĩa là: biểu tƣợng về một sự vật trong thực tế khách quan giữa các 19 cá nhân không hoàn toàn giống nhau do mối quan hệ của từng ngƣời với hiện thực, do đặc điểm tính cách, khả năng tƣ duy của mỗi ngƣời không giống nhau. VD: Biểu tƣợng về “trăng” giữa Hồ Chí Minh và Trần Đăng Khoa rất khác nhau. Với Hồ Chí Minh, biểu tƣợng trăng giống nhƣ ngƣời bạn tri ân, tri kỉ của tác giả qua hình ảnh: Ngƣời ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Ngắm trăng - Hồ Chí Minh - Ngữ văn 8) Với Trần Đăng Khoa, biểu tƣợng trăng có khi giống nhƣ một quả bóng mà một bạn trẻ nghịch ngợm đá lên trời. Trăng tròn nhƣ quả bóng Bạn nào đá lên trời. (Trăng ơi…từ đâu đến? - Trần Đăng Khoa - TV4) Páp lốp cho rằng: so với tri giác thì biểu tƣợng hình thành ở một trình độ cao hơn của hoạt động thần kinh cao cấp. Nó đòi hỏi đầu óc phải luôn phân tích những kích thích bên ngoài hình thành những thành phần rồi tổng hợp, liên kết những thành phần tƣơng tự. Trong văn bản nghệ thuật, biểu tƣợng là những hình ảnh đƣợc sáng tạo từ chính ngôn ngữ mà tác giả dụng công lựa chọn. Thông qua ngôn ngữ trong tác phẩm, ngƣời đọc có thể liên tƣởng, tƣởng tƣợng hình ảnh sự vật - sự việc (tức biểu tƣợng), qua đó nhận thức đƣợc nội dung phản ánh cao hơn. Ngƣời đọc có thể từ biểu tƣợng này tƣởng tƣợng ra biểu tƣợng khác mang ý nghĩa tƣợng trƣng. Đặc thù của ngôn ngữ nghệ thuật là có khả năng sáng tạo những biểu tƣợng mang ý nghĩa tƣợng trƣng. VD: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Trong ví dụ trên, hình ảnh so sánh “búp trên cành” tƣợng trƣng cho tính chất tƣơi non, có triển vọng phát triển của trẻ em. 20 1.5.3. Liên tưởng và tưởng tượng a) Liên tưởng Đó là hoạt động tâm lí của con ngƣời từ đối tƣợng này mà nghĩ đến đối tƣợng khác dựa vào mối quan hệ nào đó giữa các đối tƣợng. Trong một văn bản nghệ thuật, liên tƣởng là một hoạt động tâm lí có mục đích nên luôn hàm chứa ý nghĩa. VD: Trong bài thơ: “Bè xuôi sông La”, Vũ Duy Thông liên tƣởng hình ảnh bờ tre: “mươn mướt đôi hàng mi” gợi tả hình ảnh hàng tre xanh rủ xuống mặt sông rất đẹp nhƣ đôi hàng mi mƣơn mƣớt. b) Tưởng tượng Đó là hoạt động tâm lí nhằm tái tạo các biểu tƣợng trong trí nhớ và sáng tạo ra những hình tƣợng mới. Trong văn bản nghệ thuật có hai loại tƣởng tƣợng đó là: tƣởng tƣợng tái tạo và tƣởng tƣợng sáng tạo. + Tƣởng tƣợng tái tạo là hoạt động tâm lí dựa vào sự vật trong đời sống để tạo ra sự hoàn chỉnh về sự vật đó. + Tƣởng tƣợng sáng tạo là hoạt động của nhà văn, nhà thơ thông qua biểu tƣợng này để tạo ra một biểu tƣợng mới từ đó hình thành hình tƣợng mới trong tác phẩm. Liên tƣởng, tƣởng tƣợng và biểu tƣợng là ba khái niệm có bản chất khác nhau nhƣng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. 1.6. Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học 1.6.1. Đặc điểm lứa tuổi của học sinh tiểu học Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên đến trƣờng phổ thông, các em còn nhiều bỡ ngỡ khi phải chuyển đổi từ hoạt động vui chơi là chính sang môi trƣờng học tập nề nếp. Tâm lí đó dần đƣợc xóa bỏ ở các lớp 2, 3, 4, 5. Nhận xét về đặc điểm tâm lí của học sinh 21 tiểu học, N. X. Leytex đã viết: “Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế. Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này - sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín đối với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi và ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc”. (Bùi Văn Huệ, Tâm lí học tiểu học, NXB GD, tr.102). Cùng với sự phát triển của tƣ duy, đời sống tình cảm của học sinh tiểu học cũng dần dần phong phú hơn. 1.6.2. Năng lực tư duy của học sinh tiểu học a) Quá trình phát triển tư duy của học sinh tiểu học. Tƣ duy là hoạt động nhận thức và phản ánh nhận thức của con ngƣời về hiện thực khách quan. Quá trình tƣ duy của con ngƣời trải qua hai giai đoạn: tƣ duy cảm tính (nhận thức, phản ánh nhận thức về hiện thực khách quan bằng trực quan sinh động thông qua cảm giác và tri giác) và tƣ duy trừu tƣợng (nhận thức, phản ánh nhận thức bằng khái niệm, phán đoán, suy luận thông qua phân tích, tổng hợp…). Đối với học sinh tiểu học, do đặc điểm lứa tuổi, các em chủ yếu tƣ duy cảm tính bằng tri giác ở những lớp đầu cấp, rồi dần dần tƣ duy trừu tƣợng (bằng khái niệm và bằng phán đoán) ở những lớp cuối cấp. Biểu tƣợng là hình thức tƣ duy cao hơn tri giác, đó là cách nhận thức tiếp cận với tƣ duy trừu tƣợng. Việc tri giác hay biểu tƣợng của học sinh tiểu học có đặc điểm riêng. b) Khả năng tri giác của học sinh tiểu học Hoạt động tri giác của học sinh tiểu học mang tính chất đại thể. Khi tri giác, các em thƣờng “nhận thức” đối tƣợng về cái toàn thể, trong đó các đặc điểm của sự vật đƣợc nhận thức từ hình thức bên ngoài, tình cảm, hứng thú 22 của trẻ thƣờng gắn với nhận thức tình cảm của các em về đối tƣợng. Quá trình tri giác nhƣ vậy chỉ dừng lại ở việc nhận biết chung chung chứ không đi sâu vào bản chất của đối tƣợng. Ở các lớp đầu tiểu học (lớp 1 đến lớp 3), tri giác của các em thƣờng gắn với hành động, với hoạt động trực quan. Để nhận thức sự vật, các em phải trực tiếp nhìn, nghe, ngửi, sờ mó…sự vật đó và những gì phù hợp với nhu cầu, những gì tham gia trực tiếp vào cuộc sống và hoạt động của các em thì mới đƣợc các em tri giác. Ở các lớp cuối tiểu học (lớp 4, 5), học sinh đã biết tìm ra những đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của sự vật và mối liên hệ giữa chúng. Kết quả tri giác của các em là cơ sở để các em nhận thức hiện thực khách quan bằng biểu tƣợng, bằng khái niệm, phán đoán. c) Khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh tiểu học Để tri giác nhằm nhận thức một số đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của một sự vật, để phân biệt sự vật này với sự vật khác trong hiện thực khách quan, học sinh tiểu học buộc phải liên tƣởng. Liên tƣởng là hoạt động trong đó từ một đối tƣợng này trẻ nghĩ đến một đối tƣợng khác dựa vào sự tƣơng đồng hoặc sự tƣơng phản giữa các đối tƣợng. Tƣởng tƣợng là một hoạt động trong đó con ngƣời dựa vào liên tƣởng để có biểu tƣợng và từ biểu tƣợng đã có để nghĩ ra một biểu tƣợng mới. Nghiên cứu khả năng tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học, các nhà tâm lí học chia tƣởng tƣợng thành hai loại: tƣởng tƣợng tái tạo và tƣởng tƣợng sáng tạo. Tƣởng tƣợng tái tạo là hoạt động mà học sinh tái hiện lại trong kí ức biểu tƣợng đã đƣợc hình thành trƣớc đó. Khác với tƣởng tƣợng tái tạo, tƣởng tƣợng sáng tạo là hoạt động học sinh dựa vào một biểu tƣợng đã có bằng liên tƣởng để tƣởng tƣợng ra một biểu tƣợng mới đẹp hơn, khái quát hơn. 23 Đối với học sinh tiểu học, các em lớp 1, 2 thƣờng tƣởng tƣợng tái tạo nhiều còn các em lớp 4, 5 có thể thực hiện tƣởng tƣợng sáng tạo. 1.6.3. Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con ngƣời. Với học sinh tiểu học, tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ rất mật thiết với quá trình tƣ duy của các em. Nhờ tƣ duy phát triển, học sinh tiểu học nâng cao hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan mà tình cảm yêu - ghét của các em không còn mang tính ngẫu nhiên. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học thích khám phá những sự vật, hiện tƣợng cụ thể, sinh động. Các em rất ngạc nhiên, xúc động khi đƣợc thầy cô hoặc bạn bè chỉ dẫn để tìm ra những đặc điểm mới của đối tƣợng. Các em yêu thích cái đẹp, cái ngộ nghĩnh. Chính tình cảm, cảm xúc có tác động không nhỏ vào việc giúp học sinh tiểu học liên tƣởng, tƣởng tƣợng sáng tạo để có những biểu tƣợng mới đẹp hơn, khái quát hơn những biểu tƣợng đã có. 1.6.4. Hình thành biểu tượng cho học sinh tiểu học Ở trƣờng tiểu học, để giúp học sinh phát triển tƣ duy, trong đó việc giúp các em hình thành biểu tƣợng thì không có con đƣờng nào thuận lợi và hiệu quả hơn bằng chính các môn học, bài học. Trong các môn học của học sinh tiểu học thì môn Tiếng Việt với cách sử dụng so sánh tu từ ở các tác phẩm văn, thơ Tiếng Việt đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển tƣ duy cho các em. Chính so sánh tu từ - một biện pháp tu từ đƣợc xây dựng theo quan hệ liên tƣởng khi đƣợc tác giả văn chƣơng sử dụng để xây dựng hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm có tác dụng giúp học sinh nhận thức bằng hình ảnh về đối tƣợng đƣợc phản ánh. Điều đó có nghĩa là chính so sánh tu từ có tiềm tàng chức năng hƣớng đến học sinh - những bạn đọc nhỏ tuổi - giúp học sinh hình thành biểu tƣợng về đối tƣợng đƣợc phản ánh trong tác phẩm. Trong từng hoàn cảnh sử dụng cụ 24 thể, nhờ tài năng của nhà thơ, nhà văn khi vận dụng so sánh tu từ để phản ánh đối tƣợng đúng với sở thích của học sinh. Điều đó có thể giúp học sinh thực hiện tƣởng tƣợng sáng tạo để có những biểu tƣợng mới. Nhƣ vậy, để việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng, chúng ta phải dựa vào môn học Tiếng Việt, dựa vào chức năng của so sánh tu từ trong những văn bản thơ, văn Tiếng Việt thuộc chƣơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học. Quá trình hình thành biểu tƣợng của học sinh tiểu học sẽ đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận lợi nếu các em đƣợc các thầy cô hƣớng dẫn tận tình, khoa học khi tổ chức dạy học theo tinh thần đổi mới ở cấp học này.  Tiểu kết Nhƣ vậy, ở chƣơng 1, chúng tôi đã sử dụng lí thuyết của một số chuyên ngành nhƣ: Đại cƣơng ngôn ngữ, Phong cách học, Lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và Tâm lí học làm cơ sở lí luận cho khóa luận. Những lí luận đƣợc lựa chọn đó chắc chắn sẽ giúp chúng tôi thực hiện tốt nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đã đề ra. 25 Chƣơng 2 MIÊU TẢ KẾT QUẢ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT THUỘC SGK TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 2.1 Tiêu chí thống kê, phân loại 2.1.1. Tiêu chí thống kê Dựa vào khái niệm: “so sánh tu từ” đã xác định ở chƣơng 1, để tiện cho việc thống kê, chúng tôi dùng kí hiệu biểu thị các vế nhƣ sau: - A là kí hiệu biểu thị đối tƣợng đƣợc phản ánh (đối tƣợng đƣợc so sánh). - B là kí hiệu biểu thị đối tƣợng đƣợc dùng làm phƣơng tiện so sánh. - t là kí hiệu dùng từ ngữ biểu thị nét tƣơng đồng giữa A và B. Đối tƣợng thống kê trong khóa luận là những trƣờng hợp dùng so sánh đảm bảo những điều kiện sau: - A và B phải khác loại nhau, nhƣng giữa chúng phải có sự tƣơng đồng làm cơ sở cho sự liên tƣởng. - A bao giờ cũng chỉ là 1 nhƣng B có thể là 1 hoặc lớn hơn 1. - Giữa A và B thƣờng có sự so sánh. Tuy vậy, do đặc trƣng của thể loại văn bản để đảm bảo luật thơ (số lƣợng tiếng trong mỗi dòng thơ, vần điệu, nhịp điệu, âm hƣởng…) cho nên có trƣờng hợp một số bài thơ, nhà thơ không dùng từ so sánh. 2.1.2. Tiêu chí phân loại a) Tiêu chí chính của sự phân loại Vì quan niệm trong hoạt động giao tiếp có dùng so sánh tu từ thì A chính là đối tƣợng giao tiếp mà nhà thơ, nhà văn muốn thông báo với độc giả. Vì vậy chúng tôi xác định chọn A là tiêu chí chính của sự phân loại. b) Những tiêu chí bổ sung 26 - Dựa vào mô hình cấu trúc giữa A và B Trong so sánh tu từ, từ so sánh có tác dụng làm rõ cách tổ chức phép tu từ này nhằm bổ sung sắc thái ý nghĩa tƣơng đồng giữa A và B. Dựa vào tiêu chí này, chúng tôi phân chia so sánh tu từ thành: + Mô hình có từ so sánh: nhƣ, là, hơn, chẳng bằng, không giống… + Mô hình không có từ so sánh. - Dựa vào B là một đối tƣợng hoặc nhiều đối tƣợng chúng tôi lại phân chia so sánh tu từ thành: + Mô hình 1 A so sánh với 1 B. + Mô hình 1 A so sánh với nhiều B. Dựa vào tiêu chí mô hình cấu trúc, chúng tôi xác định: trong mỗi tiểu loại so sánh tu từ đã thống kê ở các văn bản dành cho học sinh tiểu học, các so sánh nào đƣợc vận dụng nhiều hơn, ý nghĩa của sự vận dụng đó? - Dựa vào từ ngữ (t) đƣợc tác giả sử dụng hoặc không sử dụng để giới hạn nội dung giao tiếp bằng so sánh tu từ. Chúng tôi cho rằng đây là cơ sở để phân biệt “so sánh nổi” và “so sánh chìm”. Những so sánh nào mà tác giả dùng từ ngữ (t) để giới hạn cụ thể đối tƣợng đƣợc so sánh cũng là để giới hạn nội dung giao tiếp trong lời nói sẽ thuộc so sánh nổi. VD1: Mắt nhìn sáng tựa vì sao t Bác nhìn đến tận cà mau cuối trời. (Cháu nhớ Bác Hồ - Thanh Hải - TV2) VD2: Cánh diều mềm mại nhƣ cánh bƣớm. t (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh - TV4) 27 Những so sánh tu từ không dùng từ ngữ (t) để biểu thị trực tiếp sự tƣơng đồng giữa A, B đồng thời cũng là để giới hạn nội dung giao tiếp trong lời nói của ngƣời viết thuộc so sánh chìm. VD3: Hai bàn tay em Nhƣ hoa đầu cành. (Hai bàn tay em - Huy Cận - TV3) VD4: Bác là non nƣớc trời mây Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn. (Việt Nam có Bác - Lê Anh Xuân - TV2) Dựa vào tiêu chí này, chúng tôi xác định hai loại so sánh (so sánh nổi và so sánh chìm), loại nào đƣợc sử dụng nhiều hơn, điều đó liên quan gì đến giao tiếp giữa tác giả và độc giả nhí? 2.2. Kết quả thống kê phân loại việc sử dụng so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt tiểu học Chúng tôi đã tiến hành thống kê 176 tác phẩm sử dụng so sánh tu từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, 3, 4, 5 do NXB Giáo dục phát hành. Trong đó: SGK TV2 (tập 1, tập 2) có 29 tác phẩm. SGK TV3 (tập 1, tập 2) có 44 tác phẩm. SGK TV4 (tập 1, tập 2) có 46 tác phẩm. SGK TV5 (tập 1, tập 2) có 57 tác phẩm. Từ 176 tác phẩm đó, chúng tôi thống kê đƣợc 396 trƣờng hợp sử dụng so sánh tu từ. Dựa vào tiêu chí phân loại đã xác định, kết quả thống kê cụ thể mà chúng tôi đạt đƣợc là: 28 A là cây, hoa: chiếm 102/396  25,8% A là ngƣời: chiếm 98/396  24,8% A là hiện tƣợng tự nhiên: chiếm 75/396  18,9% A là đồ vật, sự vật khác: chiếm 63/396  15,9% A là con vật: chiếm 58/396  14,6% 2.3. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ trong đó A là cây, hoa 2.3.1. A là cây vú sữa (đài hoa, lá, quả) Tiểu loại này chiếm 4/102 lần  3,9% VD5: Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. (Sự tích cây vú sữa - theo Ngọc Châu - TV2) 2.3.2. A là cây dừa (quả dừa, tàu dừa, cây dừa) Tiểu loại này chiếm 3/102 lần  2,9% VD6: Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. (Cây dừa - Trần Đăng Khoa - TV2) 2.3.3. A là măng cụt (quả, ruột măng cụt) Tiểu loại này chiếm 3/102 lần  2,9% VD7: Qủa măng cụt tròn như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ. (Qủa măng cụt - theo Phạm Hữu Tùng - TV2) 2.3.4. A là cây đa (cành cây, rễ cây, lá) Tiểu loại này chiếm 4/102 lần  3,9% VD8: Rễ nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. (Cây đa quê hƣơng - theo Nguyễn Khắc Viện - TV2) 29 2.3.5. A là cây sấu (hoa, lá, vị của hoa) Tiểu loại này chiếm 4/102 lần  3,9% VD9: Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. (Mùa hoa sấu - Băng Sơn - TV3) 2.3.6. A là cây rau khúc (lá rau, cây rau) Tiểu loại này chiếm 2/102 lần  2,0% VD10: Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lớp tuyết cực mỏng. (Chõ bánh khúc của dì tôi - theo Ngô Văn Phú - TV3) 2.3.7. A là cây tràm (thân cây) Tiểu loại này chiếm 2/102 lần  2,0% VD11: Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. (Rừng cây trong nắng - theo Đoàn Giỏi - TV3) 2.3.8. A là cây cọ (rừng cọ, lá cọ) Tiểu loại này chiếm 3/102 lần  2,9% VD12: Đã có ai dậy sớm Nhìn lên rừng cọ tươi Lá xòe từng tia nắng Giống hệt như mặt trời. (Mặt trời xanh của tôi - Nguyễn Viết Bình - TV3) 2.3.9. A là cây tre (cây, rễ, thân cây, búp măng) Tiểu loại này chiếm 5/102 lần  4,9% 30 VD13: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy - TV4) 2.3.10. A là cây ngô (cây, ngọn, hoa ngô) Tiểu loại này chiếm 4/102 lần  3,9% VD14: Hoa ngô xơ xác như cỏ may. (Bãi ngô - Nguyên Hồng - TV4) 2.3.11. A là cây gạo (cánh hoa, quả gạo, vỏ quả, cây) Tiểu loại này chiếm 8/102 lần  7,8% VD15: Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. (Cây gạo - theo Vũ Tú Nam - TV4) 2.3.12. A là cây sầu riêng (hương sầu riêng, cánh hoa, quả, lá) Tiểu loại này chiếm 5/102 lần  4,9% VD16: Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. (Sầu riêng - Mai Văn Tạo - TV4) 2.3.13. A là cây bàng (lá, lộc non, cây) Tiểu loại này chiếm 7/102 lần  6,9% VD17: Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. (Lá bàng - Đoàn Giỏi - TV4) 2.3.14. A là cây phƣợng (cây, tán hoa, hoa, lá) Tiểu loại này chiếm 8/102 lần  7,8% 31 VD18: Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. (Hoa học trò - theo Xuân Diệu - TV4) 2.3.15. A là cây sầu đâu (cây xoan) (hoa, mùi hoa, quả) Tiểu loại này chiếm 6/102 lần  5,9% VD19: Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. (Hoa sầu đâu - theo Vũ Bằng - TV4) 2.3.16. A là cây hoa mai vàng (cánh hoa, mùi hoa) Tiểu loại này chiếm 4/102 lần  3,9% VD20: Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. (Hoa mai vàng - Mùa xuân và phong tục Việt Nam - TV4) 2.3.17. A là cây cà chua (quả cà chua) Tiểu loại này chiếm 3/102 lần  2,9% VD21: Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. (Quả cà chua - theo Ngô Văn Phú - TV4) 2.3.18. A là cây vải (quả, hột, cùi vải) Tiểu loại này chiếm 4/102 lần  3,9% VD22: Cùi vải dày như cùi dừa nhưng không trắng bạch mà trắng ngà. (Trái vải tiến vua - theo Vũ Bằng - TV4) 2.3.19. A là cây trám đen (thân cây, cành cây, lá, quả, cùi) Tiểu loại này chiếm 6/102 lần  5,9% 32 VD23: Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. (Cây trám đen - theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang - TV4) 2.3.20. A là cây chuối (hoa chuối, lá, cây,) Tiểu loại này chiếm 8/102 lần  7,8% VD24: Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. (Đƣờng đi Sa Pa - theo Nguyễn Phan Hách - TV4) 2.3.21. A là cây khộp (lá) Tiểu loại này chiếm 2/102 lần  2,0% VD25: Lá úa vàng như cảnh mùa thu. (Kì diệu rừng xanh - theo Nguyễn Phan Hách - TV5) 2.3.22. A là cây nấm Tiểu loại này chiếm 2/102 lần  2,0% VD26: Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. (Kì diệu rừng xanh - theo Nguyễn Phan Hách - TV5) 2.3.23. A là cây hoa ti gôn (cái râu hoa) Tiểu loại này chiếm 1/102 lần  1,0% VD27: Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. (Chuyện một khu vƣờn nhỏ - theo Vân Long - TV5) 2.3.24. A là cây thảo quả (chùm thảo quả, quả, hương thơm) Tiểu loại này chiếm 3/102 lần  2,9% 33 VD28: Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt. (Mùa thảo quả - theo Ma Văn Kháng - TV5) 2.3.25. A là cây quất (quả) Tiểu loại này chiếm 1/102 lần  1,0% VD29: Quất gom từng hạt nắng rơi Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ. (Tháng giêng của bé - theo Đỗ Quang Huỳnh - TV5) 2.4. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ dựa vào các tiêu chí bổ sung 2.4.1. Dựa vào mô hình cấu trúc giữa A và B Với A là cây - hoa, so sánh tu từ đƣợc tổ chức theo mô hình cấu trúc có từ so sánh chiếm 97,1% và mô hình cấu trúc không có từ so sánh chiếm 2,9%. Kết quả chúng tôi thu đƣợc là: - Mô hình A nhƣ B: 67/102  65,7% - Mô hình A là B: 14/102  13,7% - Mô hình A hơn B: 9/102  8,9% - Mô hình A bằng B: 5/102  4,9% - Mô hình A gần bằng, cỡ bằng B: 3/102  2,9% - Mô hình A bao nhiêu B bấy nhiêu: 1/102  1,0% - Mô hình A x B: 3/102  2,9% 2.4.2. Dựa vào từ ngữ (t) được tác giả sử dụng hoặc không sử dụng để giới hạn nội dung giao tiếp bằng so sánh tu từ Dựa vào tiêu chí trên, với A là cây - hoa, kết quả chúng tôi thu đƣợc là: - So sánh nổi chiếm tỉ lệ: 73/102  71,6% - So sánh chìm chiếm tỉ lệ: 29/102  28,4% 34 2.5. Nhận xét sơ bộ về kết quả thống kê phân loại Khảo sát các tác phẩm thơ, văn ở tiểu học (từ lớp 2 đến lớp 5), chúng tôi xác định đƣợc 176 tác phẩm với tổng 396 trƣờng hợp sử dụng so sánh tu từ. Điều đó cho thấy vị trí và tầm quan trọng của biện pháp tu từ này trong thơ văn dành cho học sinh tiểu học. Chọn A là đối tƣợng đƣợc phản ánh trong so sánh tu từ làm tiêu chí chính của sự phân loại, chúng tôi nhận thấy A là cây - hoa đƣợc sử dụng nhiều nhất (25,8%), tiếp đến: A là ngƣời (24,8%), A là hiện tƣợng tự nhiên (18,9%), A là đồ vật, sự vật khác (15,9%), và A là con vật (14,6%). Tìm hiểu so sánh tu từ với A là cây - hoa, chúng tôi thấy có 25 cây - hoa đƣợc các tác giả thơ văn đƣa vào tác phẩm của mình. Tuy vậy, tỉ lệ các cây hoa đó đƣợc các nghệ sĩ ngôn từ sử dụng với những mức độ khác nhau, trong đó: A là cây gạo, cây phƣợng, cây chuối chiếm tỉ lệ cao nhất (7,8%), tiếp đến: A là cây bàng (6,9%), A là cây sầu đâu, cây trám đen (5,9%), A là cây tre, cây sầu riêng (4,9%),… Còn cây hoa ti gôn, cây quất chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các ngữ liệu thuộc đối tƣợng thống kê (mỗi cây chiếm 1,0%). Qua đó cho ta thấy biểu tƣợng về cây, hoa đƣợc phản ánh trong các tác phẩm thơ, văn bằng so sánh tu từ chiếm tỉ lệ cao nhất. Và các loài cây - hoa đƣợc các nhà thơ, nhà văn sử dụng làm đối tƣợng giao tiếp với học sinh tiểu học cũng rất phong phú. Điều đó cho thấy rõ dụng ý của các nghệ sĩ trong việc giúp học sinh tiểu học mở mang hiểu biết về các loài cây. Khảo sát cách thức tổ chức so sánh tu từ, chúng tôi nhận thấy mô hình cấu trúc có từ so sánh chiếm 97,1% và không có từ so sánh chiếm 2,9%. Trong mô hình cấu trúc có từ so sánh thì mô hình A nhƣ B đƣợc các nhà thơ, nhà văn sử dụng nhiều nhất (65,7%), mô hình A bao nhiêu B bấy nhiêu chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,0%). Trong ngữ liệu khảo sát trƣờng hợp dùng 1B để biểu thị hình ảnh 1A chiếm tỉ lệ 97/102  95,1%. Trong khi đó, trƣờng hợp dùng nhiều B để lột tả 1A chỉ chiếm tỉ lệ 5/102  4,9%. 35 Trong hai loại so sánh tu từ: so sánh nổi và so sánh chìm, ở các ngữ liệu thuộc đối tƣợng khảo sát của chúng tôi, so sánh nổi đƣợc dùng là chủ yếu (71,6%), so sánh chìm chiếm tỉ lệ 28,4%. Kết quả thống kê khảo sát so sánh tu từ trong các văn bản thơ, văn cho thấy: nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp đóng vai trò chi phối việc lựa chọn các phƣơng tiện và cách thức tổ chức so sánh tu từ. Mặt khác, chính kết quả khảo sát thống kê cách dùng so sánh tu từ để giúp học sinh tiểu học nhận thức bằng hình ảnh sinh động về cây - hoa, chính lựa chọn mô hình cấu trúc so sánh tu từ, đặc biệt việc sử dụng hình ảnh so sánh B để lột tả A của các tác giả văn chƣơng trong các văn bản thuộc đối tƣợng kháo sát cho thấy các nhà thơ, nhà văn không những là nghệ sĩ mà họ còn là các nhà tâm lí tài ba, tâm huyết. 36 Chƣơng 3 SO SÁNH TU TỪ VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÂY, HOA CHO HỌC SNH TIỂU HỌC Khi xác định chức năng đặc thù của so sánh tu từ, Pau lơ - nhà ngôn ngữ học ngƣời Đức ở thế kỉ XIX đã viết: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức”. Để tìm hiểu tác dụng của biện pháp so sánh tu từ đối với việc giúp học sinh tiểu học nhận thức biểu tƣợng về cây - hoa, ở chƣơng này, chúng tôi lựa chọn phân tích một số ví dụ tiêu biểu trong nguồn ngữ liệu đã thống kê. Do số lƣợng các biểu tƣợng về cây - hoa đƣợc tái hiện trong thơ, văn Tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học rất phong phú, cho nên ở đây, chúng tôi chỉ tập trung xem xét tác dụng của so sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về cây - hoa đƣợc các nghệ sĩ ngôn từ quan tâm miêu tả nhiều hơn. 3.1. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây gạo Trong số cây - hoa đƣợc miêu tả bằng so sánh tu từ thì cây gạo là một trong những cây chiếm tỉ lệ cao nhất (7,8%) ở các văn bản nghệ thuật dành cho học sinh tiểu học. Nhà văn Vũ Tú Nam là ngƣời đã sử dụng thành công so sánh tu từ để khắc họa hình ảnh về loài cây này qua những câu văn độc đáo: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi”. “Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn nến trong xanh”. (Cây gạo - Vũ Tú Nam - TV4) Ở hai câu văn trên, để miêu tả hoa gạo và búp nõn của cây gạo, nhà văn đã lựa chọn so sánh tu từ theo mô hình A là B. Đây là loại mô hình cấu trúc đƣợc dùng để đối chiếu hai sự vật khác loại nhằm nhấn mạnh và khẳng định sự tƣơng đồng giữa chúng. Đối tƣợng đƣợc phản ánh trong hai câu văn (A) đều là số nhiều. Ở câu 1, A là: “Hàng ngàn bông hoa”, còn ở câu 2, A là: 37 “Hàng ngàn búp nõn”. Tài năng của nhà văn Vũ Tú Nam thể hiện qua việc lựa chọn B _ phƣơng tiện biểu thị hình ảnh so sánh. Ở câu 1, tác giả dùng cụm danh từ: “hàng ngàn ngọn lửa hồng tƣơi” để đặc tả sắc màu của hoa gạo. Đó là sắc hồng tƣơi của lửa. Đọc câu văn, học sinh tiểu học hình dung cây gạo nhƣ một chiếc đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa của cây nhƣ hàng nghìn ngọn lửa hồng rung rinh. Ở câu văn thứ hai, nhà văn dùng hình ảnh: “hàng ngàn ngọn nến trong xanh” để miêu tả búp nõn của cây gạo. Với hình ảnh so sánh đó, nhà văn đã đặc tả hình dáng, sắc màu của búp nõn cây gạo. Những so sánh tu từ trong hai câu văn đã giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây gạo. Đó là loài cây có hoa rất nhiều, mang sắc hồng tƣơi của lửa. Và búp nõn (những búp lá non) của cây gạo giống nhƣ ngọn nến trong xanh rất đẹp, rất đáng nhớ. Vẫn trong bài: “Cây gạo”, bằng một so sánh tu từ, nhà văn Vũ Tú Nam tiếp tục miêu tả hoạt động “rơi” của hoa gạo: “Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp”. Hoa gạo không chỉ độc đáo bởi sắc đỏ rực nhƣ lửa hồng mà nó rất ấn tƣợng với trẻ thơ ở hoạt động “quay tít” khi rơi. Đặc điểm hoạt động này đƣợc nhà văn liên tƣởng “nhƣ chong chóng”. Hoa gạo và chong chóng là hai sự vật khác loại nhau, nhƣng Vũ Tú Nam dùng “chong chóng” để miêu tả đặc điểm “quay tít” của hoa gạo khi rơi thì đối tƣợng miêu tả trở nên gần gũi, dễ nhận thức. Bởi vì chong chóng là đồ chơi thân thiết của tuổi thơ. Nhờ tác động của tay hoặc của gió, chong chóng quay tít, tạo ra hứng thú đặc biệt với các em nhỏ. Việc sử dụng so sánh tu từ với mô hình cấu trúc A (t) nhƣ B, Vũ Tú Nam đã góp phần giúp học sinh lớp 4 hoàn thiện biểu tƣợng về hoa gạo với đặc điểm hoạt động độc đáo của nó. 38 3.2. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây dừa Bài thơ: “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa là một bài thơ hay, giàu giá trị tạo hình - biểu cảm. So sánh tu từ là một trong hai biện pháp tu từ chủ đạo đã góp phần tạo nên giá trị đó cho tác phẩm. Trong bài thơ, có khi so sánh tu từ đƣợc nhà thơ sử dụng để khắc họa đặc điểm của một bộ phận cụ thể của dừa: Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh. (Cây dừa - TV2) Cả hai phép so sánh trên đều không dùng từ so sánh mà thay vào đó là dấu gạch ngang. Ở phép so sánh thứ nhất, “quả dừa” đƣợc ví nhƣ những “chú lợn con”. Hai đối tƣợng này tƣởng nhƣ không có sự liên hệ nhƣng quan sát kĩ lại thấy chúng khá giống nhau. Những quả dừa có hình thù rất: tròn, căng, nhẵn bóng, đầu phía trên nhỏ, đầu phía dƣới phình to. Khi nhìn từ dƣới lên giống nhƣ những chú lƣợn con đang nằm quây quần bên mẹ. Hình ảnh so sánh vừa đúng, vừa lạ, gây niềm thích thú ở ngƣời đọc. Ở phép so sánh thứ hai, “tàu dừa” so sánh với “chiếc lƣợc chải vào mây xanh”. Giống nhƣ tàu cọ, tàu dừa cũng đƣợc xẻ thành các phiến nhỏ, dài, sắc, khoảng cách đều nhƣ những chiếc răng lƣợc. Đây đúng là một chiếc lƣợc khổng lồ. Tàu dừa đu đƣa lên xuống nhƣ chiếc lƣợc chải vào mái tóc và mái tóc ấy chính là những dải mây xanh mềm mƣợt. Sự liên tƣởng đó vừa chân thực, vừa đẹp, vừa mới lạ. Những hình ảnh so sánh độc đáo về quả dừa nhờ vậy in đậm trong kí ức của trẻ thơ. Để tạo dựng biểu tƣợng đẹp về cây dừa trong thời kì chống Mĩ, Trần Đăng Khoa đã kết hợp so sánh tu từ với nhân hóa nhằm tô đậm phẩm chất đáng quý của loài cây này: 39 Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. Hai câu thơ trên không chỉ khắc họa tƣ thế hiên ngang mà còn ngợi ca phẩm chất ung dung, tự đại của dừa. Nhƣ vậy, với những câu thơ sử dụng so sánh tu từ, Trần Đăng Khoa đã giúp học sinh ở độ tuổi nhi thiếu niên, nhi đồng nhận thức bằng hình ảnh về đặc điểm cấu tạo của quả dừa, tàu dừa, đặc điểm hoạt động và phẩm chất của cây dừa. Những hình ảnh so sánh độc đáo trong những câu thơ đó giúp các em không chỉ nhận thức mà còn gắn bó, yêu quý loài cây này. 3.3. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây tre Cây tre từ lâu đã trở thành một trong những biểu tƣợng cực kì đẹp về sức sống và phẩm cách của con ngƣời Việt Nam chúng ta. Thuộc vào loại thân gầy, lá mỏng vậy mà sức chịu đựng của tre thật kì diệu! Tre có thể mọc ở bất kì đâu trong điều kiện đất đai cằn cỗi nhƣ thế nào mà vẫn tƣơi xanh lạ thƣờng. Nguyễn Duy lí giải khả năng tồn tại này hoàn toàn phụ thuộc vào sự siêng năng của bộ rễ qua phép so sánh tu từ: Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy - TV4) Nếu nhƣ các tác giả khác thƣờng chọn mô hình cấu trúc: “A nhƣ B”, “A là B” thì Nguyễn Duy lại chọn mô hình cấu trúc “A bao nhiêu B bấy nhiêu” để nói lên sự cần cù của “rễ tre”. Lựa chọn mô hình so sánh A bao nhiêu B bấy nhiêu, nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện đƣợc nhiều dụng ý. Tác giả giúp các em nhỏ nhận thức bằng hình ảnh sự cần cù của rễ tre. Nói cách khác, tác giả giúp các em có đƣợc một biểu tƣợng về rễ tre. Chính cách đối chiếu này, Nguyễn Duy không chỉ miêu tả sự cần cù của rễ tre, mà còn gợi liên tƣởng cho ngƣời đọc về phẩm chất cần cù, siêng năng của con nguƣời Việt Nam. 40 Sử dụng so sánh tu từ để tái hiện những đặc điểm độc đáo của tre, Nguyễn Duy viết: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Những búp măng non vƣơn mình ra khỏi đất, đƣợc tác giả so sánh giống nhƣ những chiếc chông nhọn hoắt. Qua hình ảnh so sánh ta thấy đƣợc sự kiên cƣờng, ngay thẳng của tre. Ở trong lòng đất, những búp măng ấy đã nhọn và thẳng. Điều đó tƣợng trƣng cho ý chí kiên cƣờng, ngay thẳng của ngƣời dân Việt Nam. Nhƣ vậy, qua những câu thơ lục bát có sử dụng so sánh tu từ, Nguyễn Duy đã giúp bạn đọc nhỏ tuổi hình thành biểu tƣợng về cây tre. Và qua biểu tƣợng này, các em liên tƣởng, tƣởng tƣợng để có biểu tƣợng mới _ biểu tƣợng về con ngƣời Việt Nam cần mẫn, siêng năng, kiên cƣờng, chính trực. 3.4. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây bàng Màu xanh là màu trƣờng cửu của thiên nhiên: màu xanh của biển, màu xanh của trời, màu xanh của cây cối… Và “lá bàng” cũng góp một phần nhỏ vào màu xanh của thiên nhiên ấy: “Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích… Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.” (Lá bàng - Đoàn Giỏi - TV4) Đoạn văn miêu tả chiếc lá bàng từ lúc mới nảy lộc đến lúc lá già. Chiếc lá bàng ban đầu mới nảy đƣợc tác giả so sánh nhƣ ngọn lửa xanh. Ngọn lửa màu xanh đƣợc lấy làm chuẩn để so sánh với những lá bàng mới nhú. Hai đối tƣợng không cùng phạm trù nhƣng có điểm tƣơng đồng. Màu đỏ của lá bàng đã già đƣợc ví nhƣ màu đỏ của đồng. Đồng màu đỏ thẫm đƣợc làm chuẩn để 41 so sánh với màu đỏ của chiếc lá bàng vào mùa đông. Phép so sánh cho ta thấy màu sắc của chiếc lá bàng lúc mới nhú và lúc lá già có những đặc điểm riêng, rất ấn tƣợng. Sự thay đổi sắc màu của lá bàng mang dấu ấn thời gian. Đối với Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, ông cho rằng: “Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ”. (Bàng thay lá - Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng - TV4) Chiếc lá bàng non vẫn đang cuộn tròn đƣợc so sánh nhƣ những chiếc tai thỏ xinh xắn, đáng yêu. Dù so sánh với ngọn lửa hay tai thỏ thì phép so sánh đều làm cho lá bàng _ đối tƣợng đƣợc phản ánh hiện ra với hình ảnh sinh động, đáng nhớ, đáng yêu. 3.5. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây phƣợng Nói đến cây - hoa, ta không thể không nói đến cây phƣợng _ một cây rất gần gũi, quen thuộc với lứa tuổi học trò. Hoa phƣợng không thơm nhƣng phƣợng đỏ và nhiều. Hoa phƣợng có sắc đỏ rực rỡ nổi bật giữa những tán lá xanh: “Phượng là hoa học trò”. (Hoa học trò - Xuân Diệu - TV4) Không cần dùng từ ngữ (t) để biểu thị nét tƣơng đồng nào đó giữa đối tƣợng, chỉ bằng phƣơng tiện so sánh: “Phƣợng là hoa học trò” Xuân Diệu đã giúp học sinh có sự liên tƣởng tƣơng đồng giữa “phƣợng” và “hoa học trò”. Còn ai quen với phƣợng bằng học sinh cắp sách đến trƣờng một ngày hai buổi. Còn ai có linh hồn tƣơi thắm để hòa quyện cùng với phƣợng thắm tƣơi? Phƣợng trồng ở sân trƣờng, khắp các nẻo đƣờng và nở hoa vào mùa hè _ mùa thi, mùa nghỉ hè, mùa chia ly. Tay nhặt cánh phƣợng lên, có ngƣời bỏ vào sách ép, có ngƣời bỏ cả vào thƣ gửi đi. Phƣợng cứ nở, phƣợng cứ rơi. Nghỉ hè 42 đã đến, học sinh nghỉ học về nhà. Cái vui gia đình chƣa thấy, chỉ thấy xa trƣờng, xa bạn, thế là nao buồn! Chỉ một phép so sánh thôi Xuân Diệu đã giúp các em hình thành biểu tƣợng mới về hoa phƣợng: loài hoa tƣợng trƣng cho tuổi học trò. 3.6. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây sầu đâu Nụ cƣời luôn làm cho con ngƣời ta cảm thấy vui vẻ, thoải mải, thêm yêu cuộc sống. Nụ cƣời của con ngƣời thật đẹp và duyên dáng. Hoạt động ấy đƣợc làm chuẩn để so sánh với hoạt động “nở” của bông hoa sầu đâu (hoa xoan). “Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió”. (Hoa sầu đâu - Vũ Bằng - TV4) Hoạt động “nở” của hoa sầu đâu đƣợc so sánh với hoạt động “cƣời” của con ngƣời. Hai đối tƣợng này tuy khác nhau nhƣng hoạt động của chúng có điểm giống nhau. Hoa sầu đâu vào lúc cuối xuân, đầu hạ nở rộ từng chùm, từng chùm rất đẹp. Cánh hoa bé nhỏ màu tím lấm chấm nở ra đƣợc ví nhƣ nụ cƣời của con ngƣời. Qua phép so sánh, từng chùm hoa sầu đâu nhƣ những nụ cƣời tƣơi tắn, rất duyên, rất đẹp của con ngƣời. Khi có gió, từng chùm hoa đu đƣa trên cành cao giống nhƣ hoạt động “đƣa võng” của con ngƣời. Hai hoạt động này có điểm tƣơng đồng. Khi gió thổi, chùm hoa đu đƣa, lắc đi, lắc lại bên này, bên kia cũng giống nhƣ chiếc võng đu đƣa, đu đƣa ru em bé ngủ say. Từng chùm hoa sầu đâu nhờ phép so sánh tu từ chúng trở nên đẹp và gợi hình. Hình ảnh những bông hoa sầu đâu trong gió trở thành những nụ cƣời trìu mến của ngƣời mẹ khi đang ru con ngủ trên chiếc võng trong những ngày hè oi ả. Sau mùa hoa là những chùm quả xuất hiện: 43 “Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng”. (Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Tô Hoài - TV5) Chuỗi tràng hạt bồ đề là những hạt hình tròn, đƣợc kết lại với nhau theo một sợi dây thành một chuỗi. Những chùm quả xoan vàng lịm trên cành cao đƣợc ví nhƣ những chuỗi tràng bồ đề treo lơ lửng đu đƣa trƣớc gió. Qua phép so sánh, đặc điểm và trạng thái tồn tại trong không gian của những quả xoan đƣợc khắc họa bằng hình ảnh sinh động. Không trực tiếp nhìn thấy những chùm quả xoan trong vƣờn, nhƣng khi đọc câu văn có dùng so sánh tu từ, các em học sinh có thể liên tƣởng và nhận thức dễ dàng về chúng. 3.7. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây trám đen Vi Hồng, Hồ Thùy Giang đã miêu tả cây trám đen nhƣ sau: “Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xoè tròn một chiếc ô xanh ngút ngát”. (Cây trám đen - TV4) Đoạn văn trên gồm có ba câu. Mỗi câu văn đặc tả đặc điểm một bộ phận của cây trám đen. Ở câu thứ nhất, bằng hình ảnh so sánh: “nhƣ một cột nƣớc từ trên trời rơi xuống”, nhà văn đã cụ thể hóa rất sinh động đặc điểm cao vút và rất thẳng của thân cây trám. Ở câu thứ hai, tác giả đã sử dụng một so sánh độc đáo để miêu tả cánh cây cây trám. Bằng hình ảnh: “cái gọng ô”, nhà văn giúp các em nhỏ nhận thức đặc điểm cấu tạo và hình dáng của cành trám. Hình ảnh so sánh đó giúp cho lời miêu tả của nhà văn ở vế A trở nên cụ thể, rõ ràng. Câu văn thứ ba tiếp mạch của câu liền trƣớc miêu tả đặc điểm của cành trám, đồng thời, tái hiện sắc màu của lá trám: “Trên cái gọng ô ấy xoè tròn một chiếc ô xanh ngút ngát”. Với ba câu văn có sử dụng so sánh tu từ, 44 nhà văn đã sáng tạo một biểu tƣợng về cây trám. Biểu tƣợng đó in đậm trong kí ức về tuổi thơ khi học sinh lớp 4 đƣợc đọc về tác phẩm: “Cây trám đen”. Nhờ phép so sánh tu từ trong các câu văn, học sinh dù chƣa một lần đƣợc nhìn trực tiếp cây trám nhƣng vẫn có thể nhận thức bằng hình ảnh loài cây này. Đó là loài cây thân cao vút, rất thẳng; cành cây mập mạp, đâm ngang nhƣ gọng ô và tán lá xòe tròn nhƣ một cái ô lớn với màu xanh ngút ngát. 3.8. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây chuối Cây chuối là loại cây quen thuộc đối với những ngƣời dân miền quê. Cây chuối tƣợng trƣng cho sự quây quần, con cháu đông vui. Nhƣng ít ai có thể phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn của chuối: “Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con, mang tàu lá nhỏ, xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời”. (Cây chuối mẹ - Phạm Đình Ân - TV5) Cây chuối con có tàu lá nhỏ đƣợc so sánh với “lƣỡi mác” qua từ so sánh “nhƣ”. Qua đó, ta có thể hình dung đƣợc tàu lá chuối nhỏ dài, cuộn tròn lại hƣớng thẳng lên trời giống nhƣ lƣỡi mác. Điều đó tạo nên tƣ thế hiên ngang của cây chuối. Nhƣng có lẽ ở cây chuối, đẹp hơn cả vẫn là hoa chuối: “Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non”. Đây là một câu văn hay và đẹp. Làm nên giá trị cho câu văn đó chính là phép so sánh tu từ độc đáo đƣợc Phạm Đình Ân sáng tạo tài tình. Phép so sánh tu từ trong câu thuộc so sánh nổi. Các từ: “thập thò”, “hoe hoe đỏ” đặt sau đối tƣợng đƣợc tả: “Cái hoa” ở ế A có giá trị tạo hình rất cao. Từ “thập thò” gợi tả hoạt động mới nhú của hoa sau những tàu lá xanh. Đồng thời, từ “thập thò” gợi ra dáng vẻ đáng yêu của hoa chuối: nó hiện ra rồi lại ẩn nấp đi nhƣ e lệ. Cụm từ “hoe hoe đỏ” có tác dụng gợi liên tƣởng cho ngƣời đọc về sắc màu của hoa chuối. Đó là sắc vàng đỏ _ một sắc màu rất đặc trƣng của hoa chuối. 45 Cụm từ “mầm lửa non” ở vế B tái hiện hình ảnh của hoa chuối, góp phần hoàn thiện một biểu tƣợng về loài hoa này ở một thời điểm phát triển của cây chuối. Hoa chuối mới nhú, nhỏ xíu, giống nhƣ mầm lửa non, lúc ẩn, lúc hiện giữa những tàu lá. 3.9. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về cây ngô Nếu ở trên, tàu lá chuối non đƣợc so sánh dài nhƣ lƣỡi mác thì ở đây cây ngô đƣợc so sánh: “Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non”. (Bãi ngô - Nguyên Hồng - TV4) Những cây ngô con đƣợc so sánh với “mạ non” bởi lẽ chúng có nét tƣơng đồng về hình dáng, màu sắc: màu xanh non. Qua hình ảnh so sánh này, nhà văn giúp ta cảm nhận đƣợc màu xanh non, tƣơi mát trải dài của bãi ngô. Cây ngô non đẹp, tƣơi mát, tràn đầy sức sống nhƣ thế nhƣng sắp đến mùa thu hoạch ngô: “Hoa ngô xơ xác như cỏ may”. Hoa cỏ may có màu trắng đục, vƣơn cao trong nắng và hoa ngô cũng nhƣ thế. Khi hoa ngô rụng hết phấn, hoa sẽ héo và bị khô bởi ánh nắng chói chang, gió heo may của mùa hè. Nhờ phép so sánh, ngƣời ta không còn nhìn thấy hoa ngô xơ xác nữa mà thay vào đó là cánh đồng hoa cỏ may đang phơi mình dƣới ánh mặt trời. Điều đó báo hiệu một mùa thu hoạch bội thu sắp đến. 3.10. Tác dụng của so sánh tu từ trong việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng về các loại cây khác Nhƣ đã nói, các đối tƣợng đƣợc các nhà văn, nhà thơ lựa chọn để hình thành nên biểu tƣợng về cây - hoa cho học sinh tiểu học rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh các đối tƣợng đƣợc nhắc tới nhiều nhƣ trên thì còn rất nhiều những đối tƣợng mà tần số xuất hiện của chúng không nhiều. Sau đây, chúng tôi xin lựa chọn phân tích một vài ví dụ tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề này. 46 Đất nƣớc Việt Nam với muôn loài hoa trái. Mỗi loại có một đặc điểm, màu sắc riêng. Hình ảnh quả quất thƣờng xuất hiện trong những ngày Tết đƣợc so sánh nhƣ sau: Quất gom từng hạt nắng rơi Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ (Tháng giêng của bé - Đỗ Quang Huỳnh - TV5) Trái quất thƣờng chín vào mùa xuân khi những tia nắng dịu dàng, nhè nhẹ, ấm áp trải đều khắp nẻo. Quất nhƣ ngƣời thợ cần cù gom nhặt “từng hạt nắng rơi”, tích dần, tích dần đến một ngày bỗng ngƣời ta ngỡ ngàng trƣớc vẻ đẹp của nó. Những quả quất tròn xinh, lấp ló trong lớp lá xanh nhƣ “những mặt trời vàng mơ”. Đó là hình ảnh so sánh vừa đẹp, vừa chính xác. Ở đây, giữa đối tƣợng đƣợc so sánh và đối tƣợng đem ra làm chuẩn để so sánh có nét tƣơng đồng rất dễ nhận thấy: đó là màu vàng mơ _ màu của sự tƣơi sáng và ấm áp. Dùng gạch nối để thay từ quan hệ so sánh, nhà thơ đã tạo ra sự bất ngờ lí thú tới ngƣời đọc. Ngƣời ta nhƣ thấy đƣợc cả một quá trình chuyển hóa từ lúc quất còn xanh đến khi chín vàng. Đó chính là hiệu quả mà phép so sánh này mang lại. Nếu nhƣ ở trên, quả quất đƣợc ví những mặt trời vàng mơ, thì quả cà chua đƣợc so sánh: “Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời hiền dịu”. (Quả cà chua - Ngô Văn Phú - TV4) “Quả cà chua” là vế A của phép so sánh, “mặt trời hiền dịu” là vế B của phép so sánh. Hai vế so sánh đƣợc nối với nhau bằng từ so sánh “là”. Đặc điểm so sánh ẩn đi nhƣng ta vẫn nhận ra đƣợc đó là màu đỏ. Tác giả khẳng định: mỗi quả cà chua chín là một mặt trời hiền dịu. Phép so sánh cho ta thấy: vƣờn cà chua chín là vƣờn của những mặt trời đỏ. Những quả cà chua chín lúc này trở nên thật ngộ nghĩnh: trông nhƣ toàn mặt trời nhỏ treo dày đặc trên cây. 47 Cũng không kém đáng yêu đó là loài hoa ti gôn: “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu”. (Chuyện một khu vƣờn nhỏ - Vân Long - TV5) Hoạt động “leo trèo” của những cái râu hoa ti gôn đƣợc so sánh với hoạt động “ngọ nguậy” của những cái vòi voi của những chú voi con. Hai hoạt động của hai đối tƣợng hoàn toàn khác nhau về phạm trù: một bên là cái vòi voi (động vật), một bên là dây leo (cây hoa). Chúng có điểm tƣơng đồng với nhau là hoạt động “ngọ nguậy”. Những chiếc dây leo đƣa ra trƣớc gió nhƣ những cái vòi voi. Nhờ so sánh mà ta không thấy những cái dây leo của cây hoa ti gôn mà chỉ thấy toàn là những cái vòi voi bé xíu đang ngọ nguậy theo gió. Hình ảnh so sánh trở nên ngộ nghĩnh và đáng yêu.  Tiểu kết Qua việc phân tích một số ví dụ chọn lọc trên, chúng ta có thể thấy so sánh tu từ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành biểu tƣợng về cây hoa cho học sinh tiểu học. Bằng cách dùng so sánh tu từ sáng tạo, độc đáo trong những tác phẩm văn chƣơng, các nhà thơ, nhà văn đã giúp các em liên tƣởng và tƣởng tƣợng sáng tạo để có những biểu tƣợng vừa chân thực, vừa giàu tính thẩm mĩ về cây - hoa gắn với một góc nhìn, một thời điểm quan sát cụ thể. Nhờ vậy, các em mở rộng và nâng cao nhận thức của mình về thế giới cây - hoa. 48 KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu về: “So sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về cây, hoa cho học sinh tiểu học” chúng tôi ban đầu rút ra một số kết luận nhƣ sau: Trong các biện pháp tu từ ngữ nghĩa đƣợc xây dựng theo quan hệ liên tƣởng, so sánh tu từ đƣợc các tác giả văn chƣơng sử dụng nhiều hơn cả. Bằng cách đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng khác loại dựa trên quan hệ liên tƣởng tƣơng đồng giữa chúng, so sánh tu từ có sức mạnh giúp hình thành biểu tƣợng dễ dàng. So sánh tu từ dùng để miêu tả cây - hoa chiếm tỉ lệ cao nhất trong các tác phẩm thơ, văn dành cho học sinh tiểu học. Đó là một cách dùng ngôn ngữ nghệ thuật tái hiện sinh động nhiều loại cây - hoa và là một trong những cách tu từ có vai trò đắc lực giúp học sinh mở mang hiểu biết về thế giới quanh ta. Bằng cách dùng so sánh tu từ rất độc đáo, mỗi nhà thơ, nhà văn thông qua tác phẩm của mình đã giúp học sinh tiểu học liên tƣởng, tƣởng tƣợng để có biểu tƣợng thật và đẹp về một cây - hoa gắn với một không gian và một thời gian cụ thể. Ở một số trƣờng hợp sử dụng cụ thể trong tác phẩm văn chƣơng, nhờ so sánh tu từ, học sinh tiểu học có thể từ một biểu tƣợng tiếp tục liên tƣởng, tƣởng tƣợng sáng tạo để có một biểu tƣợng mới đẹp hơn, khái quát hơn biểu tƣợng ban đầu. Theo cách đó, so sánh tu từ trong các tác phẩm văn chƣơng đã góp phần đắc lực bồi dƣỡng năng lực tƣ duy, năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mĩ cho học sinh tiểu học. Thông qua việc tái hiện bằng hình ảnh sinh động giàu tính thẩm mĩ về một loài cây hoặc một loài hoa cụ thể, so sánh tu từ không chỉ giúp học sinh tiểu học phát triển nhận thức mà nó còn giúp các em bồi dƣỡng tình cảm đúng đắn với đối tƣợng đó. Việc hiểu hơn về đối tƣợng, với vẻ đẹp độc đáo của chúng giúp các em yêu quý cây - hoa hơn. Từ đó các em có ý thức bảo vệ cây cối. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb GD. 2. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Toán (2003), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, Nxb GD. 3. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb GD. 4. Lƣu Thị Dung (2009), Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc nhận thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho HSTH. 5. Hà Minh Đức (chủ biên), Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hƣng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phƣơng, Trần Khánh Thành, Lí Hoài Thu (2001), Lí luận văn học, Nxb GD. 6. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2008), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb GD. 7. Nguyễn Thúy Hạnh (2010), Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho HSTH. 8. Bùi Văn Huệ (2005), Giáo trình tâm lí học tiểu học, Nxb ĐHSP. 9. Chương trình Tiểu học (2005), Nxb GD. 10. Đinh Trọng Lạc (1964), Giáo trình việt ngữ, tập III, Nxb GD. 11. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, Nxb GD. 12. Đinh Trọng Lạc (1998), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb GD. 13. Hoàng Lê, Vũ Xuân Lƣơng, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 14. Trần Thị Phƣơng (2014), Rèn luyện kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh cho học sinh lớp 3. 50 15. Phan Thị Thạch (1992), Giáo trình phong cách học Tiếng Việt, Trƣờng ĐHSP HN2 16. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hoàng Hòa Bình, Trần Mạnh Hƣởng, Trịnh Mạnh, Đào Ngọc, Trần Thị Minh Phƣơng, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí (2008), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3, Nxb GD. 17. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, Nxb ĐH. 18. SGK Tiếng Việt lớp 2, 3, 4, 5 (2007), Nxb GD. 51 [...]... dụng biện pháp so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học Chƣơng 3: So sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về cây, hoa cho học sinh tiểu học 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Những hiểu biết chung về so sánh tu từ 1.1.1 Khái niệm về so sánh tu từ Một số nhà phong cách học và tác giả SGK Ngữ văn THCS đã đƣa ra định nghĩa về khái niệm so sánh tu từ: VD: a) Các... cứu về so sánh tu từ qua ba nguồn tài liệu đã nêu, có thể thấy: mặc dù biện pháp tu từ này đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm xem xét, nhƣng trong thực tế chƣa có một công trình nào chuyên nghiên cứu về: So sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về cây, hoa cho học sinh Tiểu học 3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là: So sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về cây, hoa. .. giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học và sách giáo khoa Ngữ văn a) Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học Một trong những đổi mới nội dung chƣơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học là đƣa so sánh tu từ vào dạy cho học sinh Khác với các giáo trình, nội dung dạy học về so sánh tu từ chủ yếu là qua các bài tập thực hành hƣớng dẫn học sinh phát hiện những trƣờng hợp sử dụng biện pháp tu từ này Học sinh tiểu. .. so sánh tu từ, từ so sánh có tác dụng làm rõ cách tổ chức phép tu từ này nhằm bổ sung sắc thái ý nghĩa tƣơng đồng giữa A và B Dựa vào tiêu chí này, chúng tôi phân chia so sánh tu từ thành: + Mô hình có từ so sánh: nhƣ, là, hơn, chẳng bằng, không giống… + Mô hình không có từ so sánh - Dựa vào B là một đối tƣợng hoặc nhiều đối tƣợng chúng tôi lại phân chia so sánh tu từ thành: + Mô hình 1 A so sánh với. .. vào việc giúp học sinh tiểu học liên tƣởng, tƣởng tƣợng sáng tạo để có những biểu tƣợng mới đẹp hơn, khái quát hơn những biểu tƣợng đã có 1.6.4 Hình thành biểu tượng cho học sinh tiểu học Ở trƣờng tiểu học, để giúp học sinh phát triển tƣ duy, trong đó việc giúp các em hình thành biểu tƣợng thì không có con đƣờng nào thuận lợi và hiệu quả hơn bằng chính các môn học, bài học Trong các môn học của học sinh. .. mĩ cho học sinh tiểu học. Những so sánh tu từ độc đáo trong các văn bản nghệ thuật trong chƣơng trình Tiểu học chắc chắn giúp học sinh cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của ngôn từ tiếng Việt Qua đó, các em 11 sẽ yêu tiếng Việt hơn, học đƣợc những cách dùng tiếng Việt để làm đẹp cho lời nói nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp 1.1.4 Phân biệt so sánh tu từ với so sánh logic 1.1.4.1 Khái niệm so sánh logic So sánh. .. vậy, để việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tƣợng, chúng ta phải dựa vào môn học Tiếng Việt, dựa vào chức năng của so sánh tu từ trong những văn bản thơ, văn Tiếng Việt thuộc chƣơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học Quá trình hình thành biểu tƣợng của học sinh tiểu học sẽ đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận lợi nếu các em đƣợc các thầy cô hƣớng dẫn tận tình, khoa học khi tổ chức dạy học. .. dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tƣợng về một số hiện tƣợng tự nhiên cho Tiểu học - Trần Thị Phƣơng (2014), Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 Đối tƣợng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu về so sánh tu từ của những sinh viên này đƣợc thể hiện rất rõ trong tên đề tài khóa luận mà họ lựa chọn Điểm lại tình hình nghiên... trình: “Phong cách học tiếng Việt” (1982) gọi so sánh tu từ là so sánh hình ảnh Theo họ: So sánh hình ảnh là một sự so sánh không đồng loại, không cùng một phạm trù chung (về số lượng hoặc về chất lượng), miễn là có một nét tương đồng nào đó về mặt nhận thức hay tâm lí” (Tr.146) Sau định nghĩa, tác giả bổ sung: So sánh hình ảnh là một sự so sánh có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm” b) Cù Đình... là chính so sánh tu từ có tiềm tàng chức năng hƣớng đến học sinh - những bạn đọc nhỏ tu i - giúp học sinh hình thành biểu tƣợng về đối tƣợng đƣợc phản ánh trong tác phẩm Trong từng hoàn cảnh sử dụng cụ 24 thể, nhờ tài năng của nhà thơ, nhà văn khi vận dụng so sánh tu từ để phản ánh đối tƣợng đúng với sở thích của học sinh Điều đó có thể giúp học sinh thực hiện tƣởng tƣợng sáng tạo để có những biểu tƣợng

Ngày đăng: 28/09/2015, 14:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan