Du lịch đìnhlàng kết hợp với lễ hội

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng ở tỉnh phú thọ (Trang 85)

7. Bố cục của đề tài

2.5.3.Du lịch đìnhlàng kết hợp với lễ hội

Quy hoạch đình làng gắn với việc bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có các loại hình lễ hội đang là một vấn đề nổi trội rất được quan tâm trong sự nghiệp chấn hưng nền văn hoá dân tộc. Hướng du lịch này hiện nay rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là đối với Phú Thọ vùng đất Tổ với biết bao lễ hội truyền thống mang đầy màu sắc cội nguồn. Đặc điểm của du lịch lễ hội là du lịch theo mùa, tính chất rất sôi nổi, hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi tham gia, bởi đây không chỉ là vấn đề tín ngưỡng mà trong lễ hội, người ta được hoà mình vào các trò chơi dân gian vui khoẻ để vui chơi, giải trí. Nói cách khác, lễ hội là sự gắn bó giữa nghi lễ và trò diễn dân gian, cùng một lúc thoả mãn được cả hai nhu cầu: tín ngưỡng và giải trí. Vì vậy, Phú Thọ muốn thu hút khách du lịch cần có hướng khôi phục và bảo tồn các lễ hội truyền thống nổi tiếng gắn với tín ngưỡng thờ tự Vua Hùng như hội bơi chải đình Quang Húc, hội giã bánh dày ở đình Mộ Chu Hạ Bạch Hạc, hội đánh lốc đình Dữu Lâu, hội Xoan đình An Thái, đình Kim Đức, rước kiệu đình Hùng Lô, cướp chài ném bông đình Vân Phú, đu tiên đình Minh Phương, đánh Phết đình Hiền Quan, nấu cơm thi đình Đào Xá, đình Gia Dụ, Vực Trường, lễ hội gói bánh trưng đình Hương Trầm, hội Ghẹo đình Nam Cường, lễ hội rước nước đình Văn Lang, lễ hội đâm trâu đình Hương Nha ... đồng thời với việc khôi phục các lễ hội truyền thống cần phải đầu tư tôn tạo và quy hoạch các di tích kiến trúc tôn giáo gắn liền với nó.

Tiểu kết chƣơng 2

1- Nằm trong tổng thể của đình làng trung du Bắc Bộ, kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc ở đình làng Phú Thọ mang những nét chung của các ngôi đình trong khu vực nhưng cũng có những đặc trưng riêng. Với địa thế thuận lợi, hầu hết các đình ở Phú Thọ được đặt trên gò cao hướng mặt ra yếu

81

tố sông nước, thể hiện sự kết hợp âm dương. Bên cạnh các kiến trúc theo những chữ thường gặp, đình làng ở Phú Thọ còn được dựng theo bình đỗ chữ Khẩu (口) - là một khiểu ít gặp trong xây dựng đình làng và kiểu kiến trúc

một toà thờ dọc. Khai thác lợi thế về gỗ rừng, các đình làng ở Phú Thọ, nhất là các ngôi đình xây dựng sớm, bộ khung gỗ thường có các cấu kiện nhiều hơn đình miền xuôi với đặc trưng nổi bật là 6 hàng chân cột và các cột có đường kính khá lớn. Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đình mang đậm phong cách điêu khắc nghệ thuật thời Lê và thời Nguyễn. Bàn tay và khối óc của người thợ tài hoa đã để lại cho chúng ta một di sản văn hoá kết tinh tâm hồn của người Việt. Đình làng có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân Phú Thọ, thể hiện trong tâm thức, đặc biệt trong các lễ hội truyền thống của các làng Việt trên địa bàn Phú Thọ.

