TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
đặc lật địt độc lộc dị địt lộc đc
NGUYEN THI KIM DUNG
NHAN HOA VOI VIEC HINH THANH
BIEU TUONG VE MOT SO HIEN TƯỢNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học
Trang 2HÀ NỘI - 2010
Lời CHM 0n
Đề hoàn thành đề tài khoá luận này, cùng với sự có gắng, nỗ lực của bản thân, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phòng Đào tạo Trường ĐHSP Hà Nội 2, tới các thấy cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi dé chúng tơi hồn thành đề tài khoá luận của mình
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo, Th.Š Phan Thị
Thạch đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tinh dé chúng tơi hồn thành tốt khoá luận
này
Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thây cô và các bạn để khố luận được hồn thiện hơn
Chúng tôi xin chân thành cam on !
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Nhân hoá với việc hình thành biểu tượng về một
số hiện tượng tự nhiên cho học sinh tiểu học” được chúng tơi
nghiên cứu và hồn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác, cộng với sự có gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của giáo viên
hướng dẫn, Th.S Phan Thị Thạch
Chúng tôi xin cam đoan dé tài nghiên cứu này chưa được tác giả nào nghiên cứu
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trang 5MỤC LỤC
1 Lí do chọn dé tai 2 Lịch sử vấn đề
3 Đối tượng nghiên cứu 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 Mục đích nghiên cứu
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7 Phương pháp nghiên cứu
NOI DUNG
Chương 1 Co sở lí luận chung
1.1 Những hiểu biết chung về nhân hoá
1.1.1 Khái niệm về nhân hoá
1.1.2 Hai góc nhìn về ẩn dụ nói chung, nhân hoá nói riêng 1.1.3 Những cách tổ chức nhân cách hoá
1.2 Những lí thuyết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1.2.1 Khái niệm “hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” 1.2.2 Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1.3 Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật
1.3.1 Hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ được biểu hiện trong ngôn ngữ nghệ thuật
1.3.2 Các chức năng đặc thù của ngôn ngữ nghệ thuật 1.4 Biểu tượng và một số lí thuyết có liên quan đến biểu tượng
1.4.1 Một số khái niệm
1.4.2 Phân biệt cảm giác, tri giác và biểu tượng
1.5 Đặc điểm tâm lí và việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu
tượng
1.5.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
Trang 6Chương 2 Miêu tá kết quả thống kê phân loại việc sử dụng nhân cách hoá trong một số bài thơ, bài văn ở tiểu học
2.1 Tiêu chí thống kê, phân loại
2.1.1 Tiêu chí chính của sự phân loại
2.1.2 Tiêu chí bố sung
2.2 Miêu tả kết quả thống kê phân loại
2.2.1 Tỉ lệ hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong thơ, trong văn đành cho học sinh tiểu học
2.2.2 Tỉ lệ các phương tiện ngôn ngữ được dùng đề tô chức nhân
hoá các hiện tượng tự nhiên theo những cách thức nhất định
2.3 Nhận xét sơ bộ về kết quả thống kê phân loại
Chương 3 Nhân hoá với việc hình thành biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh tiểu học
3.1 Nhân cách hoá có tác dụng giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tượng về gió
3.2 Nhân cách hoá có tác dụng giúp học sinh tiểu học hình thành
biểu tượng về trời, mặt trời
3.3 Nhân cách hoá có tác dụng giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tượng về trăng
3.4 Nhân cách hoá có tác dụng giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tượng về sông
3.5 Nhân cách hoá có tác dụng giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tượng về mưa
3.6 Nhân cách hoá có tác dụng giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tượng về núi
3.7 Nhân cách hoá có tác dụng giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tượng về biển
Trang 7MO DAU 1 Ly do chon dé tai
1.1 Cở sở khoa học
Việc lựa chon dé tài khóa luận này xuất phát từ mục tiêu của giáo dục
Tiểu học: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thâm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa ”
(Theo điều 23 - Luật Giáo dục - 1998)
Mục tiêu giáo dục Tiểu học qui định việc dạy học môn Tiếng Việt ở
bậc học này phải phấn đấu theo những dich sau:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
- Thông qua việc dạy học và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các
thao tác của tư duy
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và
con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
(Chương trình Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 43/2001/QĐ-
BGD & ĐT ngày 9 tháng I1 năm 2001 — NXB Giáo dục, HN, 2002, tr 9)
Trên cơ sở tiếp thu tinh thần đổi mới về nội dung phương pháp dạy học
Tiểu học, việc thực hiện đề tài: “Nhân hóa với việc hình thành biểu tượng tự
Trang 8tiếp, năng lực tư đuy cho các em học sinh, đáp ứng được mục tiêu của day hoc
môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng và mục tiêu của giáo dục Tiểu học nói
chung
1.2 Cở sở thực tiễn
Đề tài khóa luận còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc học tập của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học trong hiện tại và việc dạy học của tác giả khóa
luận trong tương lai Qua việc thực hiện đề tài khóa luận, chúng tôi có điều
kiện tìm hiểu tỉ mi, sâu sắc hơn những kiến thức về Phong cách học, Đại cương ngôn ngữ học Nhờ vậy, bản thân tác giả khóa luận có thể củng cố, nâng cao kiến thức về ngôn ngữ nghệ thuật trong các văn bản đó Điều đó
giúp chúng tôi học tốt hơn các học phần Tiếng Việt I và Tiếng Việt 2 Thực
hiện dé tai khóa luận này, chúng tôi còn có điều kiện khảo sát toàn bộ văn bản thơ, văn trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học, qua đó tích lũy được ngữ liệu về nhân cách hóa, trang bị cho bản thân những cách thức cảm nhận cái hay, cái đẹp của biện pháp tu từ này trong thơ văn Đồng thời,
chúng tôi có điều kiện làm phong phú hơn hành trang kiến thức đề sau này có
thé dạy tốt hơn môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Nhận thức rõ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, chúng tôi cho
rằng việc thực hiện đề tài khóa luận là rất cần thiết
2 Lịch sử vấn đề
Nhân cách hóa là một biện pháp tu từ đã được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu Có thể tống thuật tình hình nghiên cứu về nhân cách hóa trong
một số tài liệu tiêu biểu sau:
2.1 Những giáo trình và tài liệu nghiên cứu về phong cách học
Nhiều nhà Phong cách học, trong đó một số nhà Phong cách học có tên
Trang 9- Dinh Trọng Lạc (1964), Giáo trình Việt ngữ học tập II (Tu từ học), NXB Giáo dục
- Võ Bình, Lê Anh Hiền, Củ Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong
cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục
- Củ Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb
Đại học và Trung học chuyên nghiệp
- Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (1993, 1995, ), Phong
cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục
Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt,
Nxb Giáo dục
Trong những công trình trên, nhân cách hóa được nghiên cứu ở các nội
dung cơ bản sau:
+ Khái niệm về nhân cách hóa
+ Cách thức sử dụng ngôn từ để tạo ra nhân cách hóa
+ Sơ lược chức năng hoặc tác dụng của nhân cách hóa
Ở các nội dung trên, các nhà khoa học nhìn chung có sự nhất quán về
quan niệm
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nêu tên trên đây rat bé ich
đối với việc dạy và học Phong cách học, đồng thời còn cung cấp những lý thuyết cơ bản đề người nghiên cứu, học Phong cách học có thể dựa vào đó khảo sát có hiệu quả của nhân cách hóa trong văn bản nghệ thuật
2.2 Sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt và SGK Ngữ Văn
2.2.1 SGK Tếng Việt ở Tiểu học
Trong chương trình mới (từ 2001) nhân cách hóa được đưa và SGK
