KHÁI NIỆM ĐÌNHLÀNG

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng ở tỉnh phú thọ (Trang 38)

7. Bố cục của đề tài

2.1.KHÁI NIỆM ĐÌNHLÀNG

Đình làng là ngôi nhà chung của cả làng. Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên được Trung tâm ngôn ngữ xuất bản năm 1992 đã chỉ ra "Đình là ngôi nhà công cộng của làng dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng"

[17; 36].

Trong Hán Việt từ nguyên, tác giả Bửu Kế cho rằng:“ Đình có nghĩa là dân chúng yên ổn, chỗ mọi người tụ họp nghỉ ngơi; đình là nơi thờ thần trong

làng; đình là cái đình, nơi dân làng tụ họp khi có việc” [15; 20].

Như vậy, ta có thể thấy, đình làng có nghĩa chung là ngôi nhà công của cộng đồng làng xã với chức năng; hành chính và văn hoá.

Đình làng trước hết là trị sở của một làng, đình làng là nơi bàn các việc làng như hội họp, xử kiện, phạt vạ... Mỗi khi làng có việc, các chức dịch, các vị hội đồng, các viên một phe giáp, các dân đình trong làng cứ theo trật tự mà ngồi vào vị trí của mình ở chiếu đình để thi hành công vụ.

Đình làng cũng là một công trình kiến trúc tín ngưỡng, là nơi thờ tự các vị thần mà nhân dân trong làng tôn làm thành hoàng. Thường mỗi đình thờ một vị thần, cũng có nơi thờ nhiều vị, hiện nay xu hướng thờ nhiều vị thần ngày càng phổ biến.

Đình còn là nơi diễn ra các lễ hội của làng, là nơi vui chơi, biểu diễn văn nghệ. Đình làng cũng giống như một sân khấu, một nhà văn hoá, một câu lạc bộ, một nơi hò hẹn...

Qua tìm hiểu các đình làng, chúng tôi thấy rằng các chức năng của đình làng không xuất hiện cũng một lúc mà theo nhu cầu của đời sống của nhân

34

dân trong làng các chức năng mới dần xuất hiện. Tuy nhiên, trong hoạt động của đời sống hàng ngày của dân làng, các chức năng này gắn bó hoà quyện vào nhau không tách rời.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng ở tỉnh phú thọ (Trang 38)