7. Bố cục của đề tài
2.4. MỘT SỐ ĐÌNHLÀNG TIÊU BIỂ UỞ TỈNH PHÚ THỌ
Đình Lâu Thƣợng
Đình làng Lâu Thượng còn gọi tên Nôm là đình Kẻ Sủ, nay là làng Lâu Thượng xã Trưng Vương - thành phố Việt Trì. Lâu Thượng cùng với Lâu Hạ (Lâu Thương, Lầu Hạ), tương truyền là nơi ở của các mẹ, các Mỵ Nương thời các vua Hùng, đình nằm ở trung tâm của làng, cửa hướng Tây - Nam, nhìn ra ngã ba Hạc, nơi dễ ghé thuyền vào thăm viếng.
46
Về kiến trúc: Đình bố cục theo kiểu chữ “Đinh”(丁), có 4 mái to và rộng lợp ngói mũi hài với 4 góc đao cong vút như 4 cánh hoa sen đang nở. Trên nóc đình còn lưu giữ được hình con rồng, con sô từ ngày khởi tạo. Đình có 5 gian, nền đình dài 28m, rộng 22m với 60 cột. Kết cấu vì kèo theo kiểu trên rường dưới bẩy.
Đình Lâu Thượng được đánh giá là ngôi đình có nhiều giá trị nghệ thuật. Đáng chú ý là một số bức chạm khắc gỗ trên cửa võng, trên đầu tư, kẻ bẩy, bức cốn...
Trên cửa võng các bức chạm được thể hiện theo đề tài long, ly, quy, phượng với nhiều lớp lang. Các con vật ở đây dường như không phải là những con vật thiêng nghiêm trang mà được chạm ở những tư thế động trông rất sinh động.
Đặc biệt, đình Lâu Thượng có một bức chạm độc đáo không thấy có ở đình khác, đó là bức chạm hình người - một đề tài phổ biến trên các bức chạm khắc của các đình có niên đại sớm. Đó là bức chạm một cụ già mặc áo dài, nét mặt hiền hậu, tư thế khoan thai. Hai tay cụ đặt trên gối, chân xếp chữ ngũ. Cụ ngồi trên một bệ chạm hình đầu kìm miệng há, mắt to, mũi ngắn, râu tóc hình đao lửa dài, cạnh đó chạm hai con nghê tai cụp, lông hình đao mác ngắn.
Trên các đầu dư, kẻ bẩy có hàng chục bức chạm khắc tinh xảo khác, chủ yếu với đề tài hoa lá, đao mác, các con vật thần thoại khác....
Đình Lâu Thượng là ngôi đình còn lưu giữ lại được khá nhiều đồ thờ, đặc biệt là những tượng thờ Hai Bà Trưng, hương án, sập gụ, giá gỗ, đồ bát bửu, ngai thờ... cùng hoành phi, câu đối và các đồ thủ công, sơn son, thiếp vàng khác.
Căn cứ vào các dấu ấn còn lưu trên đình và trong nghệ thuật các bức chạm khắc, đình Lâu Thượng được xác định nó niên đại nửa thế kỷ XVII nửa đầu thế kỷ XVIII, với các lần trùng tu được ghi lại trên thương lương của
47
đình. Đình được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1991 được trung tu lớn [29;18].
Đình Hùng Lô
Đình Hùng Lô còn gọi là đình Xốm, ở xã Hùng Lô, Tp Việt Trì.Trước đây, Hùng Lô có tên là Khả Lãm Trang, sau đổi thành An Lão. Tục truyền, xưa kia các vua Hùng thường đi kinh lý qua đây, dừng lại ngắm cảnh và săn bắn, thường khen thế đất này đẹp, khí thiêng, gần sông Lô, xa trông núi Nghĩa Lĩnh. Dân làng lập miếu thờ vua Hùng, sau mới làm đình rước ngài về thờ ở đình.