2- Đình làng ở Phú Thọ có những đặc điểm kiến trúc và nghệ thuật trang trí cũng gần giống như các ngôi đình làng khác ở trung du Bắc Bộ. Nghệ thuật trang trí đình làng ở Phú Thọ thể hiện chủ yếu trên những bức chạm khắc rất công phu, cầu kỳ. Đề tài rất đa dạng phong phú, có thể chia ra hai loại: đề tài chạm khắc có con người và không có con người. Những bức chạm có con người thường là những bức chạm có trên các ngôi đình được dựng ở thế kỷ XVII và nửa đầu XVIII, như những bức chạm cụ già ở đình Lâu Thượng, bức chạm tích Đinh Tiên Hoàng ở đình Hùng Lô, bức chạm hai em bé chơi đùa trên lưng trầu ở đình Cao Xá... Loại đề tài không có con người chủ yếu tập trung vào tứ linh (long, ly, quy, phượng), các con vật khác như con nghê, con cá... hoa lá, dây hoa trang trí, hoa văn mây, mác, sóng nước... Đường nét chạm tinh xảo, mềm mại thể hiện được thần thái của bức chạm gây hứng thú cho người xem.

3- Sự ưu việt đặc biệt là hầu hết các ngôi đình làng ở Phú Thọ đều bảo lưu được kết cấu khung gỗ làm cho sức nặng công trình được phân bố đều

82

trên các điểm chịu lực trải cân xứng khắp mặt bằng công trình. Với một bộ khung vững chắc từ các cấu kiện gỗ, với kỹ thuật liên kết các mộng gỗ mà không cần đinh lạt, sự tiện ích của nó là có thể tháo lắp linh hoạt hoặc di chuyển một cách dễ dàng chỉ cần giằng buộc các chân cột mà khiêng. Đặc trưng của bộ khung gỗ ở đình làng người Việt ở Phú Thọ là 6 hàng chân cột, so với các đình vùng đồng bằng là 4 hàng chân cột. Với hệ thống cột có 6 hàng thì các hàng cột cái, cột quân, cột hiên được phân cách khá đều và các điểm chịu lực cũng dãn ra trên đỉnh trụ các cột. Có lẽ xuất phát từ điều kiện thiên nhiên khá thuận lợi là một tỉnh miền núi trung du nên Phú Thọ có khả năng cung cấp gỗ cho công việc dựng đình và vì vậy, các cấu kiện của một bộ khung có thể nhiều chi tiết hơn so với các đình ở đồng bằng.

4- Một điểm đặc biệt khác của kiến trúc đình làng Phú Thọ là ở các ngôi đình một toà thờ dọc. Thông thường chúng được xếp vào những ngôi đình có kiến trúc chữ Nhất nhưng điểm khác thường trong bố trí bàn thờ đã tạo cho các ngôi đình này một đặc trưng riêng.

5- Được xây dựng từ thế kỷ XVII, XVIII, XIX đình làng Phú Thọ có tuổi từ 200 năm đến 400 năm. Thời gian và những biến động lịch sử - xã hội đã làm hư hại nhiều ngôi đình. Con số 140 ngôi đình làng còn lại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chắc chắn là ít hơn rất nhiều so với số đình làng đã tồn tại trong vòng 400 năm qua. Với 140 di tích đình làng còn lại một số được tu bổ lớn, một số được sửa chữa nhỏ, một số khác mới được dựng lại trên nền cũ, còn có nhiều ngôi đình là những phế tích hoặc chỉ còn một phần của ngôi đình. Các cơ quan có trách nhiệm của địa phương đã quan tâm tới sự còn - mất của những ngôi đình làng với tư cách là những di tích lịch sử văn hoá, là một biểu hiện của nền văn hoá cổ truyền.

6- Để đình làng không những thực sự trở lại với vị trí khi xưa trong lòng người dân Phú Thọ, mà còn gần gũi với đời sống hiện tại cần rất nhiều

83

cố gắng của nhiều ngành, nhiều cấp và mỗi cá nhân. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số ý kiến đóng góp cho công tác bảo tồn và phát triển nền văn hoá cổ truyền. Những đề xuất này được xuất phát từ mong muốn đình làng nói riêng và các giá trị của nền văn hoá cổ truyền nói trung sẽ được bảo tồn và phát triển trong một nền văn hoá Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đại; góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ nói riêng và các thế hệ ở Phú Thọ nói chung lòng yêu nước, biết trân trọng những thành quả lao động, những sáng tạo vật chất và tinh thần của cha ông, đồng thời khơi dậy lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

