Sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên (Trang 41 - 61)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.Sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên

2.2.1. Hoán dụ tu từ biểu hiện cho phong cách thơ Chế Lan Viên

Cách đây nửa thế kỉ, với tập thơ khổ nhỏ, mỏng mảnh gồm 36 bài là “Điêu tàn”, Chế Lan Viên đã “đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” (Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam). Kinh dị không phải chỉ vì lúc đó tác giả còn nhỏ tuổi (lúc viết Điêu tàn, ông chỉ mới 15 – 16 tuổi) mà chủ yếu vì giọng thơ buồn ảo não pha màu sắc huyền bí kì lạ với việc kết hợp sử dụng tài tình các biện pháp, phương tiện nghệ thuật trong đó có hoán dụ tu từ. Chế Lan Viên đã đi ngược thời gian, và bằng tưởng tượng một thế giới chỉ còn trong kí ức với những dự cảm hãi hùng khác thường. Ở đó, Chế Lan Viên đã tìm lại được những dấu vết huy hoàng rực rỡ của dân tộc Cham Pa.

Điều dễ thấy đầu tiên ở Chế Lan Viên so với những người cùng thời trong phong trào Thơ Mới, đó là ông đã sáng tạo cho mình một thế giới khác. Thế giới của cõi âm với những yêu ma, đầu lâu, sọ dừa, máu xương rùng rợn được ngụy trang bằng nỗi niềm bi hận mang vẻ thần bí siêu hình để khóc than cho một dân tộc bị chinh phục đến tan thành tro bụi. Bước vào nghề còn rất trẻ, nhưng Chế Lan Viên đã không để cho lực hút của phong trào chung cuốn vào các đề tài tình yêu mơ mộng. Ông tự tạo cho mình một khách thể “có căn cứ lịch sử, nhưng không rõ quan hệ với thi nhân, sự sụp đổ của nước Chàm, tưởng tượng, hư cấu, siêu hình. Đó là một sự lựa chọn nghệ thuật làm nên con mắt thơ riêng độc đáo một niềm kinh dị”.

Chế Lan Viên đã dựng lên một nước non Chàm hoang tàn đổ nát. Vì sao ông chọn đối tượng đó? Nhiều người cho là vì hoàn cảnh địa lí rằng ông lớn lên trên đất cũ Chiêm Thành, luôn thấy trước mắt những tháp Chàm lẻ loi, bí mật chứng tích quá khứ bi hùng, đau thương của một dân tộc đã tuyệt diệt. Điều này có phần khả dĩ, nhưng nguyên nhân sâu xa lại khác. Đó là tư tưởng siêu hình căn bản triết lí của nhà thơ: “mở đầu tôi yêu Chúa. Rồi tôi yêu Phật”. Tôn giáo đã đưa ông đi về phía hư vô, ông dựng lên một đối tượng riêng để triết luận. Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, Xuân Diệu….cũng trong một “từ trường” địa văn hóa như thế nhưng họ chọn đối tượng thơ khác ông bởi vì tư tưởng của họ khác.

Tầm vóc của nhà thơ là phải đề ra được một quan niệm nghệ thuật độc đáo và tạo dựng được một thế giới hiện tượng thơ đặc sắc tương ứng với quan niệm đó. Cái thế giới cõi âm rùng rợn ma quái của Điêu tàn là cần cho nhà thơ:

Để nếm lại cả một thời xưa cũ

Cả một giòng năm tháng đã trôi qua

(Cái sọ người)

Trong câu trên có sự xuất hiện của thời gian nhưng đó không phải là thời gian hiện tại mà là “một thời xưa cũ”, “năm tháng đã trôi xa” Chế Lan Viên đã nghĩ về những năm tháng huy hoàng, những ánh hào quang thuộc về dĩ vãng “trôi qua”. Bởi vậy, Chế Lan Viên tạm tời xa lánh nỗi sầu khổ trần gian và cất lên tiếng than oán hận:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền đau khổ với buồn lo

(Những sợi tơ lòng)

Một tác phẩm văn học thực sự có giá trị, hình thức thống nhất với nội dung. Nhà phê bình Nga, Bêlinxki đã từng nói: “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy.”

