Bảo dưỡng và sữa chữa trục cam và bánh răng cam

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH bảo DƯỠNG sữa CHỮA cơ cấu PHÂN PHỐI KHÍ (Trang 29)

5.1. Trục cam. a.Nhiệm vụ.

- Trục cam làm nhiệm vụ đóng mở cửa nạp đồng thời dẫn động cho bơm dầu đưa dầu đi bôi trơn, dẫn động cho bộ chia điện và bơm xăng.

b. Điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo.

- Trong quá trình làm việc trục cam chịu uốn và xoắn. Về mặt tải trọng trục cam không phải làm việc nặng. Các bề mặt của cam tiếp xúc thường ở dạng trượt nên bị ma sát và mài mòn bề mặt. Hơn nữa còn chịu va đập và điều kiện bôi trơn khó khăn.

- Để chế tạo trục cam người ta sử dụng thép ít các bon như thép 30, thép các bon trung bình như thép 40, 45 hoặc thép hợp kim như thép 15 Cr, 15Mn...

c. Cấu tạo trục cam.

1. Các cổ trục cam. 2. Cam hút và cam xả

3. Bánh răng dẫn động bơm dầu.

4. Cam lệch tâm bơm xăng;

+ Cổ trục và ổ trục

- Có dạng hình tròn kích thước đường kính của trục là lớn nhất.Trên cổ trục có chứa dầu bôi trơn.

+ Bánh răng cam.

- Một số bánh răng có dạng hình côn (dẫn động trục vít). Bánh răng được lắp với trục cam thông qua then bán nguyệt.

* Cam hút và cam xả.

Hình 4.2. Bánh răng dẫn động trục cam

- Trong động cơ cỡ nhỏ và trung bình cam thường làm liền với trục. - Một vài động cơ cỡ lớn có cam rời được lắp trên trục bằng then và được kẹp chặt bằng đai ốc.

Các dạng cam thường dùng a,b. Cam lồi cung tròn. c. Cam tiếp tuyến;

d. Cam lõm. Hình 4.3. Biên dạng cam

* Cam tiếp tuyến:

- Hai mặt phẳng tiếp tuyến hai đường tròn. + Ưu điểm:

- Chế tạo đơn giản, làm việc êm dịu vì có gia tốc dương bé (gia tốc thay đổi bé).

+ Nhược điểm:

- Do trị số gia tốc dương nhỏ, nên trị số thời gian, tiết diện nhỏ. Do đó khả năng nạp thải kém.

* Cam lồi cung tròn.

+ Ưu điểm:

- Có trị số thời gian, tiết diện lớn cho nên khả năng nạp thải tốt hơn cam tiếp tuyến.

+ Nhược điểm:

- Do gia tốc dương lớn gây ra va đập làm lực quán tính chuyển động các chi tiết lớn nên làm việc không được êm dịu.

* Cổ trục và ổ trục.

- Cổ trục và ổ trục có dạng hình tròn được gia công chính xác, kích thước đường kính của trục là lớn nhất. Trên cổ trục có chứa dầu bôi trơn.

- Nhưng trong một vài kết cấu để lắp trục cam các cổ trục cam có đường kính nhỏ dần kể từ đầu đến cuối trục cam. Tuy vậy do kích thước của các cổ trục khác nhau nên cổ trục cũng khác nhau khiến cho sửa chữa chế tạo và thay thế trục cam, cổ trục phức tạp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2. Bánh răng cam. a. Nhiệm vụ.

- Bánh răng cam dùng để truyền chuyển động quay từ trục khuỷu đến trục cam để dẫn động cho trục cam quay.

b. Cấu tạo.

- Bánh răng cam được chế tạo răng xiên hoặc thẳng, một số bánh răng có dạng hình côn (dẫn động trục vít). Số răng của bánh răng cam gấp hai lần đối với số răng của trục cam ở động cơ 4 kỳ. Còn động cơ 2 kỳ bánh răng cam có số răng bằng số răng của trục cơ.

* Cơ cấu hạn chế di chuyển dọc trục của trục cam

- Để giữ cho trục cam không bị dịch chuyển theo chiều dọc trục (khi trục cam, thân máy hoặc nắp xylanh giãn nở) khiến cho khe hở ăn khớp của bánh răng cam và bánh răng cơ thay đổi làm ảnh hưởng đến pha phân phối khí, người ta phải dùng ổ chắn dọc trục.

Hình 4.4. Cơ cấu hạn chế dịch dọc của trục cam

1. Cổ trục trước trục cam; 2. Mặt bích;3. Bạc của bánh răng cam; 4. Vòng hãm; 5. Mặt trước

khối xi lanh;

5.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng.

