1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank

80 756 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 454 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

***

1 Lý do lựa chọn đề tài

Để thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống NHTM QD và hệ thống NHTM

CP theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2001 Cùng với việc trởthành thành viên thứ 150 của Việt Nam trong ngôi nhà chung WTO ngày07/11/2006 đến nay các NHTM Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp đểhoàn thành tốt đề án của Thủ tướng Chính phủ, các giải pháp nâng cao nănglực cạnh tranh của mình như: tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại nợ, làm sạch bảngcân đối, đổi mới công tác quản trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu

tư công nghệ….Bên cạnh đó, sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của ngân hàngnước ngoài vào thị trường Việt Nam, cũng như những cam kết về mở cửa khuvực ngân hàng trong tiến trình hội nhập ngày một gần kề đã làm cho cuộccạnh tranh giữa các NHTM tại Việt Nam ngày càng trở nên gây gắt và khốcliệt hơn

Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp Hồ Chí Minh (HDBank) cũng khôngnằm ngoài chủ trương và xu thế đó HDBank dù đã có những lợi thế trongcạnh tranh so với các NHTM khác Thế nhưng, HDBank cũng còn tồn tạikhông ít những yếu kém, cũng như đang phải đối mặt với những khó khăn vàthách thức phía trước Để tận dụng tốt những lợi thế của mình trên cơ sở xácđịnh những điểm yếu, lợi dụng cơ hội mà WTO mang lại để vượt qua nhữngthách thức

Em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân

Hàng Phát Triển Nhà Tp Hồ Chí Minh (HDBank)” để nghiên cứu là đáp

ứng được nhu cầu cấp thiết của HDBank trong giai đoạn hiện nay

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu

-Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranhcủa NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các tiêu chíđánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM

- Phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và tháchthức của HDBank từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng PhátTriển Nhà Tp Hồ Chí Minh

-Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm năng cao năng lực cạnh tranh củaNgân Hàng Phát Triển Nhà Tp Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập

3 Nội dung nghiên cứu

-Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngânhang thương mại

-Xu thế cạnh tranh của các NHTM và thực trạng năng lực cạnh tranh củaNgân Hàng Phát Triển Nhà Tp Hồ Chí Minh giai đọan 2005_ 2008

-Giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củaNgân Hàng Phát Triển Nhà Tp Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của Ngân Hàng Phát Triển

Nhà Tp Hồ Chí Minh

-Phạm vi thời gian: Thực trạng của HDBank 2005-2008

Giải pháp của HDBank 20090-2010

-Đối tượng nghiên cứu: chuyên đề nghiên cứu kết quả hoạt động củaHDBank TP Hồ Chí Minh

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Trang

Biểu đồ 1: Tăng trưởng vốn huy động của HDBank 2006-2008 25

Bảng 1: Vốn huy động của HDBank có từ các nguồn 26

Bảng 2 : Nguồn vốn của HDBank theo kỳ hạn huy động 29

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo các loại tiền 31

Trang 4

ATM : Máy rút tiền tự động

FDI : Vốn đầu tư trực tiếp

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

WB : Ngân hàng Thế giới

Trang 5

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Trong Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lýthuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman…v.v Trong đó, phải kểđến lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter, ông giải thích hiệntượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có

“lợi thế cạnh tranh” và “ lợi thế so sánh” Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức

là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh làđiều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanhnghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất cũng nhưng trong thương mại1 Ôngcho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗtrợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánhphát huy nhờ lợi thế cạnh tranh

Qua quan điểm của lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, cạnh tranhkhông phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh làđộng lực cho sự phát triển của doanh nghiệp Cạnh tranh góp phần cho sự tiến

bộ của khoa học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết qúy trọng hơnnhững cơ hội và lợi thế mà mình có được, cạnh tranh mang lại sự phồn thịnhcho đất nước

Trang 6

Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình nhữngđiểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và trongtương lai, để từ đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vàoquá trình cạnh tranh.Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tậpthể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực

và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mụctiêu của mình Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, antoàn, danh tiếng…

Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh,hoàn hảo và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt được tất cả những gì mìnhmong muốn Trong thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể thamgia đã sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đếnđối thủ tham gia cạnh tranh với mình Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệttiêu lẫn nhau, nhưng kết quả của cạnh tranh mang lại là hoàn toàn trái ngược

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” đã được sử dụng từ lâu Có rất nhiềuquan điểm khác nhau về thuật ngữ này Khái niệm năng lực cạnh tranh được

đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990 Theo Aldington Report(1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sảnxuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đốithủ khác trong nước và quốc tế Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạtđược lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập chongười lao động và chủ doanh nghiệp” Định nghĩa này cũng được nhắc lạitrong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994) Năm

1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanhnghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định

Trang 7

đúng giá cả và vào đúng thời điểm Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầukhách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”

Từ những quan điểm trên cùng với quan điểm của Michael Porter, về cơbản có thể hiểu năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng đápứng và chống chọi lại các đối thủ trong cung cấp sản phẩm một cách lâu dài

và có lợi nhuận Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh khi nó có một sốcác ưu thế khác biệt so với đối thủ của nó

1.2 Các đặc thù trong cạnh tranh của NHTM

NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh củaNHTM là: khả năng duy trì một cách có ý thức trên thị trường, trên cơ sở thiếtlập mối quan hệ bền vững với khách hàng để đạt được những mục tiêu pháttriển mà ngân hàng đã đề ra (lợi nhuận, chống lại sức ép của các lực lượngcạnh tranh )

Cần phải hiểu trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh không phải là đốiđầu, chiến thắng tuyệt đối đối thủ của mình mà cạnh tranh là để hợp tác vàphát triển Bởi chỉ cần một NHTM trong hệ thống lung lay, sụp đổ cũng làmảnh hưởng đến các NHTM khác thậm chí dẫn đến sụp đổ hàng loạt.Chính vìvậy, cạnh tranh của các ngân hàng thương mại có các đặc thù sau:

Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến

tất cả các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội Do đó:

NHTM cần có hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lưới chi nhánh rộng vàliên thông với nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳ vị tríđịa lý nào

NHTM phải xây dựng được uy tín, tạo được sự tin tưởng đối với kháchhàng vì bất kỳ một sự khó khăn nào của NHTM cũng có thể dẫn đến sự suysụp của nhiều chủ thể có liên quan

Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ, đặc biệt là dịch

Trang 8

vụ có liên quan đến tiền tệ Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên năng lực củađội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thể hiện chất lượngcủa sản phẩm dịch vụ ngân hàng Yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên ngânhàng là phải tạo được sự tin tưởng với khách hàng bằng kiến thức, phong cáchchuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng tư vấn và đôi khi cả yếu tốhình thể Dịch vụ của ngân hàng phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảomật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao đòi hỏi ngân hàng phải có cơ

sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại Hơn nữa, số lượng thôngtin, dữ liệu của khách hàng là cực kỳ lớn nên yêu cầu NHTM phải có hệthống lưu trữ, quản lý toàn bộ các thông tin này một cách đầy đủ mà vẫn cókhả năng truy xuất một cách dễ dàng

Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thểhiện chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng Yêu cầu đối với đội ngũnhân viên ngân hàng là phải tạo được sự tin tưởng với khách hàng bằng kiếnthức, phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng tư vấn vàđôi khi cả yếu tố hình thể

Dịch vụ của ngân hàng phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảomật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao đòi hỏi ngân hàng phải có cơ

sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại Hơn nữa, số lượng thôngtin, dữ liệu của khách hàng là cực kỳ lớn nên yêu cầu NHTM phải có hệthống lưu trữ, quản lý toàn bộ các thông tin này một cách đầy đủ mà vẫn cókhả năng truy xuất một cách dễ dàng

Ngoài ra, do dịch vụ tiền tệ ngân hàng có tính nhạy cảm nên để tạo được

sự tin tưởng của khách hàng chọn lựa sử dụng dịch vụ của mình, ngân hàngphải xây dựng được uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu theo thời gian

Thứ ba, để thực hiện kinh doanh tiền tệ, NHTM phải đóng vai trò tổ chức

trung gian huy động vốn trong xã hội Nguồn vốn để kinh doanh của ngân

Trang 9

hàng chủ yếu từ vốn huy động được và chỉ một phần từ vốn tự có của ngânhàng Do đó yêu cầu ngân hàng phải có trình độ quản lý chuyên nghiệp, nănglực tài chính vững mạnh cũng như có khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi

ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả

-Cuối cùng, chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là

một công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế Do đó,chất liệu này được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ Hoạt động kinh doanh củaNHTMngòai tuân thủ các quy định chung của pháp luật còn chịu sự chi phốibởi hệ thống luật pháp riêng cho NHTM và chính sách tiền tệ của Ngân hàngTrung ương

1.3 Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM

Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nềnkinh tế Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ màchúng thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đangkhông ngừng thay đổi Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính - bao gồm cả cáccông ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương

hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ củangân hàng Ngược lại, ngân hàng cũng đang đối phó với các đối thủ cạnhtranh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cungcấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảohiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác

Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trênphương diện những loại hình dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp Theo quanđiểm của các nhà kinh tế hiện đại: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cungcấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng,

Trang 10

tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất sovới bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.

Ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng là: “loại hình tổchức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác có liên quan”, mà trong đó tổ chức tín dụng là “doanh nghiệphoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiềngửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”

Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM được thể hiệnqua các yếu tố sau:

1.3.2 Khả năng huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động tạo vốn quan trọng hàngđầu của các ngân hàng thương mại Với chức năng và nhiệm vụ của mình, cácngân hàng thương mại đã thu hút, tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thờichưa sử dụng của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư vào ngân hàng Mặtkhác, trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng sẽ tiến hành hoạt độngcho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triểnkinh tế của vùng, ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốncủa xã hội, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Trang 11

Với hoạt động huy động vốn, các ngân hàng thương mại đã thực sự huyđộng được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất, lưuthông hàng hoá Nếu như không có ngân hàng thương mại, việc huy động củacải xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sẽ chậm đi rất nhiều.Nhờ hoạt động này của ngân hàng thương mại, tiền tiết kiệm của cá nhân,đoàn thể, các tổ chức kinh tế được huy động vào quá trình vận động của nềnkinh tế Nó chuyển của cải, tài nguyên xã hội từ nơi chưa sử dụng, còn tiềmtàng vào quá trình sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nâng cao mứcsống xã hội.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, uy tín và

vị thế của ngân hàng sẽ càng được khẳng định, ngân hàng sẽ chủ động tronghoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ với các thành phần kinh tế, tổ chức,dân cư Điều quan trọng là ngân hàng cần phải căn cứ vào chiến lược, mụctiêu phát triển kinh tế của từng vùng, từng ngành trong cả nước,… để từ đóđưa ra các loại hình huy động vốn phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn chocông cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM:

NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà mục đích là tìm kiếm lợinhuận, với điều kiện là phải đảm bảo tính thanh khoản cao và an toàn hoạtđộng của mình Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn Nguồn vốn cóvai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

* Vốn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động và đảmbảo khả năng phát triển lâu dài của ngân hàng

Vốn đóng vai trò là cơ sở nền tảng giúp chống lại rủi ro phá sản, vì vốnđược sử dụng để trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khiban lãnh đạo ngân hàng có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngânhàng trở lại hoạt động sinh lời

Trang 12

Vốn là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép tổ chức vàhoạt động Một ngân hàng mới thành lập luôn cần vốn ban đầu để mua đất,xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị những điều kiện làm việc, thuê nhân viênthậm chí ngay cả trước ngày hoạt động chính thức.

Vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển cáchình thức dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới Khi mộtngân hàng phát triển, nó cần vốn bổ sung để thúc đẩy tăng trưởng và chấpnhận rủi ro gắn với sự ra đời những dịch vụ mới và những trang thiết bị mới.Hầu hết các ngân hàng đều mở rộng và phát triển cơ sở vật chất so với lúcđầu, và sự bổ sung vốn sẽ cho phép ngân hàng mở rộng trụ sở, xây dựng thêmnhững văn phòng chi nhánh để theo kịp với sự phát triển của thị trường vàtăng cường chất lượng phục vụ khách hàng

Vốn còn được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúpđảm bảo sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổn định, lâudài Các cơ quan quản lý đều đòi hỏi rằng vốn ngân hàng cần phải được pháttriển tương ứng với sự tăng trưởng của danh mục cho vay và của những tàisản rủi ro khác Luật pháp các nước quy định mức tổng tài sản tối đa ngânhàng có thể có so với vốn chủ sở hữu, hoặc hạn chế khả năng huy động tiềngửi, khả năng hùn vốn, mua chứng khoán công ty của một ngân hàng trên cơ

sở nguồn vốn tự có của nó

* Nguồn vốn có quan hệ với rủi ro thanh khoản của ngân hàng

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xảy ra khi ngân hàng không còn đủtiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng hay cho vay bằng tiềnmặt Trong trường hợp ngân hàng không thể tăng nguồn tiền mặt kịp thời đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng, nó có thể sẽ mất niềm tin của khách hàng,khách hàng rút tiền và chuyển sang gửi tại ngân hàng khác, do đó yêu cầuquản lý rủi ro thanh khoản là sức ép rất lớn đối với các NHTM

Trang 13

Ngày nay, việc cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngàymột gia tăng, các khách hàng có rất nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng họ gửitiền hay quan hệ giao dịch lâu dài, do đó các ngân hàng phải quản lý cácthành phần nguồn vốn chặt chẽ hơn Nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàngthường rất nhạy cảm với lãi suất, khả năng xuất hiện các dòng tiền ra lớn nênrủi ro về thanh toán là rất lớn, vì vậy các ngân hàng cạnh tranh với nhau để cóđược nguồn vốn có kỳ hạn dài và ổn định.

* Nguồn vốn ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của ngân hàng

Sự thay đổi trong cơ cấu và chi phí nguồn vốn có ảnh hưởng đến hoạtđộng đầu tư của ngân hàng Một ngân hàng có nguồn vốn lớn sẽ dễ dàng đápứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng, danh mục tài sản đầu tư cũng đadạng hơn, do đó phân tán được rủi ro hơn so với các ngân hàng có vốn nhỏ.Ngân hàng có nguồn vốn huy động trung dài hạn lớn sẽ cho vay được các dự

án lớn, thời gian dài, do đó các khoản cho vay trung, dài hạn với khách hàng

có khả năng cao hơn các ngân hàng khác, tạo cho ngân hàng nguồn thu lớn từlãi cho vay Như vậy, quy mô, cơ cấu của các loại tài sản đầu tư của ngânhàng được xác định một phần căn cứ vào quy mô, cơ cấu nguồn vốn của nó

Mặt khác, sự ổn định về chi phí và thời hạn của nguồn vốn quy định sốtiền phải dự trữ, là cơ sở để cân nhắc đầu tư bao nhiêu vào chứng khoán ngắnhạn, nên cho vay với thời hạn nào, lãi suất bao nhiêu để phù hợp với nguồnvốn Những ngân hàng có nguồn vốn với chi phí gia tăng do phải đi vay để bùđắp khoản tiền gửi bị rút ra, không thể ấn định lãi suất cho vay cao hơn mộtcách tương ứng đối với các khoản tín dụng tốt Dẫn đến hiện tượng chênhlệch lãi suất đầu vào - đầu ra xấu đi Thay vì việc chênh lệch lãi suất xấu đi,một số ngân hàng thực hiện cho vay với lãi suất cạnh tranh cho những kháchhàng, những dự án đáng tin cậy hơn Điều đó cho phép ngân hàng thu được

Trang 14

lợi nhuận mong đợi, song rủi ro tín dụng gia tăng do chất lượng tài sản bị sụtgiảm.

