1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên

61 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 644,85 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ NHÀN SỰ THỂ HIỆN CỦA HOÁN DỤ TU TỪ TRONG TẬP THƠ ĐIÊU TÀN CỦA CHẾ LAN VIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ NHÀN SỰ THỂ HIỆN CỦA HOÁN DỤ TU TỪ TRONG TẬP THƠ ĐIÊU TÀN CỦA CHẾ LAN VIÊN CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: Ths. Bùi Kim Tuyến SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này cùng với nỗ lực của bản thân em còn được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo Bùi Kim Tuyến. Ngoài ra, em cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn, các cán bộ thư viện của trường Đại học Tây Bắc cũng như của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Thạc sĩ Bùi Kim Tuyến – Giảng viên chính, Tổ trưởng bộ môn tiếng Việt đã giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Quá trình nghiên cứu và viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót vì thế em kính mong các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên góp ý kiến để khóa luận của em hoàn thiện hơn. Sơn La, tháng 5 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Nhàn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 6 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 8 4.1. Phương pháp thống kê phân loại 8 4.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu 8 4.3. Phương pháp phân tích tu từ học 8 5. Những đóng góp của khóa luận 9 6. Cấu trúc của khóa luận 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Một số khái niệm cơ bản 11 1.1.1. Màu sắc tu từ 11 1.1.2. Phương tiện tu từ 13 1.1.3. Biện pháp tu từ 14 1.1.4. Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ 15 1.1.4.1. Trên cấp độ từ vựng 15 1.1.4.2. Trên cấp độ ngữ nghĩa 17 1.1.4.3. Trên cấp độ cú pháp 18 1.1.4.4. Trên cấp độ văn bản 19 1.1.5. Phân tích tu từ học 21 1.2. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa 24 1.2.1. Khái niệm 24 1.2.2. Phân loại 24 1.2.2.1. Căn cứ 24 1.2.2.2. Các loại hoán dụ 25 1.3. Hoán dụ tu từ 27 1.3.1. Khái niệm 27 1.3.2. Đặc điểm cấu trúc và thể loại 28 1.3.3. Ý nghĩa sử dụng 30 1.3.3.1. Trong sinh hoạt hàng ngày 30 1.3.3.2. Trong văn chính luận 30 1.3.3.3. Trong thơ văn nghệ thuật 31 CHƯƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN CỦA HOÁN DỤ TU TỪ TRONG TẬP THƠ “ĐIÊU TÀN” CỦA CHẾ LAN VIÊN 2.1. Khảo sát thống kê 33 2.1.1.Tư liệu thống kê 33 2.1.2. Mục đích thống kê 33 2.1.3. Kết quả thống kê 34 2.1.4. Nhận xét 35 2.2. Sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên 36 2.2.1. Hoán dụ tu từ biểu hiện cho phong cách thơ Chế LanViên 36 2.2.2. Giá trị biểu cảm của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên 41 2.3. Giá trị tu từ của hoán dụ tu từ trong bài thơ “Trên đường về” 45 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống hàng ngày, có những hiện tượng lấy tên của sự vật X để gọi tên cho sự vật Y, do giữa X và Y có những nét nào đó tương cận nhau. Đặc điểm này của sự vật đã kích thích vào khả năng liên tưởng, giúp chúng ta nhận thức về thế giới quan đa dạng một cách sinh động. Xuất phát từ thực tế cuộc sống đa dạng phong phú, qua cảm nhận chủ quan và cảm nhận của thời đại, cái mà tác giả đã đưa vào tác phẩm văn chương của mình chính là những kết quả liên tưởng. Nói cách khác, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát huy, các tác giả đã thực hiện những liên tưởng của mình sao cho thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp của cộng đồng. Cách liên tưởng như vậy vừa có tính truyền thống, tính thời đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liên tưởng ấy chính là hoán dụ tu từ - là một trong những phương thức chuyển nghĩa phổ biến. Việc hiểu và nắm vững những phương thức chuyển nghĩa hoán dụ đã góp phần làm giàu vốn ngôn ngữ, làm giàu tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa. Mặt khác, nếu biết sử dụng tốt phương thức này thì cách diễn đạt của chúng ta chắc chắn sẽ cô đọng, hàm súc, truyền cảm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Đặc biệt với ngành sư phạm Ngữ văn thì việc hiểu kĩ về các phương tiện và biện pháp tu từ, trong đó có hoán dụ tu từ lại càng cần thiết hơn. Bởi nó giúp nâng cao năng lực cảm thụ văn chương, hiểu được giá trị hình tượng cảm xúc mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm và truyền tải tối ưu nhất những giá trị đó đến người lĩnh hội. Việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ Chế Lan Viên đã có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã đi tìm hiểu một lối thơ mang phong cách suy tưởng triết lí – thấm đẫm màu sắc trí tuệ. Nói như Nguyễn Văn Hạnh “Đời thơ của Chế Lan Viên gần như bao trùm lên cả thế kỉ XX trong chiều dài và bề sâu của nó. Anh là nhà thơ của thế kỉ, người có công đầu tiên trong việc tạo dựng lên khuôn mặt và tầm vóc thơ Việt Nam hiện đại”. Và có một điều mà bạn yêu thơ và giới phê bình, nghiên cứu đều thừa nhận đó là sức sống của giá trị nghệ thuật ngôn từ trong thơ Chế Lan Viên ngày càng được khẳng định. 2 Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên nhưng việc sử dụng những công cụ phương tiện tu từ, biện pháp tu từ trong tiếng Việt, đặc biệt là hoán dụ tu từ để soi chiếu vào trong thơ Chế Lan Viên một cách kĩ lưỡng, tỉ mỉ thì chưa phải là nhiều và chưa khai thác tìm hiểu một cách triệt để. Với một phong cách viết thơ đầy triết lí như Chế Lan Viên thì các phương tiện tu từ là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm của tác giả. Vì thế khóa luận này đi tìm hiểu sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ “Điêu tàn” của Chế Lan Viên. Theo tôi đây là việc làm cần thiết để giúp cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về phong cách thơ Chế Lan Viên cũng như thấy được sự tài hoa, chất trí tuệ trong việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tu từ, phương tiện tu từ của Chế Lan Viên. Hiện nay ở trường phổ thông, các tác phẩm thơ của Chế Lan Viên cũng được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu. Trong rất nhiều tên tuổi cùng thời, ông là số ít trong tác giả nổi tiếng có tác phẩm trong chương trình lớp 9 trung học cơ sở và lớp 12 trung học phổ thông (ban cơ bản) ta có thể thấy điều đó qua bảng thống kê sau: BẢNG THỐNG KÊ Số tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX được giảng dạy trong sách Ngữ văn (ban cơ bản) lớp 8, lớp 9, lớp10, lớp 11, lớp 12 (Nhà xuất bản Giáo Dục 2009) như sau: Stt Số bài đưa vào học Tên tác giả Số bài đưa vào giảng chính (lớp) Số bài đọc thêm (lớp) 8 9 10 11 12 8 9 10 11 12 1 Huy Cận 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 2 Chế Lan Viên 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 3 Thế Lữ 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 Hàn Mặc Tử 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 5 Anh Thơ 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 6 Xuân Diệu 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 7 Tố Hữu 1 0 0 1 0 0 0 0 1 1 3 Qua bảng thống kê trên ta thấy trong số 7 nhà thơ, nhà văn thì Chế Lan Viên đều có tác phẩm trong chương trình ở trung học phổ thông và trung học cơ sở. Cụ thể: Lớp 9 có bài “Con cò” và lớp 12 có bài “Tiếng hát con tàu”. Như vậy, ta cũng thấy được phần nào vị trí và vai