1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY TRÌNH bảo DƯỠNG sữa CHỮA cơ cấu PHÂN PHỐI KHÍ

37 3,6K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 3,13 MB

Nội dung

Cấu tạo nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí kiểu treo có trục cam đặt trên thân máy.. Cấu tạo nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí kiểu treo có trục cam đặt trên nắp máy

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 5

1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại 5

2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 6

3 Bố trí xupáp và dẫn động của cơ cấu phân phối khí 8

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH THÁO - LẮP CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 12

1 Trình tự tháo lắp nhận dạng và yêu cầu kỹ thuật 12

CHƯƠNG III: BÃO DƯỠNG - SỮA CHỮA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 14

1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của cơ cấu phân phối khí 14

2 Chẩn đoán hư hỏng của cơ cấu phân phối khí 16

2.1 Chẩn đoán qua khả năng hoạt động của động cơ 16

2.2 Xác định khả năng sai lệch pha phối khí: 16

3 Bảo dưỡng - sữa chữa cụm xupap 17

4 Bảo dưỡng - sữa chữa con đội và cần bẩy 27

5 Bảo dưỡng và sữa chữa trục cam và bánh răng cam 31

6 Điều chỉnh khe hở nhiệt và đặt cam có dấu 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 2

Ngày nay do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, khách hàng tăng

nhanh, mật độ vận chuyển lớn Đồng thời cùng với sự mở rộng và phát

triển của đô thị ngày càng tăng nhanh thì vận chuyển bằng ôtô lại càng có

ưu thế ở các nước công nghiệp phát triển, công nghiệp ôtô là ngành kinh

tế mũi nhọn Trong khi đó ở nước ta ngành công nghiệp ôtô mới dừng lại

ở mức khai thác, sử dụng, sửa chữa và bảo dưỡng Những năm 1985 trở

về trước các ôtô hoạt động ở Việt Nam đều là ôtô nhập ngoại với nhiều

chủng loại do nhiều công ty ở các nước sản xuất Từ những năm thập kỷ

90 chúng ta thực hiện việc liên doanh, liên kết với các công ty nước

ngoài Nên Việt Nam đã có nhiều liên doanh đã và đang hoạt động như :

TOYOTA, MEDCEDES_BENS, VMC, DEAWOO, MITSUBISHI ngoài

ra còn kể đến một số hãng trong nước như : Trường Hải, Mê Kông,

Vinasuki, Công ty ôtô 1-5 Tại những liên doanh này ôtô được lắp ráp

trên dăy truyền công nghệ hiện đại Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã

chuyển sang một giai đoạn mới.

Với báo cáo đề tài : “Xây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa cơ

cấu phân phối khí” là dịp để em kiểm nghiệm lại kiến thức đã được học

và nâng cao sự hiểu biết.

Để hoàn thành đồ án này ngoài sự nỗ lực của bản thân em không

thể không kể đến sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo trong bộ môn và

nhà trường Đặc biệt sự hướng dẫn của các thầy ở Trung Tâm Công

Nghệ Cơ Khí.

Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi sai

sót trong quá trình thực hiện đồ án môn học em rất mong nhận được sự

giúp đỡ của các thầy, cô và bạn bè để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 17 Tháng 9 Năm

2015

Sinh viên : Hồ Đức Linh

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ

1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại

1.1 Nhiệm vụ

- Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ dùng để thực hiện quá trình thay đổikhí Thải sạch khí thải ra khỏi xylanh và nạp đầy hỗn hợp hoặc khí mới vào xylanh để động cơ làm việc liên tục

1.2 Yêu cầu:

+ Đóng mở đúng thời điểm Độ mở lớn để dòng khí dễ lưu thông

+ Khi đóng phải kín để tránh lọt khí Làm việc êm dịu, có khả năng chống mài mòn tốt Dễ điều chỉnh, sửa chữa

- Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt

- Cơ cấu phân phối khí dùng piston đóng cửa nạp và cửa xả (động cơ haikỳ)

+ Căn cứ vào vị trí của xupáp và trục cam

- Loại xupáp đặt: có hai cách bố trí trục cam đó là bố trí trên nắp máy hoặctrong thân máy

- Loại xupáp treo: có trục cam bố trí trong thân máy

2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

2.1 Cấu tạo nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí kiểu treo có trục cam đặt trên thân máy.

a Cấu tạo:

Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo CCPPK kiểu treo có trục cam đặt trên thân máy

Trang 4

- Khi vấu cam quay từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất Khi đó lực đàn hồi của lò xo sẽ kéo xupap đóng lại và đồng thời đẩy cần bẩy quay ngược lại truyền lực ép tới đũa đẩy, con đội làm cho con đội luôn tì vào vấu cam Đây

là trạng thái đóng của xupap

2.2 Cấu tạo nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí kiểu treo có trục cam đặt trên nắp máy.

2.3 Cấu tạo nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí kiểu đặt.

a Cấu tạo:

Trang 5

Hình 1.3 Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phân phối khí kiểu đặt

b Nguyên lý:

- Bánh răng trục khuỷu được ăn khớp với bánh răng trục cam Khi động cơ làm việc trục khuỷu quay thông qua cặp bánh răng ăn khớp làm trục cam quay theo Lúc cam chưa tác dụng vào con đội thì do lực đàn hồi của lò xo đẩy xupáp đi xuống đóng kín cửa nạp và cửa xả Lúc này động cơ đang ở quá trình nén hoặc cháy giãn nở

- Khi các cam bắt đầu tác động vào đuôi con đội đẩy con đội đi lên, mở cửa nạp hoặc cửa xả thông với xylanh để thực hiện hút hỗn hợp nhiên liệu hoặc không khí sạch vào xylanh hay xã sạch khí cháy ra khỏi xylanh Khi cam thôi tác động lên con đội thì dưới sức căng của lò xo đưa xupáp về vị trí ban đầu đóng kín cửa nạp hay cửa xả

2.4 Ưu nhược điểm của cơ cấu phân phối khí dùng xupap kiểu treo và kiểu đặt.

* Với cơ cấu phân phối khí xupáp đặt:

- Chiều cao của động cơ giảm xuống kết cấu nắp xi lanh đơn giản, dẫn độngxupáp càng dễ dàng hơn Nhưng do buồng cháy không gọn, diện tích truyềnnhiệt lớn nên tính kinh tế của động cơ kém: Tiêu hao nhiều nhiên liệu ở tốc

độ cao, hệ số nạp giảm làm giảm mức độ cường hoá của động cơ Đồng thờikhó tăng tỷ số nén nhất là khi tỷ số nén của động cơ lớn hơn 7,5 rất khó bố tríbuồng cháy Vì vậy cơ cấu phân phối khí xupáp đặt thường chỉ dùng cho một

số động cơ xăng có tỷ số nén thấp, số vòng quay nhỏ

* Với cơ cấu phân phối khí xupáp treo:

- Buồng cháy rất gọn diện tích mặt truyền nhiệt nhỏ vì vậy giảm được tổn thấtnhiệt

- Đối với động cơ xăng khi dùng cơ cấu phân phối khí xupáp treo, do buồngcháy nhỏ gọn, khó kích nổ nên có thể tăng tỷ số nén thêm 0,5  2 so với khidùng cơ cấu phân phối khí đặt

- Cơ cấu phân phối khí xupáp treo còn làm cho dạng đường nạp thải thanhthoát hơn khiến sức cản khí của động cơ giảm nhỏ đồng thời do có thể bố tríxupáp hợp lý hơn nên có thể tăng được tiết diện lưu thông của dòng khí.Những điều đó khiến cho hệ số nạp tăng lên 5  7%

Trang 6

- Tuy vậy cơ cấu phân phối khí xupáp treo tồn tại một số khuyết điểm.Khuyết điểm cơ bản là dẫn động phức tạp và làm tăng chiều cao của động

cơ Ngoài ra bố trí treo làm cho kết cấu của nắp máy trở nên hết sức phức tạp

3.2 Bố trí xupáp

Hình 1.4 Cách bố trí xu pap

a Xupáp nạp và xupáp thải nằm cùng một phía

b Xupáp nạp và xupáp thải nằmvề hai phía

c Xupáp bố trí song song với xilanh

d Xupáp bố trí nghiêng so với xilanh.

