1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng ở tỉnh phú thọ

110 1,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Các tác giả Nguyễn Đăng Thục có bài “Văn hoá đình làng”đăng trên tập san tư tưởng Sài Gòn số 1-1973, tác giả đã tuần tự xét cứu các phương diện văn hóa dân tộc của Đình làng như sau: -

Trang 1

-

TẠ THỊ MAI HẠNH

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐIÊU KHẮC

ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Người hướng dẫn khoa học

Th.S NGUYỄN THỊ NGA

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, quý Thầy, cô giáo khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Tác giả xin chân thành cảm ơn: Sở Văn hóa thông tin và du lịch tỉnh Phú Thọ, Bảo tàng tỉnh Phú Thọ, Ban tuyên giáo tỉnh Phú Thọ, Thư viện tỉnh Phú Thọ, UBND các xã trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn: Th.s

Nguyễn Thị Nga, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian

nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Tác giả cảm ơn tập thể lớp K37A - CN Lịch Sử, trường ĐHSP Hà Nội

2 đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015

Tác giả

Tạ Thị Mai Hạnh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Tạ Thị Mai Hạnh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của khóa luận 8

7 Bố cục của đề tài 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 ĐÌNH LÀNG VÀ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ 10

1.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ THỌ 10

1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10

1.1.2 Lịch sử phát triển 12

1.1.3 Tình hình kinh tế - văn hóa- xã hội 14

1.2 ĐÌNH LÀNG VÀ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ 16

1.2.1 Đình làng trong không gian văn hóa vùng đất Tổ 16

1.2.2.Thực trạng di tích đình làng ở tỉnh Phú Thọ 18

1.2.3 Chức năng và quá trình biến đổi của đình làng tỉnh Phú Thọ 24

Chương 2 NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐIÊU KHẮC CỦA ĐÌNH LÀNGỞ TỈNH PHÚ THỌ 33

2.1 KHÁI NIỆM ĐÌNH LÀNG 33

2.2 NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC CỦA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ 34

2.2.1 Bố cục không gian mặt bằng 34

Trang 5

2.2.2 Kết cấu bộ khung 37

2.2.3 Bộ mái đình 39

2.3 NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỦA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ 40

2.4 MỘT SỐ ĐÌNH LÀNG TIÊU BIỂU Ở TỈNH PHÚ THỌ 45

2.5 GIẢI PHÁP BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ QUY HOẠCH ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ 71

2.5.1 Các giải pháp bảo tồn, tôn tạo đình làng ở tỉnh Phú Thọ 71

2.5.2 Quy hoạch du lịch văn hóa đình làng trong phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ 77

2.5.3 Du lịch đình làng kết hợp với lễ hội 80

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 89

Trang 6

Đình làng được coi là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, là một yếu tố của văn hoá vật thể Tìm hiểu, nghiên cứu về đình làng sẽ cho chúng ta những hiểu biết về làng xã truyền thống Việt Nam, về tư duy, tín ngưỡng, thẩm mỹ, kiến trúc, xây dựng của người nông dân Việt Nam từ xưa tới nay Qua đó, chúng ta có thể nhận thức sâu sắc hơn về cách sống, cách nghĩ của người nông dân trên con đường đổi mới Từ đó, chúng ta có những

cơ sở để gìn giữ, bảo vệ và phát huy vốn văn hoá cổ truyền trong thời đại mới

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn,

do nhận thức của người dân, do chính sách của Đảng và Nhà nước, một thời gian dài, các công trình như đình, chùa, miếu, đền bị tàn phá, hư hại mà không được bảo vệ, tu sửa, khôi phục

Đình làng từ chỗ là nơi linh thiêng trong tâm linh người Việt bị biến thành nơi hoang phế hoặc đem sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau Thời gian ấy, đình làng không còn là nơi thờ Thành Hoàng, không phải là nơi sinh hoạt tập thể của cộng đồng làng xã, không có những hội hè đình đám Đình làng đã bị lãng quên cùng với các hoạt động văn hoá gắn liền với đình làng đã trở thành một vết khuyết trong nền văn hoá cổ truyền của dân tộc

Ngày nay, trong điều kiện hoà bình và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao thì nhu cầu trở về với các giá trị văn hoá cổ truyền càng trở thành nguyện vọng tha thiết của người dân không chỉ ở nông thôn mà cả ở thành thị Đặc biệt nhờ có chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc trong đó có việc

tu tạo lại các di tích lịch sử văn hoá như đình, chùa nên nguyện vọng đó của nhân dân ta được đáp ứng Việc nghiên cứu đình làng cũng như các di sản văn

Trang 7

hoá vật thể và phi vật thể khác trở nên cần thiết trong quá trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy nền văn hoá cổ truyền

Phú Thọ là vùng đất cội nguồn của dân tộc, nơi bảo lưu và cất giữ nhiều giá trị văn hoá từ buổi đầu khởi dựng đất nước Chính vì vậy, trên địa bàn Phú Thọ có rất nhiều di sản văn hoá từ thời Hùng Vương cho tới nay, trong đó có các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng Gắn liền với các công trình đó là các di sản văn hoá phi vật thể như các lễ hội, trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, các câu chuyện truyền thuyết Cũng giống như đình làng trong cả nước, đình làng ở Phú Thọ một thời gian dài nằm trong lãng quên, bị biến thành trụ sở hành chính, nhà kho, trường học hoặc hoang phế Ngày nay, số lượng đình làng ở Phú Thọ còn lại không nhiều hoặc đã không còn là đình từ lâu, hoặc không còn nguyên vẹn, hoặc chỉ còn là dấu tích, phế tích

Theo chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành Văn hoá thông tin cùng với các cấp các ngành có liên quan đã và đang có chủ trương khôi phục lại các đình làng và các di sản văn hoá phi vật thể có liên quan đến đình làng Việc nghiên cứu hệ thống đình làng ở Phú Thọ là một việc làm thiết thực đóng góp cho công tác bảo tồn di sản văn hoá lịch sử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Vì vậy, người viết đã quyết định lựa chọn đề tài “Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng ở tỉnh Phú Thọ” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành

lịch sử văn hóa

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đình làng là hình ảnh quen thuộc của làng quê cổ truyền Việt Nam, là biểu tượng của văn hoá làng truyền thống Vì thế, đình làng là đối tượng quan

Trang 8

tâm của nhiều nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ: Văn hoá dân gian, kiến trúc, điêu khắc, tín ngưỡng thờ thành hoàng, khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử

Nhiều công trình nghiên cứu đình làng Việt Nam từ sớm Tác giả Ngô Huy Quỳnh đã đề cập tới đình làng dưới góc độ đình làng là một công trình

kiến trúc cổ trong tác phẩm"Nền kiến trúc Việt Nam"do nhà xuất bản Văn

hóa thông tin xuất bản năm 1962 được sử dụng làm tài liệu học tập cho sinh viên trường kiến trúc Ngôi đình làng cũng được chính tác giả Ngô Huy

Quỳnh dành một phần trang trọng trong tác phẩm"Lịch sử kiến trúc Việt Nam” do nhà xuất bản Văn hoá thông tin xuất bản năm 1998 Tác phẩm này

gồm hai phần: kiến trúc dân gian – khái quát về những giá trị truyền thống về nền kiến trúc phong phú của các dân tộc của Việt Nam, vấn đề học tập phát huy truyền thống kiến trúc dân tộc; kiến trúc Việt Nam từ thời dựng nước đến các bước thịnh suy phong kiến – khái quát về kiến trúc Việt Nam những thế kỉ dựng nước và thịnh đạt phong kiến, kiến trúc Việt Nam trên bước đường cát

cứ và suy thoái phong kiến kiến trúc dưới triều đại cuối cùng và vấn đế phát huy kiến trúc dân tộc

Đình làng không chỉ là công trình kiến trúc mà bản thân mỗi ngôi đình

là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật lớn với nhiều bức chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao Chính vì thế, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm đến với đình làng

để tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Công trình nghiên cứu “Điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam” thế kỷ XVI, XVII, XVIII với 3 tập do Viện Bảo

tàng Mỹ thuật Việt Nam xuất bản năm 1971 đã đem lại cho người xem nhiều cảm xúc bởi những bức chạm khắc ở các đình làng Việt Nam

Nhà nghiên cứu Trần Văn Cẩn có bài viết: “Nghĩ về nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” đăng trên tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật số 1 năm 1973

đã đề cập tới đình làng dưới góc nhìn của những nhà nghiên cứu mỹ thuật Bài viết này nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn nghệ thuật điêu khắc Việt Nam

Trang 9

qua các thời kì Đồng thời bài viết này còn giúp người nắm bắt được văn hóa, cũng như phong tục con người Việt Nam

Ngoài ra cũng có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí, tập san chuyên

khảo có trình bày về đình làng Các tác giả Nguyễn Đăng Thục có bài “Văn hoá đình làng”đăng trên tập san tư tưởng Sài Gòn số 1-1973, tác giả đã tuần

tự xét cứu các phương diện văn hóa dân tộc của Đình làng như sau:

- Nguyên lai của đình làng

- Đình với tín ngưỡng dân gian Việt Nam

- Hội hè đình đám

- Tế lễ, hình thức thờ phụng

Trần Bình Lâm có bài đăng trên tạp chí Kiến trúc ngày nay với nhan đề

“Tại sao mỗi làng thường có một ngôi đình” mang đến cho bạn đọc nhiều

hiểu biết vừa rất quen, vừa rất lạ về các ngôi đình làng và lý giải về việc xây dựng đình làng ở mỗi làng Đồng thời, buộc chúng ta phải giật mình về cách ứng xử của mình đối với của hương hỏa mà cha ông để lại Chu Quang Trứ đã chỉ ra vị trí của đình làng trong đời sống của cư dân đồng bằng Trung du Bắc

Bộ qua bài “Chùa và đình trong sinh hoạt văn hoá của người Việt qua một làng Trung Du Bắc Bộ”

