1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ mầm non

43 1.6K 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC TIEU HOC

3 IE 2 IE 2 A Oy 2 Ry 2K By 2 a 2 ae 2 ie

DO THI HOAN

HƯỚNG DẪN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN

CHO TRE MAM NON

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyén nganh: Phuong phap day hoc Toan

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYÊN NĂNG TÂM

Trang 2

LOI CAM ON

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa GDTH và các

cô giáo ở Trường Mầm non Ngô Quyền - Vĩnh yên - Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em

hoàn thành bài tập nghiên cứu này Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy

giáo Nguyễn Năng Tâm người thầy đã tận tình hướng dẫn, cung cấp những tri

thức, kinh nghiệm quý báu, động viên khích lệ giúp đỡ em hồn thành khố luận này

Hà Nội, tháng Š năm 2010 Sinh viên

Trang 3

LOI CAM DOAN

Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của bản thân minh, chưa

được công bố ở bất cứ ở nơi nào khác Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách

nhiệm

Hà Nội, tháng Š năm 2010

Sinh viên

Trang 4

MUC LUC

Tiéu dé

A MO DAU

1 Ly do chon dé tai

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 Nội dung nghiên cứu của đề tài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu

6 Cấu trúc đề tài

B NỘI DUNG

Chương 1 Cơ sở lí luận

1 Đặc điểm nhận thức của trẻ 3 đến 4 tuổi về định hướng trong không gian

2 Đặc điểm nhận thức của trẻ 4 đến 5 tuổi về định hướng trong không gian 3 Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 đến 6 tuổi về định hướng trong không gian

Chương 2 Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong

không gian cho trẻ Mầm non

1 Hướng dẫn hình thành định hướng trong không gian cho trẻ Mẫu giáo bé

1.1 Nội dung 1.2 Phương pháp

1.2.1 Hướng dẫn trên giờ học

1.2.1.1 Dạy trẻ xác định phía trên - dưới, trước - sau của bản thân

1.2.1.2 Dạy trẻ phân biệt tay phải - tay trái của bản thân 1.2.2 Hướng dẫn ngoài giờ học

Trang 5

2 Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian

cho trẻ Mẫu giáo nhỡ

2.1 Nội dung 2.2 Phương pháp

2.2.1 Hướng dẫn trên giờ học

2.2.1.1 Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của bản thân

2.2.1.2 Dạy trẻ xác định phía trên - dưới, trước - sau của bạn khác 2.2.1.3 Dạy trẻ phân biệt tay phải - tay trái của bạn khác

2.2.2 Hướng dẫn ngoài giờ học 2.3 Đồ dùng dạy học

2.4 Hệ thống bài tập 2.5 Giáo án

3 Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian

cho trẻ Mẫu giáo lớn

3.1 Nội dung 3.2 Phương pháp

3.2.1 Hướng dẫn trên giờ học

3.2.1.1 Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của bạn khác 3.2.1.2 Dạy trẻ xác định vị trí của các đối tượng so với nhau

3.2.2 Dạy trẻ ngoài giờ học 3.3 Đồ dùng dạy học 3.4 Hệ thống bài tập

3.5 Giáo án

Chương 3 Thuận lợi, khó khăn và những giải pháp 1 Thuận lợi và khó khăn

Trang 6

A MO DAU

1) Ly do chon dé tai:

Hiện nay nền giáo dục của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng bao gồm rất nhiều bậc học: Từ bậc học Mầm non đến Tiểu học rồi tới

THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học bậc học nào cũng đóng một vai trò to lớn

trong việc giáo dục hoàn thiện con người hiện nay Trong đó phải kể tới bậc học Mâm non, mặc dù là bậc học thấp nhất nhưng phải khẳng định rằng nó gần như là bậc học quan trọng nhất bởi: Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên

của quá trình đào tạo nhân cách của con người Việt nam, với mục tiêu là

“Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành

những yếu tố đầu tiên của nhán cách, chuẩn bị cho trẻ vào lóp 1” Có thể

nói rằng so với tất cả các bậc học, ngành học, các loại hình giáo dục thì giáo dục Mâm non đòi hỏi có sự chăm lo về thể chất và tinh thần của gia đình, nhà

trường, các cấp và các ngành trong xã hội

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì khả năng nhận thức của trẻ cũng phát triển nhanh hơn, trẻ thông minh hơn, sáng tạo hơn Vì vậy, nhu

cầu khám phá thế giới xung quanh của trẻ ngày càng cao song những kiến

thức mà thực tiễn cuộc sống đem lại cho trẻ lại chưa chính xác và đầy đủ nên chưa thoả mãn được nhu cầu của trẻ Do đó, Nhà nước ta đã xây dựng hệ

thống nội dung chương trình giáo dục Mầm non gồm các môn: Cho trẻ làm

quen với tác phẩm văn học, cho trẻ làm quen với chữ cái, môi trường xung quanh, âm nhạc trong đó cịn có mơn cho trẻ làm quen với tốn, nó bao

gồm các mặt: Hình thành biểu tượng về tập hợp, con số, phép đếm; Hình thành biểu tượng về hình dạng; Hình thành biểu tượng về định hướng trong

khơng gian; Hình thành biểu tượng về kích thước; Hình thành biểu tượng về

định hướng thời gian Biểu tượng định hướng trong không gian là một trong năm nội dung cơ bản quan trọng Vì vậy, việc dạy nội dung này nhằm cung

cấp cho trẻ những biểu tượng về không gian (Trên - dưới, trước - sau, trái - phải) của bản thân trẻ hay của một đối tượng nào đó Thực tế hiện nay cho

thấy việc dạy môn học này trong trường Mầm non cịn gặp nhiều khó khăn

Trang 7

Ban thân là một sinh viên ngành giáo dục Mầm non - một giáo viên mầm non trong tương lai Tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Hướng dân hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ Mâm non” sẽ giúp

tơi có thêm kiến thức, những kiến thức mới về môn học này, cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc giảng dạy sau này

Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn

hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ Mầm non”

2) Mục đích nghiên cứu:

Nhằm làm rõ thực tế của việc hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng

trong không gian cho trẻ Mầm non, từ đó đề ra một số giải pháp góp phần

nâng cao chất lượng dạy học và khả năng tiếp thu kiến thức cho trẻ

3) Nội dung nghiên cứu của đề tài:

- Nghiên cứu một số nội dung hình thành biểu tượng định hướng trong không

gian cho trẻ Mầm non

- Nghiên cứu những phương pháp hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ Mầm non

- Nghiên cứu một số bài tập về định hướng trong không gian cho trẻ - Thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng tiếp thu của trẻ

- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ

- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc hình thành biểu tượng định

hướng trong không gian cho trẻ

4) Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài:

- Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu việc hướng dẫn hình thành biểu tượng

định hướng trong không gian cho trẻ Mầm non

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc hình thành biểu tượng định hướng

trong không gian cho trẻ 3 đến 6 tuổi

5) Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu tài liệu

Trang 8

- Phương pháp điều tra, quan sát

6) Cấu trúc của đề tài: Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Nội dung

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Đặc điểm nhận thức của trẻ 3 đến 4 tuổi về định hướng trong không gian 2 Đặc điểm nhận thức của trẻ 4 đến 5 tuổi về định hướng trong không gian

3 Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 đến 6 tuổi về định hướng trong không gian CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG ĐỊNH HƯỚNG

TRONG KHÔNG GIAN CHO TRẺ MẦM NON

1 Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho

trẻ 3 đến 4 tuổi 1.1 Nội dung 1.2 Phương pháp 1.3 Đồ dùng dạy học 1.4 Hệ thống bài tập 1.5 Giáo án

2 Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho

trẻ 4 đến 5 tuổi 2.1 Nội dung 2.2 Phương pháp 2.3 Đồ dùng dạy học 2.4 Hệ thống bài tập 2.5 Giáo án

3 Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho

trẻ 5 đến 6 tuổi

3.1 Nội dung 3.2 Phương pháp

Trang 9

3.4 Hệ thống bài tập

3.5 Giáo án

CHUONG 3: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN

HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHONG GIAN CHO TRE

MAM NON

1 Thuan loi va kho khan

2 Giải pháp

Trang 10

B NOI DUNG Chuong 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Đặc điểm nhận thức của trẻ 3 đến 4 tuổi về định hướng trong không gian

Trẻ lên ba thì những biểu tượng đầu tiên về các hướng trong không

gian bắt đầu được hình thành Những biểu tượng này gắn liền với những hiểu biết của trẻ về cấu trúc của cơ thể mình như: Phía trên là phía có đầu, phía

dưới là phía có chân, phía sau là phía có lưng, phía bên phải là phía có tay

phải Đối với trẻ thì cơ thể trẻ là trung tâm, là “đớn xuất phát” để dựa vào đó mà trẻ xác định hướng trong khơng gian, ví dụ: Bạn búp bê ở phía trước trẻ, quả bóng ở phía trên trẻ Dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ bắt đầu phân

biệt đúng tay phải, tay trái dựa theo các chức năng của nó: Tay phải cầm bàn

chải, tay trái cầm cốc đánh răng,

Ở độ tuổi này trẻ thực hiện sự định hướng trên cơ sở tiếp xúc gần với

đối tượng, vì vậy khơng gian mà trẻ định hướng thường rất hẹp Trẻ chỉ coi những vật nằm sát cạnh trẻ mới là những vật nằm ở phía trước, phía sau của trẻ