Trang 10Thứ nhất, học sinh (HS) được làm quen với nhân cách hóa bằng kiểu bài: dùng các từ ngữ xưng hô vốn nhằm thiết lập quan hệ thân hữu của người
để hô, gọi các sự vật không phải là người và kiểu bài dùng các từ ngữ vốn chỉ
hoạt động, tính chất, trạng thái của sự vật không phải là người (thông qua hình thức phân tích, miêu tả bằng các câu hỏi gợi mở của bài tập 1, 2 về bài
thơ “Anh đom đóm”, sđd, tr 8 - 9)
Các em còn được học về nhân hóa qua kiểu bài tập dùng từ ngữ mà con
người sử dụng để tâm tình, trò chuyện với nhan dé tam tinh, trò chuyén voi su
vật không phải là người (qua bài thơ “Ông trời bật lửa” của Trần Đăng Khoa, sdd, tr 27 -28)
Thứ hai, ôn tập, củng cố lại những bài đã được học
Đối với học sinh Tiểu học, nội dung dạy học về nhân cách hóa không thiên về lý thuyết mà qua hình thức thực hành để hướng dẫn các em thực hiện
những kiểu bài tập như nhận diện, vận dụng hiểu biết về nhân hóa để tạo lập
được văn bản
2.2.2 .SŒK Ngữ Văn trung học cơ sở (THCS)
Nhân cách hóa được giới thiệu trong SGK Ngữ Văn 6, tập hai (2002),
Nxb Giáo dục Đến lớp 6, HS không chỉ nhận biết nhân hóa qua các bài thực
hành, mà từ các bài tập các em tông hợp lại thành định nghĩa và chỉ ra cách thức t6 chức của nhân cách hóa (sđd, tr.56 - 58)
Như vậy, đến đầu cấp THCS, HS đã được học cả lý thuyết và thực hành
viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa Việc nhân cách hóa vào nội dung chương trình Ngữ Văn THCS theo hướng tích hợp nhằm giúp các em có thể ứng dụng đề đọc hiểu văn bản có hiệu quả
2.2.3 Trong các khóa luận tốt nghiệp cúa sinh viên
Một số sinh viên khoa Ngữ Văn và sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học
Trang 11- Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân cách hóa trong
các bài thơ viết cho thiếu nhi, Trần Thị Thu (2004), khoa Giáo dục Tiêu học
- Tìm hiểu biện pháp nhân hóa và viết một số đoạn văn cảm thụ qua các
bài thơ ở Tiểu học, Bùi Thị Thu Hiền (2007), khoa Giáo dục Tiểu học
- Nghệ thuật nhân hóa trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa, Nguyễn Thị Thu Thủy (2007), khoa Giáo dục Tiểu học
- Tác dụng của nhân cách hóa đối với việc giáo dục nhận thức, giáo dục
tình cảm, giáo dục thấm mĩ cho học sinh Tiểu học, Dương Thị Kim Dung
(2009), khoa Giáo dục Tiểu học
Trong các đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ Văn,
nhân hóa chưa được nghiên cứu riêng biệt mà được các tác giả khóa luận tìm
hiểu qua việc nghiên cứu biện pháp tu từ ấn dụ
Ví dụ:
Tìm hiểu hiệu quả tu từ của các ấn dụ trong thơ Xuân Diệu, Ngô Thu
Hương (2003), khoa Ngữ Văn
- Ấn dụ và các giá trị của biện pháp tu từ ấn dụ trong hệ thống bài ca trữ tình và tình yêu đôi lứa, Chu Thị Hiền (2007), khoa Ngữ Văn
- Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ trong thơ Nguyễn Bính, Bùi
Thị Hiền Lương (2008), khoa Ngữ Văn:
Nhìn lại tình hình nghiên cứu về nhân hóa từ ba nguồn tài liệu nêu trên
có thể thấy: đây không phải là nội dung mới, vì nó đã được nhiều tác giả xem
xét, tìm hiểu Tuy vậy, cũng từ các nguồn tài liệu đã thống kê, có thể xác
định: chưa có một tài liệu nào trùng với đề tài “Nhân hóa với việc hình thành biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh Tiểu học”
3 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là: Nhân hóa với việc hình
Trang 124 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi xác định sẽ thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
4.1 Hệ thống hóa những kiến thức có liên quan đến việc xử lý đề tài 4.2 Miêu tả kết quá thống kê, phân loại về nhân cách hóa tu từ trong
những bài thơ, bài văn tiếng Việt thuộc chương trình Tiểu học
4.3 Sử dụng một số phương pháp đã xác định để làm rõ tác dụng của
“Nhân cách hóa với việc hình thành biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên
cho học sinh Tiểu học” 5 Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nhằm hướng đến các mục đích sau:
5.1 Sử dụng những kiến thức đã hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý
luận cho khóa luận, đồng thời nâng cao những hiểu biết cho bản thân về một
loại biện pháp tu từ trong tiếng Việt
5.2 Khảo sát ngữ liệu thống kê về việc sử dụng nhân cách hóa trong văn bản thơ, văn xuôi tiếng Việt ở chương trình Tiểu học để tích lũy ngữ liệu
cho bản thân làm giàu vốn hành trang phục vụ việc giảng dạy tiếng Việt trong
tương lai
5.3 Tìm hiểu tác dụng của “nhân cách hóa với việc hình thành biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh Tiểu học”, quan đó, bản
thân rút ra những kết luận cần thiết 6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Nội dung nghiên cứu
Bước đầu tập trung tìm hiểu tác dụng của nhân hóa với việc hình thành
biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh Tiểu học
Trang 13Do thời gian có hạn, cho nên khóa luận chúng tôi chỉ tập trung khảo sát nhân cách hóa trong các tác phẩm thơ, văn xuôi tiếng Việt thuộc SGK các lớp
2,3, 4, 5 do Nhà xuất bản Giáo đục xuất bản, năm 2005
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp thống kê
Phương pháp này chúng tôi sử dụng để khảo sát, nhân diện những
trường hợp có dùng nhân cách hoá trong tác phẩm thơ, văn xuôi ở SGK Tiếng Việt Tiểu học
7.2 Phương pháp phân loại
Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để phân chia ngữ liệu thống kê
thành những tiểu loại cụ thé
7.3 Phương pháp miêu tả
Phương pháp này đựơc chúng tôi dùng khi cần tái hiện những ví dụ có sử dụng nhân cách hoá
7.4 Phương pháp phân tích phong cách học
Theo Cù Đình Tú (1982): “Sự phân tích của Phong cách học bao giờ cũng phải đuợc tiến hành trên cơ sở của sự liên hội giữa phương tiện ngôn ngữ được tuyên chọn trên văn bản với những phương tiện cùng nghĩa vắng
mặt, không được tuyển chọn” Trên cơ sở đó, người phân tích rút ra hiệu quả,
tác động của việc lựa chọn, sử dụng phân tích ngôn ngữ của văn bản
Đây là một trong những phương pháp chủ yếu được chúng tôi sử dụng
để phân tích hiệu quả tác động của nhân cách hoá với việc hình thành biểu
tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh Tiểu học
7.5 Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp được chúng tôi vận dụng để rút ra những nhận xét,
Trang 14NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Những hiểu biết chung về nhân hoá
1.1.1 Khái niệm về nhân hoá
Khi tìm hiểu về nhân cách hoá, mỗi nhà khoa học đã đưa ra một định
nghĩa theo cách hiểu của từng người
a) Theo Dinh Trọng Lạc (1998) trong “ 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”: “Nhân hoá (còn gọi là nhân cách hoá) là một biến thể của ấn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con
người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người,
nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời
làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình” (sđd, tr.63)
b) Lại Văn An (1999) trong “Thuật ngữ văn học” định nghĩa về nhân hoá như sau: “Nhân cách hoá còn được gọi tắt là nhân hoá; một dạng đặc biệt
của ấn dụ; chuyên những đặc biệt của con người (và rộng ra: của những sinh
thể) sang những đối tượng và hiện tượng không phải là người (hoặc không có những đặc tính của những cơ thể sống)”
Tác giả của hai tài liệu trên đã có sự thống nhất khi xếp nhân hoá là
một biến thể của ấn dụ Mặc dù cách diễn đạt có khác nhưng về cơ bản, họ
đều cho rằng nhân hoá là cách chuyên những đặc điểm của người sang sự vật không phải là người
c) “Từ điển tiếng Việt” năm 2009, Nxb Đà Nẵng đã đưa ra cách giải
thích ngắn gọn: Việt “gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách
Trang 15d) Tác giá Trần Mạnh Hưởng qua cuốn: "Luyện tập về cảm thụ văn học
ở Tiểu học” ( Nxb Giáo dục, 2002) cho rằng: nhân hoá là biến sự vật thành
con người bằng cách gán cho nó những đặc điểm mang tính cách người làm
cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn.”
