TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ HỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON BÙI THỊ CHI TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG KHÔNG GIAN CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI QUA GÓC GHÉP HÌNH KHÓA LUẬN TỐT
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ HỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÙI THỊ CHI
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG KHÔNG GIAN CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
QUA GÓC GHÉP HÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp hình thành biểu tượng Toán
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ HỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÙI THỊ CHI
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG KHÔNG GIAN CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
QUA GÓC GHÉP HÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp hình thành biểu tượng Toán
Người hướng dẫn khoa học ThS NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Trang 3em có thể hoàn thành khóa luận này
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô cùng các bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Bùi Thị Chi
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Tổ chức các hoạt động hình thành biểu tƣợng hình dạng không gian cho trẻ 4-5 tuổi qua góc ghép hình” là kết
quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng khớp với kết quả của tác giả nào khác Trong quá trình nghiên cứu, tôi có sử dụng tài liệu của một số tác giả khác Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Bùi Thị Chi
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu: 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Cấu trúc khóa luận 4
NỘI DUNG 5
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Cơ sở lí luận 5
1.1.1 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của trẻ 4 - 5 tuổi 5
1.1.1.1 Cảm giác và tri giác 5
1.1.1.2 Trí tưởng tượng không gian 6
1.1.1.3 Tư duy hình học 6
1.1.2 Định hướng hình thành biểu tượng về hình dạng không gian cho trẻ 7
4 - 5 tuổi 7
1.1.2.1 Mục đích 7
1.1.2.2 Nội dung 8
1.1.2.3 Phương pháp hình thành 8
1.1.2.4 Hình thức tổ chức dạy học 10
1.1.3 Góc ghép hình 14
1.1.3.1 Đặc điểm 14
1.1.3.2 Vai trò 15
1.1.3.3 Tổ chức hoạt động qua góc ghép hình 17
Trang 61.2 Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1 Mục đích điều tra 18
1.2.2 Nội dung điều tra 18
1.2.3 Thời gian và phạm vi điều tra 18
1.2.4 Phương pháp điều tra 18
1.2.5 Kết quả điều tra 19
Chương 2 HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG KHÔNG GIAN CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI QUA GÓC GHÉP HÌNH 25
2.1 Tổ chức hình thành biểu tượng hình học không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi qua góc ghép hình 25
2.1.1 Tổ chức các hoạt động nhận dạng hình hình học 25
2.1.2 Tổ chức các hoạt động thể hiện hình hình học 28
2.1.3 Tổ chức các hoạt động phân biệt các hình hình học 29
2.1.4 Tổ chức các hoạt động sử dụng các hình học để tạo ra các đối tượng 30
2.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng hình học không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi qua góc ghép hình 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
1 KẾT LUẬN 37
2 KIẾN NGHỊ 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 7Nhà giáo dục Xô viết A.S.Makarenko khẳng định rằng những cơ sở
căn bản của việc giáo dục trẻ được hình thành từ trước tuổi lên năm Những điều dạy cho trẻ trong thời kì này chiếm 90% tiến trình giáo dục trẻ Về sau, việc giáo dục đào tạo cho con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả cùng những nụ hoa đã được vun trồng trong năm năm đầu tiên Như vậy, có thể nói: mầm non là bậc học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người
Trong môi trường trường mầm non, trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được giáo dục nhận thức để trẻ phát triển một cách toàn diện như: hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, làm quen với môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc,… Trong đó, việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ giữ vai trò quan trọng Toán học là môn học tự nhiên quan trọng và cần thiết trong cuộc sống con người Việc cho trẻ làm quen với toán ngay từ lứa tuổi mầm non là cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về số lượng, hình dạng, kích thước, vị trí trong không gian; hình thành và rèn luyện một số kĩ năng đếm, đo lường,…; bước đầu hình thành khả năng quan sát, tư duy, so sánh các vật với nhau…; hình thành và bồi dược một số phẩm chất tốt đẹp của con người mới
Trang 8Hình thành các biểu tượng về hình dạng không gian là một phần của nội dung chương trình hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non Thực tế cho thấy, việc dạy hình thành các biểu tượng về hình dạng không gian cho trẻ gặp không ít khó khăn Về cơ bản, chúng ta biết dạy học hình thành biểu tượng hình dạng không gian là một khía cạnh khó, thường rất khô khan, cứng nhắc Bên cạnh đó, nhiều giáo viên tổ chức tiết học còn mang tính rập khuôn theo tài liệu hướng dẫn, thiếu đi sự linh hoạt, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm tòi phát hiện của cá nhân trẻ Vì vậy, để hình thành biểu tượng hình dạng không gian ban đầu cho trẻ cần thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhằm kích thích sự khám phá, hứng thú của trẻ, trong đó việc sử dụng các hoạt động trong góc ghép hình
Hoạt động góc ghép hình là hoạt động giúp trẻ có thể được tiếp xúc toàn diện với môi trường bên ngoài Thông qua sự tiếp xúc đó mà hình thành
ở trẻ các kiểu tư duy, sáng tạo Tạo cơ sở ban đầu để trẻ tiếp cận với các khối hình được tốt hơn Hoạt động ở góc ghép hình có vai trò vô cùng to lớn đối với sự nhận thức của trẻ Thông qua đó, trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu hình dạng các đối tượng; dựa vào miêu tả để được hiểu biết, được hình dung
và xây dựng các đối tượng trong thực tế Đây cũng được coi là một trong những phương thức phù hợp để trẻ không những được củng cố, làm sâu sắc hơn những kiến thức, kĩ năng đã học mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng, thông minh và sáng tạo hơn
Bản thân là một sinh viên ngành giáo dục mầm non - tương lai là một giáo viên thường xuyên được tiếp xúc với việc chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi nhận thấy việc tìm hiểu, tổ chức các hoạt động dạy học qua góc ghép hình để hình thành các biểu tượng về hình dạng không gian rất phù hợp, có hiệu quả cao Việc tìm hiểu cũng sẽ giúp tôi có thêm những hiểu biết mới, những trải nghiệm mới về nghề nghiệp của mình Chính vì vậy, tôi quyết định lựa chọn
Trang 9đề tài “Tổ chức các hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng không
gian cho trẻ 4 - 5 tuổi qua góc ghép hình”
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu việc tổ chức các hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi qua góc ghép hình Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng về hình dạng không gian cho trẻ nói riêng và biểu tượng toán nói chung
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lí luận về đặc điểm tâm lí và nhận thức của trẻ 4 - 5 tuổi
- Tìm hiểu lí luận về định hướng hình thành biểu tượng hình dạng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi
- Tìm hiểu lí luận về hoạt động góc ghép hình và việc tổ chức hoạt động của góc ghép hình
- Xây dựng các hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi qua góc ghép hình