84

KẾT LUẬN

1- Phú Thọ là một tỉnh có vị thế địa - lịch sử - văn hoá đặc biệt trong cả nước. Với vị trí nằm giữa miền núi phía Đông Bắc và Tây Bắc, là nơi tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ nên Phú Thọ có địa hình đa dạng, là nơi hội tụ cả 3 dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng. Điều kiện tự nhiên đó của Phú Thọ đã khiến cho nơi đây sớm có cư dân Việt cổ sinh sống, hình thành nên các làng chạ. Đây là vùng đất cổ, cất giữ trong mình nhiều dấu ấn văn hoá xa xưa từ thời dựng nước. Nhiều di chỉ khảo cổ học còn chỉ ra nơi đây là một trong những cái nôi của loài người, là nơi khởi nguồn của dân tộc Việt. Phú Thọ là kinh đô - trung tâm của nhà nước Văn Lang, khi xưa các Vua Hùng chọn đất đóng đô. Phú Thọ còn là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng cư trú trên địa bàn tỉnh, bên cạnh người Việt còn có các dân tộc thiểu số khác như người Mường, Dao... Thiên nhiên và lịch sử trên mảnh đất cội nguồn của dân tộc đã tạo nên những thắng cảnh, những di tích lịch sử - văn hoá và nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị, gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước và tạo dựng xóm làng của người Việt cổ trên đất Tổ Vua Hùng.

2-Đình làng ở Phú Thọ là một loại công trình kiến trúc tín ngưỡng khá phổ biến. Theo số liệu kiểm kê một cách khoa học của Bảo tàng Phú Thọ, hiện nay con số đình làng ở Phú Thọ là 140 ngôi đình, tập trung ở những vùng có làng người Việt xung quanh vùng kinh đô Văn Lang, nay thuộc địa phận Việt Trì, Lâm Thao, Tam Nông, Phù Ninh, Thanh Thuỷ...

3-Kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc ở đình làng Phú Thọ đặc sắc, tinh tế mang những nét chung của các ngôi đình vùng Bắc Bộ nhưng cũng có những đặc trưng riêng. Thông thường mỗi làng ở vùng Bắc Bộ có một đình.Tuy nhiên ở Phú Thọ có nhiều làng có nhiều đình, hai hoặc ba đình có một làng, lại có làng không hề có đình. Bình thường đình làng là nơi diễn ra

85

các lễ hội làng và như thế ắt hẳn có đình là có hội làng, nhưng ở Phú Thọ có làng chỉ có đình làng mà không hề mở hội làng. Một điều đặc biệt ở Phú Thọ là do người Việt và các dân tộc ít người sống xen kẽ lẫn nhau nên ngoài đình làng của người Việt ta còn bắt gặp đình làng của các dân tộc thiểu số.

4-Đình làng ở Phú Thọ cũng như đình làng của cả nước đã trải qua một cơn lốc xuống cấp và giờ cơn lốc đã đi qua nhưng những gì thiệt hại mà nó để lại đang cần phải khắc phục. Về lâu dài, đình làng cũng như các di tích khác cần phải được quy hoạch, phải có những giải pháp mang tính chiến lược để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đình làng trong thời kỳ mới.

5-Muốn thực hiện tốt quy hoạch bảo tồn phát huy giá trị các di sản văn hóa cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương căn cứ vào quy định của Luật di sản văn hóa cần kịp thời đưa ra những quy định để bảo vệ di sản hóa đình làng trong quá trình lập quy hoạch. Ngay sau khi di tích được xếp hạng, cần tổ chức bộ máy quản lý di tích phù hợp với tầm vóc di tích, đáp ứng được yêu cầu, bảo tồn và phát huy tốt giá trị di tích trong thời gian trước mắt và lâu dài.

- Việc lập kế hoạch, khảo sát, điều tra phải tiến hành song song với quá trình vận động cộng đồng nhân dân địa phương tham gia vào công tác bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương.

- Cần có sự phối hợp liên ngành không chỉ các nhà khoa học tham gia xây dựng quy hoạch mà cả các cấp, các ngành liên quan đang có những hoạt động trong và quanh khu vực di sản.

- Xác định thứ tự ưu tiên trong quy hoạch, xây dựng lộ trình thực hiện quy hoạch trong đó dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là một yếu tố quyết định thành bại của quy hoạch.