e) SGK Ngữ Văn lớp 6, tập hai, Nxb Giáo dục, 2002 định nghĩa về nhân hoá: “Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng
những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, biểu thị được những suy nghi, tinh cam của con người” (Sđd, tr.56)
Kế thừa các định nghĩa về nhân hố, chúng tơi đưa ra cách hiểu sau:
Nhân hoá là cách dùng từ ngữ vốn chỉ người hoặc biểu thị các hoạt động, tính
chất của các sự vật không phải là người, dựa trên sự tương đồng nào đó giữa
hai đối tượng nhằm giúp người nói (người viết) miêu tả sinh động đối tượng
được phản ánh, đồng thời kín đáo bày tỏ thái độ tình cảm của mình với đối
tượng đó
1.2.2 Hai góc nhìn về ấn dụ nói chung, về nhân hoá nói riêng
Tác giả Định Trọng Lạc (1998) trong “ 99 phương tiện và biện pháp tu
từ tiếng Việt” (Nxb Giáo dục) đã đưa ra lý thuyết về “biện pháp tu từ và
phương tiện tu từ” Dựa vào đó, người nghiên cứu học tập có thể nhìn nhận nhân hoá ở hai góc nhìn:
1.1.2.1 Nhân hoá về một biện pháp tu từ
Ở phương diện này, nhân hoá là một biến thê của ấn dụ tu từ Nó được
tổ chức theo cách: dùng từ ngữ vốn chỉ người, hoạt động tính chất của người
để chỉ vật hoặc hoạt động, tính chất của sự vật không phải là người, dựa trên
một nét tương đồng nào đó giữa hai đối tượng
Từ góc nhìn này, người nghiên cứu có thể xác định trong giao tiếp, người nói, người viết (người phát tin) đã tạo ra nhân cách hoá theo những
Trang 16Ví dụ:
Ông sắm vỗ tay cười Làm bé bừng tỉnh giác
(Ông trời bật lửa, Đỗ Xuân Thanh, TV3, Tập hai)
Nhà thơ Đỗ Xuân Thanh đã tạo ra biện pháp nhân hoá bằng cách dùng từ “Ông” một từ xưng hô của người đề chỉ một đối tượng tự nhiên “sắm”
Trong ví dụ trên, cụm động từ “vỗ tay cười” vốn được dùng đề chỉ hoạt
động của con người, trong ngữ cảnh, nó được tác giả lâm thời dùng để chỉ hoạt động của trời mưa có tiếng sắm vang rên
1.1.2.2 Nhân cách hoá là một phương tiện tu từ
Dinh Trọng Lạc (1998) cho rằng sự khác nhau giữa phương tiện tu từ
và biện pháp tu từ chính là ở chỗ: “biện pháp tu từ” là một cách dùng ngôn
ngữ có mục đích tu từ; còn “phương tiện tu từ” là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật - logic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ” (Sđd, tr l 1)
Trở lại ví dụ:
Ông sắm vỗ tay cười Làm bé bừng tỉnh giác
Chúng ta thay từ “Ông sắm” là một phương tiện tu từ vì nó vừa giúp tác
giả định danh được đối tượng (ý nghĩa cơ sở của từ “sắm”) lại vừa biểu thị
được thái độ kính trọng của nhà thơ với đối tượng được nêu
1.1.3 Những cách tổ chức nhân hoá
Các nhà Phong cách học cho rằng nhân hoá có thể tổ chức theo những cách thức sau:
1.1.3.1 Dùng từ ngữ xưng hô vốn để thiết lập quan hệ thân hữu của
người đề thiết lập quan hệ với các sự vật không phải là người
Ví dụ:
Trang 17Trăng sao trần cả rỗi
(Ông trời bật lửa, Đỗ Xuân Thanh, TV3, Tập hai)
1.1.3.2 Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của người để lâm thời chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của sự vật không phải là người
Ví dụ:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nang lên mặc áo lụa đào thướt tha
(Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo, TV4, tap hai) 1.1.3.3.Dùng từ ngữ mà con người thường sử dụng để tâm tình trò chuyện với nhau để tâm tình, trò chuyện với sự vật không phải là người Ví dụ: Trăng ơi từ đâu đến? Hay từ cánh đồng xa (Trăng ơi từ đâu đến?, Trần Đăng Khoa, TV4, tập hai) Hay:
Núi cao chỉ lắm múi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương (Ca dao)
1.2 Những lý thuyết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.2.1 Khái niệm “hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trong đó con người sử dụng phương tiệng ngôn ngữ đê trao đổi với người khác một nội dung tư
tưởng, tình cảm trong một hoàn cảnh nhất định để đạt được một mục đích nhất định
(SGK Tiếng Việt I1, Nxb Giáo dục, 1999)
1.2.2 Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tác giả SGK Ngữ Văn 10, tập một, Nxb Giáo dục 2006 cho rằng: Một
Trang 18tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện
và cách thức giao tiếp (Sđd, tr.15)
a) Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp đó là những người tham gia vào cuộc gặp gỡ tiếp
xúc Họ là những người sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để trao đối nội
dung tư tưởng, tình cảm với nhau trong một hoàn cảnh nói năng cụ thé gan với mục đích giao tiếp cụ thể
Nhân vật giao tiếp gồm người phát tin ( người nói hoặc người viết) và người nhận tin ( người nghe hoặc người đọc) Đó là những con người cụ thể
có tuổi tác, trình độ, giới tính, nghề nghiệp, có những đặc điểm tâm sinh ly
riêng Người nói ở đây có thê là một người, người nghe có thể là một hoặc
nhiều người
Hoạt động giao tiếp giữa nhà thơ, nha văn và học sinh Tiểu học là hoạt
động giao tiếp gián tiếp thông qua văn bản, trong đó nhà văn, nhà thơ là người
viết, người phát tin, còn học sinh là người đọc, người nhận tin
b) Hoàn cảnh giao tiếp
Đó là hoàn cảnh về thời gian, không gian, là những điều kiện về môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội và điều kiện vật chất để cho cuộc giao tiếp được thực hiện suôn sẻ
Hoàn cảnh giao tiếp giữ vai trò chi phối việc lựa chọn và tổ chức ngôn
ngữ của người phát tin, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến việc giải mã ngôn
ngữ của người nhận tin
c) Nội dung giao tiếp (Đối tượng giao tiếp)
Đó là vấn đề mà người phát tin muốn trao đổi với người nhận tin Nội dung giao tiếp có thé là việc, là vật, cảnh vật, hiện tượng tự nhiên cũng có thể là người
Trang 19d) Mục đích giao tiếp
Đó là cái mà các nhân vật giao tiếp mong muốn đạt được trong những cuộc giao tiếp Nó giúp người phát tin xác định trong một hoàn cảnh cụ thê