trò của thơ ca Chế Lan Viên trong nền văn học nước nhà, cũng như trong việc giảng dạy, học tập những tác phẩm văn chương trong nhà trường. Với chương trình cải cách giáo dục hiện nay thì phương pháp giảng dạy tích hợp ba phân môn tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn được gọi chung là Ngữ văn ngày càng được nâng cao và chú trọng. Việc ứng dụng những thành tựu nghiên cứu của tiếng Việt vào việc phân tích các giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ và phương tiện tu từ trong văn bản và nhất là văn bản nghệ thuật không phải là việc dễ dàng. Từ lý thuyết đi tới thực hành là một khoảng thời gian không hề ngắn. Chúng ta thấy điều đó qua các giờ giảng môn Ngữ văn trong nhà trường, thường thì giáo viên và học sinh chỉ thấy được cái hay, cái đẹp của những câu thơ mà không biết cái hay cái đẹp ấy bắt nguồn từ đâu. Nếu có thì cũng chỉ là mới “đả động” đến mà chưa đi vào “mổ xẻ” tìm hiểu một cách chi tiết thấu đáo, điều đó làm mờ đi tài năng của Chế Lan Viên trong việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh thơ. Từ thực trạng trên người thực hiện khóa luận quyết định đi vào tìm hiểu, nghiên cứu về “Sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên” để giúp cho giáo viên và học sinh thuận lợi trong việc cảm thụ cái hay cái độc đáo trong thơ Chế Lan Viên. 2. Lịch sử vấn đề Phương thức hoán dụ từ lâu được các nhà nghiên cứu quan tâm, trong các giáo trình về từ vựng học tiếng Việt: Nguyễn Văn Tu [22], Đỗ Hữu Châu [2], Nguyễn Thiện Giáp [4] đều nói tới hiện tượng chuyển nghĩa nói chung và phương thức hoán dụ nói riêng. Hoán dụ tu từ đã được các tác giả như: Đinh Trọng Lạc [12], Cù Đình Tú [21], Nguyễn Thái Hòa [6], Hữu Đạt [3], nghiên cứu cụ thể trên phương diện lý thuyết các tác giả đều cho rằng hoán dụ là một phép tu từ để trang trí, góp phần 4 làm giàu hình tượng, cảm xúc của tiếng Việt, song mỗi tác giả tại mỗi thời điểm lại có cách gọi và sự phân loại khác nhau. Đinh Trọng Lạc [13], xem “hoán dụ tu từ là hoán dụ thực hiện hóa mối liên hệ bất ngờ giữa hai khách thể”. Hoán dụ tu từ thường được cấu tạo dựa vào những mối liên hệ logic khách quan: liên hệ giữa bộ phận và toàn thể; liên hệ giữa chủ thể (người) và vật sở thuộc (y phục, đồ dùng); liên hệ giữa công cụ lao động và bản thân sức lao động hoặc kết quả của lao động; liên hệ giữa số ít và số nhiều, giữa con số cụ thể và con số tổng quát (cải số); liên hệ giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng (cải dung); liên hệ giữa hành động, tính chất và kết quả của hành động, tính chất. Với cách phân chia như vậy ta thấy được mối quan hệ tương cận giữa hai sự vật, hai hiện tượng. Tuy nhiên ta vẫn chưa thấy được tính đa dạng, phong phú của hoán dụ tu từ. Khi xét về hiện tượng chuyển nghĩa hoán dụ Đỗ Hữu Châu [2] cho rằng: “Hoán dụ thực hiện qua mối quan hệ đi đôi với nhau giữa hai sự vật, hai hiện tượng”. Hoán dụ bao gồm các cơ chế sau: quan hệ bộ phận và toàn thể; quan hệ vật chứa và vật bị chứa; quan hệ nguyên liệu và sản phẩm; quan hệ dụng cụ đồ dùng với người sử dụng; quan hệ dụng cụ và ngành nghề; quan hệ vật chứa và lượng vật chứa được chứa đựng; quan hệ giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế; quan hệ âm thanh và động tác (dựa vào âm thanh để gọi tên động tác); quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm của hoạt động đó; quan hệ hoạt động và công cụ; quan hệ động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình sản xuất; quan hệ giữa nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên liệu đó; quan hệ giữa sự vật và màu sắc; quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật. Như vậy, hoán dụ nói chung và hoán dụ tu từ đã có nhiều công trình nghiên cứu. Nhưng hầu như các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá rõ về giá trị hoán dụ tu từ trong một tác phẩm văn chương cụ thể. Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên là Phan Ngọc Hoan, quê ở xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, nhưng suốt thời niên thiếu đến tuổi trưởng thành lại gắn bó với vùng Bình Định – Quy Nhơn, nên đây cũng được xem là quê hương thứ hai của nhà thơ. Vùng Bình Định – Quy Nhơn đã để lại nhiều ấn 5 tượng sâu đậm trong tâm trí của người thiếu niên giàu trí tưởng tượng Chế Lan Viên. Thành Bình Định xưa từng là kinh đô Đồ Bàn của vương quốc Chiêm Thành, một vương quốc nay đã tàn vong nhưng đã có những thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh. Những dấu tích của một quốc gia phong kiến từng có thời huy hoàng nay đã tàn vong còn có thể bắt gặp ở mọi nơi, mà biểu tượng tiêu biểu nhất là những tháp Chăm – công trình kiến trúc độc đáo và vững chắc, vượt qua sự tàn phá của thời gian và chứa đựng nhiều bí ẩn chưa thể khám phá hết được. Hằng ngày, từ ngôi nhà ở trong thành Bình Định và trên con đường ra Quy Nhơn học, Chế Lan Viên nhìn thấy tháp Chăm, đi qua những bãi tha ma hoang vắng, rồi những câu chuyện về ma Hời đầy bí ẩn vẫn lưu truyền trong vùng. Những điều đó đã kích thích trí tưởng tượng và gợi lên sự đồng cảm trong tâm hồn vừa nhạy cảm, vừa suy tư của Chế Lan Viên. Tập thơ đầu tay “Điêu tàn” được viết lúc nhà thơ mới 15 – 16 tuổi, xuất bản năm 1937, khi tác giả đang là học sinh năm thứ ba trung học ở Quy Nhơn, đã gây được sự chú ý đặc biệt và đưa Chế Lan Viên vào trong số những nhà Thơ Mới hàng đầu. Trong một quãng thời gian dài từ khi thơ Chế Lan Viên xuất hiện đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu bàn luận về thơ Chế Lan Viên ở nhiều phương diện khác nhau. Trương Tửu: “Chế Lan Viên chỉ sống bằng trực giác. Bao nhiêu hình tượng đặc sắc, những hình tượng có cảnh, ông đều tìm thấy đột ngột nhờ cảm giác một cách linh cảm, huyền diệu chỉ nảy nở sớm ở những tâm hồn tế nhị”. Như vậy, chỉ có những tâm hồn “tế nhị” mới có thể cảm nhận một cách tinh tế những giá trị, những hình tượng của cuộc sống. “Chế Lan Viên là nhà thi sĩ thuần túy biết xây cái nhà trên cái móng” đó là cái “nhà thơ” trên cái móng hiện thực. Trần Hoài Anh: “Chế Lan Viên – một gương mặt thơ đa dạng luôn tạo lên những bất ngờ đầy ấn tượng trên thi đàn thơ ca”. Cũng như dự đoán của nhà phê bình lỗi lạc Hoài Thanh từ hơn nửa thế kỉ trước về Chế Lan Viên: “Con người này quả là con người của trời đất, của bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được [19]. Gần đây nhắc lại ý [...]... những phương tiện tu từ này một cách chính xác Thứ hai: Khảo sát thơ Chế Lan Viên, đặc biệt là tập thơ Điêu tàn của nhà thơ, tìm ra những bài thơ, câu thơ có sử dụng hoán dụ tu từ để từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát về việc sử dụng các phương tiện tu từ trong tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên Thứ ba: Phân tích giá trị nghệ thuật của phương tiện và biện pháp tu từ hoán dụ trong việc biểu... hiện tượng chuyển nghĩa mà cụ thể là phương thức hoán dụ tu từ trong tập thơ Điêu tàn của nhà thơ Chế Lan Viên Từ đó thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ Chế Lan Viên, vai trò và tác dụng của phương tiện này trong việc góp phần tạo nên sự độc đáo trong thơ 6 Chế Lan Viên, cũng như thấy được năng lực vận dụng và sáng tạo những hình ảnh thông qua ngôn ngữ điêu luyện của tác giả Đồng thời qua đề tài... biểu cảm của hoán dụ tu từ trong tập thơ Điêu tàn của nhà thơ Chế Lan Viên 6 