Trẻ 3 đến 4 tuổi thường tri giác các vật xung quanh một cách riêng biệt mà không nhận biết được mối quan hệ không gian tồn tại qua lại giữa chúng,

tức trẻ chỉ xác định được vị trí của đối tượng nào đó so với bản thân mình chứ

không xác định được mối quan hệ không gian của đối tượng đó với đối tượng

khác

2 Đặc điểm nhận thức của trẻ 4 đến 5 tuổi về định hướng trong không

gian

Ở độ tuổi này trẻ lĩnh hội hệ toạ độ bằng lời nói diễn đạt các hướng trong không gian cơ bản như: Phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, phía

bên phải - phía bên trái Sự lĩnh hội hệ toạ độ này ở trẻ phụ thuộc vào mức độ định hướng “rên mình” của trẻ, đó chính là mức độ lĩnh hội hệ toạ độ cảm

Trang 11

Với ba cặp phương hướng chính tương ứng với ba trục khác nhau của cơ

thể con người Đầu tiên trẻ chỉ phân biệt được hướng phía trên, tiếp theo là

hướng phía dưới và muộn hơn nữa là các hướng thuộc mặt phẳng nằm ngang Trong từng cặp phương hướng, đầu tiên trẻ lĩnh hội một hướng trong cặp như: Phía trên, phía trước, phía phải Dựa vào những kiến thức về một hướng trong

từng cặp phương hướng mà trẻ nắm được hướng đối lập như: Phía dưới, phía

sau, phía trái

Ở trẻ 4 đến 5 tuổi thì vùng khơng gian mà trẻ định hướng ngày càng được mở rộng dần ra theo các trục của cơ thể trẻ

Trẻ 4 đến 5 tuổi đã diễn ra sự chuyển tiếp từ sự tri giác các vật trong

không gian một cách rời rạc tới sự phản ánh các mối quan hệ không gian giữa

chúng Tuy nhiên, trẻ còn rất khó khăn khi xác định mối quan hệ không gian giữa các vật Nguyên nhân là trẻ rất khó chấp nhận khi chuẩn không phải là bản thân trẻ mà là vật bất kỳ, nên trẻ thường nhầm lẫn khi xác định các hướng

từ các vật khác Hơn nữa trẻ cũng gặp khó khăn khi xác định mối quan hệ

không gian giữa các vật ở khoảng cách quá xa hay rất gần với vật chuẩn

3 Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 đến 6 tuổi về định hướng trong không

gian

Trẻ 5 đến 6 tuổi thì số các thao tác thực hành định hướng của trẻ được

rút bớt và dần dần trẻ dùng mắt để xác định vị trí của các vật Nhờ vậy, không gian định hướng của trẻ ngày càng được mở rộng ra xa trẻ

Ở trẻ mẫu giáo lớn bắt đầu hình thành biểu tượng về một không gian thống nhất với sự chuyển tiếp giữa các vùng không gian Nhờ vậy mà trẻ đã

xác định được vị trí của vật đặt cách xa trẻ hay nằm ở các điểm trung gian

giữa hai vùng Trẻ mẫu giáo lớn đã bắt đầu hình thành biểu tượng về một không gian thống nhất và trẻ nhận biết được các hướng chính của nó

Trang 12

Chuong 2

HƯỚNG DẪN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN CHO TRE MAM NON

1 Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho

trẻ Mẫu giáo bé (3 đến 4 tuổi)

1.1 Nội dung (Xem [1] tr 173 - 174, [2] tr 108)

Trẻ mẫu giáo bé đã có những kiến thức nhất định về sự sắp đặt của các bộ phận trên cơ thể mình: Đầu, lưng, chân Từ các bộ phận đó trẻ bắt đầu xác

định được các hướng trong không gian bằng cách thiết lập các mối quan hệ như: Phía có đầu là phía trên, phía có chân là phía dưới, phía có mặt là phía trước, phía có lưng là phía sau Ở độ tuổi này thì trẻ cịn gặp khó khăn khi

phân biệt phía phải - phía trái của bản thân trẻ Theo chương trình giáo dục

hiện nay thì nội dung hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong

không gian cho trẻ mẫu giáo bé gồm những vấn đề sau:

- Dạy trẻ xác định các hướng: Phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau khi trẻ lấy mình làm chuẩn

- Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của bản thân trẻ 1.2 Phương pháp

1.2.1 Hướng dân trên giờ học:

Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ

mẫu giáo bé đóng vai trị rất quan trọng Do vậy, trong mỗi giờ học cô giáo phải chuẩn bị giáo án, nội dung kiến thức cần dạy cho trẻ, đồ dùng trực quan phù hợp, đảm bảo được tính thẩm mĩ, an toàn cho trẻ Giờ học diễn ra dưới sự hướng dẫn, tổ chức của cô giáo, mọi trẻ đều được tham gia vào hoạt động Hơn nữa dạy trẻ

trên giờ học thì giáo viên dễ quan sát, nhận xét được sự nhận thức của trẻ Từ đó cơ có sự động viên, khuyến khích cũng như sửa sai kịp thời cho trẻ giúp trẻ nhận

thức tốt hơn

Bố cục của giáo án gồm 3 bước:

+ Bước 1: Ôn kiến thức cũ, giới thiệu nội dung bài mới

Trang 13

+ Bước 3: Củng cố, mở rộng hiểu biết

Tuy nhiên, do đặc thù riêng của bậc học Mầm non cho nên trong quá trình dạy học không cần tiến hành theo từng bước mà có thể đan xen giữa các bước đó, mỗi tiết học của trẻ mẫu giáo bé với thời gian khoảng 15 đến 20 phút Tùy thuộc vào tâm lí và sự hứng thú của trẻ mà giáo viên có thể kéo dài

thêm từ 3 đến 5 phút

1.2.1.1 Dạy trể xác định phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau của bản thân - Để trẻ xác định đúng các hướng thì trước tiên cho trẻ ôn lại một số bộ phận

trên cơ thể trẻ: Đầu, chân, tay

- Cô giáo đưa ra các tình huống cho trẻ quan sát, tìm hiểu, đặt ra các câu hỏi gợi ý để trẻ suy nghĩ Từ đó giúp trẻ đưa ra được nhận xét về vị trí của các đối tượng ở các phía

Ví_ du: + Cơ có một chùm bóng rất đẹp, chúng mình hãy nhìn xem chùm bóng

đó ở đâu?

+ Khi nhìn chùm bóng chúng mình phải ngẩng đầu nhìn lên hay cúi đầu xuống? + Vì sao chúng mình phải ngẩng đầu?

Trẻ: Cháu phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy chùm bóng vì chùm bóng ở

phía trên

Tương tự: + Cháu phải cúi đầu xuống mới nhìn thấy hộp quà vì hộp q ở phía dưới

+ Cháu nhìn thấy bạn búp bê vì bạn búp bê ở phía trước cháu

+ Cháu nghe thấy cô Lan hát rất hay nhưng cháu khơng nhìn thấy cơ Lan vì cơ Lan ở phía sau cháu

- Sau khi trẻ trả lời, cô phải đưa những nhận xét của trẻ về dạng chung và hướng dẫn trẻ nói đủ vật chuẩn Ví dụ trẻ nói “Lọ hoa ở phía trước”, cơ phải hướng dẫn trẻ nói đủ “Lọ hoa ở phía trước cháu”

Trang 14

+ Cho trẻ xác định vị trí của mình khi xếp hàng: Con ngồi trước bạn

nào? ngồi sau bạn nào?

+ Lăn bóng theo yêu cầu: Lăn về phía trước, phía sau, tung lên trên 1.2.1.2 Dạy trẻ phân biệt tay phải, tay trái của bản thân

- Cô cho trẻ làm động tác mô phỏng việc sử dụng tay phải, tay trái qua các công việc: Đánh răng, ăn cơm, vẽ qua chức năng hoạt động của từng tay, cô

xác định vị trí của từng tay

Khi đã cho trẻ làm động tác mô phỏng xong Cô hỏi trẻ:

+ Tay nào của chúng mình cầm bàn chải khi đánh răng? cầm thìa khi ăn? cầm bút khi vẽ nào? (Trẻ giơ tay)

+ Cô kết luận: Tay cầm bàn chải, cầm thìa, cầm bút gọi là tay phải (Cho trẻ giơ tay phải và nói to từ “fay phổi” vài lần)

+ Tay nào cầm cốc khi đánh răng? bưng bát khi ăn? giữ vở khi vẽ nào? + Cô kết luận lại: Tay trái (Cho trẻ giơ tay trái và phát âm vài lần)

- Cô chú ý xen kẽ các công việc với nhau và khi đó nhấn mạnh việc xác định tay phải, tay trái cho trẻ

Chú ý: Khi dạy trẻ xác định tay phải, tay trái cô cần chú ý ở lứa tuổi này trẻ

chỉ nắm được chức năng của từng tay, chưa biết vị trí của từng tay Chẳng hạn, trẻ chỉ biết đây là tay cầm thìa, cầm bút chứ trẻ không biết đây là tay phải

hay tay trái Vì vậy, cô không nên hỏi “Tay phải cháu làm gì?” khi hình thành

biểu tượng mới

1.2.2 Hướng dân ngoài giờ học:

Trong sinh hoạt, trong hoạt động hằng ngày và trong các giờ học khác cô chú ý cho trẻ được tập luyện và sử dụng các từ chỉ sự định hướng trong không gian như:

+ Trong thời gian lau rửa hay mặc quần áo cho trẻ, giáo viên cần trò chuyện với trẻ, dạy trẻ biết các bộ phận cơ thể: Đầu, tay phải, tay trái, chân phải,

chân trái, khi trẻ về cô yêu cầu trẻ đội mũ lên đầu, đi dép vào chân, đeo ba lô

Trang 15

+ Khi trẻ ăn: Giáo viên yêu cầu trẻ để bát trên bàn, tay phải cầm thìa, tay trái giữ bát Cần nhắc trẻ thường xuyên như vậy trong các bữa ăn sẽ giúp trẻ xác

định được vị trí của tay phải, tay trái

+ Thông qua các tiết học tạo hình, âm nhạc, thể dục giáo viên cần đưa ra

yêu cầu để trẻ thực hiện định hướng trong không gian như: Tay phải cầm bút

mầu, tay trái giữ giấy, tay phải giơ sang ngang, tay trái giơ lên đầu, chân phải bước lên trước, chân trái giữ nguyên, tay phải phía trước, tay trái phía sau (múa)

+ Thông qua các trò chơi học tập: “Tắm cho búp bê ”, “Mặc áo cho búp bể” Thông qua các hoạt động chơi này trẻ khơng chỉ có các thao tác với búp bê mà trẻ được củng cố những kiến thức về các bộ phận của cơ thể như: Đây là đầu búp bê, đầu ở phía trên, con chải tóc cho em, đội mũ lên đầu cho em; Đây là mặt búp bê, con rửa mặt cho em đi; Đây là chân búp bê, con đi giày cho búp bê đi

1.3 Đồ dùng dạy học

Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé là tư duy trực quan hành động do

vậy đồ dùng dạy học là rất quan trọng

Phải chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo cho các tiết học, đồ dùng phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an tồn cho trẻ Đồ dùng của cô là các đồ vật được sắp xếp ở các vị trí về các phía trên - dưới, trước - sau ở các hướng chính diện so với trẻ Đồ dùng của trẻ thì tuỳ vào nội dung ôn luyện mà giáo viên cần chuẩn bị như: Chơi lăn bóng theo yêu cầu thì cơ cần chuẩn bị cho mỗi trẻ I bóng

1.4 Hệ thống bài tập

Bai 1: Trd choi: “Gidu tay” Cô hô giấu tay, giấu tay thì trẻ hỏi ở đâu? ở đâu? Cơ nói ở đâu thì trẻ đưa tay lên phía đó: trên đầu, sau lưng, dưới chân, trước bụng

Giúp trẻ ôn luyện, nhận biết các phía của bản thân: Trên - dưới, trước - sau

Bài 2: Trò chơi “Pha nước chanh” cho trẻ dùng tay mô tả hành động pha nước chanh theo hiệu lệch của cô

Cô nói: + Tay trái cầm cốc

+ Tay phải rót nước, xúc đường, vắt chanh, đập đá + Khuấy đều, cùng uống, zô zô zô, ái chà chà ngon quá

Trang 16

Giúp trẻ ôn luyện tay phải tay trái của bản thân

Bài 3: Trò chơi “Nhanh mắt” Cô trưng bày một số đồ chơi trong lớp

(Cây nấm, cây hoa trên nền nhà, bóng bay ở trên trần nhà ) và hỏi trẻ: Phía

trước con có gì? Phía sau con có gì? Phía trên con có gì? Phía dưới con có gì?

(Cơ nên thay đổi hướng đứng của trẻ sau đó hỏi lại trẻ về vị trí của các đối

tượng đó)

Giúp trẻ ơn luyện nhận biết các phía của bản thân: Trên - dưới, trước - sau

Bà¿4: Trò chơi “Một ngày của bé”

Cô hô trời tối, trời tối

Trẻ nói: Đi ngủ, đi ngủ thôi

Cô hô: Trời sáng, trời sáng rồi Trẻ hơ: Ị ó o

Trời sáng rồi chúng mình phải dậy thơi, trước khi ăn sáng chúng mình phải

làm gì? À! Đúng rồi chúng mình phải đánh răng thật sạch sẽ nhé!

+ Nào chúng mình hãy cầm bàn chải và cầm cốc để đánh răng nào! Tay phải cầm bàn chải tay trái cảm cốc thật nhanh nào (Cô và trẻ cùng làm mô phỏng

động tác đánh răng)

+ Đánh răng xong rồi giờ chúng mình cùng cầm bát và thìa để ăn sáng nhé

Tay phải cầm thìa tay trái giữ bát, nào chúng mình cùng ăn (Cô và trẻ cùng

làm mô phỏng)

+ Ăn sáng xong rồi giờ chúng mình đi học thôi, ôi cô giáo dạy vẽ đấy nào chúng mình hãy cầm bút bằng tay phải và giữ giấy bằng tay trái nào (Cô và trẻ mô phỏng động tác vẽ)

Chúng mình chơi rất giỏi cô khen cả lớp

Giúp trẻ ôn luyện tay phải, tay trái của trẻ

1.5 Giáo án

Bài: DẠY TRẺ PHÂN BIỆT TAY PHẢI - TAY TRÁI CỦA BẢN THÂN Đối tượng: Trẻ mẫu giáo bé (3 đến 4 tuổi)

Thời gian: 15 đến 20 phút

Trang 17

I Muc tiéu:

1 Kiến thức: - Trẻ phân biệt được tay phải, tay trái của bản thân dựa vào chức

năng của nó

2 Kỹ năng: - Phát triển khả năng ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng ở trẻ - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

3 Giáo dục: - Trẻ hứng thú trong giờ học, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè - Biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh trong khi ăn

II Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 1 rổ gồm hình 1 vng, | trịn, I bông hoa, 1 chiếc lá - Nhạc bài: “Tay thom tay ngoan”

II Tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

# Hoạt động 1: On định tổ chức

- Để bắt đầu một ngày học mới, cô sẽ bắt nhịp bài hát

“Tay thơm tay ngoan” chúng mình cùng hát vang bài hát này nhé!

+ Chúng mình hát rất hay, cô khen cả lớp

+ Vậy bạn nào biết bài hát chúng mình vừa hát có tên

là gì?

À! Đó chính là bài “Tay thơm tay ngoan” đấy

Vậy tay thơm tay ngoan của chúng mình đâu? Chúng mình hãy xoè hai bàn tay ra phía trước cơ xem nào? + Cô thấy tay bạn nào cũng sạch đẹp đấy! Vậy hàng ngày chúng mình phải vệ sinh bàn tay như thế nào?

À đúng rồi! Chúng mình phải rửa tay hàng ngày và không nghịch bẩn nhé!

- Hai bàn tay của chúng mình cịn giúp chúng mình

làm được rất nhiều việc đấy: Đánh răng, ăn cơm, vẽ

- Bây giờ cô có một trị chơi rất thú vị, chúng mình có

muốn chơi với cô khơng? Trị chơi ấy có tên ““Bé fài ba”

- Trẻ hát - Trẻ trả lời

- Trẻ xoè tay ra - Trả lời

- Vang a - Tré nghe

Trang 18

+ Khi nào cô hô tới cơng việc gì thì chúng mình hãy

giả làm động tác của cơng việc đó nhé!

+ Đánh răng, đánh răng: Nào chúng mình hãy đánh

răng nào, một tay cầm cốc, một tay cầm bàn chải (Cô

và trẻ cùng làm động tác mô phỏng)

+ Ăn cơm, ăn cơm: Một tay giữ bát một tay cầm thìa, nào chúng mình cùng làm thật khéo nào

+ Tập vẽ, tập vẽ nào! (Cô và trẻ cùng làm mô phỏng) Trò chơi đã hết, chúng mình thấy trị chơi của cơ có thú vị khơng?

* Hoạt động 2: Bài mới

Vậy cô vừa cho chúng mình làm các động tác

mô phỏng những công việc gì?

À! Đúng rồi, đó là việc đánh răng, ăn cơm, tập vẽ đấy + Vậy tay nào khi đánh răng thì cầm bàn chải, nào

chúng mình hãy giơ tay đó lên nào?

À! Đúng rồi tay này gọi là tay phải đấy Chúng

mình cùng nói tay phải, tay phải nào!

+ Vậy tay nào cầm cốc khi đánh răng, nào chúng mình hãy giơ tay cầm cốc lên nào?

À! Tay cầm cốc này được gọi là tay trái đấy Chúng mình cùng nói tay trái, tay trái nào! (Trẻ nói và giơ tay

trái)

+ Vậy có bạn nào biết chúng mình phải đánh răng

hàng ngày để làm gì khơng?

Chúng mình phải đánh răng hàng ngày để răng không bị sâu Hàng ngày chúng mình phải đánh răng

vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ nhé!

+ Bây giờ bạn nào giỏi hãy cho cô biết khi ăn cơm chúng mình cầm thìa tay nào, nào chúng mình hãy giơ

cao tay cầm thìa lên nào? Đây chính là tay gì mà cầm

Trang 19

bàn chải đánh răng nhỉ?

A! Đúng rồi, đây là tay phải Chúng mình cùng nói tay phải, tay phải nào!

- Vay, Tay cầm bát của chúng mình ở đâu?

Tay cầm bát được gọi là tay trái đấy Chúng mình cùng nói tay trái, tay trái nào!

+ Khi ăn chúng mình phải giữ vệ sinh như thế nào? À! Đúng rồi, khi ăn chúng mình phải ăn gọn ngàng không để đổ thức ăn ra bàn nhé!