Vốn tâm huyết với nghề, với thơ Chế Lan Viên luôn có suy nghĩ độc đáo, sâu sắc về nghệ thuật sáng tạo thơ. Điều này được biểu hiện rõ ở nhiều bài tiểu luận, phê bình, nói chuyện thơ và ở nhiều bài thơ của Chế Lan Viên. Ông quan niệm nhiều về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức về thể loại, về vần, về câu, chữ, ý, nhạc… cũng như việc vận dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong thơ. Chế Lan Viên rất chú trọng đến mối quan hệ nội dung và hình thức của thơ. Đạt đến cái Thiện, cái Chân là mục đích mà nhà thơ hướng tới, nhưng tất cả điều đó phải được biểu hiện bằng hình thức Đẹp. Ông khẳng định: “Hình thức cũng là vũ khí. Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí”. Sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức trong thơ sẽ tạo nên vẻ đẹp cho thơ.

Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng so sánh, tạo ra những hình ảnh ẩn dụ trong sáng tác của mình, Chế Lan Viên còn rất điêu luyện và tài tình trong việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng qua phương tiện tu từ hoán dụ. Phương tiện hoán dụ có chức năng nhận thức và biểu cảm cảm xúc, nó đã được Chế Lan Viên dùng để biểu hiện một cách tối đa cảm xúc của mình để từ đó tạo ấn tượng, đặc điểm tiêu biểu cho đối tượng trong thơ. Chính việc sử dụng phương tiện này cũng đã tạo cho thơ Chế Lan Viên có một phong cách riêng khác với các nhà thơ cùng thời.

Cấu trúc của hoán dụ là giữa khách thể X và khách thể Y, trong đó khách thể Y được hoán đi chỉ còn khách thể X. Cả hai khách thể X và Y đều có nét tương cận nào đó. Như vậy việc phân tích hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên đồng nghĩa với việc ta phải xác định khách thể Y, đưa ra khách thể Y ra khỏi khách thể X, khách thể X là hình ảnh hoán dụ của khách thể Y. Điều đó được thể hiện rõ trong khổ thơ đầu của “Những sợi tơ lòng”.

Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa! Thu thôi sang! Đông thôi lại não lòng tôi!

(Những sợi tơ lòng)

Chế Lan Viên đã sử dụng phương tiện hoán dụ tu từ trong câu thơ trên. Đó chính là hoán dụ tu từ dựa trên mối liên hệ giữa bộ phận và toàn thể. Cụ thể là lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên đơn vị thời gian lớn. Đó là sự xuất hiện của thời gian bốn mùa trong một năm: Xuân - Hạ - Thu – Đông để chỉ một năm. Bằng việc sử dụng phương tiện hoán dụ tu từ này Chế Lan Viên đã phủ nhận tất cả cuộc sống thực tại thông qua động từ “đừng” (đừng về, đừng gieo ánh lửa) và động từ “thôi” (thôi sang, thôi lại não lòng tôi). Tại sao tác giả phải trốn chạy thời gian như vậy? Bởi thời gian đến chỉ mang theo đau khổ đến. Biết bao lần tác giả muốn “chắn nẻo xuân sang”, ngăn mình lại và trời đất hãy ngừng quay khi cho rằng mùa hè về mang theo nỗi căm hờn, mùa thu sang đem đến nỗi buồn thấu lạnh, mùa đông lại gắn với vẻ điêu tàn…..Chế Lan Viên vô hình rơi

vào một cái nhìn siêu hình, tức là kẻ thù đem lại khổ đau, sầu não cho con người chính là thời gian. Chế Lan Viên đã đổ lỗi một tình trạng xã hội cho một nguyên nhân bên ngoài xã hội, cho một quy luật vĩnh viễn của thời gian. Cũng trong thời ấy và trong điều kiện ấy Tố Hữu đã từng hướng cái nhìn vào xã hội, không thoát li hiện thực, ông đã chỉ đúng hiện thực bằng một câu hỏi:

Bạn ơi, nguồn thảm sầu kia bởi Số phận hay do chế độ này

Cái sọ trắng siêu hình mà Chế Lan Viên nhìn ngắm thực chất là những ý niệm, những tư tưởng siêu hình của ông giúp ông giải phóng những khủng hoảng thực tại. Ông chỉ tạo cho mình những đối tượng hư cấu để nói lên hiện thực ngang trái “chiếc sọ dừa”, “xương khô”, “đốm lửa ma trơi”, “đầu lâu”, “bãi tha ma”, “hồn”, “máu”,…trở thành nguồn cảm xúc trong thơ ông. Chính quá vãng nước non Hời bi hận kia mới là khách thể để thơ ông thăng hoa, để tư tưởng siêu hình cất cánh.