Đình Hùng Lô được xây dựng theo kiểu chữ Nhị (二) , gồm có Tiền tế và Đại bái, ở giữa có thêm Long đình. Toàn bộ khu di tích đình Hùng Lô được xây dựng trên một gò đất cao, bằng phẳng. Đình quay hướng Đông - Nam, hướng có con sông Lô chảy qua. Từ ngoài nhìn vào, ta thấy các đầu đao lầu chiêng những con li, con giống bò vươn theo đầu đao nhẹ nhàng, uyển chuyển; ở các góc mái và hai đầu đao nóc đình có đặt những con giống bằng đất nung có gắn mảnh sứ. Chính giữa nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt cũng bằng đất nung có gắn mảnh sứ.
Tiền tế gồm 5 gian chính và 2 dĩ, dài 19m, rộng 6m, được kết cấu bằng 32 chiếc cột, mỗi chiếc có đường kính từ 0,7 đến 0,8m.
Đại bái gồm 3 gian, dài 19m, rộng 12m, có hàng hiên chạ xung quanh. Mái đình cách nền 3m.Gian chính giữa có 4 chiếc cột cái, mỗi chiếc có đường kính 0,9m, những cột khác 0,8m.
Toàn bộ Tiền tế và Đại bái đều được kiến trúc bằng gỗ kiêng.Riêng tường sau Đại bái được xây bằng gạch, còn lại xung quanh đều được thưng bằng gỗ. Các xà ngang đọc đều ăn mộng với nhau tạo nên một khung bền chắc. Trên mái lợp bằng ngói mũi đã được phủ rêu phong đượm thêm phần cổ kính.
48 Về nghệ thuật điêu khắc:
Đình Hùng Lô được tu sửa lớn vào triều Nguyễn, cho nên một số bức chạm bong được thay bằng những bức vẽ màu đơn giản. Đình hiện nay còn 7 bức chạm có giá trị nghệ thuật điêu khắc thời Lê.
Bức cốn nách (kẻ hậu) cao 0,8m; dài 1,3m diễn tả tích chuyện Đình Tiên Hoàng lúc nhỏ ở với chú, đi chăn trâu, tập trận giả mổ trâu khao quân.Khi bị chú mắng đã bỏ ra bờ sông, nước sông rẽ lối cho ông đi.Người chú mổ lợn đem ra bờ sông để cúng lễ. Nhìn bức chạm chúng ta thấy rất sinh động: một người đang cưỡi trên lưng trâu, một người đang thổi kèn, một người tay cầm tờ lịch đang đọc bên cạnh là một người cưỡi ngựa. Phía trước là một người, đều được chạm nổi, chạm bong, đường nét được chau chuốt kỹ lưỡng.
Cùng ở chiếc kẻ đó, đoạn dưới miêu tả cảnh thầy trò Đường tăng đi Tây Trúc lấy kinh, doanh qua sông gập hổ. Bức chạm này thể hiện 3 ông Phật ngồi phía trên đang chắp tay tụng kinh, phía dưới là Trư Bát Giới đầu đội trống. Một người (có lẽ là Tôn Ngộ Không) đang cưỡi trên một con rùa, còn 3 người ngồi trên một chiếc thuyền. Trước mặt là một con hổ lớn.
Bức bên trái sau diễn tả theo tích " Bát tiên quá hải". Bức chạm gồm 8 ông tiên râu dài mặc quần áo thụng.Một người đang cưỡi ngựa, 7 người khác đi xung quanh.Trên đầu là mây bay, dưới chân chạm một hổ phù.
Bức cốn trước ở chính giữa chạm tích "Ngũ lão đăng sơn", bên trái là một người cưỡi ngựa, một người đi bên cạnh ngựa, bên phải là hai người cưỡi ngựa, một người đi lùi lại phía sau. Cả 5 người với tư thế đang đi lên núi.
Ngoài ra, bên trái có một số bức chạm nghê ở đầu cột cái hoặc trên các bức cốn, còn có chạm người đánh vật, Long cuốn thuỷ, Trúc lâm thất hiền (bảy người hiền kết bạn).