- Để tận dụng và khí thải sấy nóng khí nạp mới, để tăng cường quá trình bay

hơi và hoà trộn nhiên liệu với không khí trên đường ống nạp và thải nằm cùngmột phía của động cơ (hình a)

- Nhưng cũng có trường hợp, nhằm hạn chế ảnh hưởng tăng nhiệt độ của khínạp mới làm giảm hệ số nạp và đường thải được bố trí về hai phía của động

cơ (hình b) Hầu hết động cơ Diezel được bố trí theo phương án này Xupápthường được bố trí song song với xylanh (hình c) Nhưng có một số trườnghợp phụ thuộc vào kết cấu buồng cháy, xupáp được bố trí nghiêng đi để chobuồng cháy được gọn (hình d)

Trang 7

3.3 Dẫn động xupáp

Hình 1.5 Dẫn động xupáp

a Dẫn động trực tiếp

b Dẫn động kiểu gián tiếp thông qua cơ cấu trung gian (cò mổ)

c Dẫn động kiểu gián tiếp thông qua cơ cấu trung gian (con đội, đũa đẩy, cò mổ).

d Dẫn động kiểu gián tiếp thông qua cơ cấu trung gian (con đội).

e Dẫn động kiểu gián tiếp thông qua cơ cấu trung gian (con đội cò mổ)

- Xupáp được dẫn động gián tiếp thông qua các chi tiết trung gian như : conđội, đũa đẩy, đòn gánh, cò mổ… Ngoài ra để giảm bớt các chi tiết dẫn độngtrung gian, xupáp được dẫn động trực tiếp từ cam (hình a) hoặc qua một chitiết trung gian là đòn bẩy để khuyếch đại hành trình xupáp (hình b,c,d,e) Tuyvậy phải giải quyết vấn đề trục cam với khoảng cách xa

a Dẫn động bằng xích

- Phương án này dùng khá phổ biến trong những động cơ có trục cam nằm

trên nắp máy Phương án này làm giảm đến mức tối đa giới hạn các chi tiếttruyền động từ trục cam đến xupáp thuận tiện cho việc tăng tốc độ động cơ

- Dẫn động bằng xích có ưu điểm gọn nhẹ có thể dẫn động trục cam ở khoảngcách lớn Tuy vậy phương án này có nhược điểm là giá thành của xích đắthơn giá thành chế tạo bánh răng nhiều Khi phụ tải lớn và sau một thời gian

sử dụng, xích thường bị rão, gây nên tiếng ồn và làm sai lệch phân phối khí

Để giữ cho xích luôn được căng thường dùng cơ cấu căng xích có lò xo hoặcvít điều chỉnh độ căng của xích Để chống rung cho xích người ta dùng tấmdẫn hướng cho xích

Trang 8

độ căng của đai sao cho dây đai không trùng, tránh hiện tượng trượt đai làmsai pha phối khí.

Trang 9

Hình 1.7: Dẫn động bằng đai

* Nguyên lý hoạt động

- Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay thông qua bánh răng trục khuỷu vàdải đai răng, bánh răng trục cam quay làm trục quay Chiều của các trục cam(động cơ nhiều trục cam) cùng chiều quay của trục khuỷu Khi trục cam quayđược một vòng thì trục khuỷu quay được hai vòng (động cơ 4 kỳ) và mộtvòng (động cơ 2 kỳ)

* Ưu nhược điểm:

- Sử dụng bộ truyền bằng đai có ưu điểm là chạy êm không gây tiếng ồn.Điều chỉnh độ căng đai dễ dàng, kết cấu đơn giản hơn bộ truyền xích vikhông cần thanh dẫn hướng, bộ giảm chấn, bộ truyền xích và bộ điều chỉnhcăng đai đơn giản hơn bộ điều chỉnh độ căng của xích Dây có tính chất mềndẻo, cơ động cao vì vậy có thể dẫn động trực tiếp cho nhiều trục cam, nhiều

bộ phận cần dẫn động khác của động cơ nên giảm được khối lượng chi tiết.Nhưng giá thành cao phải thay mới thường xuyên và điều chỉnh phức tạp

Trang 10

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH THÁO - LẮP CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ

1 Trình tự tháo lắp nhận dạng và yêu cầu kỹ thuật.

1.1 Trình tự tháo cơ cấu phân phối khí .

a Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị:

thống nhiên liệu

Cle 12, 14,17Tua vít 2 cạnh, 4 cạnh

Chú ý sắp xếp đúng thứ

tự, tránh rơi hỏng

03 Tháo giàn cò mổ Khẩu 14 Nới đều, đối xứng Từngoài vào trong.

07 Tháo bánh đai, ecu, Vam, Tuyp 42 Sử dụng đúng dụng cụ

09 Tháo con đội Dùng tay Đánh dấu, sắp xếp theothứ tự từng máy.

nhẹ nhàng tránh làm hỏng

Trang 11

bạc, cam.

c Quy trình lắp ngược với quy trình tháo

Chú ý: Khi lắp trục cam phải đặt lại cam Khi lắp xong phải điều chỉnh lại khe hở nhiệt

Trang 12

CHƯƠNG III: BÃO DƯỠNG - SỮA CHỮA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ

1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của cơ cấu phân phối khí.

- Cơ cấu phân phối khí là các cụm chi tiết điều phối lượng khí nạp và xả củađộng cơ Cơ cấu phân phối khí gồm các bộ truyền bánh răng hay đai răng,trục cam bộ phận dẫn động xupáp và xupáp, bộ phận dẫn động turbo tăng ápbằng bánh răng Các hư hỏng trong cơ cấu phân phối khí bao gồm:

1.1 Sai lệch pha phối khí:

- Sự sai lệch pha phối khí có thể xảy ra là do: Gẫy răng của bánh răng cam,mòn và quá trùng xích truyền hay rão dây đai răng Trong bộ truyền xích hayđai còn có thể bị nhảy một vài mắt xích truyền động gây lên sai lệch pha phốikhí Những hư hỏng này thường gây nên chậm pha điều phối hỗn hợp khí.Hậu quả của hiện tượng này làm cho động cơ khó nổ máy(khởi động),thậm chí còn có thể không nổ được máy Khi nổ được máy động cơ cũng làmviệc không ổn định mất khả năng chạy chậm công suất động cơ suy giảm,không tăng tốc được động cơ ở vùng tốc độ cao, tăng lượng khói thoát ra môitrường…

Khi bị đứt xích hay dây đai, có thể dẫn tới chống xu páp vào đỉnh pistongây nên tiếng va mạnh, thủng đỉnh piston, cong thân xupáp Những trườnghợp như thế sẽ không khởi động được động cơ Nguy hiểm nhất là đối với ôtôđang chuyển động có thể gây hư hỏng phần thân máy và nắp máy

1.2 Mòn cơ cấu phân phối khí:

Mòn cơ cấu phân phối khí có thể gặp ở dạng sau:

- Sự mòn bánh răng, ổ bi của các ổ đỡ gây nên tiếng gõ đều đều, động cơcòn khả năng làm việc nhưng ảnh hưởng phần nào đó đến công suất cũng nhưtính kinh tế của động cơ Đối với các động cơ sau sửa chữa, trong quá trìnhchạy rà trơn, tiếng gõ do bánh răng cam sinh ra sẽ phải giảm dần trong quátrình sử dụng

- Mòn biên dạng cam, ổ trục cam sẽ gây nên tiếng gõ trục cam.giảmcông suất động cơ, gia tăng chút ít nhiệt độ và khói…

