7. Bố cục của đề tài
2.3. NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỦA ĐÌNHLÀNG Ở TỈNH PHÚ
Có lẽ nét đặc sắc của đình làng Việt Nam nói chung và đình làng Phú Thọ nói riêng chính là các tác phẩm điêu khắc gỗ của những nghệ sỹ vô danh bậc thầy còn lưu lại trên những bức cốm, ván nong, trên những chiếc kẻ, chiếc bấy, con rường, đầu dư hoặc bụng các hàng xà. Mỗi tác phẩm nghệ thuật ấy khắc hoạ một khía cạnh đời sống tâm linh hoặc sinh hoạt thường ngày dung dị của người dân của các làng quê. Các tác phẩm trong một đình hoặc một cụm đình nếu có dịp quan sát kỹ thì sẽ nhận ra tính chất liên hoàn của bức tranh văn hoá xã hội, mà trong đó vẫn còn ẩn bao lời nhắn nhủ của thế hệ đi trước tới chúng ta ngày nay và gửi gắm cho con cháu mai sau.
Các bức chạm khắc trên mỗi ngôi đình làng là vô cùng phong phú, cả về số lượng lẫn đề tài thể hiện. Những khắc nghiệt của thời gian, của chiến
41
tranh bom đạn mặc dù đã tàn phá ác liệt nhưng các bức chạm trên đình vẫn còn tồn tại tới ngày nay tuy không còn nguyên vẹn hoặc đẹp như xưa.Đề tài chạm khắc rất phong phú và sinh động. Nghệ thuật chạm khắc tinh tế còn thể hiện ở đường nét cầu kỳ tinh xảo của các bức chạm với kỹ thuật chạm bong bay chạm nổi đặc trưng cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê và thời Nguyễn.
Chúng ta có thể tạm chia ra hai loại đề tài chủ yếu là đề tài có người và đề tài không có người.
Loại đề tài chạm khắc trang trí có người là loại đề tài trang trí khá độc đáo và gây được nhiều tình cảm cho người xem. Những bức chạm khắc theo đề tài này chủ yếu miêu tả sinh hoạt của con người trên một số cấu kiện của đình làng như trên các bức cốn, trên kẻ, trên các con rường. Các bức chạm khắc có con người thường xuất hiện ở những ngôi đình có niên đại sớm hơn, đặc biệt là các ngôi đình được dựng ở thế kỷ XVII.
Con người trong các bức chạm khắc đều là trung tâm của bức chạm. Đó có thể là hình ảnh con người bình thường ở trong tư thế lao động, vui chơi, nghỉ ngơi... như đi săn, đá cầu, như đánh vật, uống rượu, thả trâu... cũng có thể là các vị tiên ông, tiên nữ như tiên nữ đang múa, tiên ông qua biển... Loại đề tài chạm khắc có con người còn có một mảng khá phổ biến là diễn tả lại các tích truyện cổ, kể lại chuyện các nhân vật lịch sử như tích cá hoá rồng, chuyện Võ Tòng đánh hổ hay kể lại chuyện Đinh Tiên Hoàng thuở nhỏ chăn trâu mổ trâu khao quân. Những bức chạm khắc có con người thường có cách diễn tả độc đáo, đường nét chạm khoáng đạt, thể hiện được thần thái và cốt cách nhân vật theo cách nhìn, cách cảm nhận và thể hiện của người nghệ sỹ dân gian. Các bức chạm này khác với đề tài hoa lá, con vật ở chỗ, có thể hiện cá tính sáng tạo của người nghệ sỹ và thường không hoặc hiếm khi lặp lại.
Loại đề tài không có con người là rất phổ biến, chúng thường xuất hiện trên Y môn, cửa võng, trên các bức ván nong, trên các bức cốn, trên cột, kẻ,
42
bẩy... Đề tài này chủ yếu xuất hiện trên các ngôi đình có niên đại muộn hơn, đặc biệt cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, thì chúng chiếm ưu thế. Nội dung quen thuộc của loại đề tài này là tứ linh (long, ly, quy, phượng), các loại hoa lá, con vật, các hoa văn trang trí hình mây, mác, hoa dây... Nét chạm mềm mại, uyển chuyển dưới bàn tay người nghệ nhân dân gian đã để lại những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật có giá trị như "Lưỡng long chầu nguyệt", "Long cuốn thuỷ", "Long vân đại hội", "phượng hàm thư ", "lân cõng hà đồ", "rùa ngậm chiếu thư"....
Kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc của các ngôi đình làng thường ăn khớp với nhau. Thông qua kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc của mọi ngôi đình, người ta có thể xác định niên đại của ngôi đình đó.
Nhìn chung, những bức chạm khắc mỹ thuật trang trí đình làng phong phú và đồng nhất về phong cách. Có một số bức chạm được bổ sung, sửa chữa từ những bức chạm cũ qua các lần trùng tu. Những bức chạm khắc đề tài tứ linh nhiều, còn đề tài diễn tả cảnh sinh hoạt của con người đình làng Phú thọ là rất ít. Về cơ bản đình làng Phú Thọ được xây dựng vào thời kỳ hưng thịnh của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX, thời kỳ mà một số nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật cho là bước đột khởi, phá bỏ toàn bộ những chuẩn mực tạo hình cũ, chỉ tuân theo các ngẫu hứng. Trước hết, những nghệ sỹ dựng đình vô danh thuở trước đã biết sử dụng một cách tài tình tất cả những vị trí điêu khắc, mỹ thuật trang trí dễ nhìn, thuận lợi và có thể mở rộng thêm những bình diện hợp lý để chạm khắc thành những mảng điêu khắc mỹ thuật trang trí đẹp với nội dung đa dạng và hấp dẫn. Điều đó có thể nhận thấy rất rõ từ cửa võng nơi trang trọng và uy nghiêm nhất, đến những bức cốn, ván cong, đầu dư, kỷ, bẩy, thậm chí cả những nơi ít người lui tới cũng được các nghệ sỹ thời đó khắc tạc. Điều lý thú hơn là các bức chạm khắc đó dù bị khuôn theo mẫu hình của mảng khối gỗ
43
vốn đã ổn định từ trước nhưng các loại đề tài không vì thế mà giống nhau, lặp lại một cách nhàm chán mà đầy sáng tạo.
Nghệ thuật điêu khắc mỹ thuật trang trí đình làng Phú Thọ thể hiện quan niệm thẩm mỹ của nhân dân lao động vốn rất tiềm tàng đã được bộc lộ một cách phóng khoáng, sinh động trên các bức cốn nách, ván bưng hoặc xà dọc, đầu dư... Thiên hướng thể hiện ở các tác phẩm đình làng là cuộc sống đời thường, dung dị, tình cảm lành mạnh nhưng vô cùng mãnh liệt của người lao động ở những làng quê thanh bình. Đó là cảnh uống rượu, đánh cờ, hát bội, bơi thuyền, đấu võ, săn bắn... trong đó, nhiều tác phẩm tập trung vào chủ đề hội hè, vui chơi, giải trí của người lao động.
Từ những điêu khắc mỹ thuật trang trí bước đầu chúng tôi tạm phân chia thành 2 loại đề tài trang trí chính trong các tác phẩm nghệ thuật đình làng Phú Thọ. Đó là đề tài chạm khắc miêu tả sinh hoạt của con người và đề tài chạm khắc miêu tả thiên nhiên không có con người. Tất nhiên, cả hai loại đề tài đều mang tính đối tượng phản ánh này đều nhằm vào mục tiêu là trang trí tăng thêm vẻ đẹp cho kiến trúc đình làng, có chăng chỉ phân biệt nhau bởi vị trí và hiệu quả thẩm mỹ của các loại đề tài trên từng mảng chạm khắc mà thôi. Về loại đề tài chạm khắc trang trí không có con người bao gồm hoa lá, rồng, phượng, mây, nhật, nguyệt... trong đó không có con người. Loại đề tài chạm khắc trang trí về đề tài con người bao gồm các bức chạm có mặt con người với các hoạt động của họ trong từng loại bức chạm khắc. Tất nhiên con người không tách khỏi tự nhiên và muôn vật quanh họ, cho nên loại đề tài này còn chứa đựng cả các con vật hoặc trang trí hoa lá. Cách phân loại chúng tôi để tiện theo dõi thấy được kỹ hơn giá trị lớn nhất của nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian là sự phản ánh con người với các sinh hoạt hàng ngày. Bản thân các mô típ trang trí đó đã thoát khỏi những mang trang trí thuần tuý, nhiều bức trở thành những tác phẩm điêu khắc thực thụ.Cảnh vật tự nhiên mộc mạc,
44
cuộc sống thường nhật và cả những đấu tranh vật lộn với thiên nhiên, với xã hội được biểu hiện trong những cốn nách, ván nong, lấn át những con vật thần thoại. Cuộc sống ào ạt đi vào trong nghệ thuật điêu khắc mỹ thuật trang trí đình làng nửa cuối thế kỷ XVII và thế kỷ XIX đã giúp cho nghệ thuật thoát khỏi những mẫu mực ước lệ với nội dung cũng như hình thức.