86

6-Tóm lại đối với việc bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử văn hoá của đình làng ở Phú Thọ cần được sự quan tâm của các ngành, các cấp và của chính những người dân. Do vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị của nền văn hoá cổ truyền, của những công trình kiến trúc cổ là điều cần thiết để tinh thần trân trọng, gìn giữ những vốn văn hoá mà cha ông ta đã tạo dựng và để lại cho chúng ta ngày nay trở thành ý thức tự giác của mỗi người dân.

87 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Toan Ánh (2005), Nếp cũ hội hè đình đám, Nxb Trẻ, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú

Thọ tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2001), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú

Thọ tập 2, NxbChính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (1971), Điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam thế

kỷ XVI, XVII, XVIII, tập 1,2,3. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

5.Vũ Kim Biên (1998), Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng đất Tổ, Nxb Hội liên hiệp văn hóa nghệ thuật Phú Thọ, Phú Thọ.

6. Vũ Kim Biên (1999), Văn hiến làng xã vùng đất Tổ Hùng Vương, Trung tâm Unessco thông tin-tư liệu lịch sử và văn hoá đất Việt, Hà Nội

7. Trần Lâm Biền (1983), Quanh ngôi đình làng lịch sử, Nghiên cứu nghệ thuật (4), tr.44-45.

8. Lê Ngọc Canh (1999), Văn hoá dân gian-những thành tố, NxbVăn hoá thông tin, Hà Nội.

9. Văn Kim Chung (1993), Đình Cả xã Chí Đám, Đoan Hùng, Vĩnh Phú, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú.

10. Đỗ Thị Cúc (1993), Đình Cả xã Tiên Kiên, Phong Châu, Vĩnh Phú, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú.

11. Đỗ Thị Cúc (1993), Đình Hữu Bổ - xã Kinh Kệ, Phong Châu, Vĩnh Phú, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú.

12. Đỗ Thị Cúc (1993), Đình Hy Cương - xã Hy Cương, Phong Châu, Vĩnh Phú, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú.

13. Nguyễn Duy Hinh (2001), Góp phần nghiên cứu bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

88

14. Nguyễn Phi Hoanh (1997), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Bửu Kế (1996), Hán Việt từ nguyên, Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế. 16. Nguyễn Đức Lữ (2000), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt

Nam, Trung tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

17. Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Trung tâm ngôn ngữ, Hà Nội. 18. Lê Xuân Quang (1996), Thờ thần ở Việt Nam, tập 1,2, Nxb Hải Phòng,

Hải Phòng.

19. Ngô Huy Quỳnh (1980), Tìm hiểu nền kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

20. Ngô Huy Quỳnh (1998), Lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

21. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phú (1992), Lịch sử địa phương Vĩnh Phú, Phú Thọ.

22. Sở Văn hoá thông tin Phú Thọ - Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ (2000),Tổng tập văn nghệ gian đất Tổ, Phú Thọ.

23. Hà Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự (2002), Đình làng Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

24. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

25. Trương Thìn (2004), Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền, chùa, miếu truyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thống và hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

26. Nguyễn Mai Thoa (1995), Đình Bản nguyên xã Bản Nguyên, Phong

Châu, Vĩnh Phú, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú.

27. Nguyễn Mai Thoa(1993), Đình Cao Xá xã Cao Xá, Phong Châu, Vĩnh Phú, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú.

89

28. Nguyễn Anh Tuấn (1986), Khảo sát di tích đình Đào Xá, Thanh Thuỷ, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú.

29. Nguyễn Anh Tuấn (1991),Đình Lâu Thượng - một di tích lịch sử có giá trị

- Những phát hiện mới về khảo cổ học, Sở Văn hoá thông tin, Vĩnh Phú.

30. Quảng Tuệ (2002), Một số phong tục nghi lễ dân gian truyền thống Việt Nam,Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

31. Trịnh Cao Tưởng (1989),“Kiến trúc đình làng”, Khảo cổ học (2), tr.22-23. 32. UBND tỉnh Phú Thọ, Đề án bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá tỉnh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng ở tỉnh phú thọ (Trang 85)