Nhà nghiên cứu Trịnh Cao Tưởng cũng đã dành nhiều thời gian để tìm

hiểu về ngôi đình ở Việt Nam với các công trình như:“Kiến trúc đình làng”

đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 2-1989, đưa đến người đọc những hiểu biết phong phú về kiến trúc cổ truyền và nét độc đáo của kiến trúc dân tộc cũng như những nét giao thoa văn hóa giữa kiến trúc Việt với kiến trúc của các

nước láng giềng, đặc biệt là với kiến trúc Trung Hoa, “Đình làng Phù Lao trong nền cảnh đình làng Bắc Bộ” (luận án PTS Khoa học lịch sử - năm

1994) Nội dung luận án đề cập những vấn đề chung nhất về ngôi đình: đất dựng đình, mặt bằng tổng thể kiến trúc, kết cấu bộ mái tòa đại đình, kết cấu

Trang 10

bộ khung của đại đình, điêu khắc trang trí, hình tượng kiến trúc, niên đại đình, giới thiệu đình Phù Lão trong nền cảnh đình làng Bắc bộ

Trần Lâm Biền là một nhà nghiên cứu khá nhiều và khá sâu về lĩnh vực đời sống văn hoá tâm linh của người dân Việt Nam với hàng loạt các nghiên

cứu có liên quan tới đình làng như: “Quanh ngôi đình làng lịch sử”đăng trên

tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật số 4-1983 đã đề cập đến giá trị đặc sắc của văn

hóa xung quanh ngôi đình làng; “Con rồng trong mỹ thuật Việt Nam” đăng

trên tạp chí Mỹ thuật số 2-1985, tác giả nói đến hình tượng Rồng qua các giai

đoạn lịch sử; “Đồ thờ trong di tích của người Việt”do nhà xuất bản Văn hoá

thông tin xuất bản năm 2003 Tác phẩm này gồm có 2 phần: Phần 1: Một số vấn đề liên quan đến đồ thờ; Phần 2: Đồ thờ trong kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của người Việt.Nội dung của các bài nghiên cứu này là đi vào nghiên cứu những chi tiết, hình tượng cụ thể của ngôi đình làng Việt

Trong hơn một thập niên gần đây đã có thêm các công trình nghiên cứu

về đình làng Việt Nam Trong đó nổi bật lên là “Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam”của tác giả Nguyễn Mạnh Thường do nhà xuất bản văn hoá

thông tin xuất bản năm 1999, giới thiệu các công trình kiến trúc cổ đã được

xếp hạng cấp quốc gia trên địa bản cả nước Tác phẩm “Đình làng Việt Nam”, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2002, tác giả Hà

Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự đưa ra một cách nhìn khái quát, tổng thể về đình

làng ở Việt Nam Tiếp đó phải kể đến tác phẩm “Đình làng miền Bắc” của

tác giả Lê Thanh Đức do nhà xuất bản Mỹ thuật xuất bản năm 2001 đã giới thiệu một bức tranh toàn cảnh về đình làng Bắc Bộ

Phú Thọ là nới có nhiều đình làng trong hệ thống đình làng Trung Du Bắc Bộ Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao Vĩnh Phú trước đây cũng như Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Phú Thọ hiện giờ đều có những chú ý thoả đáng tới đình làng trên địa bàn tỉnh Nhiều công trình khảo cứu về đình làng ở Phú Thọ

Trang 11

đã được thực hiện Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của tiến

sĩ Nguyễn Anh Tuấn Tác giả đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu về đình làng với các đặc trưng kiến trúc và nghệ thuật trang trí của cụm đình Hương Canh, báo cáo khảo sát đình Kinh Kệ (xã Kinh Kệ - Lâm Thao), khảo sát di tích đình Đào Xá (Xã Đào Xá - Thanh Thuỷ), khảo sát đình Lâu Thượng (xã Trưng Vương - Việt Trì) và nhiều các phát hiện mới về các ngôi đình làng ở Phú Thọ Trong lĩnh vực này còn có nhiều nhà nghiên cứu như Văn Kim Chung, Đỗ Thị Cúc, Bùi Công Cương, Nguyễn Mai Thoa, Đặng Văn Tuyên Họ đã nghiên cứu khảo tả nhiều ngôi đình làng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Các công trình nghiên cứu kể trên đã cho chúng ta thấy đình làng quả thực là một vấn đề không mới nhưng điểm lại nội dung các công trình thì phần nhiều các công trình tập trung vào nghệ thuật kiến trúc và trang trí đình làng, chức năng của đình làng nói chung và vị trí của đình làng trong đời sống văn hoá cư dân đồng bằng Bắc Bộ.Đây chỉ là công trình mà bản thân tác giả

cố gắng sưu tầm nghiên cứu phát hiện ra sắc thái riêng của nghệ thuật kiến trúc văn hoá dân gian vùng Đất Tổ, nhằm góp phần nào vào kho tàng bản sắc văn hoá truyền thống dân gian của đất nước, dân tộc Đó cũng là tiếng nói góp phần bảo tồn gìn giữ di sản trước thách thức của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của tác giả khi lựa chọn đề tài nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc của đình làng ở tỉnh Phú Thọ đó là:

- Làm nổi bật giá trị thẩm mỹ qua những tác phẩm chạm khắc đình làng

- Trên cơ sở khảo sát thực tế, bước đầu đề xuất một số giải pháp mong muốn góp phần bảo tồn các di tích đó, cũng như việc giữ gìn văn hóa làng xã

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, thì đề tài nghiên cứu tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Tiến hành khảo sát thực tế các đình làng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Tìm hiểu những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, điêu khắc của các di tích đình làng ở tỉnh Phú Thọ

- Làm sáng tỏ nghệ thuật trong kiến trúc và điêu khắc đình làng ở tỉnh Phú Thọ

- Tập hợp những tư liệu nhằm cung cấp thêm cho việc nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa của vùng Đất Tổ

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài thì đối tượng nghiên cứu của khóa luận sẽ là: nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của những ngôi đình làng thuộc tỉnh Phú Thọ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian:

Đề tài tập trung khảo sát, mô tả phân tích, làm rõ các mặt giá trị kiến trúc, điêu khắc đình làng ở tỉnh Phú Thọ trong nền cảnh đình làng Việt Nam cùng thời Không gian kiến trúc xưa và hiện nay

Khóa luận cũng đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu không gian hữu hình

về văn hóa đối với đình làng ở Phú Thọ, đó là không gian thiêng của các linh thần, nhân thần

Mặt khác đề tài cũng sẽ phân tích mối liên hệ với các di tích đình làng

ở khu vực trung du Bắc Bộ

- Về thời gian: Đề tài dành sự nghiên cứu về các lớp văn hóa thể hiện qua kiến trúc các đình làng, xác định niên đại từ thế kỉ XVII – XX

Trang 13

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình tác giả đã khai thác những nguồn tài liệu rất phong phú và có giá trị khoa học Ngoài các sách, các bài tạp chí nghiên cứu đã được xuất bản thì những nguồn tài liệu rất quan trọng

đó là các thống kê của các Phòng và Sở Văn hóa Đặc biệt, người viết còn tiến hành khảo sát thực địa, thực hiện phỏng vấn các nhân chứng cũng như thu thập các nguồn tư liệu dân gian Dựa trên các nguồn tư liệu đó, tác giả đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu liên ngành để đưa ra những kết quả khách quan nhất

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lập trường, quan điểm triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng về nghiên cứu văn hóa, người viết

đã sử dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu bao gồm:

Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp tài liệu, tra

cứu hồ sơ, văn bản của tỉnh Phú Thọ, của ngành Văn hóa nhằm nghiên cứu cơ

sở lý luận của đề tài

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, khảo

sát, sưu tầm tư liệu; phương pháp phân loại, phân tích, hệ thống hoá tư liệu; phương pháp chuyên gia hội thảo; phương pháp thiết lập bản đồ, sơ đồ, đạc hoạ, chụp ảnh

6 Đóng góp của khóa luận

Đề tài nghiên cứu sẽ đưa đến cái nhìn tổng thể, đầy đủ về các mặt kiến trúc điêu khắc của đình làng ở Phú Thọlàm cơ sở luận chứng góp phần khẳng định tính đặc sắc về văn hóa nghệ thuật của công trình kiến trúc đình làng độc đáo tại tỉnh Phú Thọ.Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, tôn tạo, quy

Trang 14

hoạch phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ, cũng như giữ gìn nét văn hóa làng xã Việt Nam

Đồng thời, công trình nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về kiến trúc, văn hóa của tỉnh Phú Thọ cũng như là nguồn

tư liệu trong việc giảng dạy, học tập về văn hóa đình làng, về lịch sử và văn hóa địa phương

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, khóa luận được chia thành 2 chương:

Chương 1: Đình làng và văn hóa đình làng ở tỉnh Phú Thọ

Chương 2:Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc của đình làng ở tỉnh Phú Thọ

Trang 15

NỘI DUNG Chương 1 ĐÌNH LÀNG VÀ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ

1.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ THỌ

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là một tỉnh miền núi có vị trí địa lý khá đặc biệt Nằm ở vị trí giữa 210

-220 vĩ bắc và 1050 kinh đông, Phú Thọ như một cái gạch nối giữa miền Đông Bắc và miền Tây Bắc, giữa miền núi cao và miền thấp châu thổ của nước ta Vì vậy, Phú Thọ vừa tiếp giáp với các tỉnh miền núi, vừa tiếp giáp với các tỉnh trung du và tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng Phú Thọ tiếp giáp với 6 tỉnh: Phía Bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp Hà Nội và Vĩnh Phúc, phía Tây giáp tỉnh Sơn La Hai con sông bao bọc và là giới hạn tự nhiên của Phú Thọ, sông Lô là giới hạn tự nhiên với tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, con sông Đà là giới hạn tự nhiên với tỉnh Hà Tây cũ nay là Hà Nội