+ Khi tơ màu chúng mình cầm bút tay nào? Tay đó

gọi là tay gì? Chúng mình cùng nói tay phải, tay phải

(Trẻ nói và giơ tay phải lên)

+ Vậy, Tay chúng mình øgiữ giấy là tay nào? Tay đó gọi là tay gì? (Tay trái - trẻ phát âm hai lần)

Vậy là tay phải của chúng mình là tay cầm bàn

chải khi đánh răng, cầm bút khi viết, cầm thìa khi ăn,

cịn tay trái là tay cầm cốc khi đánh răng, giữ bát khi ăn và giữ giấy khi vẽ đấy!

# Hoạt động 3: Củng cố

Lớp mình học rất giỏi, giờ chúng mình có muốn chơi trị chơi khơng? Trị chơi của cơ mang tên “Tìm tay” khi cơ hơ tay nào thì chúng mình hãy giơ tay đẹp đó lên nhé!

- Tìm tay, tìm tay!

+ Tay phải, tay phải (Cô kiểm tra xem trẻ giơ tay đúng

chưa, sửa sai)

- Tìm tay, tìm tay!

+ Tay trái, tay trái!

- Tìm tay, tìm tay! + Tay cầm bàn chải, cầm bút vẽ! - Trẻ trả lời - Trẻ nói - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nghe - Trẻ nghe

- Tay nào? tay nào?

- Trẻ giơ

- Tay nào? tay nào? - Trẻ giơ

- Tay nào,tay nào? - Trẻ giơ

Trang 20

- Tim tay, tim tay!

+ Tay cầm cốc, giữ giấy!

* Cô thấy lớp mình chơi rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho

mỗi bạn một rổ đồ chơi

- Chúng mình hãy nhìn xem chúng mình có q gì

trong rổ đồ chơi nào? (Hình vng, trịn, hoa, lá) - Trả lời

Chúng mình có muốn chơi trò chơi với các món q này khơng?

- Trị chơi của cơ mang tên “Chọn quà” Khi cô hơ “Chon qua, chọn q” thì chúng mình hãy hoi “Qua gi, qua gi” và cô nói chọn q gì thì chúng mình chọn nhanh và giơ lên nhé!

+ Chọn quà, chọn quà! ¬

- - Qua gi, qua gi? Chọn mỗi tay l quà tuỳ ý

Cô hỏi: Tay phải con có quà gì? vn - Trả lời Tay trái con có quà gì?

+ Chọn quà ,chọn quà!

- Qua gi, qua gi? Tay phải chọn hình vng, tay trái chọn hình trịn

(Cơ kiểm tra trẻ làm)

+Tương tự

2 Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho

trẻ mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi)

2.1 Nội dung (Xem [1], tr 174 - 175, [2], tr.108 - 109)

So với lứa tuổi trước, ở độ tuổi này trẻ đã có những hiểu biết nhất định về định hướng trong không gian, trẻ đã phân biệt được các hướng trong không

gian như: Phía trước - phía sau, phía trên - phía dưới của bản thân Trẻ đã có

khả năng đánh giá bằng mắt các vật có vị trí gần trẻ Vậy, nội dung dạy trẻ mẫu giáo nhỡ định hướng trong không gian bao gồm:

- Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của bản thân trẻ

Trang 21

- Dạy trẻ xác định các hướng phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau

của người khác

- Dạy trẻ phân biệt tay phải - tay trái của bạn khác 2.2 Phương pháp hướng dẫn

2.2.1 Hướng dân trẻ định hướng trên giờ học:

Cũng như ở trẻ mẫu giáo bé, hướng dẫn trẻ định hướng trong không

gian trên giờ học đóng vai trị rất quan trọng Vì vậy, trong các tiết học thì giáo

viên phải đưa ra mục đích, yêu cầu, nội dung kiến thức rõ ràng, phù hợp với trẻ, giáo viên phải chuẩn bị giáo án đầy đủ, đồ dùng dạy học phù hợp

Bố cụ giáo án gồm 3 bước:

Bước 1: Ôn kiến thức cũ, giới thiệu bài mới

Bước 2: Hình thành biểu tượng mới

Bước 3: Củng cố, mở rộng hiểu biết

Do trẻ đã có những kiến thức nhất định về các hướng cho nên ở độ tuổi này thì mục đích bài dạy cần được mở rộng hơn, thời gian một tiết khoảng 20 đến 25 phút Mở rộng mục đích của bài tức giúp trẻ biết xác định các hướng: Phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau của đối tượng khác trên cơ sở định hướng của bản thân trẻ và qua việc xác định tay phải - tay trái của trẻ thì giúp trẻ thiết lập mối liên hệ phía phải là phía có tay phải, phía trái là phía có tay trái 2.2.1.1 Dạy trở xác định phía phải - phía trái của bản thân trẻ dựa vào việc xác định tay phải, tay trái của trể (Xem [2], tr 113 - 114)

- Cô cho trẻ xác định tay phải tay trái của trẻ

- Cô cho trẻ xác định vị trí của các bộ phận trên cơ thể trẻ như: Tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, mắt phải, mắt trái sau đó cho trẻ làm một số động tác mô phỏng: Vy tay phải, vẫy tay trái, nghiêng đầu sang phải, sang trái

- Cho trẻ tập xác định vị trí của các đồ vật ở vùng không gian bên tay phải và

tay trái của trẻ: Ban đầu cho trẻ xác định vị trí của các đồ vật ở gần trẻ, sau đó

là các đồ vật ở xa hơn Qua các bài tập đó cơ cho trẻ thấy được vùng khơng gian phía bên tay phải là phía phải, vùng khơng gian phía bên tay trái là phía trái

Khi trẻ đã xác định được phía phải, phía trái cơ cho trẻ xác định vị trí của đồ vật trong lớp ở phía nào so với trẻ

Trang 22

Vi dụ: Cho trẻ ngồi theo hang ngang, chuẩn bị cho mỗi trẻ một rổ đồ

chơi có các hình trịn, hình vng, hình tam giác, hình chữ nhật và một số đồ

dùng để xung quanh lớp: Búp bê, thỏ, gấu

- Cô thấy lớp mình đi học ngoan, cô tặng mỗi bạn 1 rổ đồ chơi

- Bây giờ chúng mình cùng chơi trò chơi với rổ đồ chơi này nhé!

+ Chúng mình cầm hình vng bằng tay phải giơ lên nào!

+ Chúng mình cầm hình trịn bằng tay trái giơ lên nào! (Cô cho trẻ làm vài

lần, sau đó cất rổ đồ chơi đi)

- Chúng mình chơi rất giỏi, vậy bây giờ chúng mình hãy cho cô biết:

+ Ở bên tay phải con có bạn nào ngồi nhỉ? Phía bên tay trái có bạn nào ngồi cạnh?

+ Chúng mình trả lời rất đúng, vậy ngoài các bạn ngồi sát cạnh mình thì chúng mình hãy quay đầu sang phía tay trái (phía tay phải) xem có những bạn

nào nữa nhé?

- À vậy là phía có tay phải gọi là phía phải, phía có tay trái thì gợi là

phía trái đấy!

- Chúng mình rất thơng minh Vậy chúng mình hãy nghe cơ nói tên một

số đồ vật và trả lời xem đồ vật đó ở phía bên nào của mình nhé!

- Bạn búp bê ở phía bên nào của cháu? Bạn gấu ở phía bên nào của

cháu?

2.2.1.2 Dạy trẻ xác định phía trên — phía dưới, phía trước — phía sau của ban

khác (Xem [2], tr 114)

- Trước hết cô cho trẻ biết các bộ phận trên cơ thể bạn: Đầu, mặt, chân, tay để từ đó biết xác định hướng từ bạn thông qua việc dựa vào các bộ phận trên cơ thể bạn: Ở trước mặt là phía trước, ở trên đầu bạn là phía trên

- Cô hướng cho trẻ xác định vị trí một số đồ vật nào đó và di chuyển đồ vật đó tới những hướng cần dạy cho trẻ Cơ có thể đưa ra tình huống: Cùng một vật ở

một vị trí nhưng có hai hướng khác nhau

Ví du : Chú mèo ở phía sau bạn Ly nhưng lại ở phía trước bạn Lan

Trang 23

- Sau khi cho trẻ tìm xem ở từng phía của ban có gì, cơ cho trẻ xác định xem một đồ vật bất kì ở phía nào của bạn

Chú ý: Khi dạy bài này cô cần di chuyển và đặt đồ vật vào đúng hướng

chính diện khơng đặt vật khoảng giữa hai hướng (Phía trên về đằng sau hoặc về đằng trước)

Vi du: Cô có một bạn búp bê có đội mũ, đeo ba lơ, đi dép, đeo kính Cơ

đưa trẻ vào tình huống rồi hỏi:

+ Mũ được đội ở đâu trên cơ thể bạn búp bê?

+ Ba lô được đeo ở đâu của bạn búp bê?

+ Dép được đi ở đâu trên cơ thể bạn búp bê? + Kính được đeo ở đâu trên cơ thể bạn búp bê?

Vậy, Mũ ở phía nào so với bạn búp bê? Ba lô ở phía nào so với bạn búp bê?

Dép ở phía nào so với bạn búp bê? Kính ở phía nào so với bạn búp bê?

Luyện tập: Cơ dùng mơ hình một con bướm (Một tay cầm búp bê, một tay cầm con bướm) và hỏi:

+ Bướm ở đâu so với búp bê? (Trên đầu) + Bướm ở đâu so với búp bê? (Phía trước) + Bướm ở đâu so với búp bê? (Phía sau) + Bướm ở đâu so với búp bê? (Phía dưới) 2.2.1.3 Dạy trẻ phân biệt tay phải — tay trái của bạn

- Đầu tiên cô cho trẻ ôn lại tay phải - tay trái của bản thân

- Sau đó cho bạn đứng cùng chiều với trẻ, rồi đổi hướng để bạn đứng ngược chiều với trẻ Qua các bài tập để trẻ nhận ra rằng: Nếu bạn đứng cùng chiều với trẻ thì tay phải - tay trái của trẻ cũng là tay phải - tay trái của bạn; Nếu bạn đứng đối diện với trẻ thì tay phải trẻ là tay trái của bạn còn tay trái trẻ là tay phải của bạn

Ví dụ: Xếp lớp thành 2 hàng ngang: Nào chúng mình cùng quay về phía

cơ nào!

Trang 24

Tro choi: “Tim tay, tim tay”

Chúng mình hãy giơ cho cô tay phải lên nào!

Chúng mình giơ đúng chưa? Vậy chúng mình hãy nhìn xem khi chúng

mình đứng cùng chiều với nhau thì tay phải của mình có cùng phía với tay phải của bạn không?

“Tim tay, tim tay”

+ Chúng mình hãy giơ cho cô tay trái của mình lên nào!

Chúng mình hãy nhìn tay trái của bạn có cùng phía với tay trái của mình khơng?

À! Vậy là khi chúng mình đứng cùng chiều với nhau thì tay phải - tay trái của mình cũng là tay phải - tay trái của bạn đấy

Nào! bây giờ 2 hàng chúng mình quay mặt vào nhau nào! (Trẻ tạo thành từng cặp) + Chúng mình hãy giơ tay phải của chúng mình lên! Vậy, khi đứng ngược chiều nhau thì tay phải của chúng mình có cùng bên tay phải của bạn không?

À! đúng rồi, khi đứng ngược chiều thì tay phải của mình sẽ là tay trái của bạn đấy! (Chúng mình hãy đặt tay phải lên tay trái của bạn nào)

- Nào chúng mình giơ tay trái lên nào!

Vậy, tay trái của chúng mình có cùng bên tay trái của bạn không? À! Khi đứng ngược chiều thì tay trái của mình lại là tay phải của bạn đấy

Cô kết luận lại: Chúng mình nhớ nhé! Khi đứng cùng chiều thì tay phải - tay trái của mình cũng là tay phải - tay trái của bạn, còn khi đứng ngược chiều thì tay phải của mình là tay trái của bạn và tay trái của mình là tay phải của bạn

- Nào chúng mình cùng bắt tay nhau nào! (Dùng tay phải bắt tay nhau)

2.2.2 Hướng dân trẻ ngoài giờ học:

- Trong sinh hoạt và trong hoạt động của trẻ hằng ngày cô chú ý sử dụng các từ chỉ vị trí trong khơng gian để trẻ nắm chắc hơn về định hướng trong không gian: Khi trẻ nằm ngủ cơ có thể hỏi ai nằm phía bên phải (Bên trái của cháu)? Khi trẻ chơi với búp bê, cô hỏi: Trên đầu búp bê có gì? Dưới chân búp bê có

Trang 25

gì? (giày) Sau lưng búp bê có gì? (ba lơ) Tay phải búp bê đâu? Tay trái búp bê đâu?

- Trong tiết học tạo hình cơ yêu cầu trẻ hãy:

+ Dán bơng hoa vào phía dưới bạn nhỏ trong tranh + Dán bạn bướm ở phía trên bạn nhỏ

+ Dán bạn Cún con, Thỏ con ở phía trái (Phía phải) của bạn nhỏ

- Trong tiết học âm nhạc cô yêu cầu trẻ: Hát tới câu “ ” thì quay người sang phía bên trái (Phía bên phải)

- Trong tiết học thể dục cô yêu cầu trẻ quay theo các hướng “Bên trái quay,

bên phải quay, đằng sau quay” (Một trẻ làm các trẻ khác nhận xét)

2.3 Đô dùng dạy học

Đồ dùng dạy học phải đảm bảo tính thẩm mỹ, thu hút được trẻ, không

gây nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng

Cô cần chuẩn bị một số đồ dùng chung cho cả lớp sắp xếp ở các phía: Phía trên - dưới, phải - trái, trước - sau so với trẻ và một số đồ dùng di

chuyển được khi dạy trẻ xác định phía trước - phía sau, phía trên - phía dưới của bạn khác

2.4 Hệ thống bài tập

Bài 1: Trị chơi “Từm bạn”

Cơ hơ: “Tìm bạn, tìm bạn”

Trẻ hỏi: “Bạn nào, bạn nào?”

Cơ nói: Bạn ở phía bên phải (trái) của cháu? Bạn ở phía trước (sau) của cháu?

(Ở trò chơi này cô chỉ cần yêu cầu trẻ kể tên các bạn cần tìm, trẻ được đứng theo các hàng ngang thẳng nhau)

Giúp trẻ ôn luyện các phía: Trước - sau, trái - phải của bản thân trẻ

Bài 2: Trò chơi “Người tài xế giỏi”

Cô đứng cùng phía với trẻ, vừa ra hiệu lệnh vừa làm nhanh cho trẻ xem:

+ Phía phải, phía phải, phía phải: Cô đưa tay nhanh sang bên phải vẫy vẫy + Phía trên, phía trên, phía trên: Cô đưa tay nhanh lên phía trên vẫy vẫy

Trang 26

+ Phía dưới, phía dưới, phía dưới: Cơ đưa tay nhanh xuống phía dưới vẫy vẫy

-_ Giờ chúng ta lái xe sang phải, sang trái lại sang phải nhé! (Cô làm cùng trẻ sau đó cho trẻ làm theo hiệu lệnh của cô) Giúp trẻ ơn luyện phía trái - phía phải của bản thân trẻ Bài 3: Trò chơi “Bé khéo tay”

Từ bức tranh có sẵn một đối tượng làm chuẩn (Bạn Thỏ) và các đối tượng khác bên ngoài: Mặt trời, cây nấm, bướm, cây

Yêu cầu trẻ: Hãy trang trí ơng mặt trời ở phía trên bạn Thỏ Hãy trang trí cây nấm ở phía dưới bạn Thỏ Hãy trang trí bạn bướm ở phía trước bạn Thỏ Hãy trang trí cây ở phía sau bạn Thỏ

(Bạn Thỏ ở đây phải được vẽ theo mặt nghiêng)

Giúp trẻ ôn luyện, xác định: Phía trên - dưới, trước - sau của đối tượng khác Bài 4: Trò choi “Bé thong minh”

Cô dùng một Búp bê, một Chú bướm: Cô đặt Chú bướm ở các vị trí

khác nhau so với Búp bê và hỏi: Bướm ở phía nào so với Búp bê? (Trên -

dưới, trước - sau)

Giúp trẻ ôn luyện, xác định phía trên - dưới, trước - sau của đối tượng khác Bài 5: Trị chơi: “Ai nhanh nhất”

Cơ và trẻ vừa đi vừa hát, cơ hơ phía trước (phía sau) của cơ thì trẻ chạy nhanh về phía đó đứng

Giúp trẻ ơn luyện, xác định phía trước - phía sau của đối tượng khác Bài 6: “Nặn tượng” Một trẻ đứng làm đất nặn (Bất động) và một trẻ đứng làm

người nặn

Hai trẻ đứng cùng chiều, trẻ đất nặn đứng trước, trẻ làm người nặn đứng sau Cô nói: + Nặn tay phải của đất nặn sang ngang

Trẻ làm người nặn đưa tay phải của đất nặn sang ngang + Nặn tay trái của đất nặn lên phía trên đầu

Trẻ làm người nặn đưa tay trái của đất nặn lên phía trên đầu Hai trẻ đứng ngược chiều nhau (Làm tương tự)

Giúp trẻ ôn luyện, xác định tay phải - tay trái của bạn khác

Trang 27

2.5 Giáo án

Bài: DẠY TRẺ XÁC ĐỊNH PHÍA PHẢI - PHÍA TRÁI CỦA BẢN THÂN

Đối tượng: Trẻ mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi)

Thời gian: 20 đến 25 phút

1 Mục tiêu:

1 Kiến thức: Trẻ xác định được phía phải - phía trái của bản thân

2 Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ

- Phát triển khả năng tập trung chú ý của trẻ

3 Giáo dục: Trẻ tích cực trong học tập, đoàn kết với bạn bè

II Chuan bi:

- Cô chuẩn bị một số đồ vật đồ chơi xung quanh lớp: Con cá, con mèo, gấu bông, thỏ, búp bê, con ngựa

- Mỗi trẻ có 4 hình: Hình trịn, hình vng, hình chữ nhật, hình tam giác

- Mỗi trẻ một bông hoa màu vàng

- Trẻ ngồi trên chiếu cùng quay mặt về một hướng Ill Tién hành:

Hoạt động của cô giáo Hoạt động của trẻ

1 Hoạt động 1: Ôn xác định tay phải - tay trái của

bản thân

Cô chào cả lớp, hôm nay cơ thấy lớp mình đi học rất là đây đủ và đúng giờ, cô khen cả lớp

Dé bat đấu một buổi học mới cô sẽ bắt nhịp bài hát | _ Trẻ hát và làm động

“Cháu vẽ ông mặt trời” chúng mình cùng hát vang | tác vẽ minh hoa bài hát này nhé, chúng mình cùng cầm bút làm động

tác vẽ minh hoạ nhé!

