Điều chỉnh khe hở nhiệt và đặt cam có dấu

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH bảo DƯỠNG sữa CHỮA cơ cấu PHÂN PHỐI KHÍ (Trang 34)

6.1. Điều chỉnh khe hở nhiệt

a. Những điều cần biết khi điều chỉnh khe hở nhiệt

- Khe hở nhiệt xu páp là khe hở được tạo ra bởi tất cả các chi tiết từ trục

cam đến xupáp khi xupáp đóng. Khe hở này được biểu thị bằng khoảng cách giữa đuôi xupáp và đầu cò mổ khi xupáp đóng. Một số động cơ có trục cam đặt trên nắp máy tác động trực tiếp và xupáp thì khe hở nhiệt là khoảng cách giữa cam và đuôi xupáp, ở những động cơ này, thường điều chỉnh khe hở nhiệt bằng cách thay các tấm đệm ở đuôi xupáp.

- Như đã biết mọi vật đều bị giãn nở khi nhiệt độ tăng. Khi động cơ làm việc xupáp là chi tiết luôn luôn tiếp xúc với khí cháy có nhiệt độ cao vì vậy nó cũng bị giãn nở trong quá trình làm việc.

Nếu không có khe hở nhiệt xupáp thì khi động cơ làm việc xupáp bị giãn nở làm cho nó đóng không kín vào ổ đỡ làm giảm áp suất cuối kỳ nén đồng thời xupáp còn bị cháy, rỗ bề mặt tiếp xúc với bệ đỡ. Nếu khe hở nhiệt quá lớn thì sẽ làm thay đổi thời điểm đóng mở của các xupáp dẫn đến làm giảm công suất của động cơ, tăng mức tiêu hao nhiên liệu, giảm tuổi thọ của động cơ…. Vì vậy trong sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa ta thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp.

*. Điều kiện cần biết trước khi điều chỉnh khe hở nhiệt:

1. Thứ tự làm việc của động cơ. 2. Khe hở nhiệt xupáp tiêu chuẩn:

Mỗi loại động cơ đều có quy định trị số khe hở nhiệt tiêu chuẩn. Thường khe hở nhiệt xupáp hút từ 0,15 – 0,30mm.

Khe hở nhiệt xupáp xả từ 0,25 – 0,35mm.

*. Góc lệch công tác. di = 1800.t/i

Trong đó : di là góc lệch công tác. t là số kỳ. i là số xilanh.

*. Xác định máy song hành:

Mỗi động cơ thường có các cặp máy song hành. Các máy được gọi là song hành là những máy có piston luôn chuyển động lên ĐCT hoặc xuống ĐCD cùng nhau nhưng thời điểm làm việc khác nhau. Các máy song hành làm việc cách nhau 3600 theo góc quay của trục khuỷu (một vòng quay trục khuỷu).

*. Xác định vị trí các xupáp hút – xả

Có nhiều cách để xác định vị trí của các xupáp - Căn cứ vào quy luật bố trí xupáp

XH – XH – XH - XH XH – HX – XH - HX.

- Căn cứ vào vị trí tương ứng giữa xupáp và các cổ hút-xả

- Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa của từng loại động cơ cụ thể (nếu có)

Chú ý: Chỉ điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp khi động cơ nguội và xupáp đã đóng kín vào ổ đỡ. Khi đó khe hở nhiệt là lớn nhất.

b. Trình tự điều chỉnh khe hở nhiệt

1. Thứ tự nổ 1-3-4-2. 2. Góc công tác : 1800

3. Tiêu chuẩn : Xupap hút: 0,25 mm, Xupap xả: 0,3 mm. 4. Máy song hành 1-3, 2-4.

STT Nội dung Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật.

1 Chuẩn bị dụng cụ: Tay quay, căn lá, tuốc nơ vít, clê, khẩu.

- Đầy đủ và đúng loại. 2 Tháo các bộ phận liên quan

trên nắp máy:

- Tháo nắp che giàn cò mổ xupáp - Xác định góc lệch công tác - Xác định các cặp máy song hành. - Dùng khẩu, cle. - Xác định đúng các xupáp hút - xả. - Chọn căn lá có chiều dày phù hợp với xupáp hút và xả.

Xupap hút: 0,25 mm Xupap xả: 0,3 mm 3 Điều chỉnh khe hở nhiệt

máy số 1:

- Quay trục khuỷu để máy số 1 ở ĐCT vào cuối kỳ nén - đầu kỳ nổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chia puly đầu trục khuỷu thành các phần theo góc lệch công tác

- Kiểm tra lại khe hở nhiệt.

- Tay quay động cơ.

- Dùng clê nới đai ốc hãm vít điều chỉnh khe hở nhiệt. Dùng tuốcnơvít nới vít điều chỉnh ra.

- Đưa căn lá đã chọn vào giữa đuôi xupáp và đầu cò mổ. Dùng tuốcnơvít văn vít điều chỉnh vào đồng thời vừa xê dịch căn lá. - Đưa căn lá ra, dùng tuốcnơvít giữ cố định vít điều chỉnh, dùng clê vặn chặt đai ốc hãm lại. - Dùng căn lá. - Xác định đúng máy 1 ở cuối nén đầu nổ.

- Khi nào dịch chuyển căn lá thấy hơi nặng tay thì dừng lại.

- Không để vít điều chỉnh xoay khi hãm đai ốc.

- Đúng tiêu chuẩn. 4 Điều chỉnh khe hở nhiệt

nổ:

- Các bước thực hiện như với máy 1.

- Lần lượt tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp cho tất cả các máy.

- Quay trục khuỷu đi một góc bằng góc lệch công tác để điều chỉnh khe hở nhiệt của máy tiếp theo.

- Dấu vạch trên puly trùng với dấu trên thân máy.

- Điều chỉnh theo thứ tự nổ của động cơ.

6.2. Đặt cam có dấu

- Đặt cam có dấu là quá trình lắp trục cam vào động cơ theo các dấu trên các bánh răng hoặc bánh đai (bánh xích) đảm bảo đúng các góc pha phối khí gọi là đặt cam có dấu.

a. Các loại dấu và ý nghĩa của dấu * Các kiểu ký hiệu của dấu:

Trên động cơ đốt trong thường sử dụng một số ký hiệu sau để đánh dấu - Kiểu chữ cái: O, A, B, C, N ...

- Kiểu chữ số: 0, 1, 2, 3, 4 .... - Các ký hiệu khác: dấu chấm

Các dấu dùng để xác định vị trí tương đối giữa các trục ứng với một thời điểm nhất định trong quá trình làm việc của động cơ, đảm bảo cho động cơ hoạt động tốt. Dấu xác định vị trí tương đối giữa trục khuỷu và trục cam được gọi là dấu đặt cam.

Khi lắp các bộ phận dẫn động phải xác định đúng các dấu tương ứng, khi đó động cơ mới hoạt động được

Ví dụ: O-OO; C-CC; N-NN, ... 0-0.0; 1-1.1; 2-2.2, ... • - ••; ....

b. Trình tự đặt cam đối với dẫn động cam bằng bánh răng:

TT Nội dung Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật

1 - Nhận biết các dấu trên các bánh răng ăn khớp.

- Quan sát. - Xác định đúng dấu trên động cơ.

2 - Lắp trục cam vào thân động cơ.

- Quay trục khuỷu và trục cam cho dấu trên các bánh răng cam và hướng vào vị trí ăn khớp.

- Lắp bánh răng trung gian vào sao cho các dấu trùng nhau. - Dùng tay. - Dùng tay quay và quan sát dấu. - Dùng tay. - Nếu không có bánh răng trung gian thì phải xoay trục cho các dấu hướng đúng vào vị trí ăn khớp trước khi lắp trục cam vào thân máy. 3 - Bắt chặt bu lông hãm

bánh răng trung gian. - Lắp đệm mới và nắp che cụm bánh răng đầu trục. - Dùng clê, khẩu. - Dùng clê, khẩu. - Các đệm và phớt chắn dầu khi lắp cần thay mới để đảm bảo không bị chảy dầu khi động cơ làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa Ô tô. NXB Giáo Dục. Tác giả: TS. Hoàng Đình Long.

2. Giáo trình Kỹ thuật chẩn đoán ô tô. Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Khắc Trai. 3. Giao Trình Kết Cấu ô tô

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH bảo DƯỠNG sữa CHỮA cơ cấu PHÂN PHỐI KHÍ (Trang 34)