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra trung du Bắc Bộ Việt Nam trên rìa bán đảo Đông Dương gần như chính xác nằm ở trung tâm Đông Nam Á Đối với vùng tam giác châu sông Hồng thì Việt Trì và vùng xung quanh (tức là Phú Thọ) là đỉnh xưa nhất của tam giác Xét về vị trí địa lý ta có thể nhận ra, Phú Thọ trong buổi đầu là vùng hội tụ, tiếp xúc và giao lưu với vùng lục địa phía Bắc, vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam, vùng ven biển Đông Nam Trung Hoa và vùng Thanh - Nghệ, Trung Bộ

Từ vị trí địa lý đó, Phú Thọ có vị thế địa - chính trị, địa - văn hoá đặc sắc, là xuất phát điểm địa lý của sự hình thành nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của người Việt Cổ; là vùng hội tụ, giao thoa văn hoá không chỉ thời

Trang 16

cổ mà cho cả tới bây giờ, Phú Thọ vẫn giữ được bản sắc địa - chính trị, địa - văn hoá của mình

Miền tả ngạn sông Hồng gồm đất đai các huyện Đoan Hùng, một phần đất huyện Hạ Hoà, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao và ngoại thành Việt Trì có nhiều gò đồi san sát như bát úp Nhờ nằm ven các con sông như sông Hồng, sông Lô, sông Chảy nên miền này hàng năm được phù sa bồi đắp, đất đai màu

mỡ, có nhiều cánh đồng lớn, trở thành vựa lúa của tỉnh

Miền hữu ngạn sông Hồng chiếm tới 2/3 diện tích toàn tỉnh, gồm đất đai các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Sông Thao và một phần huyện Hạ Hoà, chủ yếu là đồi núi Các dãy núi ở đây thuộc đoạn cuối của mạch Hoàng Liên Sơn Tuy vậy vùng ven sông Bứa, sông Đà, sông Hồng cũng có nhiều cánh đồng, bãi đất trồng hoa màu, cây công nghiệp nhưng không phát triển

Tính chất địa hình và cấu tạo địa chất trên đây đã tạo cho Phú Thọ khá nhiều khoáng sản, được phân bố rộng rãi khắp các huyện nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện phía hữu ngạn sông Hồng, các khoáng sản đã phát hiện ở Phú Thọ có sắt, than đá, vàng, mica, cao lanh, đa chì (graphit), perit Trước cách mạng tháng Tám, bọn thực dân tư bản đã cho khai thác mỏ than Tu Vũ,

mỏ sắt ở La Phù (Thanh Thuỷ), Thạch Khoán (Thanh Sơn) Hiện nay, các mỏ quăczit, pizit, phenphat, cao lanh đang được khai thác phục vụ cho công nghiệp trong tỉnh

Phú Thọ còn có một hệ thống sông ngòi, ao đầm phong phú Các đoạn sông lớn chảy qua tỉnh như sông Thao dài 140 km, sông Lô dài 70 km, sông

Đà dài 41 km, đã bồi đắp phù sa màu mỡ cho các cánh đồng ven sông, đồng thời tạo điều kiện giao thông đường thuỷ giữa các vùng trong tỉnh và tỉnh bạn Phú Thọ còn có gần 70 con ngòi lớn nhỏ nằm rải rác khắp các huyện, điển hình là ngòi Lao (Hạ Hoà), ngòi Me (Sông Thao) ngòi Lát (Thanh Thuỷ)

Trang 17

Ngoài ra, Phú Thọ còn có nhiều đầm hồ thiên tạo: đầm Ao Châu, đầm Chí, đầm Năng, đầm Lãi (Hạ Hoà), đầm Chính Công (Thanh Ba), đầm Meo (Cẩm Khê), đầm Thượng Nông, đầm Dị Nậu, đầm Liên Từ (Tam Nông, Thanh Thuỷ) Các đầm hồ này vừa có tác dụng tích nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vừa điều hoà khí hậu Một số hồ có cảnh quan đẹp còn là nơi tham quan du lịch cho nhân dântrong tỉnh và du khách thập phương

1.1.2 Lịch sử phát triển

Phú Thọ là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hiến lâu đời Cách đây hàng ngàn năm, các vua Hùng đã chọn làm đất đóng đô của nhà nước Văn Lang Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Phú Thọ luôn phát huy truyền thống của cha ông đoàn kết một lòng, kiên cường dũng cảm trong xây dựng

và bảo vệ quê hương đất nước

Thời tiền sử, trên các bậc thềm phù sa cổ sông Hồng, sông Lô, sông Đà

đã có các thị tộc bộ lạc người nguyên thuỷ sinh sống Những chứng tích còn lại là dấu vết hoá thạch ở hang Ngựa (Thu Cúc - Thanh Sơn) và rất nhiều công cụ bằng đá được phát hiện, khai quật từ năm 1965, nằm rải rác hầu hết các địa bàn trong tỉnh thuộc nền văn hoá Sơn Vi (xã Sơn Vi - Lâm Thao) giai đoạn hậu kỳ đã cũ có niệm đại cách đây 11 đến 18 ngàn năm

Tiếp nối thời đại đồ đá là thời đại kim khí: đồ đồng và đồ sắt - thời đại xuất hiện những nền văn minh đầu tiên và cũng là thời kỳ mở đầu cho sự nghiệp dựng nước của dân tộc Phú Thọ là một nơi tiêu biểu của cả nước có các nền văn hoá kế tiếp nhau của thời kỳ dựng nước, trong đó phải kể đến văn hoá Phùng Nguyên (thuộc sơ kỳ đồng thau, tồn tại khoảng cuối thiên niên kỷ

II TCN) và Gò Mun (thuộc hậu kỳ đồng thau, tồn tại vào khoảng cuối thiên niên kỷ II, đầu thiên niên kỷ 1 TCN) Với thời đại đồng thau phát triển, cư dân Việt cổ bước vào thời kỳ nhà nước Văn Lang - thời kỳ các vua Hùng của lịch sử Việt Nam Các vua Hùng đã chọn vùng hợp lưu của ba dòng sông

Trang 18

(sông Hồng, sông Lô, sông Đà) tức là vùng Việt Trì, hạ huyện Lâm Thao là kinh đô của nước Văn Lang Các di tích khảo cổ học dày đặc ở vùng này, nhất

là khu di tích mộ táng làng Cả (Việt Trì) cùng với những truyền thuyết lưu truyền bao đời nay trong dân gian và hàng trăm ngôi đình, đền, miếu thờ các vua Hùng cùng vợ con Vua và các tướng lĩnh của vua Hùng đã nói lên điều đó

Phú Thọ là vùng đất đầy huyền tích, những huyền tích này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu đến với Phú Thọ Những thành tựu nghiên cứu của họ

đã dần dần sáng tỏ diện mạo một Phú Thọ đất Tổ, với một vị thế "địa – chính trị và bản sắc địa - văn hoá " đặc biệt Phú Thọ là nơi chuyển tiếp của địa hình đồng bằng sang địa hình miền núi với đặc trưng là các đồi trung du Phú Thọ cũng là cầu nối giữa miền Đông bắc với miền Tây bắc Sự xuất hiện sớm của

cư dân Việt cổ và sự đa dạng của nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh đã tạo cho Phú Thọ một nền văn hoá truyền thống lâu đời và phong phú Hàng loạt các di chỉ khảo cổ ở xung quanh khu vực kinh đô Văn Lang xưa đã nói lên rằng Phú Thọ là vùng đất địa linh - là nơi khởi nguồn của dân tộc Việt, là vùng đất Tổ vua Hùng, là điểm xuất phát địa lý của nhà nước đầu tiên của người Việt cổ

Nhân dân Phú Thọ từ lâu đời đã cần cù lao động sản xuất, dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai, dần dần hình thành nên truyền thống chịu thương, chịu khó, cần cù, sáng tạo trong lao động Với vị trí địa lý của mình Phú Thọ còn như một tấm áo giáp che chắn cho kinh thành Thăng Long

ở phía bắc Nhân dân Phú Thọ đã bao phen đương đầu với giặc phương Bắc, trải từ đời này qua đời khác, tinh thần đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của Phú Thọ và mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì nhân dân Phú Thọ lại phát huy truyền thống đó, không tiếc máu xương để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc

Trang 19

Những người con đất Tổ hôm nay tự hào và quyết tâm gìn giữ các truyền thống quý báu mà các thế hệ ông cha để lại, đồng thời phát huy các truyền thống đó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc góp phần xây dựng vùng đất Tổ ngang tầm thời đại

1.1.3 Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội

Phú Thọ là tỉnh miền núi với diện tích tự nhiên là 3.465,12 km2

, dân số 1,3 triệu người Trong đó, dân tộc thiểu số có 190,7 ngàn người, chiếm 15% dân số toàn tỉnh, có 12 huyện, thành thị, trong đó có 9 huyện miền núi, 1 huyện và thị xã có xã miền núi; có 216/ 274 xã, phường, thị trấn là xã miền núi, được phân định thành 3 khu vực:

Khu vực I: 48 xã, thị trấn, số dân là 307.182 người

Khu vực II: 126 xã (trong đó 10 xã ATK), số dân là 490.413 người Khu vực III: 40 xã, 32 thôn, bản, động vùng cao, vùng sâu, số dân là 136.944 người

Tỉnh Phú Thọ có trên 34 dân tộc thiểu số, các dân tộc thiểu số có số dân đông, sinh sống tập trung thành vùng, có bản sắc văn hoá đậm nét là các dân tộc Mường, dân tộc Dao, dân tộc Cao Lan, dân tộc H’Mông, sinh sống chủ yếu ở các xã khu vực II, các xã ATK, các thôn bản vùng cao, vùng sâu và xen

kẽ ở 1 số xã miền núi khu vực II và khu vực I Còn các dân tộc khác sống di

cư hoặc do kết hôn mà đến sinh sống tại tỉnh Phú Thọ, có số dân ít, sống xen

kẽ với người Kinh và các dân tộc khác, không duy trì được bản sắc văn hoá cộng đồng riêng của dân tộc mình

