7. Bố cục của đề tài
2.5.1. Các giải pháp bảo tồn, tôn tạo đìnhlàng ở tỉnh Phú Thọ
Mặc dù một số ngôi đình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã được nhà nước xếp hạng nhưng đến nay, chúng ta không thể phủ nhận thực tế là các đình làng ở Phú Thọ đang xuống cấp nghiêm trọng. Đó cũng là tình trạng chung của các di tích kiến trúc cổ ở nước ta. Sự xuống cấp và bị xâm phạm nặng nề tới mức báo động. Trong khi đó, có những yếu tố khách quan cũng như chủ
72
quan khiến chúng ta chưa thể khắc phục hết các hư hại của các công trình kiến trúc cổ.
Hiện nay, các đình làng trên địa bàn Phú Thọ đã nhận được sự quan tâm của nhiều ngành nhiều cấp và của những cá nhân tha thiết với các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Vấn đề được mọi người chú ý là làm thế nào gìn giữ đình làng với sự sống chứ không phải là mô hình xơ cứng của đình làng. Nghĩa là bảo tồn đình làng với cả phần vật chất và cả phần hồn của ngôi đình, chứ không chỉ với ý nghĩa là một công trình kiến trúc thuần tuý. Đó là một công việc khó khăn, lâu dài không thể trong một sớm một chiều và là một quá trình phức tạp, có điểm bắt đầu mà không điểm kết thúc, là một vấn đề chung của "cả làng, cả nước cả thời đại” chứ không chỉ có ý nghĩa riêng đối với một ai[8;32].
Với phạm vi của một đề tài nghiên cứu khóa luận, chúng tôi cũng xin đề xuất một vài ý kiến đóng góp cho vấn đề quy hoạch, tôn tạo và phát huy các giá trị lịch sử - văn hoá của đình làng:
Con số đình làng ở Phú Thọ là 140 ngôi đình. Để bảo vệ 140 ngôi đình trên địa bàn 12 huyện, thành, thị là một công việc không đơn giản.
Trước hết cần phải khảo sát 1 cách cụ thể thực tế hiện trạng của các
đình làng trên địa bàn tỉnh. 140 ngôi đình nằm rải ra trên diện tích 3465 km2
có thể coi như 140 số phận với những đặc điểm lịch sử khác nhau. Có những ngôi đình đã không còn kiến trúc chỉ còn lại một phần của ngôi đình hoặc dấu vết của ngôi đình trên nền đình cũ và trong tâm trí người dân. Có những ngôi đình còn kiến trúc thì đồ thờ đã mai một, hoặc có ngôi đình bị bỏ hoang, có đình được tu sửa lớn, những bức chạm cái còn cái mất, cái đã gãy đi những chi tiết chạm khắc. Mỗi ngôi đình lại có mức độ hư hại khác nhau như những thân thể có những nỗi đau khác nhau. Vì thế cần có một sự khảo sát toàn cảnh
73
140 ngôi đình, xác định cụ thể tới từng chi tiết để từ đó có những phương hướng khắc phục, sửa chữa .
Bên cạnh việc xác định thực trạng các ngôi đình làng với tư cách là một yếu tố của văn hoá vật thể, chúng ta cần phải tìm hiểu những yếu tố văn hoá phi vật thể gắn liền với di tích đình làng như các lễ hội, các trò chơi dân gian, các sự tích, các câu chuyện tryền thuyết, các làn điệu dân ca... Khác với đình làng và các yếu tố vật chất khác, các yếu tố văn hoá phi vật thể khó nắm bắt hơn, sự mất đi của chúng rất khó kiểm soát. Ta có thể nhìn thấy mái ngói đình xô võng, bờ nóc gãy, tường bám rêu phong, câu chuyện dân gian thất truyền ta không thể nhìn thấy được, chúng ta có thể sờ tay vào vết gãy của các bức chạm khắc trang trí nhưng không thể dùng tay để đo sự thưa dần của các làn điệu xoan ghẹo trong đời sống. Chính vì thế thực là khó khăn khi tìm hiểu thực trạng của các yếu tố văn hoá phi vật thể gắn liền với 140 ngôi đình làng hiện còn trên đất Phú Thọ, xem chúng còn hay mất, có biến dạng gì không và thực khó hơn nữa khi muốn bảo tồn, khôi phục chúng để trả húng về với các giá trị gắn liền với đình làng.