- Đề xuất một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi qua góc ghép hình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức các hoạt động hình thành biểu tượng về hình dạng không gian qua góc ghép hình
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là trẻ 4 - 5 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Trang 10- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiêm
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của khóa luận bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Tổ chức các hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi qua góc ghép hình
Trang 11NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của trẻ 4 - 5 tuổi
Trẻ mầm non cũng được ví như một thực thể tích hợp và trẻ cũng sống, lĩnh hội kiến thức trong một môi trường mà ở đó có tất cả những yếu tố - xã hội và khoa học đan quyện, hòa nhập vào nhau thành một thể thống nhất Do vậy, mà sự phát triển tâm lí của trẻ cũng diễn ra trong một khối thống nhất,
chúng đan xen, hòa nhập, hòa quyện vào nhau
1.1.1.1 Cảm giác và tri giác
Ở tuổi mầu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi), đang diễn ra một quá trình chuyển tiếp,
từ chỗ trẻ chỉ biết những sự vật cụ thể sang sử dụng những chuẩn cảm giác phổ
biến là kết quả của sự khái quát hóa những kinh nghiệm cảm tính của bản thân
Trẻ đã có khả năng nhận biết các hình học như một tiêu chuẩn để trẻ dựa vào đó so sánh, cảm giác các vật thường gặp trong đời sống hàng ngày Trẻ có thể lựa chọn các hình học theo mẫu và theo tên gọi
Khả năng nhận biết các hình hình học và các vật thể bằng các giác quan phát triển hơn
Trẻ đã chủ động dùng các ngón tay để cầm, nắm, khảo sát hình, sự hoạt động của mắt đã bắt đầu tập trung quan sát các dấu hiệu riêng đặc trưng cho từng hình
Vì vậy, trẻ có khả năng so sánh phân biệt các hình học phẳng theo đường bao của chúng, nếu được sự tổ chức hướng dẫn của các nhà giáo dục Trẻ có khả năng nhận biết được hình dạng của một số hình học thông dụng: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn; hay một số khối cơ bản: khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật
Trang 121.1.1.2 Trí tưởng tượng không gian
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng
có trong kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên
cở sở những biểu tượng đã có
Một nhà giáo dục người Nga nói: “Trí tưởng tượng linh hoạt, phong
phú chính là đặc tính quan trọng của trí tuệ” Nếu không có trí tưởng tượng
tốt, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm Hơn nữa, trí tưởng tượng còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về sức sáng tạo của trẻ, trong khi những phát minh nổi tiếng trên thế giới đều bắt đầu từ trí tưởng tượng mà thành
Trí tưởng tượng của trẻ trong giai đoạn 4 - 5 tuổi bắt đầu phát triển mạnh mẽ Trẻ có khả năng tượng tượng ra các hình dạng, đồ vật khác nhau Tuy nhiên, những hình ảnh này vẫn còn chưa chính xác, rõ ràng từng chi tiết
Nhờ có sự phát triển các hoạt động ở góc ghép hình mà khả năng tưởng tượng của trẻ được nâng lên Các hình ghép của trẻ vừa gần với hiện thực vừa mang tính chủ quan cảm xúc rõ nét
Trẻ có thể xếp, ghép theo các hình mẫu, những chủ đề gần gũi thân quen đối với trẻ Nếu được thầy cô giáo, cha mẹ hướng dẫn chu đáo trẻ sẽ phát triển về trí tưởng tượng nhanh hơn
Qua quá trình trẻ tiếp xúc, thao tác trực tiếp với các hình học như: xếp, chắp ghép,…để tạo ra các sản phẩm theo trí tưởng tượng của mình Nhờ có sự thao tác này mà khả năng tưởng tượng không gian của trẻ được nâng lên và
làm tiền đề cho sự phát triển trí tuệ, tư duy của trẻ sau này
1.1.1.3 Tư duy hình học
Đầu tuổi mẫu giáo, trẻ đã biết tư duy bằng những hình ảnh trong đầu, nhưng do biểu tượng còn nghèo nàn và tư duy mới được chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong nên trẻ mới chỉ nhận diện được một số hình
Trang 13cơ bản theo kiểu tư duy trực quan hình tượng Cùng với hoàn thiện hoạt động vui chơi và sự phát triển các hoạt động khác như: xây dựng, xếp ghép,…Vốn biểu tượng của trẻ mẫu giáo nhỡ được giàu lên thêm nhiều, chức năng định dạng hình phát triển mạnh lòng ham hiểu biết và hứng thứ nhận thức tăng lên
rõ rệt Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tư duy hình học và đây cũng
là thời điểm kiểu tư duy đó phát triển mạnh mẽ nhất Tất nhiên nó vẫn chưa thể tách rời những hoạt động vật chất và hoạt động thực tiễn của trẻ (vì đó là nguyên tắc cơ bản của hoạt động của con người)
Trong hoạt động hàng ngày của trẻ mẫu giáo nhỡ không những chỉ đơn giản sử dụng những kinh nghiệm đã có, mà còn không ngừng biến đổi những kinh nghiệm ấy để thu nhận những kết quả mới hơn Các em có nhu cầu khám phá các quan hệ, sự khác nhau giữa các hình dạng không gian
Trẻ thường thực nghiệm, chăm chú, quan sát các hiện tượng và suy nghĩ các hiện tượng đó để rút ra kết luận như: Cứ hình có 3 cạnh thì là hình tam giác…
Giai đoạn 4 - 5 tuổi, là giai đoạn nhấn mạnh vào sự phát triển nhận thức, tư duy của trẻ Trẻ có thể vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống gần gũi, thiết thực của trẻ
Dạy hình học là điều kiện thuận lợi giúp phát triển tư duy cho trẻ, đặc biệt là các phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng không gian và các tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp,…
1.1.2 Định hướng hình thành biểu tượng về hình dạng không gian cho trẻ
4 - 5 tuổi
1.1.2.1 Mục đích
- Củng cố kiến thức về tên gọi, đặc điểm của các hình học (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác), giới thiệu tên gọi, đặc điểm của các khối (khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật)
Trang 14- Hình thành định hướng ban đầu về các mối quan hệ không gian có trong hiện thực xung quanh trẻ
- Hình thành cho trẻ một số kĩ năng như: kĩ năng nhận dạng, kĩ năng phân tích hình, kĩ năng chắp ghép các hình hình học
- Phát triển hứng thú và năng lực nhận biết, phát triển tư duy logic (so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và ngôn ngữ cho trẻ
1.1.2.2 Nội dung
- Dạy trẻ ôn tập về tên gọi, đặc điểm của các hình học phẳng (hình tròn,
hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật)
- Dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi của các khối: khối cầu, khối vuông, khối trụ và khối chữ nhật
- Dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình học phẳng: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, nhằm giúp trẻ nắm được các dấu hiệu đặc trưng của các hình về cấu tạo đường bao quanh hình, số lượng các cạnh, các góc của chúng và độ dài của các cạnh
- Dạy trẻ so sánh các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác nhằm giúp trẻ thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng
- Dạy trẻ chắp ghép các hình và khối đã học để tạo ra các đối tượng có
ý nghĩa trong thực tiễn cuộc sống
1.1.2.3 Phương pháp hình thành
Phương pháp dạy hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non được coi là tổ hợp các cách thức tổ chức các hoạt động của trẻ em trong quá trình hình thành biểu tượng toán học cho trẻ nhằm mục đích giáo dục toán học cho trẻ mầm non
Một số phương pháp dạy học thường dùng trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ
Trang 15a Phương pháp hoạt động với đồ vật (phương pháp dạy học trực quan)
* Định nghĩa, vai trò
- Định nghĩa
Đây là phương pháp tổ chức cho trẻ tiến hành các haotj động với đồ vật dưới hình thức vui chơi mang tính trực quan, từ đó hình thành nội dung bài học
- Vai trò: Đây là phương pháp chủ đạo
* Cách tiến hành
- Xác định mục đích bài dạy, yêu cầu trẻ cần đạt được
- Xác lập phương thức hoạt động
- Định hướng hoạt động
- Định hướng hoạt động (nêu lên nhiệm vụ cần thực hiện)
- Tổ chức cho trẻ hoạt động trong giờ học
+ Tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật
+ Hướng dẫn trẻ phân tích, so sánh, rút kết luận
+ Tổ chức vận dụng điều mới học vào các hoạt động thực hành
+ Đánh giá kết quả thực hiện ở các hoạt động
b Phương pháp thực hành, luyện tập
- Luyện tập qua các bài tập ứng dụng đa dạng: các trò chơi, phương tiện khác nhau
- Vận dụng giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tế
- Luyện tập qua các trò chơi Lưu ý, cô cần nói rõ tên trò chơi, luật chơi, trò chơi mới cô phải cho trẻ chơi thử
c Phương pháp dùng lời
* Định nghĩa
Là phương pháp sử dụng ngôn ngữ của cô để mô tả, hướng dẫn gợi ý hoặc hỏi trẻ nhằm hướng dẫn trẻ quan sát, đối chiếu, so sánh, phân tích để nắm được tri thức của bài học mới
Trang 16- Phương pháp dạy học phân hóa đối tượng người học
- Phương pháp dạy học gợi mở vấn đề
- Phương pháp học tập trải nghiệm
- Phương pháp dạy học khám phá,…
e phương pháp sử dụng trò chơi
Trong các tiết dạy toán, phương pháp dùng trò chơi được sử dụng nhiều với chức năng như một biện pháp hay một phương pháp dạy học Việc sử dụng rộng rãi và đa dạng các trò chơi học tập như: các trò chơi xếp hình, lắp ghép, trò chơi sử dụng lời nói,… đều là phương tiện góp phần đem lại hiệu quả cho việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non
Kết luận: Mỗi một phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, không có
phương pháp nào là tối ưu Do vậy, giáo viên cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau, tùy theo tính chất bài học và giai đoạn học tập của trẻ
1.1.2.4 Hình thức tổ chức dạy học
Quá trình tổ chức cho trẻ làm quen toán ở trường mầm non diễn ra dưới
hai hình thức sau:
- Hoạt động học toán có chủ đích (Tiết toán học)
- Hoạt động học toán không có chủ đích (Dạy ở mọi lúc, mọi nơi)
Trang 17a Hoạt động học toán có chủ đích (Tiết học toán)
* Đặc điểm
Trẻ lĩnh hội các tri thức, rèn luyện các kĩ năng thông qua quan sát và hoạt động với đồ vật dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong đó trẻ giữ vai trò chủ thể của hoạt động, còn cô giáo là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động, theo trình tự:
- Cô thiết kế, tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động
- Từng trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt động, nêu lên nhận xét về những điều lĩnh hội được qua hoạt động, tự kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của mình và của bạn
- Cô chính xác hóa các nhận xét của trẻ, khái quát hóa kết quả để hình thành tri thức mới
* Cấu trúc của tiết học toán (Hoạt động học toán có chủ đích)
Tiết học toán bao gồm một chuỗi các hoạt động mang tính cấu trúc, trong đó mỗi hoạt động trước sẽ là cơ sở để tiến hành hoạt động sau, cụ thể: Gồm 3 phần:
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ hoặc làm quen với kiến thức mới
- Cho trẻ ôn kiến thức có liên quan trực tiếp đến nội dung bài học tiết
đó, hướng sự chú ý của trẻ vào nhiệm vụ chuẩn bị giải quyết
Trang 18- Nội dung kiến thức giai đoạn này đơn giản, thời gian ngắn
Hoạt động 2: Hình thành tri thức, biểu tượng mới
Trong giai đoạn này, trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt động với đồ vật và thông qua các hoạt động đó trẻ lĩnh hội các tri thức mới Khi đó, các tri thức cần có ở trẻ được biến thành các việc làm cụ thể Vì vậy:
Khi định hướng hoạt động cho trẻ thì hướng dẫn phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ nhớ nhiệm vụ cần làm