* Nguồn vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng

Tài sản mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, còn nguồn vốn liênquan tới chi phí chủ yếu của ngân hàng, chi phí trả lãi Quy mô huy độngcàng tăng, tài sản càng tăng, khả năng sinh lời có thể càng lớn hoặc ngược lại.Nếu dùng chỉ tiêu chênh lệch thu, chi từ lãi để đo mối liên hệ sinh lời giữanguồn vốn và tài sản, thì sinh lời tăng khi lãi suất bình quân của tài sản phảilớn hơn lãi suất bình quân của nguồn vốn Do đó, khi nguồn vốn gia tăng vớiquy mô và cấu trúc nhất định, cần được phân bổ thành các tài sản sinh lờithích hợp Việc gia tăng cho vay và đầu tư với mức rủi ro thấp chính là điềukiện để gia tăng sinh lời

Ngân hàng có thể theo đuổi lãi suất huy động cao để tìm kiếm cácnguồn tiền với quy mô lớn kéo theo phải cho vay với lãi suất cao, hoặc từ lãisuất cho vay phải chấp nhận trên thị trường ngân hàng phải tìm kiếm cácnguồn với chi phí thấp Đối với những ngân hàng không đủ lớn để tham giaquyết định lãi suất trên thị trường, phải tự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và tàisản nhằm thoả mãn yêu cầu sinh lời trong hoạt động kinh doanh

Các hình thức huy động vốn của NHTM:

* Huy động vốn qua tiền gửi:

Theo Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng được nhận tiền gửi của tổchức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không

kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác

Thông qua việc làm trung gian thanh toán, các ngân hàng thu hút được

số lượng lớn các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tiền gửi giao dịch Đây lànguồn vốn có chi phí thấp, nên để tăng cường huy động nguồn vốn này cácNHTM luôn hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ

Trang 15

thanh toán, đảm bảo thực hiện thanh toán các yêu cầu của khách hàng mộtcách nhanh chóng, an toàn và chính xác, từ đó sẽ hấp dẫn khách hàng mở tàikhoản, gửi tiền và sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

Bên cạnh loại tiền gửi giao dịch, ngân hàng còn huy động các loại tiềngửi phi giao dịch: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn của các cá nhân và tổchức Khách hàng có thể gửi tiền tại ngân hàng bằng hình thức tiền gửi tiếtkiệm không kỳ hạn đối với những khoản tiền có thời hạn nhàn rỗi ngắn và vớimục đích an toàn tài sản; hoặc gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn với thời hạn phùhợp với kế hoạch chi tiêu của mình

Do khách hàng có quyền tự do lựa chọn ngân hàng để gửi tiền nên sựcạnh tranh trong hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi giữa các ngân hàng,các tổ chức tín dụng khác diễn ra rất quyết liệt Các ngân hàng không ngừngđưa ra các loại tiền gửi với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất hấp dẫn, và nhiềuphương thức trả lãi linh hoạt để thu hút khách hàng

* Huy động vốn qua thị trường vốn:

Các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi đểhuy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước

Rất nhiều NHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến khôngđáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn Do vậy, việc phát hành cácgiấy tờ có giá với thời hạn dài đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và giatăng các nguồn trung và dài hạn cho ngân hàng Ngân hàng có thể sử dụngnguồn này để cho vay các dự án, tài trợ cho trang thiết bị và bất động sản củadoanh nghiệp và người tiêu dùng Huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ

có giá thường có lãi suất hấp dẫn hơn các loại tiền gửi có cùng kỳ hạn

* Huy động vốn từ đi vay:

a Vay vốn từ các TCTD khác:

Trang 16

Các NHTM có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng khác để bù đắpthiếu hụt trong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn NHTM có thể vay thôngqua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế Lãi suất đi vay thườngcao hơn vay từ ngân hàng Nhà nước Quy mô các món vay phụ thuộc vào khảnăng cho vay của các tổ chức tín dụng khác Đây là nguồn vốn thường có thờihạn ngắn và chi phí cao nên việc vay mượn chỉ có tính tạm thời, ngân hàngchỉ vay lúc cần thiết.

b Vay NHNN:

NHTM vay từ ngân hàng Nhà nước trong trường hợp thiếu hụt dự trữ(vay bắt buộc); bù đắp phần thiếu hụt trong thanh toán bù trừ tại ngân hàngNhà nước; đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong quá trình hoạt động kinhdoanh (vay nóng trong trường hợp khó khăn trong thanh toán khẩn cấp) Ngânhàng Nhà nước cho các NHTM vay trên cơ sở tái chiết khấu các giấy tờ cógiá, trong đó chủ yếu là thương phiếu và trái phiếu Chính phủ Việc cho vaycủa ngân hàng Nhà nước phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ mà nó theođuổi trong từng thời kỳ Nguồn vốn này thường có thời hạn ngắn và thườngchiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM

* Các lĩnh vực huy động vốn khác:

Ngoài các hình thức huy động vốn trên, nếu ngân hàng có uy tín trênthị trường, họ có thể nhận được các nguồn vốn như: vốn tài trợ, vốn uỷ thácđầu tư phát triển, vốn liên doanh, liên kết và các nguồn vốn khác được hìnhthành trong quá trình hoạt động

Như vậy, các NHTM tạo lập nguồn vốn chủ yếu bằng phương thức huyđộng vốn để khai thác nguồn tiền nhàn rỗi của cá nhân và tổ chức trong xãhội Phương thức huy động này giữ vai trò quan trọng, nó cho phép khai thác,phát huy nội lực để phát triển kinh tế, đồng thời nguồn vốn này thường có chiphí thấp hơn so với các nguồn vốn khác Trong trường hợp mất cân đối giữa

Trang 17

nguồn vốn và sử dụng vốn, NHTM có thể vay vốn các tổ chức tín dụng hoặcdưới hình thức vay tái chiết khấu tại ngân hàng Nhà nước cùng với số vốn củachủ sở hữu để có nguồn vốn với quy mô nhất định đủ tài trợ cho danh mục tàisản.

1.3.3 Hoạt động sử dụng vốn

Đây là hoạt động trực tiếp đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Đối tượngkinh doanh của ngân hàng thương mại là tiền tệ và quyền sử dụng tiền tệ, dovậy lợi tức của ngân hàng có được chủ yếu từ việc đầu tư và cho vay Nếumột ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào nhưng không có kế hoạch

sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả thì không những không đem lại lợi nhuận chongân hàng, ngược lại còn không có nguồn bù đắp chi phí từ việc huy động

Do vậy, có thể nói sử dụng vốn là hoạt động hết sức quan trọng của mỗi ngânhàng Hoạt động sử dụng vốn bao gồm các hoạt động ngân quỹ, cho vay, đầu

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của NHTM

1.4.1 Nguồn nhân lực

Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như NHTM thì yếu tố conngười có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ Đội

Trang 18

ngũ nhân viên của ngân hàng chính là người trực tiếp đem lại cho khách hàngnhững cảm nhận về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thờitạo niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng Đó chính là những đòi hỏiquan trọng đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng chiếmgiữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnhtranh của mình.

Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các NHTM phải được xemxét trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao động

* Về số lượng lao động:

Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt kháchhàng, các NHTM nhất định phải có lực lượng lao động đủ về số lượng Tuynhiên cũng cần so sánh chỉ tiêu này trong mối tương quan với hệ thống mạnglưới và hiệu quả kinh doanh để nhìn nhận năng suất lao động của người laođộng trong ngân hàng

-Kỹ năng quản trị đối với nhà điều hành; trình độ chuyên môn nghiệp vụ

và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ đối với nhân viên: đây là tiêu chí quan trọngquyết định đến chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng.NHTM cần một đội ngũ những nhà điều hành giỏi để giúp bộ máy vận hànhhiệu quả và một đội ngũ nhân viên với kỹ năng nghiệp vụ cao, có khả năng tưvấn cho khách hàng để tạo được lòng tin với khách hàng và ấn tượng tốt về

Trang 19

ngân hàng Đây là những yếu tố then chốt giúp ngân hàng cạnh tranh giànhkhách hàng.

Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết địnhđối với năng lực cạnh tranh của một NHTM Chất lượng nguồn nhân lực làkết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ đồng thời lại chính là năng lực cạnhtranh của ngân hàng trong tương lai Có một đội ngũ cán bộ thừa hành vànhân viên giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lược sẽ giúp ngân hànghoạt động ổn định và bền vững Có thể khẳng định nguồn nhân lực đủ về sốlượng và đầy về chất lượng là một biểu hiện năng lực cạnh tranh cao củaNHTM

1.4.2 Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ luôn là vấn đề quan tâm của mọi khách hàng và củamọi ngân hàng Chất lượng dịch vụ ngày nay trở thành một lợi thế cạnh tranhmang ý nghĩa sống còn đối với mọi NHTM

Chất lượng dịch vụ luôn được đánh giá theo quan điểm của khách hàng

Nó thể hiện qua sự tin tưởng, cảm tình, ưa thích của khách hàng đối với dịch

vụ ngân hàng Như vậy, chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào chất lượngnhân viên trực tiếp cung ứng dịch vụ Ngoài ra, đối tượng kinh doanh của cácNHTM là tiền tệ, nên chất lượng dịch vụ không chỉ được đánh giá thông quachất lượng phục vụ của nhân viên NH mà còn được đánh giá thông qua độ antoàn chính xác trong xử lý nghiệp vụ, tính đơn giản, thuận tiện trong giao dịch

và khoảng thời gian cần thiết để có thể hoàn tất một giao dịch

Như vậy, chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ bao gồm:

- Năng lực công nghệ

- Năng lực quản trị điều hành ngân hàng

Trang 20

Là một hoạt động cơ bản quan trọng của ngân hàng, các chỉ tiêu phảnánh chất lượng dịch vụ huy động vốn cũng không nằm ngoài các chỉ tiêu trên.

Năng lực công nghệ:

Trong lĩnh vực ngân hàng thì việc áp dụng công nghệ là một trong nhữngyếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các NHTM Để năng cao chất lượngsản phẩm

dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng thì nhu cầu côngnghệ là vô cùng quan trọng Công nghệ sẽ góp phần tạo nên những chuyểnbiến mang tính độc đáo và tiện ích hơn, nó giúp các NHTM Ngày nay, cácNHTM đang triển khai phát triển những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao,

và sử dụng các sản phẩm dịch mang tính chất công nghệ làm thước đo cho sựcạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanhtoán và các sản phẩm dịch vụ điện

tử khác

Trong diễn đàn quốc tế “banking vietnam” khẳng định việc sử dụng côngnghệ thông tin là công cụ chính để khẳng định năng lực cạnh tranh của cácNHTM, sự phát triển các sản phẩm dịch vụ E-banking là xu hướng thờithượng, công nghệ là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các NHTM trong kinhdoanh

Năng lực quản trị điều hành ngân hàng:

Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinhdoanh của bất kỳ doanh nghiệp nào là vai trò của những người lãnh đạo doanhnghiệp, những quyết định của họ có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt độngcủa doanh nghiệp

Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong ngânhàng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn tronghoạt động ngân hàng Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để ngânhàng có một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn Thông thường

Trang 21

đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của một ngân hàng người taxem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược mà ngân hàng xây dựngcho hoạt động của mình Hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trưởng theo thờigian và khả năng vượt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trịcao của ngân hàng.

Một số tiêu chí thể hiện năng lực quản trị của ngân hàng là:

-Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: bao gồm chiến lược marketing(xây dựng uy tín, thương hiệu), phân khúc thị trường, phát triển sản phẩmdịch vụ,

-Cơ cấu tổ chức và khả năng áp dụng phương thức quản trị ngân hànghiệu quả

-Sự tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trang 22

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HỒ CHÍ MINH (HDBANK)

GIAI ĐOẠN 2005-2008

2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của HDBank

2.1.1 Giới thiệu chung về HDBank

2.1.1.1 Lịch sử hình thành HDBank

Ngày 04/01/1990 Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP Hồ Chí Minh(HDBank ) được thành lập Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiêncủa cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, HDBank đã mang lấy sứmệnh “phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị, góp phần xây dựng TP Hồ ChíMinh văn minh hiện đại” Lấy sứ mệnh trên làm mục tiêu hoạt động và pháttriển, HDBank có chức năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đa dạng tronglĩnh vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thông qua việc đầu tư vốn, cungứng tín dụng và dịch vụ nhà; tập trung huy động vốn và quản lý tất cả cácnguồn vốn để phục vụ chương trình phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị; tưvấn cho Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về chương trình, kế hoạch pháttriển nhà và chỉnh trang đô thị

Mặc dù là một ngân hàng TMCP có qui mô nhỏ, nhưng nếu xét về "tỷsuất lợi nhuận đạt được/vốn điều lệ" HDBank có thể sánh ngang với các ngânhàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những hiệu quả về lợi nhuận, HDBank cũng rất quan tâm đếnviệc xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình, nhằm mục đích đưa thương

Trang 23

hiệu HDBank trở thành một thương hiệu có giá trị cao trong thị trường tàichính

2.1.1.2 Lĩnh vực và mục tiêu hoạt động của HDBank

- Lĩnh vực hoạt động

+Huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của mọi tổ chức và dân cư với cáchình thức tiền gửi có kỳ hạn , không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi bằng tiền ViệtNam

+Tiếp nhận vốn đầu tư và đầu tư của các tổ chức trong nước Vay vốncác tổ chức tín dụng khác

+Cho vay ngắn hạn và dài hạn đối với các tổ chức và các nhân tuỳ theotính chất và khả năng nguồn vốn

+Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

+Hùn vốn và kiên doanh (chủ yếu trong lĩnh vực nhà) theo pháp luật hiệnhành làm dịch vụ thanh toán giũa các khách hàng

+Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc

- Mục tiêu của HDBank

Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các lĩnh vực kháctheo quy định của pháp luật; đặc liệt là phục vụ cho lĩnh vực xây dựng nhà ở

và chỉnh trang đô thị, nhằm góp phần thực hiện các chương trình về nhà ở dân

cư và quy hoặc xây dựng của Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như ở các địaphương khác trong cả nước

Trang 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của HDBank

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QL TÀI SẢN HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG HỘI ĐỒNG NHÂN SỰ

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

& PHÁT TRIỂN

PHÒNG THANH TOÁN NGÂN QUỸ

PHÒNG

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

PHÒNG NHÂN

SỰ &

QUẢN TRỊ HC

PHÒNG KINH DOANH

Trang 25

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn và cấp

tín dụng của HDBank

2.2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua từng thời kỳ

2.2.1.1 Nguồn huy động vốn

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn, điều

đó thể hiện khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh của HDBank đã đượccải thiện, từ chỗ hoạt động bằng nguồn vốn vay là chủ yếu đến nay Ngânhàng đã cơ bản đảm bảo được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinhdoanh, và đóng góp một phần nguồn vốn cho hoạt động của toàn hệ thống

Biểu đồ 1: Tăng trưởng vốn huy động của HDBank 2006-2008

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn:Báo cáo kiểm toán của HDBank 2006-2008)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh, ổnđịnh cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong các năm Năm 2006 nguồn vốn huyđộng của HDBank là 1.871 tỷ VND thì năm 2007 là 3.244 tỷ VND, tăng170,89% so với năm 2006, năm 2008 là 12.456 tỷ VND tăng 375% so vớinăm 2007 Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động phù hợp với sự biến độngcủa tổng nguồn vốn cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế vàđịnh hướng chung của toàn hệ thống HDBank Nguồn vốn huy động luôn là

Trang 26

nguồn vốn quan trọng và chủ yếu đối với hoạt động kinh doanh của ngânhàng, nó quyết định quy mô cho vay và đầu tư của ngân hàng Với sự tăngtrưởng ổn định của nguồn vốn, HDBank đã khẳng định được vị thế của mìnhtrong quá trình chuyển từ cho vay khách hàng nhà nước sang kinh doanh theo

cơ chế thị trường dần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường kinhdoanh

HDBank đã cơ bản đảm bảo được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt độngkinh doanh, và đóng góp một phần nguồn vốn cho hoạt động của toàn hệthống ngân hàng

Bảng 1: Vốn huy động của HDBank có từ các nguồn

2.280

3201365995

8.550

10806735735

964

14576356

3906

18326861037

(Nguồn:Báo cáo kiểm toán của HDBank 2006-2008)

Năm 2006 nguồn vốn của HDBank huy động của cá nhân là 1.210 tỷđồng VND chiếm 64.89% tổng nguồn vốn huy động Tuy nhiên, thương hiệuHDBank vẫn chưa được nhiều người dân biết đến Sang năm 2007, cùng với

sự nỗ lực của toàn thể cán bộ cũng như sự lãnh đạo đúng hướng của Ban giámđốc HDBank trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá các hình

Trang 27

thức huy động vốn đi kèm với các hình thức khuyến khích, các chương trìnhquảng bá phù hợp, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên 2.280 tỷ VND vàonăm 2007 và 8.558 tỷ VND vào năm 2008, tăng 375% so với năm 2007 Nguồn vốn huy động của HDBank trong những năm qua chủ yếu là tiềngửi của cá nhân dưới các hình thức huy động vốn khác nhau (tiền gửi không

kỳ hạn, có kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm; giấy tờ có giá) Tiền gửi của cá nhânchiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động năm 2006 chiếm 64.89% tổngnguồn vốn huy động, năm 2007 chiếm 70.37% và năm 2008 chiếm 68.64%.Một trong những lý do tiền gửi cá nhân tăng là do HDBank nhận chi trả lương

hộ cho các công ty (năm 2006 ký thêm hợp đồng chi trả lương tự động hàngtháng cho hơn 20 công ty: Công ty liên doanh câu lạc bộ Hà nội, Công ty tàichính dệt may, Công ty phát triển công nghệ tin học, Nutriway, và một số các

tổ chức tín dụng trên địa bàn…), mở tài khoản và chi trả tiền kiều hối cho cánhân, tiếp thị và khai thác được hơn 1.500 khách hàng cá nhân sử dụng thẻATM trong năm 2007 Mặt khác, HDBank liên tục mở rộng địa bàn huyđộng, các quỹ tiết kiệm liên tục được thành lập Mặc dù có sự nỗ lực về huyđộng vốn nhưng nguồn vốn huy động của cá nhân vẫn chưa tăng mạnh, donăm 2007, 2008 HDBank đã nâng cấp 2 phòng giao dịch thành chi nhánh cấp

1, một số địa điểm huy động cũng được tách về các chi nhánh mới thành lập

Bên cạnh đó, tiền gửi của tổ chức kinh tế tuy không có được thế mạnh

về tính bền vững như nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư nhưng lại có lợi thế vềgiá cả huy động (chi phí huy động thấp hơn), có khả năng đáp ứng sự thiếuhụt nguồn vốn trong một thời gian ngắn Đồng thời, việc thu hút được sốlượng lớn khách hàng mở tài khoản tiền gửi sẽ tạo ra được lợi thế choHDBank do khách hàng là những người gửi tiền hiện tại nhưng sẽ là nhữngngười vay vốn tiềm năng vì tính không ăn khớp nhau về thời gian giữa lượngtiền thu về và nhu cầu vốn cho đầu tư, dự trữ vật tư, mở rộng sản xuất Mặt

Trang 28

khác, HDBank chú trọng phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ trongviệc huy động vốn như thanh toán liên ngân hàng mở rộng, là trung gian chitrả kiều hối cho các tổ chức tín dụng dựa vào mạng lưới rộng khắp cả nước,

ưu đãi về phí thanh toán cho một số doanh nghiệp có tiền gửi lớn hoặc cóquan hệ vay lớn đối với HDBank Do đó, việc tăng trưởng tiền gửi của tổchức kinh tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Chính

vì thế, trong kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn huy động HDBank luôn coitrọng tăng trưởng tiền gửi của tổ chức kinh tế Nhờ có những biện pháp thíchhợp mà tỷ trọng tiền gửi tổ chức kinh tế trong nguồn vốn huy động nhữngnăm đều tăng Tuy nhiên tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chínhmới chỉ hạn chế tập trung chủ yếu ở một số các khách hàng truyền thống củaHDBank như Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ hỗ trợ, các Tổng công

ty lớn có quan hệ tiền vay với HDBank Như vậy nguồn tiền gửi này có tínhrủi ro cao, không ổn định

2.2.1.2 Kỳ hạn huy động:

Kỳ hạn của nguồn vốn huy động được HDBank thường xuyên phântích, do việc đánh giá đúng đắn mức độ ổn định của nguồn vốn huy động làyếu tố quan trọng không chỉ giúp cho ngân hàng xác định kỳ hạn sử dụng vốnhợp lý mà còn là cơ sở cho việc xác định mức thanh khoản cần thiết

Bảng 2 : Nguồn vốn của HDBank theo kỳ hạn huy động

Trang 29

21.954.6

23.4

4652128

650

14.3365.59

20

12639.421

1.772

10.1375.63

14.22

Tổng cộng 1871 100 3244 100 12456 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008 của HDBank )

Do đặc điểm của hệ thống HDBank là cho vay trung dài hạn nên việcchú trọng huy động nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là hết sức quantrọng Năm 2006 nguồn vốn trung dài hạn đạt 438 tỷ đồng chiếm 23.4%nguồn vốn huy động, năm 2007 nguồn vốn này tuy có tăng về quy mô nhưng

tỷ trọng lại giảm chỉ còn 20% tổng nguồn vốn huy động Trong thời gian nàyHDBank phát hành nhiều loại công cụ huy động ngắn hạn với lãi suất hấp dẫncũng như linh hoạt trong các hình thức rút trước hạn như kỳ phiếu, chứng chỉtiền gửi, tiết kiệm dự thưởng đã thu hút lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu chovay và đầu tư ngắn hạn tại HDBank

Năm 2007 nền kinh tế phát triển tương đối ổn định, cùng với quá trìnhhội nhập quốc tế các doanh nghiệp Việt nam đã không ngừng nâng cao nănglực kinh doanh của mình Năm 2008 là một năm đầy khó khăn trong lĩnh vựchuy động vốn Huy động vốn trên địa bàn Hà nội có sự cạnh tranh quyết liệtgiữa các ngân hàng Hàng loạt các sản phẩm mới hấp dẫn được các ngân hàngđưa ra, các Ngân hàng thương mại cổ phần chấp nhận mức lãi suất huy động

Trang 30

cao hơn khối Ngân hàng thương mại nhà nước nhằm thu hút vốn về mình, cácNgân hàng nước ngoài, liên doanh dần được nới lỏng, tăng thêm các chứcnăng hoạt động, các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm, tiết kiệmbưu điện phát triển mạnh đã đưa HDBank phải đối mặt với những thách thứchết sức to lớn Nhận thức được tầm quan trọng về vốn cũng như đánh giáđược các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, với đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệthuyết, HDBank đã nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn đưa ra các hình thức huy độngmới như gửi tiết kiệm với lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉtiền gửi dài hạn , nguồn vốn của HDBank vẫn tăng đặc biệt là nguồn vốntrung dài hạn đạt 1.772 tỷVND, chiếm 14.22% tổng nguồn vốn huy động

Tuy nhiên, nhìn chung trên toàn cục diện nền kinh tế hiện nay cho thấyvốn trung dài hạn trở nên vô cùng khan hiếm Theo nguyên lý chung thì thịtrường vốn là nơi cung ứng vốn dài hạn nhưng trong thời gian qua vai trò nàylại chủ yếu thuộc về hệ thống ngân hàng Trước nhu cầu ngày càng tăng mạnh

về đầu tư dài hạn, các NHTM nói chung và HDBank nói riêng đã sử dụngnhiều biện pháp để thu hút vốn dài hạn nhưng vẫn chưa tìm ra được biện pháphữu hiệu nào

2.2.1.3 Xét về cơ cấu nguồn tiền

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo các loại tiền

Trang 31

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007,2008 của HDBank )

Năm 2006 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi đạt 786 tỷ VNDchiếm 41,69% tổng nguồn vốn huy động Năm 2008 nguồn vốn này chỉ tăngnhẹ đạt 1.201 tỷ VND và chiếm 36,48% tổng nguồn vốn huy động Nguyênnhân là do từ năm 2007 có hiện tượng mà người ta gọi là “đô la hoá ngoại tệ”,

tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng cho dù đã có sự điều tiết của NHNN, mặt khác giáđất đai, bất động sản cũng tăng, người dân lo ngại sự mất giá của đồng bản tệnên găm giữ ngoại tệ Họ có thể gửi vào ngân hàng hoặc không bởi lãi suấtngân hàng đối với ngoại tệ trong thời gian này liên tục giảm Bản thân cácngân hàng cũng không cho vay được nhiều bằng ngoại tệ hơn nữa nguồn vốnbản tệ của ngân hàng trở nên khan hiếm hơn, chính vì vậy trong giai đoạn nàyđặc biệt là sang năm 2008 lãi suất đối với VND liên tục tăng nhằm phá bỏhiện tượng đô la hoá trên, kích thích người dân gửi bản tệ vào ngân hàng Nhanh chóng nắm bắt được thị trường, HDBank đã có những chính sách huyđộng vốn ngoại tệ đảm bảo tỷ lệ tương đối cân đối giữa nguồn vốn huy độngnội tệ và ngoại tệ như: không mua bán ký gửi với các tổ chức tín dụng khônglien quan tới vấn đề xuất nhập khẩu, hạn chế cho vay bằng Đô la Mỹ

2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn với sự phù hợp với việc sử dụng vốn

2.2.2.1 Nguồn ngắn hạn:

Trang 32

Nhìn chung công tác tín dụng đặc biệt là tín dụng ngắn hạn chuyển dịchtheo hướng tích cực, phù hợp với nguồn vốn huy động HDBank ngày càngchú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn, tập trung phát triển thị trường ngoàiquốc doanh, đây là một thị trường đầy tiềm năng Tuy nhiên, tỷ trọng cho vayngắn hạn trong tổng nguồn huy động ngắn hạn vẫn chưa cao Nguyên nhân dothị trường khan hiếm tiền VND nên các ngân hàng đã đẩy lãi suất huy độngVND lên cao dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất, để đảm bảo hiệu quảkinh doanh lãi suất cho vay ngắn hạn tại HDBank trong năm 2007 có phầncao hơn các ngân hàng trên địa bàn dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắnhạn không cao Để đảm bảo kinh doanh hiệu quả, không bị ứ đọng vốn huyđộng ngắn hạn, phần còn dư thừa một phần HDBank dùng để đảm bảo khảnăng thanh toán, một phần dùng để cho vay trung dài hạn ( theo đúng quyđịnh của NHNN) Tuy nhiên nếu cứ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dàihạn thì sẽ có nhiều rủi ro mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế làkhông hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc với tỷ lệ caohơn mà khoản này thì không sinh lời, trong khi đó vốn huy động dài hạn trongthời gian trước đây thì không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được phép sửdụng 100% vốn huy động, từ tháng 8/2007 Ngân hàng Nhà Nước mới quyđịnh tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng phải dự trữ bắt buộcvới tỷ lệ 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

2.2.2.2 Nguồn trung dài hạn:

Cho vay trung dài hạn là một thế mạnh của HDBank tuy nhiên trước đâychủ yếu là cho vay khách hàng Nhà Nước Trong thời gian gần đây HDBank

đã có những chuyển hướng tích cực sang cho vay thương mại Tuy nhiên vềnguồn vốn tài trợ cho vay trung dài hạn của HDBank hiện bị mất cân đối Xét

từ năm 2006 nguồn huy động trung dài hạn đã không đủ để tài trợ các khoản

Trang 33

này đã lên tới 15.62%, đó là chưa kể tới nguồn huy động trung dài hạn củaHDBank mới chỉ đạt từ 1-5 năm trong khi có những dự án kéo dài tới hơn 7năm Sự mất cân đối trong giai đoạn này cũng thể hiện ở nguồn đi vayHDBank tăng lên trong năm 2007 Trong năm 2007 có nhiều dự án lớn cóhiệu quả được HDBank ký kết đồng tài trợ với một số các ngân hàng bạn vàchỉ định cho HDBank đứng ra làm đầu mối giải ngân và quản lý các khoảnvay này như dự án nhà máy nhiệt điện uông bí mở rộng Một số dự án lớntrước đây vẫn nằm trong thời gian giải ngân và ân hạn vốn Đây cũng là mộttrong số nguyên nhân làm cho dự nợ trung dài hạn tăng, làm mất cân đốinguồn trung dài hạn tại HDBank Nắm bắt được nguy cơ rủi ro trên, năm

2008, HDBank đã thắt chặt tín dụng, chủ yếu chỉ phát triển cho vay thươngmại ngắn hạn HDBank đã từng bước tiến hành cơ cấu lại hoạt động tín dụngcho phù hợp với tình hình chung, vẫn duy trì cho vay các doanh nghiệp nhànước hoạt động có hiệu quả, mở rộng tìm kiếm cho vay các doanh nghiệp vừa

và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động kinh doanh tốt, đẩy mạnhcho vay thành phần kinh tế dân doanh Đặc biệt, HDBank đã đa dạng hoá cácloại hình cho vay như hỗ trợ cho vay để mua nhà chung cư phân tán rủi rotránh tập trung tín dụng vào một loại hình doanh nghiệp

Do đó trong thời gian tới, HDBank cần chú trọng hơn việc khai thácnguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dài, xu hướng dài hơn của tiền gửi kỳ hạn làmcho tính cân xứng ngày càng tốt hơn

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của HDBank

2.3.1 Chi phí huy động vốn và chênh lệch lãi suất bình quân:

Trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN có đưa ra mức lãi suất cơ bảnđối với VND để các NHTM tham khảo Lãi suất cơ bản được định nghĩa là lãi

Trang 34

suất cho vay đối với khách hàng tốt nhất của nhiều NHTM được lựa chọn.Tuy nhiên trên thực tế trước tình hình cạnh tranh gay gắt của lãi suất đầu vàokhông một ngân hàng nào cho cho vay được với mức lãi suất cơ bản NHNNcông bố Đứng trước sức ép của các khách hàng được đánh giá là tốt luônmuốn được ngân hàng cho vay ở mức lãi suất cơ bản dẫn tới việc thoả thuậnlãi suất đầu ra với khách hàng trở nên kho khăn hơn rất nhiều Mặt khác huyđộng vốn với lãi suất thường là cố định nhưng cho vay lại có xu hướng theolãi suất thả nổi, như vậy rủi ro về lãi suất cho ngân hàng là rất lớn Thực tếcũng rút ra bài học với phương thức cạnh tranh cổ điển: nâng giá- tăng lãi suấthuy động vốn để thu hút tiền gửi và giảm giá- hạ lãi suất cho vay để thu hútkhách hàng, đem lại hiệu quả thấp và làm ảnh hưởng lợi ích chung cả hệthống NHTM Nâng lãi suất huy động vốn chỉ có tác dụng nhất định làm dịchchuyển vốn tiền gửi từ tổ chức tín dụng này sang tổ chức tín dụng khác màthôi, bởi vì thu nhập của người dân chưa được cải thiện nhiều, nguồn tiềnnhàn rỗi trong xã hội là có hạn Giảm lãi suất cho vay không có tác dụngnhiều trong việc điều chỉnh nhu cầu vay vốn của khách hàng Giới ngân hàngquốc tế giờ đây hầu như không còn áp dụng phương thức cạnh tranh này.Trong những năm qua, lãi suất huy động liên tục biến đổi, do đóHDBank cũng thường xuyên có những điều chỉnh về lãi suất sao cho phù hợpvới thị trường và đảm bảo đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra Lãisuất tiền gửi VND có xu hướng tăng lên trong 2006 (đầu năm 2005 lãi suấttiền gửi tiết kiệm VND kỳ hạn 12 tháng là 6.84%/năm, đến cuối năm 2006 lãisuất tiền gửi loại này tăng lên đến 8.04%/năm), nhưng sang năm 2007 lãi suấtlại giảm dần và đến cuối năm 2007 lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND kỳ hạn 12tháng là 7.2%/năm tuy nhiên đến năm 2008 tại tăng cao do sự cạnh tranh gaygắt giữa các tổ chức tín dụng D nguồn vốn VND trở nên khan hiếm, lãi suấttiền gửi tiết kiệm VND kỳ hạn 12 tháng là trên 18% tác động lớn đến chi phí

Trang 35

nguồn vốn huy động nội tệ của các tổ chức tín dụng Trong khi đó, lãi suấttiền gửi của đồng đôla Mỹ tại các ngân hàng thương mại ở Việt nam liên tụctăng mạnh do ảnh hưởng của lãi suất trên thị thường tiền tệ quốc tế Đồngthời Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại

tệ của các tổ chức tín dụng tại ngân hàng Nhà nước từ 10% (áp dụng từ tháng12/2005) xuống 8% (áp dụng từ tháng 4/2006), xuống 5% (áp dụng từ tháng12/2006), và xuống còn 4% (áp dụng từ tháng 8/2007) đã làm cho chi phínguồn vốn huy động bằng ngoại tệ giảm

Từ đó việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động đượcHDBank phân tích thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào theo định kỳhàng tháng Lãi suất bình quân đầu vào được hiểu là tỷ lệ giữa tổng lãi phảitrả theo cam kết chia cho tổng nguồn vốn bình quân (theo Quy trình Huyđộng vốn và điều hành vốn của HDBank Việt Nam) Trên cơ sở đó, lãi suấtbình quân đầu vào của HDBank tính được là: lãi suất bình quân đầu vào củaVND năm 2005 là 0,52%/tháng, năm 2006 là 0,53%/tháng và năm 2007 là0,55%/tháng; lãi suất bình quân đầu vào của USD năm 2005 là 4,45%/năm,năm 2006 là 2,74%/năm và năm 2007 là 2,10%/năm

Để cạnh tranh được trên thị trường HDBank đã buộc phải tăng lãi suấtđầu vào đặc biệt là đối với VND Tuy nhiên việc tăng lãi suất đầu vào cũngđồng nghĩa tăng lãi suất đầu ra, nhưng do sức ép từ phía khách hàng vay vốnđồng thời lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm đã dẫn đến chênh lệchlãi suất bình quân của HDBank cũng ngày càng giảm Như vậy rủi ro về lãisuất là rất lớn: Năm 2005, chênh lệch lãi suất bình quân đạt 1,9%/năm, năm

2006 chênh lệch lãi suất bình quân là 1,8%/năm ,năm 2007 chỉ đạt 1,5%/năm

và năm 2008 là 1.26% Chính vì thế, việc xem xét chi phí trả lãi cho nguồnvốn huy động và sự biến động của chi phí này luôn được các ngân hàng quan

Trang 36

tâm, là một việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huyđộng.

2.3.2 Sự đổi mới trong hình thức huy động vốn:

Trong công tác huy động vốn thì việc đa dạng hoá các sản phẩm huy

động vốn và luôn tìm kiếm phát triển các sản phẩm mới thích ứng, phù hợpvới từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau là một trong những yếu tốquyết định thành công trong lĩnh vực huy động vốn, nâng cao năng lực cạnhtranh của từng ngân hàng

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đa dạng hoá các sản phẩm huyđộng vốn và phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mang tính đặc trưng tronghuy động vốn của HDBank, trong những năm qua HDBank đã không ngừng

nỗ lực nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm huy động mang tính cạnh tranhcao, cụ thể:

HDBank có các hình thức huy động vốn là:

2.3.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán:

Là loại hình gửi tiền và rút ra bất cứ lúc này có mục đích chính là giaodịch và hưởng các dịch vụ về thanh toán Tuy nhiên loại sản phẩm này có lãisuất thấp hơn khoảng từ 0,2-0,25% /tháng do vậy chi phí huy động rẻ , tuyngắn hạn thì đây là nguồn vốn bất ổn vì khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúcnào nhưng trong dài hạn do quá trình luân chuyển của các luồng tiền ra vàonên đây có thể coi là nguồn vốn tương đối ổn định Chính vì vậy, HDBankluôn hướng tới nguồn vốn rẻ này thông qua việc khuyến khích mở tài khoảnthanh toán với số tiền lý quỹ thấp và miễn phí gửi rút tiền từ tài khoản cungcấp các dịch vụ thanh toán hiện đại nhanh chóng chính xác, tăng cườngkhuyến mại giảm phí phát hành thẻ ATM và nhiều dịch vụ từ trợ khác liênquan

Trang 37

Hoạt động huy động vốn đối với các tổ chức kinh tế không quá phứctạp so với dân cư vì đặc điểm nổi bật của các tổ chức kinh tế khi gửi tiền làkhông hoàn toàn vì mục đích hưởng lãi mà mong muốn sử dụng các dịch vụcủa ngân hàng như tiền vay , bảo lãnh , thanh toán trong và ngoài nước ,đồng thời dựa trên quan hệ với ngân hàng , và khi thay đổi lãi suất tiền gửi thìdoanh nghiệp ít phản ứng hay thay đổi chậm hơn khác với phản ứng mau lẹcủa người dân săn sàng rút vốn sang ngân hàng khác gửi với lãi suất cao hơnhay hình thức hấp dẫn hơn các khoản tièn gửi của các doanh nghiệp có quy

mô lớn hơn rất nhiều so với dân cư

Đối với hình thức huy động này HDBank đã đưa ra một sản phẩm mangtính cạnh tranh cao đó là lãi suất tăng dần đối với số dư lớn qua đêm trong tàikhoản không kỳ hạn HDBank đã nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng những chiphí bỏ ra để từ đó đưa ra mức lãi suất hết sức ưu đãi thu hút lượng tiền gửithanh toán lớn, tất nhiên mức lãi suất này phải cao hơn lãi suất tiền gửi không

kỳ hạn thông thường và thấp hơn mức có kỳ hạn ứng với kỳ hạn ngắn nhất

2.3.2.2 Tiết kiệm có kì hạn

Là hình thức gửi tiết kiệm với những kỳ hạn cam kết gửi cụ thể và vớinhững mức lãi suất khác nhau tương ứng Người gửi thường rút đúng hạn, nếuđến hạn mà không rút thì người gửi sẽ được hưởng kỳ hạn tiếp theo với lãisuất kỳ mới, nên chưa đến hạn người gửi muốn rút thì sẽ được hưởng lãi suấtphạt thấp hơn so với lãi suất cam kết