nói thế (hoặc viết như thế) dé lam gi? (dé thông báo nội dung, đề biểu cam, dé
thiết lập quan hệ hoặc cắt đứt quan hệ ) e) Phương tiện, cách thức giao tiếp
Ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của giao tiếp Nhân tố ngôn ngữ bao gồm các đơn vị ngôn ngữ (đơn vị ngữ âm, chữ viết, từ, cụm từ, câu) được con người lựa chọn sử dụng theo qui ước của cộng đồng và những cách dùng ngôn ngữ sáng tạo, độc đáo của cá nhân để tạo ra sản phẩm, lời nói
đạt hiệu quả trong giao tiếp Nhân tố này có mặt trực tiếp trong văn bản
Trong 5 nhân tô trên thì 4 nhân tố đầu là những nhân tố ngồi ngơn ngữ
nằm ngoài văn bản, đóng vai trò làm tiền đề qui định việc lựa chọn sử dụng
ngôn ngữ của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp Các nhân tố này có quan
hệ với nhau, tác động vào nhau và điều chỉnh lẫn nhau cùng tác động vào văn
bản Nhân tố ngôn ngữ mặc dù không đóng vai trò làm tiền đề nhưng lại có chức năng hiện thực hố các nhân tố ngồi ngôn ngữ
1.3 Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật
1.3.1 Hai chúc năng cơ bản của ngôn ngữ được biểu hiện trong ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và ngôn ngữ là công cụ để con người tư duy Hai chức năng đó được biểu hiện cụ thể trong ngôn ngữ nghệ thuật
Trong các văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ là phương tiện để tác giả giao tiếp với độc giả Nhờ vậy, qua ngôn ngữ nghệ thuật, người đọc hiểu tác giả
phản ánh vấn đề gì, thái độ của họ đối với vấn đề đó ra sao
Trang 20tưởng, hình thành biểu tượng, từ đó tưởng tượng ra hình tượng trong tác phẩm
để xác định hiện thực được phản ánh trong tác phẩm
1.3.2 Các chức năng đặc thù của ngôn ngữ nghệ thuật
Ngoài hai chức năng cơ bản, ngôn ngữ nghệ thuật còn có những chức năng mang tính đặc thủ như: Chức năng tạo hình - biểu cảm, chức năng tạo tính hàm súc, chức năng tác động, chức năng thâm mĩ
a) Chức năng tạo hình - biểu cảm
Ngôn ngữ nghệ thuật là công cụ để nhà thơ tư duy hình tượng, nên nó có khả năng tạo hình và biểu cảm rất cao Đây là chức năng đặc thù của ngôn ngữ văn chương và chức năng này được thể hiện rõ nét trong thơ Theo Đỗ Hữu Châu (1999), chức năng này của ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện ở khả
năng làm xuất hiện ở người đọc những biểu tượng về thính giác, thị giác,
khứu giác; những biểu tượng về người, về vật, cảnh vật trong tác phẩm giống như trong cuộc sống
c) Chức năng tạo tính hàm súc
Đó là loại ngôn ngữ “lời ít, ý nhiều”, “ý tại ngôn ngoại” Theo Đỗ Hữu Châu: ngôn ngữ nghệ thuật “có khả năng nói được nhiều nhất bằng một số phương tiện ngôn ngữ ít nhất”
c) Chức năng tác động
Là phương tiện để nhà thơ giao tiếp với bạn đọc, ngôn ngữ nghệ thuật
có chức năng hướng tới người tiếp nhận, giúp họ lĩnh hội được nội dung thông báo Bằng ngôn ngữ hàm súc, bằng những hình ảnh sinh động, người
đọc cảm nhận được thái độ, tình cảm của người nghệ sĩ qua ngôn từ Qua đó, người đọc cũng hiểu hơn về cuộc sống, có thái độ, tình cảm đồng điệu hoặc đối lập với thái độ, tình cảm của tác giả
d) Chức năng thâm mĩ
Trang 21Ngôn ngữ khi được các nhà thơ, nhà văn sử dụng để xây dựng hình
tượng nghệ thuật, thì nó đã được got gitia, chắt lọc và được trao cho sứ mệnh
tái hiện hiện thực bằng hình ảnh sinh động, đẹp đẽ Nhờ đó, bạn đọc cảm thấy rung cảm trước cái đẹp và khát khao vươn tới cái đẹp
1.4 Biểu tượng và một số lí thuyết có liên quan đến biểu tượng
1.4.1 Một số khái niệm
Từ điển Tiếng Việt 2009, Nxb Đà Nẵng đã giải thích ý nghĩa các từ
biểu tượng, cảm giác, tri giác, như sau:
1.4.1.2 Biểu tượng
Là một hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã
chấm dứt (Sđd, tr.88)
1.4.1.2 Cảm giác
Là hình thức thấp nhất của nhận thức, cho ta biết những thuộc tính riêng lẻ của sự vật đang tác động vào giác quan ta, ta nhận thấy được dựa trên
cảm tính (Sđd, tr 139)
Vi dụ: Đến bể boi dé tập bơi, HS A có cảm giác thích thú, HS B có cảm
giác sợ hãi
1.4.1.3 Tri gidc
Là hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và trọn vẹn sự vật, hiện tượng bên ngoài với đầy đủ các đặc tính của nó (Sđd,
tr.1280)
1.4.2 Phân biệt cảm giác, trỉ giác và biểu trợng
Mặc đù đều là hình thức nhận thức có tính cảm tính của con người về
hiện thực khách quan, nhưng cảm giác, tri giác khác nhau về hình thức biểu
Trang 22Cảm giác là hình thức nhận thức thấp nhất và kết quả của sự nhận thức đó giúp con người mới chỉ nhận ra một đặc điểm riêng lẻ của một sự vật bằng một giác quan nào đó
Ví dụ: Nhìn thấy hạt muối, bằng thị giác, con người nhận thức, muối có
màu trắng hoặc màu trắng hồng
Cho một hạt muối vào miệng, bằng VỊ giác của mình, con người có cảm
giác là mặn
Tri giác là hình thức nhận thức cao hơn cảm giác Nhờ có hình thức
nhận thức này, con người có thể biết được những đặc điểm hình thức bên
ngoài của một sự vật, hiện tượng riêng lẻ
Ví dụ: Tiếp cận một hạt muối, bằng tri giác, con người nhận thức được
muỗi có màu trắng (trắng hồng), có vị mặn, không có mùi
Biểu tượng khác tri giác ở hai đặc điểm cơ bản: Một là, nếu tri giác
phản ánh một sự vật riêng lẻ, tác động vào giác quan của con người trong
từng trường hợp cụ thể, thì biểu tượng phản ánh sự vật, hiện tượng ở tầng
khái quát hơn Hai là, biểu tượng còn bao hàm những yếu tô của sự đánh giá
về sự vật mà một người cụ thể nhận xét từ một ý nghĩa nào đó Nói như vậy
có nghĩa là: biểu tượng về một sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan của
người này và người kia không hoàn toàn như nhau, đo mối quan hệ của từng
người với hiện thực và do đặc điểm tính cách, đặc điểm tư duy của mỗi người
không giống nhau
Ví dụ: Dưới trăng, người nông dân có biểu tượng về trăng sẽ khác với người nghệ sĩ