Đình làng và các yếu tố văn hoá phi vật thể gắn với đình làng không thể tách rời thành 2 cơ thể tồn tại độc lập, nếu ta không muốn chúng trở nên xơ cứng, khô héo. Sự gắn bó của đình làng vật chất với đình làng cất giữ các giá trị văn hoá phi vật thể là sự gắn bó mật thiết như thể xác với tâm hồn. Tìm hiểu thực trạng của đình làng kết hợp với các yếu tố văn hoá phi vật thể có liên quan là một việc làm cần thiết cho công tác bảo tồn di tích. Trên cơ sở đó đề ra những phương án bảo vệ, giữ gìn nhằm đảm bảo tính lịch sử- văn hoá của đình làng. Ví như khi gìn giữ di tích đình An Thái (Việt Trì) thì cũng phải giữ được tục lệ hát Xoan nơi sân đình của các phường Xoan, phải coi hát Xoan không những là một phần của đình An Thái mà là một bộ phận hết sức quan trọng, nếu thiếu đi hát xoan thì đình An Thái chỉ còn là các xác không
74
hồn và không còn là đình làng An Thái nữa... Hay gìn giữ đình làng Sơn Vi không chỉ bảo vệ đình là nơi thờ thần mà còn phải bảo lưu trò đánh phết, cướp cầu nổi tiếng của hội làng Sơn Vi. Mỗi đình làng có một sự tích riêng và có những lễ hội riêng làm nên những nét riêng độc đáo của từng ngôi đình. Vì vậy bảo tồn và phát huy các giá trị di tích đình làng có nghĩa là phải gìn giữ và phát huy các yếu tố văn hoá phi vật thể gắn liền với di tích đình làng.
Với 140 ngôi đình phân bố trên địa bàn tỉnh, một trong những giải pháp tốt là quy hoạch thành từng cụm di tích để có chiến lược bảo vệ và phát triển. Các di tích đình làng không đứng riêng rẽ mà có thể được gắn với một số các di tích khác như đền, chùa, danh lam thắng cảnh hay với ngôi đình khác để tạo thành cụm di tích theo chủ đề nào đó. Nếu chúng ta biết liên kết các di tích thành cụm di tích có liên quan thành một cụm di tích thì khả năng bảo quản và khai thác giá trị của các di tích này sẽ lớn hơn. Ví như ngôi đền ở Dục Mỹ (Cao Xá- Lâm Thao) và ở Tứ Xã (Lâm Thao) đều thờ tướng Lân Hổ. Gắn liên với di tích đền Xa Lộc - cùng thờ tướng Lân Hổ và địa danh cần khôi phục lại là cầu Xa Lộc. Mở rộng ra gắn liên với địa danh cầu Xa Lộc là di tích thành Tam Giang. Xung quanh di tích Đền Hùng có thể liên kết các đình làng có thờ các Vua Hùng và vợ con vua cùng các bộ tướng thời Hùng Vương.
Mỗi đình làng có số phận riêng, có những đặc điểm lịch sử riêng. Có những ngôi đình làng lớn, nổi tiếng, có những đình làng nhỏ tồn tại lặng lẽ. Nhưng ngôi đình nào cũng là kết tinh những tình cảm, tài năng của người dân đất Việt, là một biểu hiện của văn hoá cổ truyền Việt Nam. Vì vậy cần phải
phân loại các di tích đình làng để có kế hoạch bảo vệ tôn tạo đối với từng di
tích. Hiện nay một số di tích được công nhận cấp quốc gia, đây là những ngôi đình được sự quan tâm đặc biệt của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cá nhân, sau đến là các ngôi đình được xếp hạng cấp tỉnh. Còn các ngôi đình làng khác
75
dường như ít được nhắc tới. Nếu chúng ta muốn khôi phục, gìn giữ phát huy những di tích lịch sử văn hoá, chúng ta cần phải có những cái nhìn cân bằng đối với tất cả các ngôi đình làng trên Phú Thọ, không chỉ tôn tạo tập trung ở các ngôi đình đã được xếp hạng mà bỏ quên các đình làng đang xuống cấp và có khả năng bị lãng quên. Tuy vậy đối với những ngôi đình làng có tầm vóc lớn hơn, có tiềm năng và khả năng khai thác tiềm năng đó phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá của tỉnh thì cần có sự đầu tư và bảo quản tốt hơn, tạo thành những điển hình để khi có điều kiện sẽ nhân rộng ra.
Ngành Văn hoá thông tin - thể thao là ngành có trách nhiệm chính trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá cổ truyền. Tuy nhiên với số lượng công việc đồ sộ và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức cũng như tâm huyết của nhiều người thì không chỉ một mình ngành văn hoá làm tốt được. Xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là trách nhiệm và nghĩa vụ của các ngành, các cấp và của mỗi cá nhân. Vì vậy bên cạnh vai trò chủ đạo của ngành văn hoá, các ngành, các cấp và mỗi cá nhân khác đều phải có trách nhiệm đối với nền văn hoá dân tộc, mọi người, mọi ngành đều phải thấy nghĩa vụ của mình trong công cuộc chung.