Chúng mình hát và vẽ rất giỏi, cô khen cả lớp

+ Vậy chúng mình vừa hát bài hát có tên là gì nhỉ? - Trẻ trả lời

Trang 28

+ Vậy khi vẽ chúng mình cầm bút bằng tay nào?

+ Vậy chúng mình giơ tay phải lên nào

+ Khi vẽ thì chúng mình giữ giấy bằng tay nào? + Chúng mình giơ tay trái lên nào

+ Vậy khi đánh răng chúng mình cầm bàn chải bằng tay nào? Cầm cốc bằng tay nào?

Nào chúng mình cùng làm mô phỏng động tác khi

đánh răng nào!

Cô thấy lớp mình làm rất giỏi cô khen cả lớp 2 Hoạt động 2: Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái của trẻ

(Giáo viên để một số đối tượng: Cá, Mèo, Gấu bơng

ở phía bên phải trẻ và Thỏ, Búp bê, Ngựa phía bên

trái trẻ)

Bây giờ cô sẽ cho chúng mình chơi trị chơi nhé!

Trò chơi thứ nhất: Trò chơi “7ờmn tay”, luat chơi là khi cô hô tay nào thì chúng mình giơ tay đó lên nhé! * Tìm tay, tìm tay

- Nào chúng mình hãy giơ tay phải lên nào!

+ Bây giờ chúng mình hãy nhìn sang phía bên tay

phải xem cô đã đặt những con gì ở đó?

Đúng rồi! Bên tay phải của chúng mình có con cá, con mèo và bạn gấu bông đấy

Phía có tay phải thì được gọi là phía phải nên các bạn

cá, mèo, gấu bơng nằm ở phía bên phải của chúng mình đấy!

- Vậy bạn nào biết phía có tay phải thì gọi là phía gì? * Tìm tay, tìm tay

- Chúng mình hãy giơ tay trái lên nào

+ Bây giờ chúng mình hãy nhìn sang phía bên tay

- Trẻ trả lời - Tra lời

- Tré lam

- Tay nao? tay nao? - Tré tra lời

- Tré tra lời

- Tay nao? tay nao?

Trang 29

trái xem cô đã đặt những con gì ở đó?

Đúng rồi! Bên tay trái của chúng mình có con thỏ, bạn búp bê và con ngựa đấy

Phía có tay trái được gọi là phía trái nên các bạn thỏ, búp bê, ngựa nằm ở phía trái của chúng mình đấy!

- Vậy bạn nào biết phía có tay trái thì gọi là phía gì?

Chúng mình học rất giỏi, cơ khen cả lớp Trị chơi thứ hai: Trò chơi “Trốn cô ”

* 'Trốn cô, trốn cô (Cô đổi vị trí của các đối tượng sau đó cho trẻ xác định lại vị trí của các đối tượng đó xem ở phía nào so với trẻ)

* Cô đâu? cô đâu?

- Chúng mình hãy nhìn xem phía bên phải của

chúng mình có gì?

- Chúng mình hãy nhìn xem phía bên trái của chúng mình có gì?

- Cháu hãy nhìn xem bạn thỏ ở phía nào của cháu?

Cô thấy lớp mình học rất giỏi, cơ sẽ thưởng cho chúng mình những trò chơi thật thú vị nhé!

3 Hoạt động 3: Củng cố

* Trò chơi 1: “Làm theo tín hiệu” Cơ phát cho mỗi

trẻ một rổ đồ chơi Luật chơi là chúng mình phải làm theo hiệu lệnh của cô, ai sai sẽ bị nhảy lò cò

quanh lớp nhé!

- Cháu hãy đặt hình trịn ở phía trước cháu, hình

vng ở phía sau cháu

- Cháu hãy đặt hình tam giác ở phía trái của cháu, hình chữ nhật ở phía phải của cháu

Cô kiểm tra trẻ và hỏi: Cháu đặt hình vng (hình trịn,

- Trả lời (Thỏ, búp bê,

ngựa)

- Trẻ trả lời

Trang 30

hình tam giác, hình chữ nhật) ở phía nào của cháu? - Cháu hãy giơ bông hoa màu vàng lên phía trên

cháu, phía dưới cháu

Cơ thấy lớp mình chơi rất giỏi, giờ chúng mình có muốn chơi một trò chơi nữa khơng?

* Trị chơi 2: Trị chơi của cơ mang tên “Nhanh trí”

khi cơ hơ quay người sang phía nào thì chúng mình | _ Trẻ nghe

phải quay người sang phía đó (Cơ làm mẫu)

Cô hô:

Bên phải quay - Trẻ làm theo hiệu

Bên trái quay lệnh của cô

Di chuyển sang trái 3 bước

Di chuyển sang phải 3 bước

3 Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho

trẻ 5 đến 6 tuổi

3.1 Nội dung (Xem [1] tr 175 - 176, [2] tr 109)

Khác với độ tuổi trước, trẻ mẫu giáo lớn đã có những vốn kiến thức và kinh

nghiệm về các hướng trong không gian Trẻ đã có khả năng xác định các hướng không gian cơ bản như: Phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, phía

trái - phía phải của bản thân trẻ, không gian định hướng đã được mở rộng hơn Hơn nữa trẻ cịn có khả năng xác định các hướng không gian cơ bản như:

Phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau của người khác Do vậy, nội dung

dạy trẻ mẫu giáo lớn định hướng trong không gian bao gồm:

- Dạy trẻ xác định các hướng: Phía phải - phía trái của người khác - Dạy trẻ xác định vị trí của đối tượng này so với đối tượng khác có sự định hướng trong bản thân theo các hướng cơ bản: Phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, phía phải - phía trái

3.2 Phương pháp hướng dẫn 3.2.1 Hướng dẫn trên giờ học:

Trang 31

Hướng dẫn trẻ trên giờ học đóng vai trò to lớn trong quá trình hướng

dẫn trẻ định hướng trong khơng gian Vì vậy, mỗi giờ học cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ về giáo án, đồ dùng trực quan để đảm bảo giờ học đạt hiệu

quả cao Bố cục giáo án gồm ba bước:

- Bước 1: Ổn định lớp, ôn lại kiến thức cũ, giới thiệu bài học

- Bước 2: Hình thành kiến thức mới - Bước 3: Củng cố, mở rộng kiến thức

Trẻ 5 đến 6 tuổi do khả năng chú ý của trẻ đã phát triển hơn trẻ mẫu

giáo bé, nhỡ rất nhiều Do vậy thời gian một tiết học khoảng 25 đến 30 phút

3.2.1.1 Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của bạn khác (Xem [2], tr 116) - Ôn tay phải - tay trái của bạn

- Xác định xem bên tay phải - tay trái của bạn có gì

- Mở rộng dần vùng không gian xung quanh bạn cô cho trẻ xác định xem phía bên phải, bên trái bạn có những đồ vật nào hoặc có những ai?

- Cho trẻ xác định xem một đối tượng nào đó ở phía nào của bạn?

- Cho trẻ xác định vị trí của một đối tượng nào đó so với bạn khác trong lớp

Ví dụ: Đồ chơi ở bên phải bạn A nhưng lại ở phía bên trái bạn B Cùng một lúc cô có thể cho trẻ xác định vị trí của các đồ vật xung

quanh bạn theo các phía, khơng chỉ riêng phía phải - phía trái

- Qua các bài tập luyện trẻ thấy ra rằng: Phía phải của bạn là phía bên tay phải

của bạn đó và phía trái của bạn là phía bên tay trái của bạn đó Dựa vào việc

xác định các hướng của bạn, cô dạy trẻ biết xác định vị trí của đồ vật theo các

hướng cơ bản của bạn đó

Ví du: Cơ có một bức tranh vẽ bạn nhỏ đang đánh răng, trong tranh có

ngơi nhà, mặt trời, cây cối

- Cô đưa trẻ vào tình huống, hỏi:

+ Tay phải của bạn đang cầm gì? Tay phải của mình đâu? + Tay trái của bạn đang cầm gì? Tay trái của mình đâu?

+ Chúng mình hãy nhìn xem phía bên phải của bạn nhỏ có gì? (Ngơi nhà, con Bướm)

Trang 32

+ Chúng mình hãy nhìn xem phía bên trái của bạn nhỏ có gì? (Cây, Cún con) + Chúng mình hãy nhìn xem phía bên trên của bạn nhỏ có gì? (Ơng mặt

trời, mây)

+ Chúng mình hãy nhìn xem phía bên dưới của bạn nhỏ có gì? (Hoa)

Củng cố: Cho trẻ chơi trị chơi “Trang trí tranh” theo yêu cầu của cơ Dán hoa

ở phía dưới, chim ở phía trên

3.2.1.2 Dạy trẻ xác định vị trí của các đối tượng so với nhau (Xem [2], tr 117) Cô giáo chọn cho trẻ các đối tượng có sự định hướng trong bản thân nó

làm chuẩn Ví dụ: Búp bê, Thỏ, Gấu, Ôtô

Trước tiên cô cho trẻ định hướng trên đối tượng được chọn làm chuẩn về các phía: Trên - dưới, trước - sau, phải - trái để trẻ xác định các hướng trong không gian từ đối tượng đó Việc xác định hướng này dựa vào sự định

hướng của bản thân đối tượng đó

Cơ cho trẻ quan sát nhận xét vị trí của đồ vật theo các hướng cơ bản đã

được xác định của vật chuẩn

Ví du: Củ cà rốt ở phía trước bạn thỏ cịn bạn nhím ở phía sau bạn thỏ Sau đó cho trẻ nhận xét vị trí khơng gian của các vật so với nhau, ví dự: Phía trước bạn mèo là bạn nhím cịn bạn nhím phía sau bạn thỏ (Thỏ - Nhím - Mèo)

