Các loại hoán dụ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên (Trang 30 - 32)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.2.2.2. Các loại hoán dụ

a. Uyển ngữ

Uyển ngữ thuộc nhóm hoán dụ, là hình ảnh tu từ, trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng (hoặc một hiện tượng) bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó, hoặc bằng việc nêu lên những nét đặc biệt của nó. Uyển ngữ tăng cường tính tạo hình cho lời nói vì nó không chỉ gọi tên đối tượng mà còn miêu tả.

Căn cứ vào cách cấu tạo thì uyển ngữ được chia ra:

Uyển ngữ logic: Dựa trên mối liên hệ logic giữa cách miêu tả với một nét đặc trưng nào đó của biểu vật và có hai biến thể.

Nói mỉa PHƯƠNG TIỆN TU TỪ NGỮ NGHĨA

Dùng hình ảnh về lượng Dùng hình ảnh về chất

Phóng đại Thu nhỏ Ẩn dụ Hoán dụ

- Ẩn dụ bổ sung - Ẩn dụ tượng trưng - Cải danh - Nhân hóa - Vật hóa - Phúng dụ - Hình dung ngữ - Cải dung - Uyển ngữ - Nhã ngữ - Tượng trưng - Dẫn ngữ - Tập Kiều Nói mỉa Nói giảm

+ Một đặc điểm riêng nào đó của đối tượng được dùng để thay cho tên gọi của cả đối tượng: Phái yếu, phái đẹp (phụ nữ); Phái khỏe (nam giới).

+ Một khái niệm rộng hơn dùng để chỉ một đối tượng hoặc người cụ thể: một công cụ giết người (súng), người bảo vệ trật tự đường phố (cảnh sát giao thông)…

Uyển ngữ hình tượng: dựa trên ẩn dụ hoặc hoán dụ mở rộng. Ví dụ :

Điện Biên Phủ trên không = chiến thắng của Thủ đô Hà Nội đánh bại chiến dịch ném bom B52,…

Uyển ngữ hình tượng thường gặp trong lời nói nghệ thuật, như một biểu hiện của phong cách cá nhân.

b. Nhã ngữ

Nhã ngữ là một biến thể của uyển ngữ (mà uyển ngữ thuộc nhóm hoán dụ) trong đó có những từ ngữ nhã nhặn, lịch sự được dùng để thay thế những từ ngữ thô lỗ, khó nghe, không đúng mức.

Trong tiếng Việt có một số phạm vi dùng nhiều nhã ngữ: - Khi nói về cái chết, để giảm bớt nỗi đau buồn người ta nói: Ví dụ :

Gảy tay vừa đúng hai năm chẵn Mà ngày chị mất đã tròn năm

(Chị ba)

Để giảm bớt sự đau buồn mất mát, Chế Lan Viên đã sử dụng từ “mất” để đạt hiệu quả trong việc biểu thị sự xót thương trước hiện thực đau buồn.

- Khi muốn che giấu làm mờ đi cái mặt không tốt của thực tế con người hay của thực tế xã hội, để diễn đạt được tế nhị, không xúc phạm: tham ô của công (ăn cắp tài sản của nhà nước), những tồn tại cần khắc phục (những thiếu sót, yếu kém).

- Khi bắt buộc phải nói đến những hoạt động trong sinh hoạt, bài tiết, sinh lí,…để sự diễn đạt được thanh nhã, không thô lỗ, tục tằn.

Ví dụ :

Sợ khi ong bướm đãi đằng

Đến điều sống đục, sao bằng thác trong

(Truyện Kiều)

Tác giả dùng từ “ong bướm” để nói đến việc tiếp khách mua vui của Thúy Kiều tại chốn lầu xanh.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)