Đình làng trước hết là di sản văn hoá của một làng, sau là tài sản chung của một địa phương, của cả nước. Vì vậy, nhân dân địa phương cũng phải coi đình làng là tài sản chung, mỗi người dân đều phải có ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ đình làng. Tránh quan niệm đình là của nhà nước, nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ, tu sửa. Các địa phương phải chủ động lên kế hoạch bảo vệ, tu sửa những di tích trên địa bàn địa phương mình, đồng thời sử dụng các di tích đó một cách hợp lý và hiệu quả.
Hiện nay, xuất phát từ nhu cầu của nhân dân, nhiều địa phương đã tổ chức khôi phục, tu sửa hay xây dựng mới đình mới đình làng trên nền đình cũ. Đây là một việc làm đáng được khuyến khích và thể hiện trách nhiệm của
76
mỗi người dân đối với lịch sử làng mình. Tuy nhiên, công việc này gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về kinh phí và kỹ thuật. Có thể khắc phục khó khăn này theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, nhưng có sự phân cấp quản lý và trách nhiệm cụ thể hơn. Chẳng hạn, đình hư hỏng nhẹ như vỡ ngói, hỏng tường thì địa phương có thể sửa chữa. Còn khi đình xuống cấp cần thay thế những cấu kiện mới, cần sự đầu tư thích đáng về kinh phí và kỹ thuật thì nhà nước sẽ làm. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương. Đi đôi với bảo vệ những giá trị của đình làng thì phải tuyên truyền giáo dục cho nhiều thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, bồi dưỡng ý thức trân trọng, gìn giữ di sản văn hoá mà cha ông ta để lại cho hôm nay và mai sau. Đình làng người Việt ở Phú Thọ cũng giống như đình làng của cả nước đã và đang có những biểu hiện xuống cấp trầm trọng. Thực trạng của các ngôi đình làng khiến cho chúng ta không khỏi băn khoăn về số phận của các di tích lịch sử văn hoá cũng như các yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể của nền văn hoá cổ truyền. Gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá cùng với các yếu tố văn hoá phi vật thể gắn liền với chúng là trách nhiệm lớn lao của các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân. Những ý kiến trên chỉ là những đề xuất nhỏ đóng góp cho công tác bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc nói chung và đình làng trên đất Phú Thọ nói riêng. Đưa ra các giải pháp này chúng tôi không có tham vọng lớn lao mà chỉ mong muốn bảo vệ được đình làng với các giá trị lịch sử - văn hoá để đình làng nằm trong tổng thể của kiến trúc Việt Nam cổ truyền, phản ánh đời sống tinh thần phong phú và thể hiện bàn tay, khối óc tài hoa của người nghệ sỹ dân gian. Đình làng sẽ tồn tại bền vững cả phần vật thể và phần tinh tuý trong tinh thần của người dân với những ngày lễ hội, những sinh hoạt văn hoá tinh thần phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc Việt Nam.
77
Gìn giữ di tích đình làng cùng với những nét văn hoá truyền thống của làng cổ Việt Nam là gìn giữ gốc rễ cho sự phát triển hôm nay và mai sau. Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật đã làm xuất hiện những công trình kiến trúc hiện đại đối lập với các công trình kiến trúc cổ. Nhiều công trình kiến trúc cổ sẽ trở nên lạc lõng giữa thời hiện đại hoặc trở thành những điểm lắng của một không gian mới thu hút sự trở về thế giới tâm linh của những người hối hả trong nhịp sống mới. Dù may mắn của nhiều đình làng hiện nay là vẫn thuộc vào không gian của một làng nhưng tốc độ đô thị hoá ngày càng chóng mặt, nhiều đình làng nay đã thành đình "phố". Thật khó khăn nhưng việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị đình làng là một việc làm cấp thiết. Gắn yếu tố lịch sử - văn hoá của đình làng với việc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, tham quan du lịch của mọi người là điều nên làm. Một mặt, việc làm đó giúp chúng ta bảo tồn nền văn hoá cổ truyền, mặt khác, phục vụ ngành du lịch văn hoá để làm giàu cho địa phương. Không những thế, việc gìn giữ các di sản văn hoá cổ truyền là góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, từ đó, các tầng lớp thanh thiếu niên tự xác định trách nhiệm của thế hệ mình là phải góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.