Trước Cách mạng tháng Tám, kinh tế Phú Thọ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa Sau hoà bình lập lại, Phú Thọ dần hình thành

cơ cấu kinh tế nông - công - lâm nghiệp và dịch vụ thương mại - các khu công nghiệp lớn ra đời như Việt Trì, Bãi Bằng, Lâm Thao, Thanh Ba đã tạo cho Phú Thọ một diện mạo mới trong phát triển kinh tế và xã hội

Trang 20

Những năm gần đây, trong công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ bên cạnh những thuận lợi, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, sự điều hành của Ủy ban Nhân dân, tinh thần phấn đấu của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ vẫn tiếp tục phát triển và đã đạt được những thành tựu hết sức khả quan

Do điều kiện tự nhiên và xã hội chi phối, dân cư tỉnh hội Phú Thọ phân phối không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng dân tộc tiểu số; phần lớn dân cư Phú Thọ sống bám dọc theo triền các con sông chạy qua địa bàn tỉnh, đó là Sông Thao (Sông Hồng), Sông Lô, Sông Đà; kinh tế chủ yếu là xuất nông, lâm nghiệp và đánh bắt thuỷ sản, là nơi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho các khu công nghiệp phát triển những năm gần đây

Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt Nơi đây có di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng

Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch) Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm Người Việt có hát xoan, hát ghẹo Các lễ hội chính trong tỉnh có thể kể đến:

+ Lễ hội đền Hùng tổ chức tại Đền Hùng ngày 10 tháng Ba âm lịch, hiện đã được nâng lên thành quốc giỗ

+ Lễ hội Gia Thanh

+ Hội Đào Xá

Trang 21

+ Hội đền Mẹ Âu Cơ (mùng 7 tháng 7 hàng năm tại xã Hiền Lương) + Hội đình Cả

+ Hội chọi trâu Phù Ninh

+ Hội Chu Hóa

1.2.1 Đình làng trong không gian văn hóa vùng đất Tổ

Phú Thọ vừa là vùng đất cổ, vừa là vùng đất Tổ - cái nôi của nền văn hoá Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang Nơi đây còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá phi vật thể tích hợp tầng sâu của nền văn hoá Việt Nam như: Lễ hội đền Hùng, hội đền mẫu Âu

Cơ, hội Phết, rước voi, rước Chúa Gái, hội bơi chải Bên cạnh đó là những văn hoá gắn với thời đại các vua Hùng như: đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng và các di chỉ khảo cổ nổi tiếng: Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun, Gò De, Thanh Đình, làng Cả Trong đó, cơ bản nhất là hệ thống các đình làng

Trang 22

Đình làng là nơi thờ thành hoàng, vị thần sẽ phù hộ, che chở, bảo vệ cho dân làng có được cuộc sống bình yên, no ấm Đình làng là nơi tôn kính, trang nghiêm, là nơi họp bàn việc làng, việc nước, nơi những chức sắc trong làng ra vào trịnh trọng, nơi những dân đinh trong làng được ra vào dự việc làng Ở những làng có đình, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày luôn kèm theo những kiêng kỵ tránh phạm hèm, phạm huý của các thần

Đình làng ở Phú Thọ nói riêng còn là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian, các sinh hoạt văn hoá văn nghệ của nhân dân trong làng Lễ hội dân gian truyền thống hay nói theo lối nói của người dân là

"hội làng", " hội làng quê" là biểu hiện tổng hợp và tập trung cao nhất của văn hoá làng xã Lễ hội thu hút vào nó không chỉ những thành phần tín ngưỡng, tôn giáo, những trò vui chơi, hội đám mà còn là toàn bộ sinh hoạt nông thôn với phong tục tập quán cho tới các nghề nghiệp truyền thống

Các đình làng ở Phú Thọ hầu như đều có hội mở theo lệ, trừ một số trường hợp cá biệt, chỉ làm lễ mà không có hội như đình Nông Trang (không

có trường hợp có hội mà không có lễ) Hội làng thường mở vào mùa xuân, khi công việc mùa màng tạm ngơi Đình làng là nơi diễn ra lễ hội và nhân dân cả làng đều tham gia Phần lễ tổ chức ở đâu cũng trang trọng, phần hội làng nào

tổ chức cũng vui vẻ, chẳng thế mà nhân dân ta có câu thành ngữ "vui như hội" Bên cạnh những điểm chung của hội làng như những nơi khác, ở mỗi làng lại có nét độc đáo riêng trong lễ hội của làng mình tạo thành những dấu

ấn đặc sắc Đó là những lễ hội đặc biệt, những trò chơi, trò diễn độc đáo những làn điệu dân ca cổ truyền như hát Xoan của An Thái, Kim Đức; hát Ví của Nam Cường mà ở nơi khác không có đã tạo nên sự phong phú, đa dạng

cho lễ hội ở Phú Thọ

Trang 23

1.2.2 Thực trạng di tích đình làng ở tỉnh Phú Thọ

1.2.2.1 Niên đại của đình làng ở tỉnh Phú Thọ

Để xác định niên đại cho một ngôi đình hiện nay là một công việc phức tạp Bởi vì hầu như các ngôi đình này không phải là đình nguyên khởi mà đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo.Mỗi lần tôn tạo, trùng tu, đình lại bị bóc đi lớp

vỏ nguyên bản của nó và được khoác thêm một lớp áo mới, mang những dấu

ấn lịch sử văn hoá mới Vì thế, khó có thể xác định được niên đại chính xác của đình

Người ta thường dựa vào những thời gian xây dựng được ghi trên bức cốn, trong thần tích, thần sắc.Tuy nhiên số lượng những đình còn bút tích chính xác niên đại là rất ít, thậm chí không loại trừ khả năng đó là niên đại của lần tu sửa về sau Những ngôi đình còn lưu lại thời gian trên di tích ở Phú Thọ hiện không nhiều, có thể kể ra được Như đình Hương Trầm (Dữu Lâu-Việt Trì) được xây dựng vào năm 1693, đình Hùng Lô (Hùng Lô - Việt Trì) được xây dựng năm 1697 Đình Đông Trấn (Cao Mại - Lâm Thao) còn lưu lại niên đại xây dựng vào năm 1776, đình Bình Chính ( ở Cao Mại-Lâm Thao) còn lưu lại năm xây dựng là 1761 Đình Ngọc Tân không còn rõ năm xây dựng nhưng còn dấu tích cho biết đình được dựng thời Gia Long Đình Trại (Đồng Xuân - Thanh Ba) được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830), Đình Hội (Tuy Lộc - Sông Thao) được xây dựng năm 1853, đình Làng Thao (Ngọc Quan - Đoan Hùng) có ghi niên đại 1940 (có nhiều khả năng đây là năm tu sửa hoặc dựng lại)

Xác định niên đại đình ở Phú Thọ còn căn cứ vào sự kể lại của các cụ già trong làng Những câu chuyện dân gian còn truyền lại đến ngày nay là nhờ truyền miệng Chính vì thế, các câu chuyện truyền miệng từ đời này qua đời khác đã lưu giữ nguồn sử liệu giá trị cho việc nghiên cứu Tuy nhiên cần phải nhận thấy là niên đại xây dựng đình làng qua lời kể của các cụ không chính

Trang 24

xác tuyệt đối, đôi khi do truyền miệng mà tam sao thất bản hoặc nhiều khi là nhầm lẫn di tích này với di tích khác Hơn nữa, thời gian xây dựng một ngôi đình là khá dài và công phu, có khi kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác Các

cụ già ở Lâu Thượng còn kể lại rằng, ngày xưa, khi người thợ tới dựng đình làng Lâu Thượng, đã ở lại lấy vợ rồi sinh con Người thợ ăn mít rồi lấy hạt trồng cây thành đồi, sau này người con lớn lên tiếp tục làm đình mới xong Hay ở Sơn Vi, các cụ cũng kể lại, hiệp thợ làm đình Sơn Vi từ xuôi lên Đời cha làm đến đời con, rồi đến tận đời cháu làm nữa mới xong đình Các cụ cũng kể lại đình Sơn Vi được dựng thời Hùng Vương thứ 18 Các vị thần được thờ đều ở thời Hùng Vương Như vậy, trong thời kỳ đầu có thể "đình" chỉ như là đền hoặc miếu, chứ không phải là đình với đầy đủ các chức năng như sau này Có lẽ về sau, các chức năng khác của đình dần dần được hội tụ,

có thể là các cụ đã nhầm lẫn giữa thời điểm thờ thần với thời điểm dựng đình

Một căn cứ quan trọng để xác định niên đại đình là dựa vào kiến trúc và điêu khắc của đình làng Kiến trúc và mỗi bức chạm khắc của đình đều ẩn chứa thông điệp cho ta biết đình đó thuộc vào thời kỳ nào Về mặt kiến trúc, chúng

ta thường bắt gặp đình làng dựng theo một số kiểu phỏng theo chữ Hán như: chữ Môn (門), chữ Nhị (二), chữ Tam (三), chữ Công (工), chữ Đinh (丁) Đây

là những kiểu kiến trúc cơ bản cho chúng ta biết đình được dựng sớm hay muộn

Các bức chạm khắc trang trí ở đình cũng cho ta biết ngôi đình được dựng vào thời kỳ nào Nghệ thuật chạm khắc và đề tài thể hiện trên đó có thể giúp ta đoán định đó là nghệ thuật thời Lê hay thời Nguyễn Ở thế kỷ XVII, loại đề tài phổ biến ngoài Tứ linh, hoa lá còn có đề tài con người với các hoạt động lao động, hồn nhiên dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sỹ điêu khắc dân gian Hình ảnh ông cụ già đôn hậu được chạm trên đình làng Lâu Thượng hay những hình chạm người trên đình Hùng Lô là minh chứng cụ thể cho điều đó

Trang 25

Sang đến thế kỷ XVIII, các hình chạm khắc có con người ít đi, mà đề tài phổ biến là Tứ linh, hoa lá Các bức chạm đề tài Tứ linh đều khắc hoạ đậm nét hình tượng con Rồng thời Lê thể hiện sức mạnh của một bậc quân vương Các ngôi đình làng cũng được xây dựng nhiều hơn ở thế kỷ XVIII

