Đặc điểm cấu trúc và thể loại

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên (Trang 33 - 35)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.3.2.Đặc điểm cấu trúc và thể loại

Hoán dụ tu từ thường được dựa vào những mối liên hệ khách quan. Theo Đinh Trọng Lạc có những mối liên hệ logic khách quan sau:

- Liên hệ giữa bộ phận và toàn thể. Ví dụ :

Nào ai chia động từ trong tiếng Việt Nam

Những quá khứ hiện tại tương lai anh đều ghi nhớ

(Từ ngữ)

“Tiếng” là hoán dụ, tiếng là lớp vỏ vật chất âm thanh là bộ phận nằm trong ngôn ngữ Việt Nam.

- Liên hệ giữa chủ thể (người) và vật sở thuộc (y phục, đồ dùng). Ví dụ :

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng

(Đất nước)

Hình ảnh “áo vải” là trang phục biểu thị cho những người nông dân chất phác, hiền hậu và giàu lòng yêu nước, (có tinh thần) căm thù giặc, có tinh thần

chiến đấu cao và đã đứng lên trở thành những anh hùng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

- Liên hệ giữa công cụ lao động và bản thân sức lao động hoặc kết quả lao động.

Ví dụ :

Đèo soắn ruột gà Ngoặt qua ngoặt lại Chữ chi chữ A

Vững vàng tay lái

(Lái đêm)

Hình ảnh “tay lái” hình ảnh công cụ lao động kì diệu khiến ta liên tưởng tới sự sáng tạo phi thường, sự dẻo dai, điêu luyện của người lái xe khi vượt qua những đoạn đường đầy dẫy những khó khăn và nguy hiểm.

- Liên hệ giữa số ít và số nhiều, giữa con số cụ thể và con số khái quát. Ví dụ :

Nào ba chân bốn cẳng

Về trực chiến đi thôi (Bia hơi)

Hình ảnh “ba chân bốn cẳng” (chỉ số lượng xác định) biểu thị cho sự nhanh nhẹn, gấp rút của đoàn quân (số lượng không xác định).

- Liên hệ giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng. Hoán dụ tu từ được cấu tạo theo mối quan hệ này được gọi là cải dung.

Ví dụ :

Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

(Tiếng hát con tàu)

Hình ảnh “Tổ quốc” là hình ảnh không chỉ có đất, có nước mà còn có nhiều loài vật khác. Do đó Tổ quốc là vật chứa, nhiều loài khác là vật được chứa nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Ví dụ :

Yêu nhau mấy núi cũng leo

Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua

(Ca dao) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Yêu” là kết quả của tình cảm chân thành xuất phát từ thế giới tinh thần của những chàng trai và cô gái.

- Liên hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. Ví dụ:

Năm con đau mế thức một mùa dài Con với mế không phải hòn máu cắt

(Tiếng hát con tàu)

“Hòn máu cắt” là hình ảnh cụ thể biểu thị cho tinh thần dân tộc, tình yêu thương giữa con người, giữa những người dân Việt Bắc với chiến sĩ cách mạng trong những tháng năm trường kì kháng chiến (cái trừu tượng).

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên (Trang 33 - 35)