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là sản phẩm huy động vốn được dân chúng ưachuộng nhất không chỉ bởi vì nó có mức lãi suất cao hơn hẳn so với tiết kiệmkhông kỳ hạn tiền gửi thanh toán mà còn bởi vì tính chất của loại sản phẩmnày là tự động đến kỳ nhập gốc và tự động chuyển kỳ hạn mới với lãi suấtmới cao hơn hoặc bằng Ngoài ra người gửi có thể rút vào bất cứ lúc nào nếu

Trang 38

cần và được hưởng mức lãi suất phạt phù hợp Tiết kiệm có kỳ hạn là hìnhthức huy động vốn quan trọng giải pháp đối với việc đầu tư và cho vay dàihạn Tuy thời gian từ 2006 đến nay , HDBank bên cạnh sản phẩm tiết kiệm có

kỳ hạn truyền thống , HDBank đã không ngừng đa dạng hoá và còn phát triểnnhiều sản phẩm tiết kiệm có hạn mới :

* Tiết kiệm thăng hoa: Là loại hình tiết kiệm mà cùng một kỳ hạn nếungười gửi với số lượng lớn sẽ có mức lãi suất cao hơn

Ví dụ: Gửi kỳ hạn 3 tháng: Nếu gửi dưới 50tr lãi suất : 0,63%/tháng Nếu gửi dưới 200tr lãi suất:0,64 % / tháng Nếu gửi dưới 500tr lãi suất: 0,65%/tháng Nếu gửi trên 500tr lãi suất: 0,66% /tháng Loại hình tiết kiệm này rất phù hợp với những người có khoản tiến lớnmuốn gửi tiết kiệm có kỳ hạn giúp họ có cảm giác được lãi nhiều hơn songười gửi món nhỏ

* Tiết kiệm bảo hiểm : là loại hình tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi cònđược ngân hàng đứng ra đóng bảo hiểm cho mình hoặc người thân nhưng vớicam kết không rút trước hạn trong một thời gian nhất định.Trong xu thế pháttriển kinh tế đât nước hiện nay , đời sống và trình độ nhận thức của người dânngày càng được nâng cao đặc biệt là các đô thị thành phố lớn , do đó tâm lýcủa người có xu hướng lo cho cuộc sống tương lai , đề phòng các rủi ro ,chính vì vậy các dịch vụ bảo hiểm ngày càng phát triển nhanh chóng Chính

vì vậy, HDBank cùng với một số công ty bảo hiểm lớn quốc gia như BảoViệt, AIA cùng đưa ra sản phẩm tiết kiệm bảo hiểm vào cuối năm 2008,thu hút người dân đến gửi tiền và nhận thẻ bảo hiểm tai nạn có thời hạn 1 nămcho họ và người thân với cam kết không rút trước hạn trong vòng 2 tháng.Đây là một sản phẩm có tiềm năng lớn tuy nhiên trong thời gian đầu chưaphát huy được hết kha năng và nó đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ hơn

Trang 39

giữa ngân hàng với các công ty bảo hiểm để có thể đa dạng hoá các loại hìnhdịch vụ bảo hiểm trong sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

* Tiết kiệm tích luỹ: là loại hình tiết kiệm mà người gửi định kỳ sẽ gửimột khoản tiền nhất định nhằm dành được một khoản tiền lớn hơn trongtương lai, loại hình này phù hợp với người có khoản thu nhập cố định hàngtháng hoặc định kỳ nhưng chưa có nhu cầu sử dụng đến và muốn gửi hưởnglãi Nhóm khách hàng này thường là các hộ công nhân viên chức, sinh viênhay người lao động hưởng lương cố định Sản phẩm này đã được HDBankchú trọng phát triển và tung ra thị trường từ cuối năm 2001 tuy nhiên do hầuhết các khoản thu nhập cố định đa số đều được thanh toán bằng tiền mặt vàviệc phải đến ngân hàng nộp tiền đúng định kỳ gây nhiều khó khăn chokhách hàng nên cho đến nay sản phẩm này chưa được người dân quan tâmnhiều Tuy nhiên xét về lâu dài khi nền kinh tế phát triển đến một mức độnhất định, lượng tiền mặt dùng trong lưu thông ít, việc chi trả lương qua tàikhoản ngân hàng trở nên phổ biến thì sản phẩm này sẽ phát huy được hết tínhnăng ưu việt của nó

* Tiết kiệm dự thưởng: Đây là loại hình tiết kiệm có kỳ hạn kèm theophát số bóc thăm trúng thưởng cho người gửi tiền và gửi cam kết không rúttiền trước hạn Tuy là loại hình mới nhưng rất được ưa chuộng vì nó đánhtrúng tâm lý thích mạo hiểm rủi ro để nhận được một khoản thu nhập lớn hơn Với cơ cấu giải thưởng đa đạng từ giải khuyến khích vài trăm ngàn đến giảiđặc biệt hàng trăm triệu đồng Người gửi số lượng càng lớn thì càng đượcnhiều số dự thưởng và xác suất trúng giải càng cao hơn Tuy nhiên việc xâydựng thưởng phải được tiết kiệm dự thưởng phải được tính toán khá chínhxác đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cần nhất từng đợt cân đối giữa chi phíhuy động vốn (Bao gồm có chi phí giải thưởng) với hiệu quả sử dụng vốn.Sau hai đợt tiết kiệm dự thưởng (đợt 1 với năm 2008 và đợt 2 năm 2009 )

Trang 40

HDBank đã huy động được hàng trăm tý đồng đánh dấu sự thành công trongcông tác huy động vốn và dự kiến tiếp tục đưa ra các đợt tiết kiệm dự thưởngtiếp theo trong thời gian tới

* Tiết kiệm tặng quà: Đây là loại hình tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửiđược nhận thêm phần qua có hoặc không có tặng điều kiện cam kết không rúttrước hạn Từ đầu những năm 2001, HDBank đã triển khai hình tức tiết kiệm

có quà tặng Tuy nhiên trong thời gian đầu giá trị các quà tặng thường thấp từ20.000- 100.000(như áo mưa, lọ hoa ) và phát đồng đều cho người gửi(Không kể số lượng tiền gửi là bao nhiêu) Từ năm 2007, HDBank đã thựchiện đánh giá tâm lý lựa chọn mua sắm tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nộilớn, từ đó thực hiện liên kết lợi ích với các siêu thị (Intermex, Citimark, ) đểcho ra đời sản phẩm tiết kiệm tặng thẻ mua hàng thu hút gửi tiền vừa quảng

bá siêu thị và phát triển hoạt động mua sắm tại siêu thị Và một điều mớitrong sản phẩm này là khách hàng gửi càng nhiều tiền thì sẽ được tặng nhiềuthẻ hơn

Hai sản phẩm huy động tiết kiệm dự thưởng và tặng quà có sự rằng buộcthời gian không được rút trước hạn khi nhận quà tặng để đảm bảo nguồn vốnhuy động ổn định và tránh trường hợp người gửi hôm trước nhận quà tặnghốm sau rút hết tiền.Loại sản phẩm này được phần lớn khách hàng ưa chuộng

vì lãi suất hợp lý lại được tăng thêm quà tặng để sử dụng hoặc đem cho tặngrất tiện, phù hợp với nhóm người khách hàng ưa may rủi và thích ăn chắc.Đây là sản phẩm có tính cạnh tranh cao và là kênh huy động vốn thườngxuyên nhất và có tỷ trọng khá cao so với các sản phẩm huy động khác trongtổng vốn huy động

2.3.2.3 Trái phiếu HDBank

Ngày đăng: 17/04/2013, 22:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Vốn huy động của HDBank có từ các nguồn - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank
Bảng 1 Vốn huy động của HDBank có từ các nguồn (Trang 26)
Bảng 1: Vốn huy động của HDBank có từ các nguồn - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank
Bảng 1 Vốn huy động của HDBank có từ các nguồn (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w