Người nông dân quan sát "trăng" và các biểu tượng "trăng quằng", "trăng tán" sẽ giúp họ nhận ra đặc điểm thời tiết để lao động sản xuất
Trang 23“Người ngắm trăng soi ngoài cửa số Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
( Ngắm trăng, Hồ Chí Minh)
Paplop cho rằng: So với tri giác thì biểu tượng hình thành ở một trình độ cao hơn của hoạt động thần kinh cao cấp, nó đòi hỏi đầu óc phái luôn phân tích những kích thích bên ngoài hình thành những thành phần rồi tổng hợp
liên kết những thành phần tương tự
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ Trong tác phẩm văn học, biểu tượng là những hình ảnh được sáng tạo từ cách dùng ngôn ngữ của tác giả Thông qua ngôn ngữ trong tác phẩm, người đọc có thê bằng liên tưởng đề hình thành
hình ảnh về sự vật, sự việc (tức hình thành biểu tượng) để nhận thức được
đối tượng phản ánh Người đọc có thể từ biểu tượng nảy tưởng tượng ra biểu tượng khác có ý nghĩa tượng trưng Đặc thủ của ngôn ngữ trong tác phâm nghệ thuật là những biểu tượng có ý nghĩa tượng trưng Ví dụ: Tùng là biểu tượng tượng trưng cho khí phách người quân tử
1.5 Đặc điểm tâm lí và việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tượng
1.5.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
Hoc sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi Khi vào lớp 1, các em do
phái chuyển từ hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập là chính nên các em rất bỡ ngỡ với các hoạt động nghiêm chỉnh, có kỉ cương với
những yêu cầu nghiêm ngặt của nhà trường Tâm lí đó sẽ dần được xoá bỏ
qua các năm học từ lớp 2 đến lớp 5 Chúng ta có thê chỉ ra những đặc điểm tâm lí của học sinh bậc học này ở các phương diện sau:
1.5.1.1 Năng lực tư duy của học sinh tiểu học
a) Quá trình phát triển tư duy của học sinh tiểu học
Trang 24thức) và tư duy lí tính (nhận thức hiện thực khách quan bằng khái niệm, phán đốn và suy luận thơng qua phân tích, so sánh, tổng hợp )
Quá trình phát triển tư duy của học sinh tiểu học thể hiện rõ ở từng độ
tuổi gắn với từng lớp học Nếu như ở các lớp đầu cấp, các em thiên về tư duy bằng trực quan sinh động, thì đến những lớp cuối cấp các em dần dần có khả năng tư duy trừu tượng bằng khái niệm, phán đoán qua thao tác phân tích, tổng hợp
Tư duy bằng biểu tượng là khâu trung gian giữa tư duy cảm tính và tư duy trừu tượng Muốn tư duy bằng biểu tượng, con người phải tri giác, dựa vào tri giác để từ đó đầu óc phân tích những kích thích bên ngoài , rồi tổng
hợp để có hình ảnh về đối tượng cần nhận thức
Vậy đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học có gì cần chú ý?
b) Đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học
So với giai đoạn học ở mẫu giáo, năng lực tri giác của học sinh tiểu học đã được nâng cao Với học sinh tiểu học, những sự vật, hiện tượng quen thuộc, gần gũi được các em tri giác dễ dàng Đặc biệt, những sự vật, hiện
tượng nào trực tiếp gây xúc cảm cho các em thì các em sẽ tri giác tốt hơn
c) Khả năng liên tưởng và tưởng tượng của học sinh tiểu học
Liên tưởng là một hoạt động trong đó con người từ một đối tượng này suy nghĩ đến một đối tượng khác, dựa trên sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các đối tượng
Tưởng tượng là một hoạt động trong đó con người từ một biểu tượng đã được hình thành nghĩ đến một biểu tượng khác, chưa có
Liên tưởng và tưởng tượng là hai hoạt động có mối quan hệ mật thiết,
trong đó liên tưởng đóng vai trò là hạt nhân
Đối với học sinh tiểu học, để nhận thức sự vật, hiện tượng, các em đã
Trang 25tiêu học thường có khả năng tưởng tượng tái hiện (hình thành trong kí ức một biểu tượng về một sự vật, hiện tượng) Nếu được tác động tích cực học sinh
tiểu học, đặc biệt học sinh cuối bậc tiểu học có khả năng tưởng tượng sáng tạo
(từ một biểu tượng đã có hình dung ra một biểu tượng mới đẹp hơn)
15.1.2 Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con
người Đối với học sinh tiểu học, tình cảm, xảm xúc còn có vị trí đặc biệt vì
nó là khâu quan trọng gắn liền nhận thức và hoạt động của trẻ Tình cảm tích
cực không chỉ kích thích các em nhận thức mà còn thúc đây các hoạt động
Tình cảm không tự nhiên mà có, nó thường bộc lộ trong những hoàn cảnh "có vấn đề"
Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học thường gắn bó với những sự
vật, hiện tượng cụ thể, sinh động, gần gũi, thân quen Hơn nữa, học sinh tiểu
học thường yêu thích cái đẹp, cái ngộ nghĩnh
Như vậy, tình cảm, cảm xúc là những trạng thái tâm lí, không thể đồng
nhất với tư duy nhưng lại có quan hệ rất mật thiết với tư duy Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, chúng ta có thể thấy rất rõ điều đó Với các em, nhờ kết quả của tri giác, biểu tượng và cao hơn nhờ nhận thức sự vật,
hiện tượng bằng khái niệm, các em hiểu hơn về chúng, từ đó có thái độ tình
cảm yêu ghét đúng đắn hơn Mặt khác, nhờ tỉnh cảm yêu thích sự vật này hay sự vật kí, nên ở mỗi em khả năng liên tưởng, tưởng tượng dần tốt hơn và biểu
tượng được thực hiện thuận lợi, dé dàng Đặc biệt, nhờ tình cảm yêu thích cái đẹp, cái ngộ nghĩnh và cả những cái mới, nếu được hướng dẫn, những học sinh cuối cấp tiêu học có khả năng thực hiện tưởng tượng sáng tạo để tạo ra
biểu tượng mới từ những biểu tượng ban đầu
1.5.2 Việc giúp học sinh tiểu học hình thành biểu tượng
Trang 26trình SGK Tiếng Việt tiểu học Thông qua các tác phẩm thơ, văn có sử dụng nhân hoá, các tác giả SGK muốn học sinh được giao tiếp với nhà thơ, nhà văn để các em có thể mở mang nhận thức của bản thân về đối tượng được phản ánh Chính biện pháp nhân hoá - một biện pháp tu từ được xây dựng theo quan hệ liên tưởng tương đồng giữa các sự vật vô tri, vô giác và con người - sẽ có tác dụng kích thích giúp học sinh tiểu học tưởng tượng ra đối tượng