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động, cô cần kết hợp việc làm mẫu với lời hướng dẫn Cô phải thực hiện từng thao tác cùng trẻ, hướng dẫn xong thao tác này mới chuyển sang thao tác khác Quá trình hoạt động và kết quả hoạt động của trẻ luôn nằm dưới sự quan sát, điều khiển và kiểm tra của của cô
Sau từng hoạt động, cô hướng dẫn trẻ phân tích, đối chiếu, so sánh, khái quát những vấn đề cần lĩnh hội để hình thành tri thức mới (tạo điều kiện để trẻ
là người đầu tiên nêu lên nhận xét, cô tập cho trẻ cách diễn đạt, cách trả lời câu hỏi)
Cô giáo chính xác hóa, khái quát hóa kết quả, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm để trẻ cần lĩnh hội thành tri thức mới
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
Cô tổ chức cho trẻ vận dụng những điều vừa lĩnh hội được vào các hoạt động đa dạng thông qua:
Hệ thống các bài tập luyện tập từ đơn giản đến phức tạp
Tổ chức một số trò chơi để củng cố hiểu biết và rèn luyện các kĩ năng vừa có
Cho trẻ liên hệ với thực tế: Đối chiếu những hiểu biết vừa có với thực
tế trong môi trường xung quanh
Cho trẻ tạo ra các sản phẩm mới bằng các phương tiện khác: Vẽ, cắt, dán, nặn, chắp ghép, xếp hình,…
Trang 19b Hoạt động học toán không có chủ đích (Dạy ở mọi lúc, mọi nơi)
* Ý nghĩa
- Đa dạng hóa các hình thức cho trẻ mẫu giáo làm quen với toán trong trường mầm non
- Đảm bảo nguyên tắc “học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với cuộc
sống” trong quá trình dạy học những kiến thức toán sơ đẳng cho trẻ mầm non
- Tạo điều kiện để củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức, kĩ năng mà trẻ đã học được trên các hoạt động học toán có chủ đích
- Góp phần hình thành cho trẻ kĩ năng và thói quen vận dụng những điều đã học vào các tình huống, hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống
- Giúp trẻ thấy được ý nghĩa của những kiến thức toán học và những kĩ năng nhận biết đã học trong cuộc sống thực tế hàng ngày của trẻ, qua đó hình thành cho trẻ hứng thú đối với những kiến thức, kĩ năng toán học
* Cách tiến hành
Trong suốt thời gian cả ngày trẻ ở trong trường mầm non, giáo viên có điều kiện sử dụng các hình thức dạy học khác nhau nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng toán học sơ đẳng Việc dạy trẻ có thể diễn ra trong thời gian trẻ chơi, khi trẻ tham quan, dạo chơi, khi trẻ tham gia hoạt động ở các góc và các hoạt động khác như: thể chất, âm nhạc, tạo hình,…hay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ
Trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giáo viên có thể giao cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi trẻ phải ứng dụng các kiến thức về số lượng, phép đếm,
Ví dụ: lấy số ghế, số bát cơm và số thìa ăn tương ứng với số trẻ ngồi ăn…
Trong thời gian trẻ hoạt động ở các góc, ở góc ghép hình, giáo viên giao các nhiệm vụ cho trẻ như: chắp ghép cái cổng cao, cổng thấp, con đường
Trang 20ngắn, con đường dài,…Ở góc nghệ thuật, giáo viên giao nhiệm vụ cho trẻ như: nặn quả to, quả nhỏ, Giáo viên có thể hướng sự chú ý của trẻ tới các dấu hiệu toán học có trong hoạt động của trẻ
Trong thời gian trẻ thực hiện các bài tập thể dục, giáo viên yêu cầu trẻ giơ tay về phía phải, phía trái, giơ tay lên phía trên, xuống phía dưới, quay nguwoif về phía sau, cúi người về phía trước… với số lần nhất định Các bài tập này đòi hỏi trẻ không chỉ có kĩ năng vận động cơ bản mà còn phải ứng dụng những kiến thức toán vào việc thực hiện nó để đạt kết quả mong muốn Trong thời gian trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát và hướng sự chú ý của trẻ tới những dấu hiệu toán học có trong các sự vật, hiện tượng ở xung quanh trẻ như: Khi trẻ ngắm vườn cây trong
trường, giáo viên hỏi “Các con có thấy cây nào cao (thấp) hay to (nhỏ) hơn
cây nào? Trên sân trường có mấy cái ghế đá?”