Khó hơn, cô cho trẻ đặt đồ chơi vào vị trí đã định trước, ví dụ: Hãy đặt cốc và thìa trước mặt bạn thỏ, còn đặt bạn gấu bên phải bạn sóc

Khi thực hiện các bài tập này cho trẻ diễn đạt quan hệ không gian giữa các đồ vật, cô chú ý cho trẻ nói đủ cả vật chuẩn, ví du “Bạn nhím ở phía trước bạn thở” khơng được nói “ Bạn nhím ở phía trước”

Ngồi các đối tượng có sự định hướng theo ba chiều, cô cho trẻ làm bài tập với các đối tượng có sự định hướng theo một chiều hoặc hai chiều, ví đ: Cái cốc, cái xô đựng nước chỉ có sự định hướng theo một chiều với hai hướng

ngược nhau: Trên và dưới hay tờ giấy chỉ có 2 chiều: Trên - dưới, trái - phải

Ở lớp lớn cô cần chú ý phát triển sự định hướng của trẻ trong mặt

phẳng như: Trên tờ giấy, trên bức tường, trên bảng Trước hết cô cho trẻ xác định các hướng chính diện trên mặt phẳng như: Phía trên - phía dưới, phía phải

Trang 33

- phía trái và ở giữa Trên cơ sở đó cơ dạy trẻ xác định vị trí trong khơng gian của các góc trong mặt phẳng Ví du: 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Trên tờ giấy, nếu các chữ số được sắp xếp như vậy thì số 5 ở chính giữa, số 2 ở trên, số 8 ở dưới, số 9 ở góc dưới bên phải của tờ giấy nhưng số 9 lại ở phía

bên phải của số 8 và phía dưới số 6

3.2.2 Dạy trể ngoài giờ học (Xem [2], tr 118 - 119)

Cô cần tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên luyện tập định hướng không

gian trong các hoạt động của trẻ và trong các giờ học khác

Cô cho trẻ làm thêm các bài tập xác định vị trí các đối tượng trong mặt phẳng trên các bức tranh dưới dạng câu đố hoặc trò chơi, Ví đụ:

+ Cho trẻ xem tranh sau đó yêu cầu trẻ xem trong tranh vẽ cái gì và xác định sự sắp xếp không gian của chúng

+ Khó hơn cơ có thể chỉ mơ tả vị trí các đối tượng bằng lời, cho trẻ tìm đồ vật đặt vào vị trí tương ứng (Bài tập này thường dùng khi trẻ chơi

xây dựng)

Ví dụ: Khi trẻ xây nhà ở thì cơ hướng dẫn “Các cháu hãy xây nhà ở giữa, phía bên phải xây nhà bếp, phía bên trái xây vườn trồng rau” Hoặc sau khi trẻ làm xong, cô yêu cầu trẻ mô tả lại sự sắp xếp không gian của chúng

+ Trên cơ sở nắm được sơ đồ định hướng trong mặt phẳng, biết mô tả bằng lời nói cơ có thể cho trẻ sử dụng các vật định hướng, mốc định hướng để

miêu tả đường đi từ lớp đến các lớp trong trường, các phòng đặc trưng của trường

3.3 Đô dùng dạy học (Xem [2], tr 120)

Các đồ dùng chọn làm vật chuẩn để cho trẻ xác định vị trí của các đối tượng trong không gian phải có sự định hướng ngay trong bản thân

Ví dụ: Mèo con, Cún con, Ơtơ khơng chọn quả bóng, củ cà rốt .làm vật chuẩn

3.4 Hệ thống bài tập

Trang 34

Bài 1: Trò chơi “Bé nhanh mắt” Cô chuẩn bị tranh trên tranh có một đối tượng làm vật chuẩn: Người, con vật

Cô hỏi trẻ: Phía phải của đối tượng đó có những gì? Phía trái có gì? Phía trên

(dưới) có gì?

Giúp trẻ ơn luyện các phía: Trên - dưới, trước - sau, trái - phải của người khác

Bài 2: Trò chơi “Noạ sĩ í hon” Cơ chuẩn bị một bức tranh nhưng trên

tranh lúc này chỉ có một đối tượng đó là vật chuẩn (Bạn nhỏ) Cô chuẩn bị các đối tượng khác: Bướm, Mặt trời, Chim ở bên ngoài (riêng biệt)

Cô yêu cầu trẻ lên trang trí các đối tượng bên ngoài vào bức tranh cho thêm đẹp sau đó cô hỏi trẻ về vị trí các đối tượng đó so với vật chuẩn, ví dự: Mặt trời ở phía nào so với bạn nhỏ? Chú bướm ở phía nào so với bạn nhỏ? Chú chim ở phía nào so với bạn nhỏ?

Giúp trẻ ôn luyện, nhận biết vị trí của đối tượng này so với đối tượng khác

Bài 3: Trò chơi “Bé khéo tay” Cô chuẩn bị sẵn tranh nhưng chỉ có một vật chuẩn (Ơng lão) và các đối tượng bên ngồi khác: Cây, Ngơi nhà, Mặt trời,

Cây nấm riêng biệt, cô cho trẻ trang trí tranh theo yêu cầu của cô, khi cơ

nói về vị trí nào thì trẻ đán vào vị trí đó trên tranh Cơ nói: Cây ở phía bên phải ông lão

Ngôi nhà ở phía bên trái ơng lão Mặt trời ở phía trên của ông lão Cây nấm ở phía dưới của ơng lão

Giúp trẻ ôn luyện các phía: Trên - dưới, trước - sau, trái - phải của đối tượng

khác

Bài 4: Trò chơi “A7 nhanh nhất” Cô và trẻ vừa đi vừa hát, khi cơ nói: Phía

phải (phía trái), Phía trước (phía sau) của cơ thì trẻ chạy nhanh về phía đó để đứng

Giúp trẻ ơn luyện các phía của đối tượng khác: Phải - trái, trước - sau Bài 5: Trò chơi “Nhanh nhất” Cô dán các đối tượng khác nhau: Thỏ,

Nhím, Ngơi nhà, Hoa, Củ cà rốt trên mặt bảng Cô hỏi:

Trang 35

+ Bạn thỏ được dán ở đâu của bảng? (Góc trên phía bên phải của bảng)

+ Cái gì được dán ở giữa bảng?

+ Cái gì được dán ở phía góc bên trái của bảng?

Giúp trẻ ôn luyện định hướng trong mặt phẳng

Bài 6: Kể chuyện theo tranh

Ví dụ: Tranh vẽ ngôi nhà, chim bay, vườn rau, ở gốc cây có chú mèo đang ngủ và đàn gà con

Cô hướng trẻ kể về vị trí của các đối tượng trong tranh

Trẻ kể: Có một ngơi nhà trên mặt đất, phía trên mấi nhà có ống khói, có chim

đang bay, phía sau nhà có vườn rau, dưới gốc cây có con mèo đang ngủ, trên sân có đàn gà con đang vui đùa

Giúp ôn luyện vị trí của đối tượng này so với đối tượng khác

3.5 Giáo án

Bài: ÔN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA ĐỐI TƯỢNG NÀY SO VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁC

Chủ điểm: Gia đình

Độ tuổi: 5 đến 6 tuổi Thời gian: 25 đến 30 phút

1 Mục tiêu:

1 Kiến thức: Trẻ xác định được các phía trên - dưới, trước - sau, trái - phải của đối tượng này so với đối tượng khác

2 Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Phát triển khả năng tập trung chú ý, tư duy cho trẻ 3 Giáo dục: - Tính tích cực học tập cho trẻ

- Đoàn kết giúp đỡ mọi người trong gia đình, bạn bè

II Chuẩn bị:

- Tranh vẽ một cậu bé đang đi học, trong tranh có cây hoa, cây nấm, trường

học, mặt trời, bướm, cây to

Trang 36

- Tranh một khu vườn trong truyện “hổ củ cải”, các hình ơng lão, bà lão, cháu gái, cún con, mèo con và chuột nhắt đều là hình rời bên ngồi (Các hình

được vẽ theo mặt nghiêng, có hai hình ông lão: một vẽ theo mặt nghiêng, một vẽ trực diện)

- Hình một số đối tượng khác: Chim, bướm, mặt trời, thỏ

II Tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1 Hoạt động 1: Ổn định lớp, hứng thú

Cô chào cả lớp, hôm nay cô thấy lớp mình đi học rất đầy đủ cô khen cả lớp

* rốn cô, trốn cô - Tré cui dau

Cô đâu, cô đâu? xuống

Chúng mình hãy nhìn xem cơ có bức tranh vẽ gì đây? (Cơ

đưa tranh vẽ bạn nhỏ đang đi học ra)

+ Vậy chúng mình hãy cho cơ biết phía trên bạn nhỏ có

- Trẻ trả lời gì? (Có mặt trời, bạn bướm)

+ Vậy phía dưới bạn nhỏ có gì? (Có cây hoa,cây nấm) + Vậy phía trước bạn nhỏ có gì? (Có trường học)