Ta sẽ nhịp khớp xương lên đỉnh sọ Ta sẽ ca những giọng của Hồn Điên Để máu cạn, hồn tàn, tim tan vỡ Để trôi đi ngày tháng nặng ưu phiền

(Điệu nhạc điên cuồng)

Mở đầu tập Điêu tàn, tác giả đã dùng một loạt những câu hỏi để chất vấn cái sọ người.

Này chiếc sọ dừa kia mi hỡi!

Dưới làn xương mỏng mảnh của đầu mi Mi nhớ gì, tưởng gì trong đêm tối? Mi trông mong ao ước những điều chi

(Cái sọ người)

Bài thơ gồm một loạt những câu hỏi và những suy đoán về những ý nghĩ của cái sọ người. Có thể nói đó là những câu hỏi ngược dần về quá khứ để truy tìm một lối tư duy của người xưa. Nếu ta thử đặt câu hỏi: Sao tác giả không mô tả cái không gian bao quanh chiếc sọ người, cái cô đơn, cái u sầu của nó? Sao

không liên tưởng đến một cái đầu người con trai đang tuổi mơ ước hay đầu người con gái đang thời tình xuân chớm nở; đầu một ông già quanh năm buồn khổ hay cái đầu lâu đã từng ôm ấp những vần thơ? Sao tác giả không để cái sọ kia đã từng suy nghĩ mà lại để cho nó đang suy nghĩ? Chỉ trả lời được những câu hỏi đó bằng nguyên nhân suy tưởng của nhà thơ. Nhà thơ, con người tuổi trẻ ngay lúc ấy cũng đang say mê suy nghĩ, liên tưởng, không phải là con người chỉ biết dào dạt xúc cảm, yêu thương, chỉ bằng lòng với ước mơ nhẹ nhàng, bay bướm mà thi nhân đang tỉnh táo, băn khoăn chất vấn cuộc đời. Ước mơ của nhà văn là muốn nhập vào cái sọ dừa để sống lại một thời quá khứ và học cách suy nghĩ của người thiên cổ, để có thể hiểu được căn nguyên, nguồn gốc cõi đời.

Với Chế Lan Viên cuộc sống bao giờ cũng được phản ánh vào tác phẩm theo con mắt nhìn riêng, theo những cảm xúc riêng của tâm hồn ông. Cái cách phản ánh ấy tạo nên phong cách sáng tạo riêng tuy nhiên phong cách ấy luôn gắn với máu thịt và cuộc sống với dân tộc và thời đại. Ta thấy ở tập thơ Điêu tàn xuất hiện nhiều hình ảnh vật vờ của những hồn ma, những nhánh xương khô, bãi tha ma và thấp thoáng bóng dáng hư ảo của các Chiêm nữ….

Trống cầm canh đâu đây nghe nặng trĩu Trong tha ma dày đặc khí u buồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và vô tình lay động những linh hồn

(Tiếng trống)

Bãi “tha ma” không phải là hiện thực cuộc sống. Nó là biểu tượng tập trung nhất của cái điêu tàn, là hình tượng tổng hợp của cái chết chóc, cái đau khổ, cái đổ vỡ và tang thương… mà trong cuộc đời thực con người phải chịu đựng. “Bãi tha ma” chính là một cái nền hoang vắng mà trên đó đã từng là nơi ngự trị của những cái gì đẹp đẽ huy hoàng. Nó là chỗ đứng của tác giả để suy tưởng về quá khứ, về một thời oanh liệt đã qua chẳng bao giờ trở lại.

Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời xanh Những chiến thuyền nằm im trên sông lặng Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành

Những cảnh tượng rực rỡ của một quá khứ càng làm nổi bật cảnh tàn tạ của hiện tại, trí não của nhà thơ chỉ thấy những hình ảnh gợi về đau thương của nước Chăm xưa.

Hãy bảo ta: Cánh hoa đào mơn mởn Không phải là khối máu của dân Chàm

Cành cây thắm nghiêng mình trong nắng sớm Không phải là hài cốt vạn quân Chiêm

(Xuân về)

Trong Điêu tàn, hầu hết các bài thơ đều ở dạng tự biểu hiện. Hình ảnh thường được thấy ở những “miền đề tài” thoát li cuộc sống. Nhưng những hình ảnh đó chỉ là cái “túi” để đựng u buồn và sầu não của cái tôi đơn độc. Ngay lối miêu tả của Chế Lan Viên cũng mang tính liên tưởng rất nặng. Những cảnh trí trong Điêu tàn tuy là tha ma, nghĩa địa nhưng lại rất sống động bởi tác giả đã sử dụng rất tài tình phương tiện tu từ hoán dụ, ngay cái chết cũng không im lìm mà cũng mang màu sắc chói lọi linh hoạt. Không có một cái gì tĩnh tại, chìm sâu theo lối tả cảnh mà luôn luôn có sự chuyển động điều đó bộc lộ khả năng thâm nhập, khả năng liên tưởng độc đáo, một cái nhìn nhạy bén sắc cạnh của tác giả Điêu tàn.