Như vậy, trong mọi trường hợp của cuộc sống hàng ngày, giáo viên đều
có thể sử dụng chúng để hướng sự chú ý của trẻ tới các dấu hiệu toán học và mối quan hệ toán học trong đó và cho trẻ nhận biết chính xác chúng
1.1.3 Góc ghép hình
1.1.3.1 Đặc điểm
Hoạt động ở góc ghép hình là trò chơi thể hiện khả năng tạo hình của trẻ từ những khối gỗ, khối nhựa,… với những hình dạng, kích thước khác nhau, trẻ có thể lắp ghép xây dựng nên những công trình như: ngôi nhà, công viên,… hay trẻ có thể ghép thành những con vật ngộ nghĩnh như: thỏ, mèo, Trong công trình đó, sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét Tùy theo hoàn cảnh sống, vốn sống, khả năng tưởng tượng, mỗi trẻ đều có những khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình của mình Qua trò chơi, thỏa mãn
nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm tính chất của thế giới xung quanh
Thông qua trò chơi, trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng; đồng thời phát triển trí tưởng tượng, tính tò mò, tính ham hiểu biết Ngoài ra còn
Trang 21củng cố thêm cho trẻ những kiến thức về hình học mà trẻ đã được học ở giờ
học chính
Ví dụ như: khi trẻ xây ngôi nhà trẻ sẽ định hướng được như khi xây
mái nhà cần dùng hình tam giác, thân nhà cần dùng hình chữ nhật
Hay khi trẻ ghép hình ô tô trẻ sẽ định hướng đầu xe là khối vuông, thân xe là khối chữ nhật và bánh xe từ những hình tròn,…
1.1.3.2 Vai trò
a Góc ghép hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức
- Góc ghép hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng
- Trong hoạt động ở góc ghép hình trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có sự hiểu biết, sự hình thành về các đối tượng
đó, từ đó xây dựng các biểu tượng, hình tượng Từ đó khẳng định góc ghép hình là một hoạt động tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như khả năng: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng
- Góc ghép hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các chuẩn cảm giác, tri giác, kích thước, hình khối, Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu tả mà trẻ thường xuyên sử dụng tính tích cực các chuẩn cảm giác để tìm hiểu, khám phá những điều chưa biết về sự vật, hiện tượng Từ đó, trẻ tích lũy được một lượng kiến thức lớn các thông tin, hình ảnh, cùng những hiểu biết
về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh
- Khi thực hiện các nhiệm vụ như chắp ghép, xếp, , trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn biểu tượng đã tích lũy được để làm thành những hình tượng mới Các điều kiện và yêu cầu sáng tạo của hoạt động góc làm cho các biểu tượng được hình thành ở trẻ trong quá trình tri giác sẽ luôn được đổi mới, bổ sung và ngày càng trở lên phong phú hơn Như vậy là, chính nhờ hoạt động trong góc ghép hình mà trẻ ghi nhớ và nhận biết được các hình học khác nhau một cách dễ dàng hơn
Trang 22- Quá trình chắp ghép, xếp, xây, đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá , phát hiện ra cấu trúc, tính chất của các hình khối và khả năng tạo hình Trong quá trình chơi ở góc ghép hình trẻ sẽ biết cách phân biệt và sử dụng các hình học vào đúng mục đích Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ và củng cố kiến thức về hình học không gian mà trẻ đã được học trong giờ học chính
- Góc ghép hình chính là môi trường thuân lợi để hình thành ở trẻ các phẩm chất trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, óc sáng tạo và khă năng ghi nhớ
b Góc ghép hình phát huy tính tự chủ, tính tích cực hoạt động của trẻ