- Mòn giàn con đội, cò mổ, đuôi xupáp sẽ làm gia tăng khe hở của cò mổ

và đuôi xupáp Khi động cơ bắt đầu làm việc xuất hiện tiếng gõ và sau đónhiệt độ tăng dần tiếng gõ giảm đi đặc biệt nghe tiếng ồn rất rõ khi động cơlàm việc ở số vòng quay thấp

- Mòn ống dẫn hướng xupáp, mòn thân xupáp, hỏng phớt chắn dầu thânxupáp sẽ làm gia tăng khe hở Khe hở của ống dẫn hướng xupáp và thânxupáp, xupáp đóng kín giảm độ chân không cổ hút, tăng lượng lọt dầu vàobuồng đốt ở hành trình hút của động cơ, do vậy tăng khói khí xả, giảm côngsuất động cơ

- Mòn cháy rỗ xupáp, đế xupáp do lượng muội than trong buồng đốtlớn,và ở nhiệt độ cao gây nên cháy rỗ xupáp và đế xupáp,xupáp đóng khôngkín Nếu xupáp hút thì xuất hiện tiếng nổ ngược ở cổ hút, nếu hở xupáp xả thì

Trang 13

xuất hiện tiếng nổ ở ống xả Mặt khác sẽ gây giảm áp suất rõ rệt khi đo ápsuất cuối kì nén Pc.

- Sai lệch khe hở đuôi xupáp với các điểm dẫn động (vấu cam hay còmổ….)

- Sai lệch khe hở này có thể: quá lớn hay không có khe hở Khi khe hởquá lớn thường gây nên tiếng gõ nhẹ đanh, thậm chí một xilanh hay toàn bộkhông làm việc Khi không có khe hở, động cơ có thể làm việc ở nhiệt độ cònthấp nhưng khi động cơ đã nóng sẽ gây hở buồng đốt và động cơ có thể bịrung mạnh do một xilanh không làm việc

1.3 Hở trên các đường dẫn khí

Hở trên các đường dẫn khí bao gồm hở trên cổ hút và trên đường ống xả.Khi hở ở khu vực đường hút thường xuất hiện tiếng rít khi khí lọt vào đườngnạp, động cơ bị giảm mạnh công suất do hỗn hợp khí nạp quá loãng Khi bị

hở trên đường ống xả thì kèm theo tiếng thoát khí mạnh ra ngoài tại chỗ hở.Phát hiện các trường hợp này chủ yếu bằng cách nghe máy

Các hư hỏng trong cơ cấu phối khí rất đa dạng, đòi hỏi người tiến hànhchẩn đoán có kinh nghiệm, nhất là trên động cơ nhiều xilanh và có kết cấuphức tạp

2 Chẩn đoán hư hỏng của cơ cấu phân phối khí.

2.1 Chẩn đoán qua khả năng hoạt động của động cơ

Chuẩn bị động cơ đưa vào khởi động, kiểm tra trạng thái làm việc của hệthống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống đánh lửa (đối với động cơ xăng), hệthống sấy nóng(đối với động diesel), bầu lọc gió ống xả

Sử dụng hệ thống khởi động cơ bằng điện

Các hiện tượng và nguyên nhân như sau:

a Khi không khởi động được động cơ:

-Khi khởi động bằng điện từ 1 đến 2 lần, động cơ không nổ được máy cóthể:

- Pha phối khí sai lệch nhiều quá trùng xích hay dây đai, lắp sai vị trí dấutrên bánh răng cam

- Kèm theo tiếng va mạnh trong máy: Đứt xích, dây đai răng, lệch nhiềupha phối khí

- Tiến hành kiểm tra vị trí đặt cam

b Động cơ khó nổ máy nhưng vẫn nổ được, mất khả năng chạy chậm

- Pha phối khí sai lệch ít do xích hay dây đai trùng (bị lệch 1 hay 2 răngcủa bộ truyền dẫn động trục cam)

- Không có khe hở xupáp 1 hay 2 xilanh, động cơ nổ được nhưng bị runggiật

- Xupáp bị rỗ nhiều kèm theo tiếng nổ ở ống xả hay nổ ngược tại chếhoà khí, động cơ bị rung giật

c Động cơ không có khả năng tăng tốc, mất chế độ làm việc toàn tải:

- Pha phối khí sai lệch ít

Trang 14

- Xupáp bị rỗ động cơ làm việc bị rung giật nhẹ

2.2 Xác định khả năng sai lệch pha phối khí:

Xác định khả năng sai lệch pha phối khí có thể tiến hành bằng cácphương pháp sau đây:

- Bằng chốt đánh dấu, quay động cơ bằng tay, dò tìm DCT, xác định khảnăng trùng dấu đặt cam

- Bằng dấu của cơ cấu dẫn động cam: làm việc quan sát bằng ô cửa sổtrên thân máy ở bánh đà, hoặc puli đầu trục khuỷu trên bánh răng cam củaphần nắp máy

a Nghe tiếng gõ.

+ Nghe tiếng gõ của các bộ truyền:

- Nghe tiếng gõ bánh răng cam

- Nghe tiếng gõ xupáp thông qua tai nghe hay nghe trực tiếp, tại các vịtrí gần khu vực phát ra tiếng gõ

+Xác định hư hỏng của đệm dầu(trên động cơ có đệm dầu)

- Nếu khi máy hoạt động không có tiếng gõ nhẹ thì đệm dầu làm việctốt

- Nếu có tiếng gõ thì chứng tỏ hỏng đệm dầu

- Khi tháo nắp đậy dàn cò mổ, không có khe hở xupáp(cò mổ cứng), nếulắp cò mổ có độ dơ tức là đệm dầu bị hỏng

b Các kiểm tra khác

+ Xác định lượng lọt khí qua độ kín khít buồng đốt

Đổ ít dầu nhờn vào buồng đốt qua lỗ nến điện hay vòi phun khi pistonnằm ở DCT lắp thiết bị do độ lọt khí với áp suất 4Kg/cm 2

qua lỗ vòiphun hay lỗ nến điện, xác định thời gian giảm áp

+ Đo áp suất Pc cuối kì nén

So sánh giá trị đo của 2 lần: lần thứ nhất ứng với khi không có dầu trongbuồng đốt, lần thứ 2 có cho thêm vào buồng đốt một ít dầu bôi trơn động cơ.Nếu 2 lần đo cho kết quả giá trị đo thấp hơn quy định và như nhau cho 2 lầnthì đó là xupáp bị hở

+Nghe tiếng nổ

Tiếng nổ ngược tại cổ hút là do hở xupáp hút, tiếng nổ khi tăng tốc ởống xả là hở xupáp xả Ngoài ra có thể xác định như các phần chẩn đoánchung của động cơ: Sự suy giảm công suất tiêu hao nhiên liệu, màu khí xả ….+ Chẩn đoán hư hỏng của phớt bao kín thân xupáp:

Chẩn đoán hư hỏng của phớt bao kín thân xupáp thông qua lượng khói đen thoát ra từ ống xả và lượng tiêu hao dầu nhờn đột biến gia tăng

Trang 15

3 Bảo dưỡng - sữa chữa cụm xupap

3.1 Nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo Xupap.

a Nhiệm vụ.

- Xupap có vai trò đóng mở các đường nạp và thải để thực hiện quá trình trao đổi khí.

b Điều kiện làm việc.

- Trong quá trình làm việc

cao, nhiệt độ của khí thải

trong động cơ thường đạt

điều kiện làm việc khác

nhau nên cấu tạo cũng

Trang 16

Xupáp có dạng nấm lõm có đặc điểm là bán kính góc lượn giữa phần thân

xupáp và phần nấm rất lớn Thường dùng với xupap xả

- Nấm lồi:

Xupáp có dạng nấm lồi (hình c): loại này cải thiện được tình trạng lưu động của dòng khí thải (vì mặt nấm lồi, nên hạn chế khu vực tạo thành xoáy lốc khithải khí) Chính vì vậy xupáp thải của động cơ cường hoá sử loại dạng nấm lồi.

+ Thân và đuôi xupap.