+ Vậy phía sau bạn nhỏ có gì ? (Có cây to) - Trẻ trả lời

À! Đúng rồi đây là bức tranh vẽ bạn nhỏ đang đi học! Ở

phía trên bạn ấy có ông mặt trời, bạn bướm đang bay; Ở

phía đưới bạn ấy có cây hoa, cây nấm; Ở phía trước bạn là

trường học, còn ở phía sau bạn là một cây to đấy! 2 Hoạt động 2: Bài mới

Cô thấy lớp mình học rất giỏi nên cô sẽ kể cho chúng

mình nghe một câu chuyện nhé! Nào chúng mình hãy

ngồi ngay ngắn và quan sát theo tranh để nghe cô kể

chuyện nào (Cô kể có tranh minh họa)

Cô kể: Ngày xưa, có một ơng lão rất chăm chỉ, ông

Trang 37

trồng một cây củ cải và hằng ngày chăm bón cho cây, được ơng chăm bón cây cải lớn nhanh như thổi nhìn thật ngon

mắt Đến ngày thu hoạch cây cải rất to, ông lão nhổ mãi mà không được, ông đã gọi bà lão ra nhổ cùng

Bà lão ơi ra đây nhổ củ cải với tôi nào (Cơ lấy hình bà lão ra để sau ông lão)

Cô hỏi: + Vậy, chúng mình hãy nhìn xem bà lão đứng ở

phía nào so với ông lão? (sau)

+ Ơng lão đứng ở phía nào so vơí bà lão? (trước)

Cô kể tiếp: Bà lão túm vào áo ông lão để cùng nhổ cải nhưng vẫn không nhổ được, bà lão đã gọi cháu gái ra nhổ

ải cùng “Cháu gái ơi mau ra đây nhổ củ cải nào” (Cô đưa hình cháu gái ra đặt sau hình bà lão)

Cơ hỏi: + Vậy cháu gái đứng ở phía nào so với bà lão? ( sau)

+ Bà lão đứng ở phía nào so với cháu gái? (trước) + Bà lão đừng ở phía nào so với ơng lão và ở phía nào so với cháu gái?

À! Đúng rồi bà lão đứng sau ông lão nhưng lại đứng ở phía trước so với cháu gái đấy!

Cô kể tiếp: Bà lão, ông lão và cháu gái cũng không nhổ

được củ cải vì vậy cháu gái đã gọi cún con, mèo con và chuột nhất ra để cùng nhổ cải đấy!

(Cô đưa lần lượt mơ hình cún con, mèo con và chuột nhất ra)

Có cún con, mèo con, chuột nhắt giúp sức vậy là gia đình

ơng lão đã nhổ được củ cải đấy Bà lão, cháu gái, cún con, mèo con, chuột nhắt vui mừng mang củ cải về nấu chỉ cịn có ơng lão ở trong khu vườn (Trên tranh chỉ cịn hình ông

lão, hình ông lão được vẽ trực diện) Cô hỏi:

Chúng mình hãy nhìn xem ơng lão ở phía nào so với mặt

Trang 38

trời? (dưới)

Mặt trời ở phía nào so vơi ơng lão? (trên)

A! Đúng rồi ông lão ở phía dưới mặt trời còn mặt trời ở phía trên ơng lão

Hơm nay trời rất đẹp, có một bạn chim, một bạn bướm bay tới khu vườn (Cô dán bạn chim ở phía bên phải ông

lão bạn bướm ở phía bên trái ơng lão) Cơ hỏi:

+ Chúng mình hãy nhìn xem bạn chim ở phía nào so với

ơng lão? (Phải)

+ Chúng mình hãy nhìn xem bạn bướm ở phía nào so với ơng lão? (Trái)

+ Phía phải của ơng lão cịn có những gì? (Cây, hoa)

+ Phía trái ơng lão cịn có những gì?

Lớp mình học rất giỏi cô khen cả lớp! Vậy là chúng mình

vừa được nghe cô kể câu chuyện “Nhổ củ cải” rồi đấy Chúng mình có muốn tự kể lại câu chuyện này không?

3 Hoạt động 3: Củng cố

Trò chơi 1: “Người kể chuyện hay” Cô chia lớp thành hai tổ cho các tổ tự hội ý và cử người đại diện lên kể cho tổ

mình Cô yêu cầu trẻ kể theo vị trí các đối tượng trong

tranh (Tranh truyện “Nhổ củ cải” cô vừa kể xong)

Trò chơi 2: “Họa sĩ ti hon” Cô giáo chia lớp thành hai đội

Cho trẻ lên trang trí tranh bằng nhiều đối tượng, trên tranh

có một vật chuẩn là bạn thỏ Trẻ làm xong cô hỏi trẻ về vị trí của các đối tượng đó so với bạn thỏ? Cây ở phía nào của

Trang 39

Chuong 3

THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NHŨNG GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HÌNH

THÀNH BIỂU TƯỢNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG

GIAN CHO TRẺ MẦM NON 1 Thuận lợi và khó khăn

1.1 Thuận lợi:

Việc hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian

cho trẻ mầm non có rất nhiều thuận lợi như: Đặc điểm nhận thức của trẻ ngày nay là rất tốt, trẻ ghi nhớ rất nhanh, ham học hỏi khám phá tri thức mới Hơn

nữa, để trẻ phát triển tốt, biết khám phá các đối tượng xung quanh trẻ thì ngay

khi trẻ còn nhỏ, những lúc trẻ sinh hoạt ở gia đình thì người lớn trong gia đình trẻ cũng dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản của định hướng trong khơng gian

Vì vậy mà việc hướng dẫn của người giáo viên được dễ dàng hơn: Đội mũ lên trên đầu, tay phải cầm thìa, đeo ba lơ ra phía sau lưng, ngồi phía trước mẹ

(Khi ngồi xe máy), ngồi lên đùi bố ( Khi bố bế) 1.2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi thì khi hướng dẫn hình thành biểu

tượng định hướng trong khơng gian cho trẻ cịn có những khó khăn mà trong thời gian thực tập em đã thấy được như sau:

- Về phía trẻ, ngơn ngữ chưa phát triển hoàn thiện đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ Do đó làm trẻ chưa diễn đạt được những hiểu biết

của mình một cách trôi chảy làm cho giáo viên rất khó khăn trong quá trình hướng dẫn trẻ Khả năng ghi nhớ của trẻ rất nhanh nhưng lại rất chóng quên

nên việc hình thành kiến thức phải được diễn ra liên tục, thường xuyên Song không phải trẻ nào cũng tới lớp thường xuyên nên việc hình thành kiến thức cho trẻ là rất khó khăn Buổi học trước là cơ sở cho buổi sau nhưng nếu buổi trước trẻ nghỉ thì buổi sau trẻ rất khó khăn tiếp thu kiến thức như những trẻ khác Lớp học còn quá đông từ 50 đến 60 trẻ/lớp nên việc quan sát, hướng dẫn trẻ học tập còn nhiều hạn chế

- Trình độ giáo viên cịn hạn chế nên chưa có kỹ năng hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ Do vậy, khi tổ chức một giờ dạy

Trang 40

học thì việc chuẩn bị đồ dùng trực quan là chưa chu đáo, ngôn ngữ của cô là chưa chính xác, hệ thống câu hỏi là chưa rõ ràng, cụ thể

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học luôn luôn là mối quan tâm

hàng đầu của các cô giáo Mầm non Cơ sở vật chất trang thiết bị tốt thì chất

lượng dạy học mới đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư cho giáo

dục mầm non là chưa nhiều, chưa đồng bộ (Chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn) Ở nông thôn phần lớn trường mẫu giáo là khu nhà cấp 4, trang thiết bị thiếu thốn, phần lớn đồ dùng trực quan do giáo viên tự làm bằng các nguyên liệu như: Vải vụn, xốp, vỏ hộp chưa hấp dẫn trẻ nhiều

- Kiến thức đưa vào giảng dạy trong trường mầm non có khối lượng khá

lớn, riêng mơn Tốn có khối lượng kiến thức rất nhiều, gồm 5 nội dung: Hình thành về số, hình dạng, kích thước, khơng gian và thời gian nhưng mỗi tuần chỉ có l tiết dạy học Toán Do vậy, nếu không được ôn luyện thường xuyên thì trẻ sẽ nhanh quên vì đặc điểm của trẻ là chóng nhớ mau quên

- Về sự phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội Đây là mối quan hệ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ Xã hội chưa có cái nhìn đúng về giáo dục mầm non, chưa nhìn thấy được tầm quan trọng của bậc

học mầm non như các bậc học khác Do vậy mà trách nhiệm vẫn đè nặng lên

vai nhà trường và cô giáo mầm non Đồng thời các bậc phụ huynh vẫn chưa

quan tâm nhiều đến con cái của mình, nhiều bậc phụ huynh vẫn phó mặc con cái cho cô giáo, chưa quan tâm nhiều đến sự giáo dục của nhà trường đến con

cái họ

2 Những giải pháp:

Hoạt động học tập ở trường mẫu giáo diễn ra chủ yếu là thông qua các

hoạt động vui chơi Trong đó cơ giáo là người tổ chức hướng dẫn, trẻ là người

tham gia hoạt động Để các hoạt động đó diễn ra tốt thì cần chú ý:

- Về phía cô giáo: Cô giáo là người tổ chức cho trẻ tham gia vào các

hoạt động, cô giáo cần lưu ý:

+ Trước khi tham gia vào các hoạt động cô cần tạo cho trẻ tâm lí thoải mái,

hào hứng, phấn khởi, mong muốn được thể hiện mình

Ngày đăng: 28/10/2014, 17:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w