- Tổ chức hoạt động trong góc ghép hình đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính cực chủ động của trẻ từ việc lựa chọn đồ chơi, lựa chọn các hình khối đồng thời khuyến khích trẻ theo khả năng, ý thức, trí nhớ và óc sáng tạo của trẻ
- Cách bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi nguyên vật liệu dưới dạng mở kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ Đây là cơ sở căn bản để giáo dục trí tuệ cho trẻ
c Hình thành tinh thần đoàn kết, tập thể cho trẻ
Tổ chức các hoạt động trong góc ghép hình hợp lý, khuyến khích trẻ cùng nhau chơi, cùng nhau làm việc như: cùng nhau xây dựng, cùng nhau chắp ghép, trên cơ sơ đó giúp trẻ tái hiện lại các kiến thức mà trẻ đã được học Trẻ biết chia sẻ kinh nghiệm chơi, những suy nghĩ cá nhân với bạn bè, biết tọa ra môi trường giao tiếp ấm cúng, cởi mở, dân chủ giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô Đây là cơ sở hình thành tính tập thể cho trẻ
Ngoài ra, góc ghép hình là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo vì phần lớn các hoạt động có kèm theo vận động: đi, chạy, nhảy,…những vận động này giúp cho cơ thể trẻ phát triển và củng cố vận động cơ bản, phát triển các tố chất nhanh, manh, bền, khéo,…
Trang 231.1.3.3 Tổ chức hoạt động qua góc ghép hình
* Cách bài trí góc ghép hình
Trong góc ghép hình giáo viên trang bị cho trẻ các hình khối cơ bản như: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối cầu, khối trụ, khối chữ nhật, ; các bộ đồ chơi chắp ghép, các bộ ghép hình tangram, trí uẩn…
Ngoài ra, giáo viên nên trang trí và bổ sung thêm một kệ để các hình mẫu mà giáo viên đã lắp ráp như hình ngôi nhà, chó gà,…(tùy theo chủ đề) và treo trên giá treo các bản vẽ mẫu để trẻ có thể nhìn theo và chắp ghép theo hình vẽ Như vậy, sẽ gây hứng thú và phát triển trí thông minh, sáng tạo cho trẻ cũng như có thể củng cố kiến thức cho trẻ về các hình dạng không gian
(Hình minh họa)
* Tổ chức hoạt động trong góc ghép hình
Khi tổ chức các hoạt động trong góc ghép hình cần làm theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung dạy học
Bước 2: Xác định hoạt động trong góc ghép hình để dạy nội dung trên
Bước 3: Chuẩn bị đồ dùng cho các góc
Bước 4: Thiết kế hoạt động ở góc ghép hình
Trang 24Bước 5: Tổ chức hoạt động trong góc ghép hình
Bước 6: Kiểm tra, đánh giá hoạt động trong góc ghép hình
Tùy theo chủ đề và bài học mà giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện trong góc ghép hình
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Mục đích điều tra
Mục đích điều tra là tìm hiểu thực trạng hình thành biểu tượng hình dạng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi qua góc ghép hình
1.2.2 Nội dung điều tra
- Nhận thức về vai trò của góc ghép hình trong hình thành biểu tượng
hình dạng không gian cho trẻ
- Các nội dung hình thành biểu tượng hình dạng không gian qua góc ghép hình
- Mục đích, cách bày trí, tổ chức hoạt động trong góc ghép hình
- Các thuận lợi, khó khăn giáo viên gặp phải khi tổ chức hình thành các biểu tượng về hình dạng không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi qua góc ghép hình
1.2.3 Thời gian và phạm vi điều tra
Thời gian điều tra từ ngày 22/2/2016 đến ngày 10/4/2016
Phạm vi điều tra là trẻ 4 - 5 tuổi ở các lớp 4 tuổi A; 4 tuổi B trường Mầm non Đống Đa, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
Trẻ 4-5 tuổi ở các lớp 4 tuổi A; 4 tuổi B; 4 Tuổi C tại trường Mầm non
Tề Lỗ, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.4 Phương pháp điều tra
- Phương pháp trò chuyện - phỏng vấn: Được tiến hành đối với các giáo viên và trẻ nhằm thu thập thông tin cho các phương pháp khác nhau
- Phương pháp quan sát: Được tiến hành trong các giờ học, nhằm thu thập thông tin cho các phương pháp khác