49
Bên phải gian thờ chính giữa có hai bức chạm: Bức thứ nhất ở xà ngang bên trên chạm tích "Võ Tòng đả hổ" có một người cưỡi rồng cuốn trong mây, phía trước là một con hổ lớn, bên dưới có người đang cầm gậy với tư thế đang đánh trả lại con hổ. Bức thứ hai chạm nổi cảnh Long vân đại hội, gồm nhiều rồng, rồng lớn, rồng con cuốn trong mây.
Căn cứ vào kiến trúc và các bức chạm khắc của đình, chúng ta có thể xác định đình Hùng Lô được dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII - nửa đầu thế kỷ XVIII. Toàn bộ những bức chạm của đình Hùng Lô đều thể hiện những đặc trưng của nền điêu khắc nghệ thuật thời Lê - một nghệ thuật chạm bong tỉ mỉ và khéo léo, những nét uốn lượn tinh vi thể hiện tài năng điêu luyện của người nghệ sỹ dân gian. Đình Hùng Lô đã để lại cho chúng ta những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Đình Hữu Bổ
Đình Hữu Bổ (đình Thượng) ở thôn Hữu Bổ, xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao.Trước đây, Hữu Bổ có tên là Kẻ Dỏ, thuộc tổng Sơn Dương, Phủ Lâm Thao.
Đình được dựng theo kiến trúc chữ Đinh (丁), quay về hướng Đông - Nam, gồm 3 gian, 2 dĩ. Đình dài 16m, rộng 5,5m. Vì chính làm theo kiểu "thượng rường hạ kẻ", 6 hàng chân cột.
Đình Hữu Bổ có một số tác phẩm điêu khắc khả nổi tiếng, mang nét đặc trưng của nghệ thuật đình vùng trung du thế kỷ XVII - XVIII.
Y môn chia làm 3 phần trang trí đục chạm:
Phần 1 có 7 ô, các ô được chạm con Lân, đầu hướng về bông hoa, mồm cắp cánh hoa thị; tiếp theo là hình Lưỡng long chầu nguyệt, hình chạm bông hoa sen 8 cánh trên đục rỗng những nét đường gân mềm mại; chạm phượng múa trên nền hoa thị 4 cánh, tiếp đền là bông sen, kỳ lân.
50
Phần 2 có 7 ô, nhưng nội dung thiên về miêu tả con ngựa. Ô đầu tiên chạm một con ngựa đuôi cong, đầu hướng thẳng, 1 chân trước thẳng, một chân, 2 chân sau duỗi thẳng đạp đất như ngựa đang phi nước đại. Ô tiếp chạm ngựa bay, xung quanh nền hoa thị 4 cánh, ngựa đầu hướng thẳng, 2 chân trước thẳng, 2 chân sau thẳng, đuôi con, 2 cánh đang vỗ vào nhau trông như bay. Ô tiếp cũng trang trí ngựa bay trên nền hoa thị nhưng ngựa quay hướng về tai trái. Các ô còn lại lặp lại các đề tài; hoa sen, ngựa bay, kì lân.
Phần 3 có 3 ô, ô đầu trang trí lưỡng long chầu nguyệt, đầu cách điệu, thân uốn nhiều khúc, khúc lưng uốn dáng yên ngựa, bờm ngắn, đuôi kiểu cá. Ô tiếp là rồng chầu mặt nguyệt nhưng cách điệu bông hoa. Ô thứ 3 trang trí như 2 ô trên nhưng rồng uốn mềm mại hơn, đuôi theo tích cá hoá rồng, xung quanh rồng là văn lưỡi mác.
Toàn bộ bức chạm khắc nổi bằng gỗ thành một tấm y môn. Bức chạm có những con vật diễn tả điển tích độc đáo như cá hoá rồng, rồng yên ngựa, những con vật đã được cách điệu như ngựa bay, phượng múa.
Cửa võng có 3 phần: Phần diềm cửa võng, trang trí một hàng cánh sen được chia thành 2 phần bằng nhau, cánh lao dần lên về 2 phía hơi cong như 1 bông sen đang nở. Ở giữa chia đôi là nhuỵ sen. Với nghệ thuật đục rỗng và cách sắp xếp cánh nọ gối vào cánh kia làm cho cánh hoa sen trông mềm mại và tươi.