- Trục cam bị cong do tháo lắp không đúng kỹ thuật, hoặc các gối đỡ trục không đồng tâm

- Trục cam bị cháy rỗ, cào xước do bị bó kẹt. - Cổ trục bị mòn

- Các vấu cam bị mòn. - Căn đệm bị mòn

- Bánh răng cam bị mòn hoặc sứt mẻ làm ảnh hưởng đến các bánh răng khác và gây ra tiếng kêu khi động cơ làm việc.

5.4. Kiểm tra, sửa chữa trục cam, bánh răng cam. Trình tự kiểm tra trục cam:

TT Nội dung Dụng cụ, cách làm Yêu cầu kỹ thuật.

1 Kiểm tra sơ bộ: - Kiểm tra các vết nứt, gãy, vết mòn, rỗ sâu.

- Quan sát trên toàn bộ trục cam - Nếu nứt, gãy thì phải thay trục cam mới.

- Nếu có các vết mòn sâu, vết rỗ thì phải sửa chữa

2

Kiểm tra độ cong của trục cam

- Đặt trục cam lên 2 mũi chống tâm hoặc lên 2 khối V.

- Cho đầu tiếp xúc của đồng hồ so tiếp xúc với cổ trục ở giữa

- Điều chỉnh cho kim đồng hồ chỉ về 0

- Quay trục cam đi 1 vòng đồng thời quan sát chỉ số của đồng hồ để xác định độ cong của trục cam.

- Độ cong cho phép tối đa là 0,1mm.

- Nếu độ cong lớn hơn mức tối đa quy định thì phải sửa chữa hoặc thay trục cam mới

3

* Kiểm tra chiều cao của cam:

- Dùng panme đo chiều cao của cam rồi so sánh với kích thước tiêu chuẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu chiều cao

của cam nhỏ hơn kích thước quy định thì phải sửa chữa hoặc thay trục cam mới

4 * Kiểm tra độ mòn của cổ trục cam:

- Kiểm tra độ mòn côn của cổ trục cam - Kiểm tra độ mòn ô van của cổ trục cam. - Nếu độ mòn cô và ô van của cổ trục

cam lớn hơn quy - Dùng pan me đo đường kính cổ

- Độ côn cho phép của cổ trục cam nhỏ hơn 0,03 mm - Độ ô van cho phép của cổ trục cam nhỏ hơn 0,02 mm

định thì phải sửa chữa trục cam hoặc thay mới.

trục cam ở 2 đầu cổ trục trên cùng một mặt phẳng.

- Dùng pan me đo đường kính cổ trục cam ở chính giữa cổ trục trên 2 tíêt diện vuông góc với nhau.

5

Kiểm tra khe hở dọc trục của trục cam:

- Làm sạch trục cam và nắp ổ đỡ hoặc bạc lót.

- Lắp trục cam vào động cơ, siết ốc đủ mô men quy định

- Gá đồng hồ so cho đầu rà tiếp xúc với mặt đầu trục cam

- Dùng đòn bẩy trục cam dịch chuyển theo chiều trục.

- Quan sát và xác định chỉ số trên đồng hồ so.

- So sánh với khe hở tiêu chuẩn quy định (đối với từng loại động cơ). Nếu khe hở lớn hơn quy định thì phải điều chỉnh

6 Kiểm tra khe hở giữa cổ trục và ổ đỡ:

- Đối với trục cam lắp ở nắp máy

- Làm sạch trục cam và nắp gối đỡ - Chọn một đoạn dây chì 1mm có chiều dài lớn hơn bề rộng của ổ đỡ. Đặt đoạn dây chì hoặc dải nhựa Plastic vào gối đỡ.

- Lắp trục cam vào động cơ, siết ốc gối đỡ cho đủ lực quy định.

- Sau đó tháo nắp gối đỡ và trục cam ra

- Đo chiều dầy đoạn chì bị kẹp. - Kiểm tra khe hở giữa cổ trục và ổ

- Khe hở tiêu

chuẩn tùy từng loại động cơ. - Khe hở tối đa 0,10 mm Mô men siết ốc quy định: 160 kGcm - Khi lắp nắp gối đỡ phải đảm bảo đúng chiều và thứ tự của nắp gối đỡ

- Đối với trục cam lắp ở thân máy. Loại này thường được lắp vào thân máy từ phía trước..

đỡ bằng cách dùng panme và đồng hồ so đo đường kính của cổ trục và đường kính của ổ đỡ rồi tính toán khe hở giữa cổ trục và ổ đỡ

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH bảo DƯỠNG sữa CHỮA cơ cấu PHÂN PHỐI KHÍ (Trang 29)