Phân tích tu từ học

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên (Trang 26 - 29)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.1.5. Phân tích tu từ học

Như đã biết, phong cách học là khoa học về các nguyên tắc, các quy luật nói và quy luật viết có quy luật cao. Muốn chỉ ra các quy tắc và quy luật như thế, phong cách học phải bắt đầu từ việc phân tích mức độ hiệu lực của từng sự biểu đạt cụ thể. Sự phân tích này thực sự là sự phân tích trong tu từ học.

Nét khu biệt của văn bản nghệ thuật là ở chỗ nó không chỉ chứa đựng nghĩa đen, sự vật logic mà còn bao hàm nghĩa nghệ thuật thẩm mĩ. Nghĩa nghệ thuật thẩm mĩ này không thể quan niệm được về mặt ngữ nghĩa độc lập với hình thức ngôn ngữ đã cho. Bởi sự thay đổi hình thức ngôn ngữ bao giờ cũng kéo theo sự phá hủy cái nghĩa nghệ thuật cụ thể hoặc tạo ra một nghĩa nghệ thuật mới.

Qua quan niệm trên về nghĩa nghệ thuật – thẩm mĩ của văn bản nghệ thuật có thể đi đến một cách hiểu về sự phân tích tu từ học như sau :

Phân tích tu từ học là phân tích quá trình lựa chọn và kết hợp các phương tiện ngôn ngữ, chỉ ra ý nghĩa tu từ học của sự lựa chọn và kết hợp với sự biểu đạt đồng thời cũng có nghĩa là tìm hiểu sự tác động của các giá trị ngôn ngữ lên giá trị văn học. Chỉ ra được mối liên hệ giữa hệ thống tu từ và hệ thống hình tượng phân tích được giá trị nghệ thuật thẩm mĩ của các sự kiện tu từ.

Phương pháp cơ bản trong phân tích tu từ học là phép đối chiếu, so sánh, thay thế những phương thức đồng nghĩa khác nhau tương đương với sự biểu đạt

trong văn bản (nghệ thuật chính luận), trên cơ sở đó rút ra sự giống nhau để xác định đúng đắn nghĩa tu từ, giá trị thẩm mĩ cho mỗi hình thức đồng nghĩa.

Ví dụ :

Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những

quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được

sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

(Tuyên ngôn độc lập) Có thể nói chính kiểu lặp cú pháp toàn phần kết hợp với lặp từ vựng đã có tác dụng làm nổi bật từng điểm chính của nội dung thông tin (sống tự do, mưu cầu hạnh phúc) giúp cho ý nghĩa khẳng định thêm dứt khoát, mạnh mẽ nói nên một cách hùng hồn, sâu sắc quyền tất cả của mọi người. Nội dung cảm xúc này sẽ mất đi và chỉ còn nội dung logic bình thường nếu nói vắn tắt: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc.

Còn đối với một đoạn văn, một khổ thơ của một ngôn ngữ nghệ thuật thì sự phân tích tu từ học lại đòi hỏi ở mức sâu tinh tế hơn nhiều. Lúc này, sự phân tích đó không phải chỉ là sự so sánh, đối chiếu với bất kì hình thức đồng nghĩa đơn giản nào (nếu làm như vậy tất sẽ không tránh khỏi sự thô kệch và giả tạo), mà đã trở thành sự liên tưởng sâu xa tới những hình tượng ngôn ngữ tương đồng vốn gợi ra một nội dung bình giá cảm xúc phong phú trong một hình thức diễn đạt văn học có điệu tính phù hợp.

Ví dụ :

Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn

Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa

(Cung oán ngâm)

Khi đọc câu thơ, trong ta hiện lên hình ảnh của một cô gái đẹp tới mức chim sa cá lặn. Theo quan điểm giá trị thẩm mĩ của thời kì trung đại thì ta sẽ hiểu quy chuẩn về cái đẹp của thời xưa. Vẻ đẹp người cung nữ miêu tả tới mức thiên nhiên phải trầm trồ thán phục. Khi nhìn thấy nàng, cá cũng không muốn bơi (lừ đừ lặn),

chim cũng không muốn bay (ngẩn ngơ sa). Nguyễn Gia Thiều đã sử dụng hai hình ảnh ấy không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp của người cung nữ mà còn ngầm báo hiệu một con người có sắc đẹp như nàng sẽ không có cuộc sống yên ổn, hạnh phúc. Bởi theo quan niệm của người trung đại thì tài hoa bạc mệnh.

Phương pháp tu từ học là phương pháp rất cần thiết và giúp ích cho việc phân tích, cảm thụ văn học. Nó góp phần tái tạo lại ngôn ngữ của tác giả để từ đó lí giải về giá trị ngôn ngữ đã được tuyển chọn. Trong ngôn ngữ nghệ thuật, yếu tố nào càng ít có khả năng thay thế thì càng có giá trị về mặt phong cách.

Ví dụ :

Sao anh không về chơi thôn ?

(Đây thôn Vĩ Dạ)

Câu thơ mà Hàn Mặc Tử sử dụng có nhiều thanh bằng, duy nhất chỉ có thấy sự xuất hiện của thanh trắc là từ “Vĩ”. Nhưng thanh bằng có bản chất là những từ, âm đọc nhẹ nhàng, thanh thoát. Chúng có tác dụng làm nhẹ đi, làm cho ý nghĩa sử dụng tăng thêm giá trị và tác dụng, mang lại hiệu quả cao. Trong trường hợp này thanh bằng tạo ra cái trách nhẹ nhàng, sơ sơ, nói theo kiểu Huế. Trách có vẻ là phải thân tới chừng mực nào mới dám trách. Trách mà ngụ ý mời mọc, tiếc rẻ. Diễn xuôi ra: Lẽ ra anh phải về thăm em chứ sao anh lại không về, uổng lắm, tiếc lắm! Bởi đâu chỉ về thăm thôn này, thăm em nữa chứ !.

Nếu dùng một từ khác có thanh trắc thay vào ví dụ như “đến” (Sao anh không đến chơi thôn Vĩ) thay cho từ thì giá trị của câu thơ khác hoàn toàn. Nó bị ngắt quãng, gãy gập trong tâm trạng của người xứ Huế đang trách yêu.

Quá trình phân tích tu từ học còn có ý nghĩa quan trọng, giúp cho người phân tích tìm được giá trị đích thực, tìm đến các đặc điểm phong cách riêng biệt của tác phẩm văn học. Trong quá trình phân tích, nếu đi tìm hiểu nghiền ngẫm một cách thấu đáo sẽ giúp người phân tích tránh được lối cảm nhận cảm tính, chủ quan thiếu cơ sở.

Mặt khác ở mỗi đơn vị ngôn từ ngoài phần thông tin cơ bản làm nên ý nghĩa sự vật còn chứa đựng các thông tin bổ sung làm cho nó khác với đơn vị có cùng nghĩa sự vật. Khi hoạt động, phần thông tin bổ sung có ý nghĩa quyết định

với từ ngữ nào (tương đương về thông tin cơ bản) lựa chọn để cho văn bản chính xác nhất, có hiệu quả thẩm mĩ cao. Do đó việc phân tích tu từ học cần được căn cứ trên tất cả các mối quan hệ giữa các thành phần thông tin cơ bản và thông tin bổ sung của một ngôn từ. Muốn xác định giá trị một yếu tố ngôn từ trước hết phải đặt đơn vị trong một chỉnh thể mối quan hệ với tác phẩm để xác định rõ nội dung biểu đạt cơ bản trong ngôn từ đó. Trên cơ sở đó có thể so sánh những hình thức biểu đạt tương tự để tìm ra thông tin bổ sung, thông tin hình tượng của hình thức biểu đạt thích hợp nhất trong trường hợp có nhiều dị bản khác nhau.

Tóm lại: Phương pháp phân tích tu từ học là công cụ quan trọng bước đầu tiên trong quá trình giải mã ngôn ngữ nghệ thuật. Nó là chất men, chất dẫn, cho phản ứng nghệ thuật về tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ trong quá trình tiếp cận tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, nó còn góp phần khôi phục tính chỉnh thể của tác phẩm văn học, nhằm xác định rõ giá trị của mỗi yếu tố trong cái toàn thể. Như vậy chúng ta có thể khẳng định, phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có vai trò, tác dụng rất quan trọng trong quá trình tìm hiểu, phân tích, cảm thụ tác phẩm văn chương nghệ thuật.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)