được phản ánh bằng hình ánh (biểu tượng), từ đó các em có thẻ tiếp tục liên
tưởng, để tưởng tượng sáng tạo, tạo ra những biểu tượng mới đẹp hơn, khái quát hơn so với biểu tượng ban đầu Thông qua bài học, dựa vào hướng dẫn của SGK và của thầy cô giáo, quá trình hình thành biểu tượng của học sinh
tiểu học sẽ diễn ra nhanh hơn, thuận tiện hơn
* Tiểu kết:
Như vậy, ở chương l1, chúng tôi đã lựa chọn một số lý thuyết của các chuyên ngành: Phong cách học, Tâm lí học làm cơ sở lí luận cho đề tài khoá luận
Những lí thuyết liên ngành đó, chắc chắn sẽ giúp chúng tôi thực hiện
Trang 27Chương 2
MIEU TA KET QUA THONG KE PHAN LOAI VIỆC SỬ DỤNG NHÂN CÁCH HOÁ
TRONG MỘT SÓ BÀI THƠ, BÀI VĂN Ở TIỂU HỌC
2.1 Tiêu chí thống kê, phân loại
Dựa vào khái niệm nhân hoá và những cách thức nhân hoá đã xác định
ở chương 1, chúng tôi tiến hành thống kê những trường hợp sử dụng biện
pháp tu từ này trong các bài thơ, bài văn thuộc chương trình SGK Tiếng Việt
2, 3, 4, 5 do Nxb Giáo dục phát hành
2.1.1 Tiêu chí chính của sự phân loại
Trong khoá luận, chúng tôi dựa vào đối tượng được nhân hoá làm tiêu chí chính của sự phân loại, bởi vì đó chính là đối tượng giao tiếp giữa nhà thơ
và các độc giả nhỏ tuổi Dựa vào tiêu chí đã nêu, ở đề tài “Nhân hoá với việc
hình thành biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh Tiểu học”
thì đối tượng nhân hoá chính là các hiện tượng tự nhiên (trời, đất, nắng, gió,
trăng, sao, mây, mưa, )
2.1.2 Tiêu chí bỗ sung
Chúng tôi chọn phương tiện ngôn ngữ được nhà thơ dùng để biểu thị
đối tượng được nhân hoá làm tiêu chí bố sung của sự phân loại Dựa trên tiêu
chí này có thể lại tách đối tượng nhân hoá thành các tiểu loại nhỏ hơn
a) Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động, trạng thái của người để biểu
thị tính chất, hoạt động, trạng thái của các hiện tượng tự nhiên như: buồn, VUI
Trang 28c) Dùng từ hô gọi của người đề tâm tình, trò chuyện với các hiện tượng
tự nhiên như: ơi, Ôi
Dựa vào những tiêu chí phân loại trên, chúng tôi có điều kiện được tìm
hiểu một cách kỹ lưỡng về việc đùng nhân cách hoá trong các bài thơ, bài văn ở chương trình SGK Tiếng Việt ở Tiểu học
2.2 Miêu tá kết quá thống kê phân loại
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 388 tác phâm thơ, văn trong SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5 và đã xác định có 62 tác phẩm với 153 trường
hợp sử dụng nhân cách hoá, trong đó:
SGK Tiếng Việt 2 (tập một, tập hai) có 10 tác phẩm
SGK Tiếng Việt 3 (tập một, tập hai) có 21 tác phẩm SGK Tiếng Việt 4 (tập một, tập hai) có 1ó tác phẩm
SGK Tiếng Việt 5 (tập một, tập hai) có 15 tác phẩm
Dựa vào tiêu chí phân loại đã xác định, kết quả thống kê cụ thể mà chúng tôi đạt được như sau:
2.2.1 Tỷ lệ hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong thơ, trong van dành cho học sinh Tiểu học
Qua khảo sát, chúng tôi thấy có 20 hiện tượng tự nhiên được nhân hoá
trong các tác phẩm thơ, văn xuôi dành cho học sinh Tiểu học Mức độ sử dụng cũng khác nhau, có những hiện tượng được sử dụng với tần suốt cao
như: gió, mặt trời, mặt trăng, mây, mưa nhưng có những loại chỉ được sử
dụng một lần như: sương, sét, bãi, đồi,
Qua khảo sát, chúng tôi đã thống kê cụ thể như sau: - Gió được nhân hoá với tỉ lệ: 30/153 lần ~ 19,6%
Ví dụ: Gió thì thầm với lá
Lá thì thầm cùng cây
Trang 29Hay:
Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thải quả di ra theo trién nui, dwa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nông vào những thôn xóm Chỉn San
(Mia thao qua, Theo Ma Van Khang, TVS, tap hai)
- Trời, mặt trời chiếm tỉ lệ là: 20/153 lần ~ 13,1%
Ví dụ:
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
(Đất nước, Nguyễn Đình Thi, TV5, tập hai)
Hay:
Trời sợ trần gian nổi loạn, địu giọng nói:
- Thôi, cậu hãy về di Ta sẽ cho mưa xuống!
Lại còn dặm thêm:
Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghién răng báo hiệu cho ta khỏi
phải lên đây!
(Cóc kiện Trời, Truyện cỗ Việt Nam, TV3, tập hai)
- Trăng, mặt trăng chiếm tỉ lệ là 13/153 lần ~ 8,5%
Ví dụ:
Trăng từ đâu từ đâu? Trăng đi khắp mọi miễn
(Trăng ơi từ đâu đến? Trần Dang Khoa, TV4, tập hai)
Hay:
Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già
(Vang trang qué em, Theo Phan Si Chau, TV3, tap mét)
Trang 30Ví dụ:
Khuya rỗi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ
(Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo, TV4, tập hai) Hay: Sông Hồng bận chảy (Ban, Trinh Duong, TV3, tập một) Hay: Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường
(Sông Hương, Theo Đất nước ngàn năm, TV2, tập hai) - Mưa được nhân hoá với tỉ lệ: 10/153 lần x 5,5%
Ví dụ:
Mưa yêu em mưa đến Dung dang cùng đùa vui Mưa cũng làm nũng mẹ
Vừa khóc xong đã cười
(Mưa bóng mây, Tô Đông Hải, TV2, tập hai) Hay:
Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác
(Mùa nước nỗi, Theo Nguyễn Quang Sáng, TV2, tập hai)
Hay:
Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh
hăn
(Dat Ca Mau, Theo Mai Van Tao, TVS, tap mét)
Trang 31Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuôi nhau trên cao
(Chiều trên quê hương, Theo Đỗ Chu, TV4, tập một)
Hay:
Mây đen lũ lượt Kéo về chiều nay
(Mưa, Trần Tâm, TV3, tập hai) Hay: Mém non mat lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hồi hả Thấy lắt phất mưa phùn (Mầm non, Võ Quảng, TV5, tập một) - Sao, ngôi sao được nhân hoá với tỉ lệ: 8/153 lần x 5,2% Ví dụ: Sao trời tưởng im lặng Lại thầm thì cùng nhau (Thì thầm, Phùng Ngọc Hùng, TV3, tập hai) Hay: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (Mẹ, Trần Quốc Minh, TV2, tập một) - Núi chiếm tỉ lệ là: 8/153 lần 5,2% Ví dụ:
Ô, núi ngủ lười không
Giờ mới đang rửa mặt
Trang 32Núi cao bởi có đất bôi
Núi chê đất thấp, núi ngôi ở đâu?
(Tiếng ru, Tố Hữu, TV3, tập một)
- Nắng được nhân hoá với tỉ lệ: 7/153 lần ~ 4,6%
Ví dụ:
Ngắn nắng thiu thiu Đậu trên tường trắng
(Quạt cho bà ngủ, Thach Quy, TV3, tap một) Hay:
Còn những tia nắng mặt trời thì nháy múa và sỏi đá cũng biết reo vang
dưới những bánh xe
(Vương quốc vắng nụ cười, Theo Trần Đức Tién, TV4, tap hai)
- Biển được nhân hoá với tỉ lệ là: 7/153 lần ~ 4,6% Ví dụ:
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
(Tiếng đàn ba - la - lai - ca trên sông Đà, Quang Huy, TV5, tập một)
Hay:
Muôn dòng sông đồ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
(Tiếng ru, Tố Hữu, TV3, tập một)
Hay:
Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc dau
(Ca sông, Quang Huy, TV5, Tap hai)
- Suối được nhân hoá với tỉ lệ: 6/153 lần ~ 3,9%
Trang 33Khe suối gáy nhạc đàn
(Ngày hội rừng xanh, Vương Trọng, TV3, tập hai)
Hay:
Suối gặp bạn hoá thành sông
(Suối, Vũ Duy Thông, TV3, tập hai)
- Đất được nhân hoá với tỉ lệ: 6/153 lần ~ 3,9% Ví dụ: Dat dai cần cù Gỗ rừng bát ngát (Việt Nam thân yêu, Nguyễn Đình Thi, TV5, tập một) Hay: Dat nóng lòng chờ đợi Xuống ẩi nào mưa ơi!
(Ông trời bật lửa, Đỗ Xuân Thanh, TV3, tập hai)
- Sóng được nhân hoá với tỉ lệ: 5/153 lần ~ 3,3%
Ví dụ: Sóng ôn ào phút giây nín bặt
(Trẻ con ở Sơn Mỹ, Thanh Thảo, TVS, tap hai) Hay:
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyén danh ca lai ra khoi
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, TV4, tập hai)
- Nước chiếm tỉ lệ là: 4/153 lần = 2,6%
Ví dụ:
Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng
xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản
Trang 34Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi
(Cửa sông, Quang Huy, TV5, tập hai)
- Sắm được nhân hoá với tỉ lệ là: 3/153 lần = 2,0%
Ví dụ:
Sam
Ghé xuống sân Khanh khách cười
(Mưa, Trần Đăng Khoa, TV4, tập một)
- Chớp được nhân hoá với tỉ lệ là: 2/153 lần ~ 1,3% Ví dụ: Chớp dẫn tiếng sdm Chay trong mua rao (Mưa, Trần Tâm, TV3, tập một) - Sương được nhân hoá với tỉ lệ là: 1/153 lần ~ 0,7 % Ví dụ:
Dải mây trắng đỏ dẫn trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
(Chợ tết, Đoàn Văn Cừ, TV4, tập hai)
- Sét chiếm tí lệ là: 1/153 lần = 0,7%
Ví dụ:
Thần sét cầm lưỡi tầm sét hùng hồ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ đã bị
Ong ở sau cửa bay ra đốt túi bụi
(Cóc kiện Trời, Truyện cỗ Việt Nam, TV3, tập hai)
-_ Bãi được nhân hoá với tỉ lệ: 1/153 lần ~ 0,7% Ví dụ:
Trang 35Chơi trò kéo co
(Bé nhìn biển, Trần Mạnh Hảo, TV2, tập hai)
- Đồi được nhân hoá với tỉ lệ: 1/153 lần ~ 0,7%
Ví dụ:
Đổi thoa son nằm dưới ánh bình mình
(Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, TV4, tập hai)
2.2.2 Tỷ lệ các phương tiện ngôn ngữ được dùng để tổ chức nhân hoá các hiện tượng tự nhiên theo những cách thức nhất định
a) Tỷ lệ các tính từ được nhà thơ, nhà văn dùng đề nhân hoá tính chất, đặc điểm, màu sắc của hiện tượng tự nhiên là: 33/184 lần ~ 17,9%
Ví dụ:
Em thương sợi nắng đông gây
Run run ngã giữa vườn cây cải ngông
(Em thương, Nguyễn Ngọc Ky, TV3, tap hai) Hay:
Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
(Cửa sông, Quang Huy, TVS, tập hai)
b) Tỉ lệ động từ được nhà thơ, nhà văn dùng để nhân hoá hoạt động, trạng thái hoạt động của hiện tượng tự nhiên là: 140/184 lan = 76,1%
Vi du:
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuỐng, Thu
phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu:
Trang 36c) Tỉ lệ danh từ được nhà thơ, nhà văn dùng để thiết lập quan hệ thân
thuộc với hiện tượng tự nhiên là: 5/184 lần ~ 2,7%
Ví dụ:
Hay đêm qua không ngủ Chị gió quạt cho cây
(Hoa phượng, Lê Huy Hoà, TV2, tập hai)
Hay:
“Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả,
thành một ngôi sao, thành vâng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người nhự
trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rằm kể suốt đêm ngày chưa?”
(Chiếc lá, Theo Trần Hoài Dương, TV4, tập hai) d) Tỉ lệ kết cấu cú pháp được các nhà thơ, nhà văn dùng để tâm tình với
hiện tượng tự nhiên là: 6/184 lần ~ 3,3%
Vi du: Trang oi tte dau dén ? Hay từ một sân chơi
(Trăng ơi từ đâu đến? Trần Đăng Khoa, TV¿, tập 2)
2.3 Nhận xét sơ bộ về kết quả thống kê phân loại
2.3.1 Biện pháp nhân hoá được sử dụng rất nhiều trong thơ, trong văn dành cho học sinh tiểu học Qua khảo sát 388 tác phâm văn, thơ trong chương
trình SGK Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5 có tới 62 tác phâm, với 153 trường
hợp được các nhà văn, nhà thơ sử đụng biện pháp nhân hoá Điều này cho
thấy, nhân cách hoá là một biện pháp tu từ được các nhà thơ, nhà văn dùng với tỉ lệ rất cao để thực hiện mục đích giao tiếp với học sinh tiểu học
2.3.2 Trong các đối tượng được các nhà văn, nhà thơ nhân hoá, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá nhiều nhất (chiếm 41,0%)
Hiện tượng tự nhiên được nhân hoá nhiều nhất là: gió (chiếm 19,6%);
Trang 37(6,5%) Tiếp đến là mây (5,2%), sao, ngôi sao (5,2%), núi (chiếm 5,2%), nắng
(4,6%); biển (4,6%); suối, đất (chiếm 3,9%); song (3,3%); nước (2,6%); sắm (2,0%), chớp (1,3%) Cuối cùng là các hiện tượng: sương, sét, đồi, bãi chiếm tỉ lệ thấp nhất (0,7%)
Điều đó cho thấy, nội dung giao tiếp giữa nhà thơ, nhà văn và học sinh tiểu học hết sức phong phú và đa dạng Những nội dung giao tiếp đó sẽ giúp các em mở mang nhận thức về đời sống tự nhiên xung quanh các em Từ đó bồi dưỡng tâm hồn, thêm yêu cuộc sống hơn
2.3.3 Qua khảo sát các tiểu loại của đối tượng nhân hoá, chúng tôi nhận thấy: các động từ chỉ hoạt động của các hiện tượng tự nhiên được nhân
hoá nhiều nhất (140/184 lần ~ 76,1%), tiếp theo là các tính từ chỉ tính chất
của các hiện tượng tự nhiên được nhân hoá (33/184 lần ~ 17,9%), sau đó là
các danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên (5/184 lần ~ 2,7%) và cuối cùng là kết cấu cú pháp (6/184 lần ~ 3,3%)
Kết quả thống kê khảo sát đã cho thay dé giao tiếp có hiệu quả với các độc giả nhỏ tuôi, nhà văn, nhà thơ hiểu rất rõ năng lực tư duy, sự quan tâm và sở thích của các em Sự hiểu biết đó đã giúp họ tạo ra những hình ảnh về các hiện tượng tự nhiên sống động, mà gần gũi, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của
các em học sinh
2.3.4 Ngoài các hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm thơ, văn thuộc đối
tượng khảo sát, các nhà thơ, nhà văn còn nhân hoá nhiều đối tượng khác như: các loài vật, cây cối, đồ vật
Tuy vậy, do thời gian có hạn, trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi bước đầu chỉ khảo sát việc nhân hoá các hiện tượng tự
nhiên trong văn bản nghệ thuật, đề tìm hiểu tác dụng của biện pháp tu từ này
Trang 38Chương 3
_ NHÂN HOÁ VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIÊU TƯỢNG
VE MOT SO HIEN TUQNG TY NHIEN CHO HQC SINH TIÊU HỌC
Roland Barthes đã từng nói: “Sự sống của tác phẩm không phải nằm trong thông điệp của tác phâm mà nằm trong hệ thống tín hiệu của nó” (Dẫn theo Đặng Anh Đào, Tài năng và người thưởng thức, Nxb Văn nghệ thành
phố Hồ Chí Minh, 2001, tr.12)
Câu nói đó có nghĩa là: muốn xác định giá trị đích thực của một tác phẩm văn chương, người đọc phải biết giải mã các tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật, để lĩnh hội thông điệp về cuộc sống được gửi gắm trong đó Là phương tiện giao tiếp giữa nhà văn, nhà thơ với các độc giả, ngôn ngữ nghệ thuật luôn hướng đến người tiếp nhận, giúp họ nhận thức được van dé dé lam giau vốn
hiểu biết cho bản thân, và để làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng họ
vươn tới cái chân, thiện, mĩ
Trong các tác phẩm thơ, văn dành cho học sinh tiêu học, nhân hoá được các nhà thơ, nhà văn sử dụng như một loại tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật để
phản ánh sinh động các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên nhằm giúp các em liên tưởng, tưởng tượng đề nhận thức tự nhiên bằng biểu tượng có tính thâm mĩ
Ở chương 3, thông qua việc phân tích một số ví dụ tiêu biểu, chúng tôi bước đầu làm sáng tỏ tác dụng của nhân cách hoá đối với việc hình thành biểu
tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh tiểu học (g1ó, mặt trời, mặt trăng, dòng sông, mưa, núi, biển, suối)
3.1 Nhân cách hoá có tác dụng giúp học sinh tiểu học hình thành biếu
tượng về gió
Trong các tác phẩm thơ, văn thuộc nội dung chương trình SGK tiếng
Trang 39(19,6%) Điều thú vị là, thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình, bằng phép
nhân cách hoá, từng nhà thơ, nhà văn giúp học sinh tiêu học nhận thức về gió
bằng biểu tượng độc đáo
VD¡;: Dáng hình ngọn gió (Đoàn Thị Lam Luyén), TVs, tap hai,
Trong bài thơ “Dáng hình ngọn gió ”, nhà thơ đã miéu ta: Bầu trời rộng thênh thang
Là căn nhà của gió Chân trời như cửa ngỏ
Thả sức gió đi về
Sống trong ngôi nhà đặc biệt như vậy, đáng hình của gió ra sao? Câu hỏi đó đã buộc nhà thơ lí giải qua những câu thơ sử dụng phép nhân hoá để miêu tả hoạt động của gió
Ở những câu thơ:
Những ngày hè oi bức Cứ tưởng gió đi đâu Gió núp vào vành nón
Quạt dịu trưa ve sâu Gió còn lượn lên cao
Vượt sông dài biển rộng Cống nước làm mưa rào Cho xanh tươi đồng ruộng
Gió hiện hình bằng hình ảnh “nép vào vành nón” và hình ảnh “cõng nước làm mưa rào” Hành động đó của gió để lại ấn tượng khó quên cho các em nhỏ Phép nhân hoá giúp các em tưởng tượng ra dáng hình của gió và
nhận thức được tác dụng của nó đối với cuộc sống của con người Chắc chắn sau khi được đọc và học bài thơ “Dáng hình ngọn gió”, vào những trưa hè oi
Trang 40Và mỗi khi mưa rào đến, các em nhỏ sẽ tưởng tượng đó là kết quả những
chuyến gió kiên trì “cõng nước” để đem lại màu xanh cho đồng ruộng VD;: Trong bài thơ “Hoa phượng”, Lê Huy Hoà đã viết:
Hay đêm qua không ngủ? Chị gió quạt cho cây
(SGK TV;, tập hai)
Phép nhân hoá được nhà thơ sử dụng ở đây có tác dụng giúp học sinh lớp 2 liên tưởng để tưởng tượng ra một hình ảnh ấn tượng về “gió” Gió giống như một người chị, suốt đêm không ngủ để quạt mát cho cây Chính biểu tượng về gió được nhà thơ tạo ra bằng nhân cách hoá như vậy, giúp các em nhận thức gió thân thiết và rất đáng ngưỡng mộ
VD;: Bằng nhân hoá, Trần Tâm đã giúp học sinh tiểu học liên tưởng, tưởng tượng để có một biểu tượng về âm thanh của gió trước cơn mưa mùa hạ:
Gió reo gió hát
Giọng tram giong cao
Chóp dẫn tiếng sắm Chạy trong mưa rào
(Mưa, SGK TY), tập hai)
Từ một hiện tượng mang tính quy luật của tự nhiên (Vào đầu hạ, trước
khi có mưa, mây đen che phủ mặt trời, gió thổi mạnh với nhiều sắc thái khác nhau), nhà thơ tưởng tượng đó là do “Gió reo gió hát” Phép nhân cách hoá được nhà thơ sử dụng để tạo ra những câu thơ trên nhằm giúp học sinh nhận thức gió tuy mạnh nhưng không còn đáng sợ
VD¿: Cũng nói về gió, trong tác phẩm “Mùa thảo quả”, tác giả Ma
Văn Kháng lại có cách miêu tả khác đề giúp học sinh tiểu học có được biểu