Trong thơ văn nghệ thuật

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên (Trang 36 - 38)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.3.3.3.Trong thơ văn nghệ thuật

Nói đến hoán dụ tu từ là nói đến thơ ca, đặc biệt là thơ ca trữ tình mới thực sự là: mảnh đất màu mỡ của hoán dụ. Mảng thơ trữ tình một miền đất hứa hẹn để khai phá những mỏ quặng nghệ thuật không bao giờ cạn bởi vì mỗi bài thơ là một tâm trạng và có mã riêng của nó. Vì thế có thể khẳng định rằng: Hoán dụ tu từ được sử dụng rộng rãi như một phương tiện tu từ có khả năng biểu thị đặc trưng của phong cách tác giả, phong cách dân tộc, phong cách thời đại và nó có sức mạnh biểu cảm lớn, nhận thức cao.

Ví dụ :

Hình ảnh đất nước tượng trưng cho cảnh vật con người, tượng trưng cho tinh thần hân hoan đi lên kiến thiết và xây dựng đất nước.

Với Nguyễn Đình Thi đất nước là những hình ảnh bao gồm cảnh vật và con người nhưng ẩn sâu trong đó là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng

(Đất nước)

Với Nguyễn Khoa Điềm đất nước là những yếu tố vật chất nhưng ẩn chứa trong đó bao gồm cả cảnh vật và con người.

Phải biết hóa thân cho dáng hình sứ sở Làm nên đất nước muôn đời

(Đất nước)

Với Chế Lan Viên đất nước biểu trưng cho toàn dân trong không khí hân hoan, niềm reo vui trong cuộc sống, cuộc kiến thiết và xây dựng quê hương.

Khi đất nước bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu

Tìm hiểu nghiên cứu hoán dụ tu từ của một tác giả sẽ có những trường phong cách khác nhau và có thể bao quát, quan sát tổng thể thế giới thơ ca của tác giả đó. Chính vì vậy mà ta thấy rằng trong thơ văn mà người ta sử dụng biện pháp này như một thủ pháp nghệ thuật đắc lực trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình làm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu sức liên tưởng rộng mở. Chế Lan Viên cũng là một nhà thơ ưa dùng và dùng rất hiệu quả biện pháp nghệ thuật này trong thơ, đặc biệt là trong tập thơ Điêu tàn đầy giá trị mà ông để lại.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trên đây là toàn bộ lý thuyết về màu sắc tu từ, phương tiện tu từ, giá trị của hoán dụ tu từ, nó là cơ sở lí thuyết khoa học để ta soi vào trong tác phẩm thơ Chế Lan Viên, nhằm tìm ra các phương tiện tu từ, biện pháp tu từ nói trên một cách chính xác, khách quan. Đồng thời, nó còn là một mật mã vàng giúp ta mở cửa thế giới thơ Chế Lan Viên. Bởi vì, một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng là sự kết hợp hoàn chỉnh giữa giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.

Khi phân tích một tác phẩm văn học, điều quan trọng là phải chỉ ra được mối quan hệ cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu (tức là mối quan hệ hữu cơ giữa hình thức và nội dung, giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt). Mà việc phân tích cấu trúc của các văn bản nghệ thuật chính là quá trình làm sáng tỏ những đặc trưng hình thức của nội dung. Tuy nhiên, khi tìm hiểu phong cách nghệ thuật của tác giả ta cũng không nên tách rời nội dung tư tưởng và hình tượng tác phẩm. Điều này sẽ được làm rõ hơn trong chương 2 khi đi vào tìm hiểu, khám phá thế giới thơ Chế Lan Viên.

CHƯƠNG 2

SỰ THỂ HIỆN CỦA HOÁN DỤ TU TỪ TRONG TẬP THƠ “ĐIÊU TÀN” CỦA CHẾ LAN VIÊN

2.1. Khảo sát thống kê

Khi khảo sát giá trị tu từ của hoán dụ tu từ trong tập thơ, cùng với việc tìm hiểu về mặt chất lượng của phương tiện ngôn ngữ thì chúng ta còn phải thống kê cả số lần xuất hiện của hoán dụ tu từ trong từng bài cụ thể. Đây là một trong những phương pháp phổ biến và có hiệu quả khi nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ.

2.1.1.Tư liệu thống kê

Chế Lan Viên là một tác giả có phong cách nghệ thuật độc đáo, cảm xúc trong thơ ông cũng rất đa dạng chính vì vậy việc xác định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong những sáng tác của ông là công việc không hề đơn giản. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình đã tốn không ít giấy mực nghiên cứu thơ Chế Lan Viên nhưng để soi chiếu, nghiên cứu cụ thể về một phương tiện nghệ thuật của ông trong tập thơ “Điêu tàn” thì hầu như chưa nói đến.

Kế thừa và phát huy những thành tựu đã được thừa nhận. Khóa luận tiến hành khảo sát, thống kê thơ Chế Lan Viên và đặc biệt là đi vào nghiên cứu cụ thể tập thơ “Điêu tàn”.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên (Trang 36 - 38)