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận có cấu trúc gồm hai chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên Ngoài ra phần khóa luận này còn có phần mục lục, danh mục và tài liệu tham khảo 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Lấy ngôn từ làm... tưởng của tác phẩm thơ Chế Lan Viên Tiếp theo là phân tích giá trị cụ thể của hoán dụ tu từ trong bài thơ “Trên đường về” Từ đó đề xuất một số cách phân tích, cảm thụ khác khi lĩnh hội cái độc đáo trong thơ Chế Lan Viên Đồng thời cũng thấy được bút pháp sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả 3.2 Phạm vi nghiên cứu Chế Lan Viên là nhà thơ rất chú trọng phép tu từ trong ngôn ngữ Ngôn Ngữ thơ như được tu. .. đề tài này chúng tôi chỉ tìm hiểu 7 về hoán dụ tu từ trong tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên Qua đó thấy được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên Để thực hiện quá trình nghiên cứu một cách có hiệu quả thì việc điểm qua một số quan điểm của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình về thơ Chế Lan Viên là không thể thiếu Từ đó chúng tôi đã rút ra những nhận xét để phục... đáo của mỗi tác giả Với nhà thơ Chế Lan Viên cũng vậy, Chế Lan Viên đã sử dụng những biện pháp, phương tiện tu từ để thể hiện sự độc đáo tạo phong cách riêng mang dấu ấn cá nhân trong sáng tác của mình như phương thức hoán dụ, ẩn dụ, biện pháp so sánh, thư pháp đối lập (tương đồng, tương phản), trùng điệp (điệp từ, điệp ngữ) song trong đó thì hình thức hoán dụ tu từ lại là phương thức được Chế Lan Viên. .. chính là nhằm giúp người sử dụng biết cái đó Và đề tài này chúng tôi đi vào nghiên cứu hoán dụ tu từ trong tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên 1.1.4 Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có sự khác nhau được thể hiện ở các cấp độ như: Cấp độ từ vựng, cấp độ ngữ nghĩa, cấp độ cú pháp, cấp độ văn bản 1.1.4.1 Trên cấp độ từ vựng Đinh Trọng Lạc [14]... quát hơn, cụ thể hơn về biện pháp nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên bằng cách phân tích kĩ các tác phẩm nghệ thuật để thấy được các dạng kết cấu của các phương tiện, biện pháp tu từ mà Chế Lan Viên thường sử dụng Trên cơ sở đó ta có thể khắc phục được những hạn chế và lựa chọn phương hướng thích hợp để khắc phục khi tiến hành nghiên cứu giá trị của hoán dụ tu từ trong các bài thơ của Chế Lan Viên 4.2 Phương... việc tìm hiểu thơ Chế Lan Viên về phương diện nghệ thuật Nhằm nâng cao khả năng cảm thụ, năng lực khám phá những hình ảnh qua ngôn từ trong thơ Chế Lan Viên Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiến hành các bước sau: Thứ nhất: Tìm hiểu chung về phương tiện tu từ, biện pháp tu từ và phương tiện tu từ ngữ nghĩa hoán dụ tu từ Đó là nền tảng để đi khám phá vẻ đẹp ngôn từ trong thơ Chế Lan Viên nhằm tìm... lớp từ như: từ khẩu ngữ, từ lóng, từ thông tục, từ nghề nghiệp, từ địa phương,…Còn những từ ngữ không có từ đồng nghĩa tương liên, tức không nằm trong dãy từ đồng nghĩa, không đi vào hệ hình từ vựng – tu từ, tuy không phải là những phương tiện tu từ ở cấp độ từ vựng, nhưng chúng ta có thể được sử dụng để tạo ra các phương tiện tu từ Đó là những từ ngữ bắt nguồn từ các lớp từ như thuật ngữ, từ trong . Sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên 36 2.2.1. Hoán dụ tu từ biểu hiện cho phong cách thơ Chế LanViên 36 2.2.2. Giá trị biểu cảm của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên 41 2.3 cụ thể là phương thức hoán dụ tu từ trong tập thơ Điêu tàn của nhà thơ Chế Lan Viên. Từ đó thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ Chế Lan Viên, vai trò và tác dụng của phương tiện này trong. tìm hiểu 8 về hoán dụ tu từ trong tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên. Qua đó thấy được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên. Để thực hiện quá trình nghiên