Từ một quan niệm sáng rõ: Hình thức cũng là vũ khí. Chế Lan Viên không ngừng sáng tạo ngôn từ và mô hình hóa các kiểu hình thức. Tất cả những thành tựu đó đã đem lại cho hiện tượng thơ Chế Lan Viên một giá trị riêng. Lung linh, đa dạng về hình ảnh, vần, nhịp, tâm trạng, màu sắc, âm thanh,…Trong nhiều phương tiện, biện pháp nghệ thuật thì phương tiện tu từ ta vừa tìm hiểu được xem là hình thức nghệ thuật thơ, làm thành thi pháp và phong cách thơ Chế Lan Viên.

2.2.2. Giá trị biểu cảm của hoán dụ tu từ trong thơ Chế Lan Viên

Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại. Ông có một quan niệm nghệ thuật sáng rõ từ những ngày đầu cầm bút. Toàn bộ sáng tác của ông chứng minh cho ý thức đó của một nghệ sĩ tài danh suốt đời “nghĩ về đời, nghĩ về thơ,….” vì sự nghiệp văn học của dân tộc. Đi sâu vào thế giới thơ Chế Lan Viên chúng ta sẽ ngày càng phát hiện, phân tích và lí giải những nét đặc sắc về

phương diện hình thức nghệ thuật của ông, qua đó góp phần làm sáng tỏ phần nào sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại về mặt hình thức nghệ thuật.

Luôn nhấn mạnh đến nội dung tư tưởng của tác phẩm nhưng Chế Lan Viên cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của ý thức. Hình thức mà ông quan niệm khác với “hình thức chủ nghĩa” mà nhiều người mắc phải. Trong toàn bộ sáng tác ông luôn luôn có những tìm tòi, đổi mới hình thức với một quan niệm sáng rõ: Hình thức cũng là vũ khí – Sắc đẹp của câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí”.

Chế Lan Viên vận dụng và sáng tạo nhiều phương tiện tu từ ngữ nghĩa, trong đó nổi lên là phương tiện hoán dụ tu từ mang dấu ấn thẩm mĩ và năng lực sở trường độc đáo của riêng ông. Bên cạnh liên tưởng, tưởng tượng là những phương thức so sánh trường của tư duy nghệ thuật Chế Lan Viên. Ông còn vận dụng tối đa phương tiện hoán dụ tu từ tạo cho thơ những phát hiện bất ngờ, đa dạng. Do nắm vững quy luật của cuộc sống và quy luật nghệ thuật cộng với văn hóa, vốn triết lí sâu rộng Chế Lan Viên đã không ngừng tư duy tạo ra những hình tượng mới lạ trên cơ sở của sức tưởng tượng, liên tưởng hợp lí tài hoa làm cho tứ thơ, câu thơ, bài thơ vang ngân, kì ảo đầy biến hóa đem lại rung cảm thẩm mĩ cho người đọc.

Trong thơ ca truyền thống Việt Nam, phương tiện hoán dụ tu từ đã trở thành biện pháp nghệ thuật chủ yếu, phổ biến được các thi nhân sử dụng. Nhưng đến Chế Lan Viên nó đã có những bước phát triển mới. Là người sành về quy luật Đông – Tây, đặc biệt là thơ Đường và thơ Pháp, Chế Lan Viên đã học tập và vận dụng theo tinh thần dân tộc và theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa phù hợp với tư duy thích luận bàn triết lí của ông. Với phương tiện hoán dụ tu từ nhà thơ thuận lợi trong việc đi sâu vào phân tích, xoáy sâu vào bản chất của từng sự vật hiện tượng để tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn của chúng.

Trong làng xa tiếng trẻ thơ kêu khóc Đàn chó già nguyền rủa bóng đêm lan

Và mõ làng não nùng reo lốc cốc Tựa đầu lâu reo dưới lớp xương tàn.

Chỉ với một khổ thơ sử dụng hoán dụ tu từ dựa trên mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng. Từ “làng” đã cho ta thấy hình ảnh của những

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp sự thể hiện của hoán dụ tu từ trong tập thơ điêu tàn của chế lan viên (Trang 41 - 61)