Hình 2.3 Kết cấu thân và đuôi xu páp

- Thân xupáp có nhiệm vụ dẫn hướng, tản nhiệt cho nấm xupáp và chịu lực nghiêng khi đóng mở Một số xupap xả trong thân chứa Natri để làm mát

- Đuôi xupáp phải có kết cấu để lắp đĩa lò xo.Thông thường đuôi có mặt côn hoặc rãnh vòng để lắp móng hãm Đuôi có kết cấu đơn giản là đuôi có lỗ để lắp chốt nhưng tạo tập trung ứng suất

- Để bảo đảm an toàn, chốt phải được chế tạo bằng vật liệu có sức bền cao

- Để tăng khả năng chịu mòn, bề mặt đuôi ở một số động cơ được chế tạo bằng thép ostenit

và được tôi cứng.

Trang 17

e Cơ cấu tự xoay xupap.

- Hành trình xupap đóng:

- Khi xupáp đóng dần lực ép của lò xo 1 giảm, lò xo đĩa dần dần được giải phóng trở về trạng thái ban đầu

- Sau một thời gian làm việc xupáp được xoay quanh tâm Do đó thân xupáp

sẽ lâu mòn và nấm xupáp tiếp xúc khít với đế hơn, nên xupáp ít bị cong, mòn lệch

- Cơ cấu tự xoay xupap thường bố trí cho xupap xả

3.2 Đế Xupap.

a Nhiệm vụ.

- Đế xupáp nằm trong khối xylanh (thân máy) hoặc nắp máy cùng với xupap

thực hiện nhiệm vụ đóng mở cửa nạp, cửa xả

b Điều kiện làm việc.

- Đế xupáp chịu va đập của nấm xupáp trong quá trình đóng mở cửa nạp, cửa

xả Ngoài ra đế xupáp xả tiếp xúc với khí đốt nên chịu ở nhiệt độ cao và áp

suất lớn

c Vật liệu chế tạo.

- Đế xupáp thường được chế tạo bằng thép hợp kim hoặc gang trắng và lắp có

độ dôi vào thân máy hặc nắp xi lanh

d Cấu tạo.

Kết cấu của đế xupáp rất đơn giản, thường chỉ là một vòng hình trụ trên cóvát mặt côn để tiếp xúc với mặt côn của nấm xupáp

Trang 18

Hình 2.5 Cấu tạo đế xu páp

- Đế xupáp được hãm trong thân máy hoặc nắp xi lanh (hình a)

- Tính tự hãm của bề mặt côn (hình b)

- Kết cấu khoá do lòng ống (hình c)

- Bề mặt tiếp xúc của bề mặt nấm xupáp thường có 3 góc khác nhau (hình d)

Hình 2.6 Các kiểu kết cấu của đế xu páp

Mặt ngoài của đế xupáp có thể là mặt trụ trên có tiện rãnh đàn hồi để lắp cho chắc Có khi mặt ngoài có độ côn nhỏ (khoảng 12°) Loại đế xupáp hình côn này thường không ép sát đáy mà để một khe hở nhỏ hơn 0,04 mm Trên mặt côn của đế cũng tiện rãnh đàn hồi, sau khi ép vào, kim loại trên thân máy hoặc nắp xylanh sẽ điền kín vào rãnh và giữ chặt lấy đế

3.3 Lò xo Xupap.

a Nhiệm vụ.

- Lò xo xupáp có tác dụng giữ cho xupap ép kín với mặt đế và cùng các cơ cấu của phân phối khí thực hiện quá trình đóng mở cửa nạp, cửa xả

b Điều kiện làm việc.

- Lò xo ngoài sức căng ban đầu còn chịu tải trọng thay đổi đột ngột và tuần hoàn trong quá trình đóng mở

c Vật liệu chế tạo.

- Để nâng cao sức chống mỏi và chống gỉ của lò xo người ta thường dùng biện pháp công nghệ như làm chai cứng bề mặt lò xo, sơn lò xo bằng lớp sơn đặc biệt, mạ kẽm hoặc mạ cát mịn

d Cấu tạo

Ngày đăng: 25/09/2015, 23:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w