Quy hoạch du lịch văn hóa đìnhlàng trong phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng ở tỉnh phú thọ (Trang 82)

7. Bố cục của đề tài

2.5.2. Quy hoạch du lịch văn hóa đìnhlàng trong phát triển du lịch

Phú Thọ

Căn cứ vào dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

"Tầm nhìn đến năm 2020 và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, thì du khách nội địa đến Phú Thọ chủ yếu từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh thuộc Bắc bộ như Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn ... Mục đích chính của du khách nội địa là tham quan các di tích lịch sử văn hoá như đền, chùa,

78

Du khách quốc tế tới Phú Thọ, ngoài việc tìm kiếm cơ hội làm ăn, buôn bán, còn có khách tham quan, buôn bán hoặc tham quan nghiên cứu các di sản văn hoá ở Việt Trì nói riêng và Phú Thọ nói chung. Dự báo trong những năm tới du khách quốc tế đến Phú Thọ, dự kiến đến năm 2015 là 8000 - 9000 lượt, năm 2020 là khoảng 22.000 lượt. Ngày lưu trú trung bình của khách sẽ tăng dần do chất lượng các dịch vụ ngày càng được nâng cao, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và như vậy vẫn đề quy hoạch, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá ở Phú Thọ cần được ở vị trí ưu tiên để góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế du lịch.

Trong dự án quy hoạch có dự báo diễn biến nhu cầu khách sạn, doanh thu kéo theo nhu cầu vốn đón đợi cơ hội làm du lịch, trong đó nêu lên một số phương hướng phát triển các loại hình du lịch.

Đánh giá về dự báo du khách đến Phú Thọ, dự án nhận định trong các loại hình du lịch bao gồm: Du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn, thì du lịch nhân văn (các di sản văn hoá) sẽ tập trung hơn. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đó thì cần thiết phải có đầu tư thoả đáng cho việc bảo vệ, tôn tạo di tích, xây dựng cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí để kéo dài thời gian, tạo sự hấp dẫn thì sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao. Dự án đồng thời cũng phác thảo các tua, tuyến du lịch nội thị, tuyến du lịch dưới dạng tiềm năng...

Phú Thọ không những là mảnh đất cội nguồn dân tộc mà nơi đây còn để lại rất nhiều di sản văn hoá có giá trị, đó là các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.

Có thể nói mỗi tên làng, tên sông, tên địa danh đều gắn liền với lịch sử thời kỳ dựng nước và giữ nước. Mảnh đất kinh đô xưa chứa đựng trong mình cả một tiềm năng về kinh tế du lịch to lớn. Trong đó, các di tích lịch sử - văn hoá có một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch văn hoá.

79

Sẽ là một thiếu sót nếu không nói về tiềm năng du lịch Phú Thọ là các làng cổ như Kẻ Sủ, Kẻ Lú, Kẻ Mai, Kẻ Gát, Kẻ Đọi... Nhà ở các làng đồi Phú Thọ đều làm ở ven đồi, hướng quay về các triền sông và hướng theo dòng chảy của các triền sông. Nhà nào cũng có một đồi cây, một mảnh vườn đan xen lẫn ao chuôm, quanh năm cung cấp rau,cá,thịt... Mỗi làng có một hai ngôi đình, chùa là nơi sinh hoạt tâm linh nhân dân. Phong tục các làng vẫn giữ nền nếp truyền thống cổ xưa từ lời ăn, tiếng nói đến giao tiếp, ứng xử...

Về mặt di tích lịch sử - văn hoá ở Phú Thọ có thể nói là rất phong phú và đa dạng, các di tích này không những đảm bảo về mặt khoa học mà còn có giá trị tâm linh đặc biệt, gắn liền với kinh đô Văn Lang và thời đại Hùng Vương. Đó là một cơ sở khoa học và thực tiễn của các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch. Bởi vậy công tác quy hoạch các di tích lịch sử văn hoá là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch văn hoá trên vùng đất Tổ.

Phú Thọ là miền đất có nhiều di sản văn hoá quý giá, nếu biết khai thác sẽ là một vùng du lịch hấp dẫn. Đình làng Phú Thọ cũng có những sắc thái riêng vì những ưu thế đặc biệt mà các vùng khác không có. Trong vấn đề quy hoạch các di tích lịch sử văn hoá phục vụ du lịch, có thể đưa ra nhiều hướng quy hoạch để khách có thể tự ý lựa chọn điểm du lịch cho phù hợp với thời gian, ý thích, trình độ, khả năng tài chính... của mình.

Du khách thập phương đến Phú Thọ để được tận mắt nhìn thấy các di chỉ, các hiện vật khảo cổ học nổi tiếng về thời đại Hùng Vương, để được hiểu thêm về cuộc sống của ông cha ta thời kỳ dựng nước một cách trực quan sinh động. Để thoả mãn yêu cầu này, chúng ta có thể kết hợp đình làng với quy hoạch các di chỉ khảo cổ học Làng Cả, Đồi Giàm, Gò Mã Lao bằng cách khoanh vùng bảo vệ, tổ chức trưng bày ngoài trời, làm nhà kính trưng bày... để phục vụ khách tham quan du lịch.

80

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng ở tỉnh phú thọ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)