Phần cánh cửa gai dứa trang trí khác nhau nổi bật là diềm hoa thị 4 cánh trông ô lục giác, dưới là hai diềm trám lồng cách điệu, diềm này chạy suốt cả hai cánh cửa, đục chạm lộng. Cánh cửa gai dứa có 5 tầng xếp song song tạo thành 5 hàng, phía có gai quay ra, phía không có gai được ghép sát vào cái cửa, ngoài cùng tính từ gai đến cái cửa là nền hoa thị 4 cánh lồng trong ô lục giác.
51
Phía dưới cánh cửa gai dứa là bức chạm 4 ông già uống rượu, mình trần, đóng khố, đầu chít khăn đầu rìu, ngồi xếp bằng, ở giữa là bình rượu đặt trên mâm ấu. Mỗi người trong một tư thế: một người bưng bát rượu ngang ngực, một người giơ bát lên ngang tai, một người tay bưng bát rượu gần miệng, một người đặt tay lên quai bình rượu như có ý chuẩn bị rót. Bức chạm toát lên một khung cảnh hồn nhiên, thoải mái của những cụ già vùng trung du trong những giờ phút nghỉ ngơi, vui vẻ. Dưới cảnh uống rượu là bức chạm 2 con nghê, một con đứng, một con ngồi, đầu hướng vào nhau
Trong các đình làng, cột đình Hữu Bổ được trang trí khá đẹp, 6 cột lớn được trang trí hình rồng, mỗi cột 4 đôi, rồng cao, thân mềm, mình cuốn vào đầu nhau, đầu quay xuống, đuôi quay lên. Đầu rồng có lông bờm là văn lưỡi mác, râu xoắn, hai chân đặt dưới bệ cột vững chắc, thân tròn chắc, uốn dần, vây rồng là văn hình lưỡi mác, đuôi chạm khắc hai tiên: một nam và một nữ. Tiên nữ đầu đội mũ, tai đeo khuyên, thắt lưng, mặc yếm. Tiên ông đầu không đội mũ, hai tay đặt lên vây rồng, mặc áo, không thắt lưng.
Ngoài ra ở đây còn một số bức chạm khắc khác như bức chạm rồng mẹ và rồng con mồm rộng, răng nhe, mắt lồi, bờm tóc văn hình lưỡi mác cong và dài, thân uốn ẩn hiện. Xà ngang là hai con rồng nằm theo xà, râu bờm là văn lưỡi mạc, đuôi tôm. Xà dọc chạm hai con rồng, ngang tai rồng về phía sau là 9 con xà, mặt rồng, thân rắn, đuôi tôm. Các mặt rồng được thể hiện khác nhau, còn thì mặt rồng, thân rắn, đuôi tôm. Các mặt rồng được thể hiện khác nhau, con thì mặt ngắn, con mặt dài nhưng con nào cũng nhe răng, tai kiểu tai lợn, thân uốn lượn ẩn hiện dưới văn hình lưỡi mác, xen lẫn hoa cúc dây, nhiều con rồng khác được chạm khắc tinh tế trên các nách gian trước, gian hậu, trên kẻ nghé, kẻ nách, kẻ bẩy, đầu dư... Nghệ nhân xưa đã thể hiện mỗi bức một phong cách riêng, theo một điển tích riêng nhưng thể hiện nét chung là sự hài hoà, vui nhộn trên những bức chạm. Đặc biệt là những bức chạm này đã thể
52
hiện những đặc trưng riêng mang tính thời đại thông qua hình tượng con rồng. Hầu hết các con rồng được chạm khắc đều mang phong cách con rồng thời Lê, chỉ có con rồng chạm trên hai bức bẩy phía ngoài mang phong cách thời Nguyễn, có thể được làm khi trung tu [11;46].
Đình Quang Húc
Đình Quang Húc hay còn gọi là đình Thứa Thượng ở thôn Quang Húc, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Khác hẳn với các đình làng Phú Thọ đình Quang Húc quay mặt về hướng Tây. Hướng Tây của đình được ông cha xưa xoay cho nó quay nhìn ra sông Bứa, lưng dựa vào núi Hài và núi Vai (Thanh Sơn). Cửa đình nhìn về hướng Tây, ngoài ý nghĩa nhìn về ngọn nguồn sông Bứa, theo thuyết phong thuỷ, có thể còn theo quan niệm nhìn về ngưỡng vọng tới phía Tây - miền xa của thế giới cực lạc.
Khuôn viên của đình nằm trên một bình diện bằng phẳng (vốn là gò đất cao 10m so với mặt nước). Đình gồm 5 gian lớn, chiều dài 14,5m ; rộng 06m, chân tảng cột bằng đá xanh. Hiện nay đình còn 2 tả mạc trong tình trạng đổ nát. Tả mạc hiện còn dài 7,5m; rộng 2m, cấu trúc đơn giản, làm một mái tường xây, lợp ngói mũi hài. Đại bái đình, một phần tả mạc, góc gác chuông đã bị Pháp đánh sập năm 1949. Hậu cung của đình còn khá nguyên vẹn, đến nay được cắt nghĩa bởi chính sự hoàn chỉnh mang chức năng tôn giáo của một công trình xây dựng trước đó. Mặt tiền của đình được xây bít đốc, trên đắp lưỡng long chầu nguyệt một lối đắp xuất hiện muộn màng trong kiến trúc cổ truyền người Việt. Hai con rồng bờm lửa, vây cá chép, chân gân guốc, thân uốn lượn mềm mại, xung quanh có đám mây. Mặt trời là quầng lửa nhọn sắc sảo, trên đó được gắn những mảnh sành sứ theo kiểu kiến trúc Huế. Kiến trúc này có thể được làm cuối thế kỷ XIX.
53
Kiến trúc gỗ của đình được cấu trúc bởi hệ thống liên kết cột, vì kèo, chất liệu gỗ lim, cột cái cao 3,40m, đường kính 0,35m, cột quân cao 2,5m, đường kính 0,25m. Nền đình lát gạch, mái lợp ngói mũi hài. Hai mái đao được thay bằng hai cột trụ, đầu trụ đắp hình quả dành. Đình cấu trúc theo lối chồng giường trước kẻ sau bảy.
Về nghệ thuật xin khảo tả một bức chạm tiêu biểu như bức chạm "Long cuốn thuỷ" ở 2 kẻ bẩy được chạm khắc trên gỗ với kỹ thuật bóng hết sức tinh xảo, sống động. Bức tượng diễn tả một con rồng lớn uốn khúc quanh co ẩn hiện trong đám mây cách điệu với những bờm lửa thanh mảnh. Vẩy rồng được cách điệu như vảy cá chép. Rồng đang ở tư thế hút nước, tạo theo một dòng chảy cuốn theo 3 con cá, 1 con rùa, 1 con hươu vào miệng rồng.
Các con vật: Rồng hồn nhiên, cá tung tăng, rùa thủng thẳng, hươu ngoái cổ ngơ ngác tạo ra bức tranh thế giới hiện thực pha lẫn huyền thoại.
- Trên đầu dư chạm 1 con phượng đang bay, đầu ngước về phía sau dáng vẻ thoải mái nhưng ngạo nghễ giữa chốn thâm nghiêm, chỉ ở đình làng nghệ thuật dân gian mới biểu đạt sự phóng khoáng về nội dung như vậy.
- Đồ án Long, Ly, Quy, Phượng điêu khắc ở bức cốn mê có vị trí trang trọng trên thượng lương, được bố cục cân đối hài hoà trong hình tam giác cân, ở đây sự trang trí cốt tạo cho công trình kiến trúc bớt đi dáng vẻ thô mộc bằng cách tạo ra con rồng, con vật chính được diễn tả cho vừa khớp với khuôn hình