Mỗi ngôi đình làng, mỗi bức chạm gỗ đều có dáng vẻ riêng, không nhân vật nào, bức chạm nào lại giống nhau hoàn toàn, dù cũng thể hiện một chủ đề. Chẳng hạn ở đình Hùng Lô có bức chạm đi săn, đấu vật nhưng không ai lại có thể nghĩ rằng bức chạm đó ở đình Hữu Bổ lại ở vị trí khác và có hiệu quả khác. Tất cả các bức chạm ở 2 ngôi đình đều toát lên yếu tố nhân văn sâu sắc với nghệ thuật điêu khắc mỹ thuật trang trí chạm bong, đục thủng, những chạm tự tin, phóng đạt, song hình tượng lại rất chân thật, hồn nhiên. Điều đó không có nghĩa là sự thô phác, kém cỏi mà dưới bàn tay và trí tuệ của những nghệ nhân tài hoa không ít những bức chạm ở đình làng Phú Thọ thật sự là những tác phẩm nghệ thuật đến nay vẫn làm xúc động lòng người.
Trong các đình làng Phú Thọ phần trang trí chủ yếu được thực hiện ở gian giữa với đề tài chính là trang trí hoa lá trên cửa võng và trên các bức cốn. Trang trí đó là để làm đẹp cho công trình kiến trúc như thấy trên cái kẻ, đầu bảy, con rường, đầu dư... Nhưng một mảng trang trí có lẽ được tập trung nhiều trí tuệ nhất, công phu nhất là cửa võng.Cửa võng là phần chạm khắc quan trọng và luôn được nhấn mạnh ở trong kiến trúc đình làng. Có lẽ do cửa võng đảm đương chức năng trang trí chính cho nơi thờ cúng, cho trung tâm của ngôi đình, nơi mà sau nó chính là bài vị trờ thành hoàng làng.
Nhìn chung mỹ thuật điêu khắc của các đình làng ở Phú Thọ cơ bản chia thành 2 loại đề tài trang trí chính trong các tác phẩm nghệ thuật đình làng Phú Thọ. Đó là đề tài chạm khắc miêu tả sinh hoạt của con người và đề tài chạm khắc miêu tả thiên nhiên không có con người, và không vượt ra ngoài
45
phong cách kiến trúc Việt Nam từ kiểu dáng đến chất liệu. Tuy nhiên có nhưng thay đổi cho phù hợp với kiến trúc điêu khắc vùng đất Tổ.
Với thủ pháp nghệ thuật tạo hình, các tác giả nghệ nhân xưa để lại các tác phẩm điêu khắc trang trí với đề tài nho giáo hết sức phong phú, sống động. Toàn bộ các mảng trang trí để lại ấn tượng độc đáo chỉ có đình làng mới phô diễn hết tài năng của cha ông thuở trước.
Vượt qua đề tài khuôn mẫu Nho giáo, các tác giả nghệ nhân đã sáng tạo nên phong cách dân gian đình làng, các tác phẩm hết sức thành đạt xứng đáng là những giá trị tinh thần văn hoá truyền thống quý báu.
Tất cả những đề tài chạm khắc, những con vật trong bộ "Tứ Linh" với hình tượng con rồng là chủ đạo, hay động thực vật, cây cỏ, hoa lá đều gần gũi với đời thường, đều thể hiện những ước muốn ngàn đời của cư dân nông nghiệp về một cuộc sống tốt đẹp. Những bức chạm được đặt trên những vị trí cụ thể trong một tổng thể kiến trúc đã làm cho kiến trúc đình làng vững chãi hơn mà vẫn nhẹ nhàng thanh thoát .
Nghệ thuật kiến trúc của đình làng ở tỉnh Phú Thọ được chạm trổ, trang trí dày đặc các mảng chạm khắc tỉ mỉ, công phu với kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, đục bong, chạm thủng, tinh xảo, chau chuốt, thể hiện các đề tài chủ đạo như rồng , rồng ổ, tứ linh, trúc hoá long... gây hứng thú cho người xem.