Ngày đăng: 03/10/2014, 12:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hữu Châu (1999), Phong cách tiếng Việt hiện đại, tái bản, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1999
2. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1999
3. Hữu Đạt (2002), Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học, Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 2002
4. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Những con đường làm giàu từ vựng tiếng Việt, Những vấn đề về ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những con đường làm giàu từ vựng tiếng Việt, Những vấn đề về ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2003
5. Heghen (1971), Mĩ học (4 tập), T.3.Matsxcova, tiếng Nga Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mĩ học
Tác giả: Heghen
Năm: 1971
6. Nguyễn Thái Hòa (1998), Dẫn luận phong cách học, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận phong cách học
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1998
7. Nguyễn Trọng Hoan – Nguyễn Duy Kha – Vũ Nho (2008), Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoan – Nguyễn Duy Kha – Vũ Nho
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 2008
8. Hoàng Hồng Thơ Chế Lan Viên (Văn học nhà trường), Nhà xuất bản Văn Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Chế Lan Viên
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn Học
9. Mai Hương – Thanh Việt (2006), Thơ Chế Lan Viên những lời bình, tủ sách văn học nhà trường, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Thơ Chế Lan Viên những lời bình
Tác giả: Mai Hương – Thanh Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin
Năm: 2006
10. Đinh Trọng Lạc (1995), Phong cách học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1995
11. Đinh Trọng Lạc (1999), 300 bài tập phong cách học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 300 bài tập phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1999
12. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1999
13. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 1999
14. Đinh Trọng Lạc (2000), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 2000
15. Nguyễn Văn Long (2008), Văn học Việt Nam hiện đại, tái bản, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Long
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Năm: 2008
16. Phan Trọng Luận (2010), Ngữ văn 12 (tập 1), Sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 12 (tập 1)
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2010
17. Bùi Mạnh Nhị (2000), Nhà thơ không thể lấy kích tấc thường mà đo được, Chế Lan Viên giữa chúng ta, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thơ không thể lấy kích tấc thường mà đo được, Chế Lan Viên giữa chúng ta
Tác giả: Bùi Mạnh Nhị
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 2000
18. Hoàng Phê (2009), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
Năm: 2009
19. Hoài Thanh – Hoài Chân (1998), Thi nhân Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi nhân Việt Nam
Tác giả: Hoài Thanh – Hoài Chân
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội
Năm: 1998
20. Nguyễn Bá Thành (1999), Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng
Tác giả: Nguyễn Bá Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THỐNG KÊ - khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên
BẢNG THỐNG KÊ (Trang 7)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN