Bố cục không gian mặt bằng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng ở tỉnh phú thọ (Trang 39)

7. Bố cục của đề tài

2.2.1. Bố cục không gian mặt bằng

Các ngôi đình làng ở Phú Thọ đều gắn liền đời sống mỗi cộng đồng dân cư, gắn liền với các hoạt động chung của xóm làng. Hơn thế nữa, các ngôi đình có thể coi là biểu tượng của làng, là nơi linh thiêng trong tâm thức của mỗi người dân trong làng. Chính vì thế, các ngôi đình đều được lựa chọn đặt ở một nơi tương ứng với vị thế của ngôi đình ở trong làng.

Như tất cả các ngôi đình vùng thượng châu thổ sông Hồng, các ngôi đình trên đất Phú Thọ khi dựng cũng được chọn một khu đất được coi là linh thiêng nhất làng. Chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, trong đó có thuật phong thuỷ và thuyết âm dương - ngũ hành, các cụ ta xưa đều chọn gò cao của làng, còn gọi là mảnh đất có hình con rùa. Cha ông ta xưa rất coi trọng việc chọn đất dựng đình và thế đất đó còn lưu lại trong câu ca:

Thè lè lưỡi tri không ai thì nó Khum khum gọng vó không nó thì ai

Địa hình trung du miền núi đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các làng xóm ở Phú Thọ xây dựng đình trên những gò cao. Vì thế, các ngôi đình làng ở Phú Thọ hầu hết nằm trên những gò đất cao ráo. Những làng ven sông còn có

35

một địa thế khác để dựng đình, đó là những bãi bồi lớn ở ven sông. Đất dựng đình và đất dựng đền, miếu đều là những khu đất linh thiêng, nhưng nếu đất dựng đền miếu chủ yếu dựng ở những nơi theo sự tích, thân thế của các vị thần thì đất dựng đình lại dựa trên những hiểu biết địa lý, đôi khi con người phải tác động thêm vào bằng những việc làm chủ quan. Đình làng bao giờ cũng được xây dựng hướng ra ao hồ, sông đầm, nếu ở nơi nào không có ao hồ thì dân trong làng phải tổ chức đào ao hoặc kênh mương trước cửa đình.Theo quan niệm người xưa thì đình dựng trên gò cao (là yếu tố dương) ngoảnh mặt ra sông nước (yếu tố âm), thể hiện sự kết hợp âm dương hài hoà. Đình làng hướng ra sông nước thì cả làng làm ăn, sinh sống thuận lợi. Đây cũng là quan niệm truyền thống chọn đất dựng đình nói chung của người Việt.

Đối với mỗi miền quê thì việc chọn hướng đình có ý nghĩa rất quan trọng. Quan niệm về sự quan trọng của hướng đình đối với dân làng còn lưu truyền trong cao ca dao:

Toét mắt là lại hướng đình Cả làng cùng toét riêng mình em đâu.

Đình làng thường được dựng theo hướng Đông - Nam, Tây - Nam, hướng Tây - Bắc, hướng Đông - Bắc ít khi được lựa chọn. Nhưng còn có một yếu tốt nữa mà các cụ rất chú ý khi chọn hướng đình, đó là hướng về núi Nghĩa Lĩnh. Vì hướng về núi thiêng mà nhiều ngôi đình có thể quay mặt về hướng Tây hoặc hướng Bắc.

Như chúng ta đều biết, các kiến trúc nhà gỗ truyền thống của người Việt thường có bố cục mặt bằng theo một số kiểu chính mà ta thường gọi theo chữ Hán - là các kiểu bình đồ chữ “Nhất” (一), chữ “Tam” (三), chữ “Công” (工), chữ “Môn” (門)... Tổng thể mặt bằng của các ngôi đình làng ở Phú Thọ cũng vậy, các ngôi đình làng ở Phú Thọ được xây dựng chủ yếu là theo hình chữ “Nhất”(一), chữ “Đinh” (丁), chữ “Nhị” (二), chữ “Công” (工), đặc biệt

36

có một ngôi đình là đình Quang Húc dựng theo hình chữ “Khẩu”(口), đây là

một kiểu kiến trúc ít gặp khi tìm hiểu về đình làng.

Trong số các công trình nghiên cứu về đình, người ta có thể căn cứ vào bố cục mặt bằng để rút ra nhận xét về niên đại các công trình. Các ngôi đình có kiến trúc chữ “Nhất”(一) thường được dựng sớm hơn. Những ngôi đình

này thường thờ các vị thành hoàng là những vị có từ thời Hùng Vương, thời An Dương Vương, thời Hai Bà Trưng. Ta có thể dẫn chứng đình An Thái có kiến trúc chữ “Nhất” thờ Ất Sơn, Viên Sơn, Áp Đạo Quan đại vương. Đình Phượng An thờ Quý Minh đại vương, Ât Sơn, Viễn Sơn, Áp Đạo Quan đại vương cũng có kiến trúc chữ Nhất. Đình Hạ Bì Thượng thờ Hà Hoàng thời An Dương Vương có công đánh giặc Triệu; Đình Xuân Dương thờ Hà Tính (anh Hà Hoàng) cũng được xây dựng theo kiến trúc chữ “Nhất”. Đặc biệt ở Phú Thọ có một loại kiến trúc độc đáo, đó là các ngôi đình một toà, (có thể tạm gọi là kiến trúc chữ “Nhất” cũng được), nhưng các ngôi đình này được thờ dọc. Có thể kể ra một số ngôi đình thờ đọc tiêu biểu trên đất Phú Thọ là: Đình Làng Thao (Ngọc Quan - Đoan Hùng) có 2 gian thờ dọc; Đình Thượng (Yên Kiện - Thanh Ba) có 3 gian thờ dọc; Đình Trắng (Hậu Bổng-Hạ Hoà) có 4 gian thờ dọc; Đình Bình Bộ (Bình Bộ - Phù Ninh) có 5 gian thờ dọc. Số gian của mỗi đình thờ dọc không giống nhau. Nếu ta lý giải do đình hẹp nên thay vì thờ ngang người ta phải thờ dọc thì có thể hiểu được đối với các ngôi đình chỉ có 2 gian, nhưng các ngôi đình có 3 gian, 4 gian thậm chí 5 gian thì thật không thoả đáng. Chỉ có thể giải thích thờ dọc là một đặc điểm khác biệt của đình làng ở Phú Thọ. Kiến trúc một toà thờ dọc là khá phổ biến ở Phú Thọ, 12 ngôi đình thờ dọc trong số 42 ngôi đình có kiến trúc chữ “Nhất”.

Theo nghiên cứu thì nhiều ngôi đình làng có mặt bằng theo bình đồ chữ Nhất về sau do nhu cầu mở rộng chức năng và quy mô của đình, nhiều ngôi đình được xây dựng thêm, dần dần đưa đến sự xuất hiện của các ngôi đình có

37

kiểu kiến trúc theo những chữ có nhiều nét hơn như chữ “Nhị”, chữ “Tam”, chữ “Công”, chữ “Môn”, chữ “Đinh”.

Từ ngôi đình chữ “Nhất” (一) (thờ ngang), người ta có thể xây dựng

thêm phần hậu cung, phần chuôi vồ để thành kiến trúc chữ “Nhị” (二), chữ “Đinh”(丁) hoặc chữ “Công” (工). Phổ biến nhất là kiến trúc chữ “Đinh” (丁). Do tu sửa người ta có thể làm biến dạng ngôi đình, đặc biệtlà xây dựng thêm hậu cung (phổ biến dưới thời Nguyễn) đã làm cho kiến trúc chữ “Đinh” (丁) trở nên phổ biến. theo thống kê, có khoảng 60 ngôi đình ở Phú Thọ hiện nay có kiến trúc chữ “Đinh” (丁).

Trong số các ngôi đình làng ở Phú Thọ thì đặc biệt xuất hiện kiến trúc chữ “Khẩu” (口), một kiến trúc ít gặp trong bố cục mặt bằng đình làng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng ở tỉnh phú thọ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)