Như vậy, để xác định niên đại của một ngôi đình làng không hề đơn giản Nó đòi hỏi phải sử dụng một vốn kiến thức đa dạng, tổng hợp về lịch sử kiến trúc, về Hán ngữ, về mỹ thuật và thực tế nó còn khó khăn hơn rất nhiều khi các ngôi đình không còn nguyên bản mà đã khoác lên mình dấu ấn của những lần trùng tu, sửa chữa

Hiện nay, mới chỉ có các ngôi đình đã kể trên có niên đại chính xác, cụ thể Còn lại đều dựa vào kiến trúc và điêu khác để xác định niên đại tương đối của đình Một số ngôi đình còn chưa rõ thời gian xây dựng, đang cần phải nghiên cứu thêm Qua tìm hiểu 140 ngôi đình ở Phú Thọ, ta có thể xác định niên đại xây dựng các đình làng ở Phú Thọ

Đình làng ở Phú Thọ được xây dựng trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX (cũng có thể cá biệt ở thế kỷ XX) Ngôi đình có niên đại sớm là ở thế kỷ XVII Hiện có 5 ngôi đình được xác định là xây dựng ở thế kỷ XVII là:

- Đình Nội (làng Lâu Thượng - xã Trưng Vương - thành phố Việt Trì)

- Đình Ngoại (làng Lâu Thượng - xã Trưng Vương - thành phố Việt Trì)

- Đình Hùng Lô (xã Hùng Lô – thành phố Việt Trì)

- Đình Đào Xá (xã Đào Xá - huyện Thanh Thuỷ)

Đây là 5 ngôi đình được dựng ở thế kỷ XVII Đình Hương Trầm có niên đại xây dựng là năm 1693; đình Hùng Lô được dựng năm 1697, đều là ở cuối thế kỷ XVII Đình Nội và đình Ngoại (Lâu Thượng) như đã trình bày ở phần trên có lịch sử dựng đình cùng nhau do một đình cũ chia đôi, đó là đình

Rỡ Do không đủ cứ liệu để xếp thứ tự các ngôi đình nên chúng tôi tạm thời

Trang 26

xếp cả năm ngôi đình này cùng thời gian như nhau theo niên đại thế kỷ XVII Nhưng theo dự đoán của chúng tôi, đình Lâu Thượng với tiền thân là đình Rỡ

có khả năng là ngôi đình được xây dựng sớm hơn

Thế kỷ XVIII có thể xem như thời kỳ nở rộ của nhiều ngôi đình trên cả nước nói chung và trên địa bàn Phú Thọ nói riêng Hầu hết các ngôi đình làng Việt ở Phú Thọ được dựng trong thời kỳ này Căn cứ vào kết quả xác định niên đại, có 19 ngôi đình chắc chắn được dựng ở thế kỷ XVIII, bên cạnh đó là hàng loạt các ngôi đình dựng ở thế kỷ XVIII song đã được trùng tu lại ở giai đoạn sau nên có thể bị lẫn với kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc của thế kỷ XIX Thế kỷ XIX đình làng vẫn tiếp tục phát triển, con số xác định chính xác các ngôi đình được dựng ở thế kỷ 19 ngôi đình, việc sửa sang, trùng tu, tôn tạo các ngôi đình từ trước cũng được tiến hành nhiều và quy mô trong thế kỷ XIX Các ngôi đình được xây dựng lại (tân tạo) trên nền đình cũ cũng đang

có xu hướng tăng lên, con số này hiện nay là 25 ngôi đình Tuy vậy, con số đìnhlàng chưa rõ năm xây dựng chiếm phần lớn trong số các ngôi đình làng ở Phú Thọ (63/140) Những đình này đang được tiếp tục nghiên cứu để xác định niên đại, tuy nhiên có thể đoán định rằng các đình này chủ yếu được dựng ở thế kỷ XVIII và XIX, chỉ có điều cần nhiều chứng cứ thuyết phục hơn để xác định chính xác niên đại của từng ngôi đình

Như vậy, các ngôi đình làng ở Phú Thọ xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ XVII, còn lại chủ yếu xây dựng ở thế kỷ XVIII và XIX Đến đầu thế kỷ XX, trước Cách mạng tháng Tám vẫn có đình được dựng Sau này, không có đình được dựng mới mà chỉ có các đình được dựng lại trên nền cũ (gọi là các đình tân tạo) Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà nghiên cứu và những người làm công tác bảo tồn, quản lý di tích lịch sử - văn hoá quan tâm vì cần đảm bảo tính chân thực khách quan, tính lịch sử khi xây dựng lại một ngôi đình để nó giữ được kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc, trang trí đặc trưng của một ngôi đình làng

Trang 27

1.2.2.2 Về số lượng và sự phân bố của đình làng

* Về Số lượng:

Số lượng đình làng ở Phú Thọ không thể còn nguyên vẹn như khi chúng được xây dựng Những tác động thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, những tác động xã hội đã làm cho nhiều ngôi đình mất dấu tích, có đình may mắn còn lại nhưng phần lớn đã hư hỏng Với các ngôi đình lớn được coi là linh thiêng thì sự quan tâm hương khói và tu bổ tốt hơn Khi đề cập tới các ngôi đình trên địa bàn Phú Thọ, nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Biên trong công trình

“Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương”, đã dựa theo những di tích

đình làng còn lại kết hợp với dựa trên trí nhớ của những bậc cao niên mà đưa

ra con số đình làng là 153 ngôi đình Một điều chắc chắn rằng, con số thực tế của đình làng còn lại tới ngày nay không đến 153 ngôi đình Mặc dù không chính xác tuyệt đối nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng: Số đình làng ở Phú Thọ ít hơn số làng ở Phú Thọ Điều đó có nghĩa là với điều kiện dân cư

và địa hình của Phú Thọ thì không phải làng nào cũng có một ngôi đình

Theo số liệu kiểm kê di tích đình làng mới đây nhất của Bảo tàng Phú Thọ, ở Phú Thọ hiện nay còn lại 140 ngôi đình Chắc chắn con số đình làng

đã tồn tại thực tế là lớn hơn rất nhiều, song số đình đó đã mai một không còn dấu tích vật thể, thậm chí có ngôi đình khó có khả năng khôi phục lại Con số

140 ngôi đình mà Bảo tàng Phú Thọ đã thống kế đã thể hiện tương đối đầy

đủ, cụ thể và chi tiết số lượng các ngôi đình còn lại trên địa bàn tỉnh

Như vậy, con số làng xã hiện nay (có nhiều nơi đã là thị trấn hoặc phường) của tỉnh Phú Thọ là 273 xã, phường, thị trấn và con số đình làng hiện còn là 140 ngôi đình

* Sự phân bố:

Đình làng thường gắn liền với những ngôi làng, đặc biệt là những làng Việt Số làng Việt ở Phú Thọ tập trung ở vùng đồng bằng gồm Việt Trì, Lâm

Trang 28

Thao và cao hơn một chút là Tam Nông, Thanh Thuỷ Càng lên cao, số làng Việt càng giảm và tính chất thuần Việt của làng cũng nhạt bớt Chính vì thế, mật độ phân bố trên toàn làng là không đều

Trong số 140 ngôi đình còn lại của cả tỉnh, thì đa phần là đình làng của người Việt tập trung ở vùng đồng bằng Ở Việt Trì, con số đình làng còn là 21 ngôi đình, huyện Lâm Thao là 25 ngôi đình, huyện Tam Nông có 14 ngôi đình, ở Thanh Thuỷ là 13 ngôi đình Qua vùng đồng bằng, lên vùng trung du miền núi thì mật độ đình làng giảm Tại Phù Ninh, con số đình làng hiện có là

10, huyện Đoan Hùng có 8 ngôi đình, thị xã Phú Thọ có 4 ngôi đình, huyện

Hạ Hoà con số đình là 3 ngôi và đây cũng là số ngôi đình mà mỗi huyện miền núi Thanh Sơn, Yên Lập còn lại

Như vậy, số đình làng ở Phú Thọ phân bố theo quy luật: mật độ đình làng dày đặc ở các vùng đồng bằng có nhiều làng người Việt sinh sống và thưa dần về phía miền núi có ít làng người Việt

Thông thường mỗi làng Việt có 1 đình Đặc biệt ở Phú Thọ có làng có

2, thậm chí có 3 ngôi đình làng như làng Cao Mại (Lâm Thao), nhưng có làng không có đình làng, có làng có đình nhưng không mở hội làng Đa số làng của các dân tộc ít người không có đình Tuy nhiên có trường hợp cá biệt ở làng của người Việt không có đình như làng của người dân tộc ít người lại có đình, như đình làng Tất Thắng hay Thạch Khoán của người Mường Thanh Sơn Làng Minh Nông (Việt Trì) là làng của người Việt nhưng không có đình Làng Minh Nông có tên nôm là Kẻ Lú, làng có thờ thành hoàng nhưng thờ ở miếu chứ không có đình Còn ở Nông Trang, làng có đình thờ Đinh Tiên Hoàng nhưng không mở hội làng Theo nhiều người già cho rằng có lẽ do làng Nông Trang ngày trước quá nghèo nên không mở được hội Đây cũng chỉ là một giả thuyết, cũng có thể còn nguyên nhân khác Xuất phát từ thực tế

đó, ở Phú Thọ còn lưu truyền câu ca dao:

Trang 29

Bao giờ kẻ Lú làm đình Nông Trang mở hội thì mình lấy ta

Như vậy, thông thường ta vẫn nghĩ rằng đối với một làng người Việt thì

có làng ắt hẳn phải có đình làng và có đình làng là có hội làng Nhưng rõ ràng

đó là cái nhìn tổng thể, còn nếu xét kỹ càng thì có những ngoại lệ nhất định

mà ta đã nêu trên

1.2.3 Chức năng và quá trình biến đổi của đình làng tỉnh Phú Thọ

Xuất hiện từ thế kỷ XVI, đình làng là một công trình kiến trúc tín ngưỡng đặc biệt của làng quê Việt Nam.Bên trong luỹ tre xanh, làng quê Việt Nam êm đềm và bình yên hàng ngàn đời, từ thế hệ này qua thế hệ khác

Trong suốt thời kỳ phong kiến, làng quê dường như ít thay đổi.Tính tự trị, đóng kín, bền vững của làng đã bảo vệ làng khỏi những biến động lớn, gìn giữ những giá trị, diện mạo của làng Cho đến thời kỳ cai trị của nhà Nguyễn, với cải cách hành chính của vua Minh Mạng, đặc biệt là dưới chính quyền thực dân - phong kiến, làng không còn là một đơn vị cơ sở của nhà nước với tính độc lập tương đối của nó nữa mà chính quyền đã với tay tới làng, biến làng thành một đơn vị hành chính - kinh tế, thực sự bị ràng buộc chặt chẽ với chính quyền Trung ương Đình gắn chặt với làng, với người dân trong làng nếm trải bao thăng trầm thì từng ấy biến động để lại dấu ấn qua ngôi đình làng

Ngày nay, khi những điều kiện lịch sử thay đổi thì làng và đình làng cũng không còn giống như buổi ban đầu mới ra đời.Sự biến đổi đó phản ánh những biến động của hoàn cảnh lịch sử của đất nước và của tư duy xã hội Ta có thể thấy rõ nhất sự biến đổi của đình làng qua chức năng và kiến trúc của đình

Đình làng biến đổi về chức năng:

Đình làng có các chức năng là chức năng tín ngưỡng, hành chính và văn hoá Buổi ban đầu, khi đình mới ra đời, đình làng chưa hội tự đủ các chức năng đó Các chức năng này dần dần xuất hiện do nhu cầu trong đời sống tín

Trang 30

ngưỡng, sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân trong làng Các chức năng hoà quyện vào nhau, không tách rời càng làm cho đời sống nhân dân gắn chặt với đình làng và đình làng ngày càng có một vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân trong làng

Chức năng hành chính của đình tồn tại cùng đình suốt thời kỳ phong kiến và ngay cả thời kỳ thực dân nửa phong kiến Đình làng là nơi hội đồng làng xã hội họp, là nơi thực thi chỉ dụ của chính quyền đương thời.Có đình vẫn còn lưu lại dấu ấn của chức năng hành chính qua tên gọi như đình Hội đồng Đình làng là trụ sở của làng, là nơi họp bàn việc làng việc nước Đình cũng là nơi thể hiện sự bất bình đẳng trong xã hội phong kiến Chỉ có người đàn ông mới được vào đình còn người phụ nữ thì không được vào, nơi mà người phụ nữ được tới là ngôi chùa trong làng, cho nên người phụ nữ mới phải "qua đình ngả nón trông đình" Người đàn ông được tới đình làng nhưng cũng không được bình đẳng như nhau Không ở đâu trong không gian của làng lại phản ánh thứ bậc phong kiến rõ như ở đình làng Các bậc chức sắc, những người có tiền để mua một ngôi thứ cho mình thì được ngồi ở những vị trí sang trọng hơn mà dân gian thường gọi là chiếu trên Những người không

có tiền để mua ngôi thứ, những người nghèo, hạng bạch đinh thì cả đời chỉ được ngồi chiếu dưới

Khi thực dân Pháp xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị ở nước ta, chúng

đã rất khôn khéo khi giữ lại hệ thống quản lý phong kiến bên cạnh chính quyền thực dân Đình làng vẫn là trị sở của làng như bao đời nay dưới chính quyền phong kiến nhưng có điều nó trở nên khiếp đảm hơn đối với người

Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta trở thành một nước độc lập,

tự chủ nhưng chính quyền non trẻ phải đối đầu với muôn vàn khó khăn thử thách.Đình làng được tiếp tục sử dụng vào mục đích hành chính, làm chức năng như trụ sở của chính quyền cách mạng Về sau, do yêu cầu quản lý và

Trang 31

điều hành những hoạt động của làng xã, Uỷ ban nhân dân các xã được xây dựng, đình làng dần dần mất đi chức năng trụ sở hành chính của mình Cho đến ngày nay, tất cả đình làng đã không còn là một nơi đặt Hội đồng của làng

xã như trước nữa Những ngôi đình làng trước kia được sử dụng làm trụ sở thì đều đã được trả lại trở về những ngôi đình nhưng không còn được như xưa Tuy vậy, đình làng ngày nay vẫn chưa hoàn toàn đứng ngoài những hoạt động chính trị của làng xã, đình làng vẫn là nơi hội họp của làng, xóm để bàn những công việc chung của làng xóm, nhiều đình làng là hội trường, có nơi còn đặt hòm phiếu bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp của làng xã, nhưng chức năng hành chính của đình làng như xưa thì không còn nữa

Đình làng còn mang nhiều yếu tố linh thiêng bởi nó còn là nơi thờ thành hoàng, nơi tổ chức các buổi tế lễ các vị thần.Trong buổi đầu của tín ngưỡng thờ thần, đình làng chưa phải là nơi thờ tế các vị thần nhưng dần dần bên cạnh miếu, đền, nghè, đình trở thành một điểm thờ chính

Chế độ thực dân và chiến tranh đã làm cho việc khói hương thờ phụng không được linh đình như xưa nên có thời kỳ đình cũng như các chùa, miếu

ít người lui tới, các nghi lễ tế rước, các lễ hội không được tổ chức thường xuyên Đình là biểu hiện sức mạnh tinh thần truyền thống của làng quê Việt Nam nên đình từng bị Pháp đốt phá, bị bom đạn của Mỹ tàn phá Một thời gian chúng ta đã lầm lẫn giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoạn nên đình làng bị phá hoại, bị dỡ bỏ, bị lãng quên Thời gian này, nhiều ngôi đình bị bỏ hoang mặc cho cỏ dại mọc trong sân đình, mái ngói hỏng, nắng mưa dầu dãi làm cho đình ngày càng hoang phế Các đồ thờ cúng bị mất, đình làng không còn là tài sản chung mà mọi người cùng chăm sóc, bảo vệ Lớp trẻ lớn lên, đình trong mắt chúng không còn tôn nghiêm như trong tâm thức của các thế hệ cha ông chúng trước đó Đình trở thành nơi công cộng để trèo cây, đá bóng, chẳng còn ông thần ông thánh nào trong mắt chúng cả, chỉ còn lại niềm nhức nhối trong

Trang 32

lòng những người già - những người cả một đời gắn bó với đình làng Các hoạt động văn hoá, các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống vẫn thường được diễn ra ở đình làng thì dần dần mai một không còn nữa Tất cả chìm vào quá khứ và trong trí nhớ các bậc cao niên Tình trạng đó đã khiến cho đình làng dường như không còn vị trí trong đời sống văn hoá tinh thần của dân làng Cho đến khi chúng ta thay đổi nhận thức về phát triển kinh tế và văn hoá, đặt ra mục tiêu xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thì các giá trị văn hoá truyền thống được quan tâm và khôi phục lại

Đó cũng là nguyện vọng của nhân dân muốn trở về với nền văn hoá cổ truyền, đình làng được quan tâm trở lại Đình làng ngày nay trở về với các hội hè, đình đám như xưa Nhất là khi chức năng hành chính tách khỏi đình làng, đình làng tập trung nhiều hơn cho chức năng văn hoá Ngày càng nhiều các hoạt động văn hoá-văn nghệ được tổ chức tại đình làng Những hoạt động mang tính lễ nghi như tế lễ, rước thần đã trở thành các hoạt động văn hoá Bên cạnh các lễ hội cổ truyền của làng, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao của cuộc sống hiện đại đã được tổ chức tại đình Đình làng một lần nữa lại trở thành nhà văn hoá, câu lạc bộ, một sân chơi cho nhân dân trong làng Nhiều đình làng còn là một sân khấu biểu diễn của bà con trong làng trong những lần sinh hoạt văn nghệ hoặc đó các đoàn nghệ thuật về biểu diễn sau những ngày mùa lao động vất vả Đình làng còn có một biến đổi hết sức to lớn mà ai cũng có thể dễ dàng nhận ra Đó là đình không chỉ dành riêng cho các đình nam trong làng và Hội đồng chức dịch trong làng nữa Người phụ nữ ngày nay không còn phải ngậm ngùi "qua đình ngả nón trông đình" mà đã thực sự được tham gia các hoạt động tổ chức tại đình làng và trở thành nhân

tố tích cực không thể thiếu của tất cả các hoạt động được diễn ra tại đình làng Đình làng cũng không còn là nơi phô bày sự bất công, sự phân chia đẳng cấp của xã hội như dưới chế độ phong kiến Giờ đây, hết thảy các tầng lớp nhân

Trang 33

dân trong làng từ nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, phụ nữ, phụ lão đều có mặt ở đình và cùng được sinh hoạt vui chơi cũng như có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ đình như nhau Đó là sự đổi thay lớn lao mà các cụ già trong làng có thể thấy rõ ràng nhất khi so sánh ngôi đình làng trong kí ức và ngôi đình hiện tại Có được sự đổi thay đó là nhờ có cách mạng, cách mạng đã đem lại sự đổi đời cho người dân Việt Nam và đem lại sự đổi thay cho cả ngôi đình làng trong đời sống của người Việt

Đình làng biến đổi về kiến trúc

Đình làng còn là một công trình kiến trúc đồ sộ nhất trong làng.Trong quá trình biến đổi chức năng thì kiến trúc và nghệ thuật trang trí đình làng cũng thay đổi.Ở đây chúng tôi chỉ xin xét sự biến đổi kiến trúc và nghệ thuật trang trí của những ngôi đình được tôn tạo và tân tạo trong giai đoạn hiện nay

so với trước chứ không xét cả quá trình từ khi đình làng ra đời tới bây giờ

Đình làng vốn là ngôi nhà chung của làng vì vậy, đình làng là công trình được cả nhân dân trong làng góp công, góp của dựng nên Đình làng không chỉ là bộ mặt của làng mà còn là niềm tự hào của người làng này với người làng khác Làng nào cũng muốn đình của làng mình phải to đẹp, vị thần của làng mình phải liêng thiêng hơn những làng xung quanh Chính vì thế mà đình làng là tập trung mọi cố gắng cao nhất của chức sắc và người dân trong làng Đình làng phải là ngôi nhà to, cao nhất làng Chúng ta biết rằng, cách đây vài chục năm về trước, hầu hết các ngôi nhà của người dân là nhà tranh tre vách đất, nhà nào thật giàu có thì mới dựng được ngôi nhà gỗ, thì điều tất nhiên ngôi nhà của cả làng phải hơn tất cả các ngôi nhà khác của cá nhân trong làng Thời gian qua, điều kiện xây dựng một ngôi nhà và quan niệm xây dựng một ngôi nhà ở của người dân đã khác trước rất nhiều Những ngôi nhà ngói khang trang mọc lên, rồi tới nhà cao tầng xuất hiện, đình làng không còn

là ngôi nhà cao to nhất làng nữa Mà đôi khi ngược lại, đình lại nép dưới

Trang 34

những tán cây, cổ kính và thâm nghiêm làm cho ta có cảm giác đình đang bị che khuất

Dù thế nào, đình vẫn là một nơi linh thiêng, địa điểm xây dựng đình không thể tuỳ tiện đại khái.Hầu hết các ngôi đình được tân tạo hoặc tôn tạo lại đều vẫn ở trên nền đình cũ Điều đó đảm bảo cho đình làng vẫn giữ được địa thế của mình theo thuyết địa lý và thuật phong thuỷ Phía trước đình bao giờ cũng có ao hồ, sông đầm để đảm bảo sự cân bằng âm - dương theo quan niệm xây dựng xưa

Mặc dù được xây dựng trên nền đình cũ, nhưng hầu hết các ngôi đình

đã không còn được không gian rộng rãi thoáng đãng như trước nữa Do nhiều biến đổi, đất đai xung quanh đình đã được sử dụng vào mục đích khác, khi tu

bổ tôn tạo lại đình thì chỉ tu sửa được phần ngôi đình chứ không với tới được không gian xung quanh đình Vì thế, không gian của đình đã bị thu hẹp hơn Nếu như ngôi đình có được sự cổ kính, thâm nghiêm là nhờ một phần do không gian tạo nên trong đó có các cây cổ thụ, thì ngày nay, cây cổ thụ xung quanh đình ngày một ít đi, thay thế vào đó là các cây non mới trồng Chỉ còn lại một số đình còn cây si, cây đề, cây đa thì đã nằm ngoài bờ tường của khuôn viên đình.Có lẽ cũng vì một phần như thế mà vẻ thâm nghiêm của ngôi đình cũng giảm đi không còn được như trước

Đình làng ở Phú Thọ được xây dựng chủ yếu vào các thế kỷ XVII, XVIII, XIX, đó là thời kỳ Phú Thọ cũng như các tỉnh lân cận còn nhiều rừng núi Vì thế cho nên trong thời kỳ đầu, các ngôi đình làng được dựng mới hay

tu sửa vẫn còn nhiều gỗ để làm nguyên liệu như dựng khung nhà, làm cột, làm sàn, làm ván bưng Tuy nhiên, với điều kiện thiên nhiên và khí hậu như ở nước ta thì gỗ cũng là một chất liệu chóng bị hư hại, đòi hỏi phải thay thế, sửa chữa Đối với các chi tiết, những bộ phận nhất thiết phải bằng gỗ thì không thể thay thế bằng vật liệu khác để vừa phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay,

Trang 35

vừa tiết kiệm được chi phí và vừa tăng độ bền cho công trình Đặc biệt là hệ thống các cột của đình Thông thường, một ngôi đình ở Phú Thọ được dựng với 6 hàng cột, mỗi cột cái có đường kính 0,8m đến 0,9m, các cột quân có đường kính 0,45m, mỗi cột hiên có đường kính 0,25m Với hàng chục cột có đường kính không phải là nhỏ như vậy, đặc biệt là cột cái thì khó có thể tìm được Chưa kể là mỗi làng có một cái đình, rồi chùa cần phải sửa thì không biết lấy gỗ ở đâu chứ chưa nói tới lấy kinh phí từ đâu ra Chính vì thế, hiện nay nhiều ngôi đình được tu sửa hoặc dựng lại đều tìm một giải pháp để thay thế chất liệu gỗ mà không quá ảnh hưởng tới chất lượng công trình Hệ thống ván bưng hiện nay không còn, thay vào đó là tường gạch có trổ nhiều ô cửa hoa, nhất là với bức tường sau Các cột đình thay vì gỗ như trước đây giờ đã chuyển sang làm bằng xi măng, rồi quét sơn màu gỗ, thoạt nhìn từ xa ta có thể nhận lầm là cột gỗ

Kiến trúc đình làng đang dần đi từ sự phong phú, đa dạng chuyển sang tập trung ở kiến trúc phổ biến là chữ Nhất (一) và chữ Đinh (丁) Kiến trúc ban đầu của đình làng hầu hết là chữ Nhất (一), về sau trong quá trình sử dụng đình vào những mục đích phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư, đình làng ngày một biến đổi cho phù hợp Nhiều ngôi đình được tu bổ xây thêm phần chuôi vồ trở thành kiến trúc chữ Đinh (丁) Ngày nay, các ngôi đình được dựng lại đều lựa chọn kiến trúc chữ Đinh (丁), cho nên các ngôi đình theo kiến trúc chữ Đinh (丁) chiếm đa số trong số những ngôi đình làng ở Phú Thọ

Các bức chạm khắc trang trí trong đình làng ở thế kỷ XVII, XVIII, XIX, đều có mang phong cách nghệ thuật thời Lê hoặc thời Nguyễn, trang trí theo loại đề tài có người hoặc tứ linh, hoa lá Nhưng những ngôi đình mới được tu sửa hoặc xây dựng mới lại không theo một phong cách nghệ thuật rõ rệt nào cả, mà là sự mô phỏng lại các mô típ trang trí của các ngôi đình trước

Trang 36

nhất là đề tài long, ly, quy, phượng Các bức chạm dường như hiếm hơn ở các ngôi đình mới, thay vào đó là các bức vẽ màu với đường nét, màu sắc, hình khối thiếu đi sự tinh tế, mềm mại như các thời kỳ trước Cũng với đó, các đồ thờ trong đình như ngai thờ, lọng, hạc, đồ chấp kích hầu như là đồ mới được sơn son thếp vàng quá rực rỡ với hai màu vàng đỏ nên tạo ra không gian quá chói lọi, sặc sỡ trong đình

Như vậy, đình làng cũng giống như một lăng kính phản ánh những điều kiện lịch sử, những đổi thay của làng, của nước Đình làng đã biến đổi chức năng từ chỗ hội tụ các chức năng đi tới sự tách biệt chức năng hành chính ra khỏi đình làng, chức năng văn hoá của đình ngày càng nổi bật hơn Đình làng cũng phản ánh sự đổi thay của lịch sử, từ chỗ chính quyền phong kiến cai trị rồi chính quyền thực dân và đặc biệt là những thay đổi lớn lao dưới chính quyền cách mạng Kiến trúc đình làng cũng có sự biến đổi Kiến trúc đình làng cũng trở nên đa dạng, phong phú do quá trình hội tụ những chức năng của đình làng và sự tách biệt chức năng hành chính ra khỏi đình làng cùng với những điều kiện xã hội thay đổi đã dần đưa đến sự tập trung vào kiến trúc chữ Đinh (丁) và kiến trúc chữ Nhất (一)

Sự biến đổi của đình làng không phải là ngẫu nhiên mà chính là kết quả của quá trình đình làng đang từng bước hoà nhập với đời sống hiện tại Để cho đình làng không bị xa lạ với đời sống con người trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước không phải là dễ nhưng không phải là điều không thể làm được Quá trình biến đổi của đình làng có những tích cực và cũng có phần không được như xưa Tìm hiểu thực trạng của đình làng là một khâu quan trọng để bảo tồn các giá trị của đình làng

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Đình làng mang các chức năng tín ngưỡng, hành chính và văn hoá Đình giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống của cư dân các làng người Việt ở Phú Thọ Đình làng là nơi nhân dân thể hiện lòng tôn kính của mình đối với các vị thần được tôn thờ là Thành Hoàng của làng

Trong đời sống văn hoá tinh thần của cư dân Phú Thọ, đình làng có một

vị trí rất quan trọng Đối với mỗi người dân trong làng, đình làng là một biểu tượng vừa linh thiêng vừa gần gũi khi nhắc tới quê hương Đình làng vừa ngự trị trong thế giới tâm linh của người dân nhưng cũng là nơi diễn ra các ngày hội và các sinh hoạt tập thể của người dân trong làng Đình còn là niềm tự hào của dân làng này với người làng khác

Đình làng ở Phú Thọ còn in dấu trong tâm thức của người dân qua những lễ hội làng hàng năm Lễ hội của mỗi làng lại có những nét đặc biệt so với lễ hội của làng khác, ví như hát xoan của An Thái, Kim Đức, hát ví của Nam Cường, rước trâu là lễ hội của Cao Xá, rước voi của Đào Xá Hiện nay các lễ hội đã mai một đi nhiều, việc bảo tồn và phát huy các lễ hội là việc làm rất cần thiết

Trang 38

Chương 2 NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐIÊU KHẮC CỦA ĐÌNH LÀNG

Ở TỈNH PHÚ THỌ

2.1 KHÁI NIỆM ĐÌNH LÀNG

Đình làng là ngôi nhà chung của cả làng Từ điển Tiếng Việt do Hoàng

Phê chủ biên được Trung tâm ngôn ngữ xuất bản năm 1992 đã chỉ ra "Đình là

ngôi nhà công cộng của làng dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng"

[17; 36]

Trong Hán Việt từ nguyên, tác giả Bửu Kế cho rằng:“ Đình có nghĩa là

dân chúng yên ổn, chỗ mọi người tụ họp nghỉ ngơi; đình là nơi thờ thần trong làng; đình là cái đình, nơi dân làng tụ họp khi có việc” [15; 20]

Như vậy, ta có thể thấy, đình làng có nghĩa chung là ngôi nhà công của cộng đồng làng xã với chức năng; hành chính và văn hoá

Đình làng trước hết là trị sở của một làng, đình làng là nơi bàn các việc làng như hội họp, xử kiện, phạt vạ Mỗi khi làng có việc, các chức dịch, các

vị hội đồng, các viên một phe giáp, các dân đình trong làng cứ theo trật tự mà ngồi vào vị trí của mình ở chiếu đình để thi hành công vụ

Đình làng cũng là một công trình kiến trúc tín ngưỡng, là nơi thờ tự các

vị thần mà nhân dân trong làng tôn làm thành hoàng Thường mỗi đình thờ một vị thần, cũng có nơi thờ nhiều vị, hiện nay xu hướng thờ nhiều vị thần ngày càng phổ biến

Đình còn là nơi diễn ra các lễ hội của làng, là nơi vui chơi, biểu diễn văn nghệ Đình làng cũng giống như một sân khấu, một nhà văn hoá, một câu lạc bộ, một nơi hò hẹn

Qua tìm hiểu các đình làng, chúng tôi thấy rằng các chức năng của đình làng không xuất hiện cũng một lúc mà theo nhu cầu của đời sống của nhân

Trang 39

dân trong làng các chức năng mới dần xuất hiện Tuy nhiên, trong hoạt động của đời sống hàng ngày của dân làng, các chức năng này gắn bó hoà quyện vào nhau không tách rời

2.2 NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC CỦA ĐÌNH LÀNG Ở TỈNH PHÚ THỌ

Đình làng ở Phú Thọ nằm trong hệ thống đình trung du Bắc Bộ, vì thế đình làng ở Phú Thọ cũng có những nét chung giống như các ngôi đình trong khu vực song với các đặc thù riêng về điều kiện địa lý cũng như dân cư nên đình làng ở Phú Thọ có những đặc trưng riêng Về mặt kiến trúc của đình làng

đề cập tới những yếu tố mang nét đặc trưng của đình làng Phú Thọ như bố cục không gian mặt bằng, kết cấu bộ khung và bộ mái đình

2.2.1 Bố cục không gian mặt bằng

Các ngôi đình làng ở Phú Thọ đều gắn liền đời sống mỗi cộng đồng dân

cư, gắn liền với các hoạt động chung của xóm làng Hơn thế nữa, các ngôi đình có thể coi là biểu tượng của làng, là nơi linh thiêng trong tâm thức của mỗi người dân trong làng Chính vì thế, các ngôi đình đều được lựa chọn đặt

ở một nơi tương ứng với vị thế của ngôi đình ở trong làng

Như tất cả các ngôi đình vùng thượng châu thổ sông Hồng, các ngôi đình trên đất Phú Thọ khi dựng cũng được chọn một khu đất được coi là linh thiêng nhất làng Chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, trong đó có thuật phong thuỷ và thuyết âm dương - ngũ hành, các cụ ta xưa đều chọn gò cao của làng, còn gọi là mảnh đất có hình con rùa Cha ông ta xưa rất coi trọng việc chọn đất dựng đình và thế đất đó còn lưu lại trong câu ca:

Thè lè lưỡi tri không ai thì nó Khum khum gọng vó không nó thì ai Địa hình trung du miền núi đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các làng xóm ở Phú Thọ xây dựng đình trên những gò cao Vì thế, các ngôi đình làng ở Phú Thọ hầu hết nằm trên những gò đất cao ráo Những làng ven sông còn có

Trang 40

một địa thế khác để dựng đình, đó là những bãi bồi lớn ở ven sông Đất dựng đình và đất dựng đền, miếu đều là những khu đất linh thiêng, nhưng nếu đất dựng đền miếu chủ yếu dựng ở những nơi theo sự tích, thân thế của các vị thần thì đất dựng đình lại dựa trên những hiểu biết địa lý, đôi khi con người phải tác động thêm vào bằng những việc làm chủ quan Đình làng bao giờ cũng được xây dựng hướng ra ao hồ, sông đầm, nếu ở nơi nào không có ao hồ thì dân trong làng phải tổ chức đào ao hoặc kênh mương trước cửa đình.Theo quan niệm người xưa thì đình dựng trên gò cao (là yếu tố dương) ngoảnh mặt

ra sông nước (yếu tố âm), thể hiện sự kết hợp âm dương hài hoà Đình làng hướng ra sông nước thì cả làng làm ăn, sinh sống thuận lợi Đây cũng là quan niệm truyền thống chọn đất dựng đình nói chung của người Việt

Đối với mỗi miền quê thì việc chọn hướng đình có ý nghĩa rất quan trọng Quan niệm về sự quan trọng của hướng đình đối với dân làng còn lưu truyền trong cao ca dao:

Toét mắt là lại hướng đình

Cả làng cùng toét riêng mình em đâu

Đình làng thường được dựng theo hướng Đông - Nam, Tây - Nam, hướng Tây - Bắc, hướng Đông - Bắc ít khi được lựa chọn Nhưng còn có một yếu tốt nữa mà các cụ rất chú ý khi chọn hướng đình, đó là hướng về núi Nghĩa Lĩnh Vì hướng về núi thiêng mà nhiều ngôi đình có thể quay mặt về hướng Tây hoặc hướng Bắc

Như chúng ta đều biết, các kiến trúc nhà gỗ truyền thống của người Việt thường có bố cục mặt bằng theo một số kiểu chính mà ta thường gọi theo chữ Hán - là các kiểu bình đồ chữ “Nhất” (一), chữ “Tam” (三), chữ “Công” (工), chữ “Môn” (門) Tổng thể mặt bằng của các ngôi đình làng ở Phú Thọ cũng vậy, các ngôi đình làng ở Phú Thọ được xây dựng chủ yếu là theo hình chữ “Nhất”(一), chữ “Đinh” (丁), chữ “Nhị” (二), chữ “Công” (工), đặc biệt

Ngày đăng: 25/09/2015, 11:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Toan Ánh (2005), Nếp cũ hội hè đình đám, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ hội hè đình đám
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2005
2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tập 1
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2001), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tập 2, NxbChính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tập 2
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
Năm: 2001
4. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (1971), Điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam thế kỷ XVI, XVII, XVIII, tập 1,2,3. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam thế kỷ XVI, XVII, XVIII, tập 1,2,3
Tác giả: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1971
5.Vũ Kim Biên (1998), Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng đất Tổ, Nxb Hội liên hiệp văn hóa nghệ thuật Phú Thọ, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng đất Tổ
Tác giả: Vũ Kim Biên
Nhà XB: Nxb Hội liên hiệp văn hóa nghệ thuật Phú Thọ
Năm: 1998
6. Vũ Kim Biên (1999), Văn hiến làng xã vùng đất Tổ Hùng Vương , Trung tâm Unessco thông tin-tư liệu lịch sử và văn hoá đất Việt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hiến làng xã vùng đất Tổ Hùng Vương
Tác giả: Vũ Kim Biên
Năm: 1999
7. Trần Lâm Biền (1983), Quanh ngôi đình làng lịch sử, Nghiên cứu nghệ thuật (4), tr.44-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quanh ngôi đình làng lịch sử
Tác giả: Trần Lâm Biền
Năm: 1983
8. Lê Ngọc Canh (1999), Văn hoá dân gian-những thành tố, NxbVăn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian-những thành tố
Tác giả: Lê Ngọc Canh
Nhà XB: NxbVăn hoá thông tin
Năm: 1999
9. Văn Kim Chung (1993), Đình Cả xã Chí Đám, Đoan Hùng, Vĩnh Phú, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình Cả xã Chí Đám, Đoan Hùng, Vĩnh Phú
Tác giả: Văn Kim Chung
Năm: 1993
10. Đỗ Thị Cúc (1993), Đình Cả xã Tiên Kiên, Phong Châu, Vĩnh Phú, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình Cả xã Tiên Kiên, Phong Châu, Vĩnh Phú
Tác giả: Đỗ Thị Cúc
Năm: 1993
11. Đỗ Thị Cúc (1993), Đình Hữu Bổ - xã Kinh Kệ, Phong Châu, Vĩnh Phú, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình Hữu Bổ - xã Kinh Kệ, Phong Châu, Vĩnh Phú
Tác giả: Đỗ Thị Cúc
Năm: 1993
12. Đỗ Thị Cúc (1993), Đình Hy Cương - xã Hy Cương, Phong Châu, Vĩnh Phú, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình Hy Cương - xã Hy Cương, Phong Châu, Vĩnh Phú
Tác giả: Đỗ Thị Cúc
Năm: 1993
13. Nguyễn Duy Hinh (2001), Góp phần nghiên cứu bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu bản sắc văn hoá Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 2001
14. Nguyễn Phi Hoanh (1997), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Mỹ thuật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phi Hoanh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
15. Bửu Kế (1996), Hán Việt từ nguyên, Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ nguyên
Tác giả: Bửu Kế
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1996
16. Nguyễn Đức Lữ (2000), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Trung tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đức Lữ
Năm: 2000
17. Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Trung tâm ngôn ngữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Trung tâm ngôn ngữ
Năm: 1992
18. Lê Xuân Quang (1996), Thờ thần ở Việt Nam, tập 1,2, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thờ thần ở Việt Nam, tập 1,2
Tác giả: Lê Xuân Quang
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 1996
19. Ngô Huy Quỳnh (1980), Tìm hiểu nền kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nền kiến trúc Việt Nam
Tác giả: Ngô Huy Quỳnh
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 1980
20. Ngô Huy Quỳnh (1998), Lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kiến trúc Việt Nam
Tác giả: Ngô Huy Quỳnh
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w