1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích chứng khoán HPG công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

18 782 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 90,79 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 1.1. Phân tích kinh tế vĩ mô 1.1.1. Mô trường chính trị pháp luật Ở nước ta hiện nay, chúng ta vận dụng mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của chính phủ. Do vậy, vai trò của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế là rất lớn. Nước ta là một nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa với sự lãnh đạo của duy nhất của Đảng, do đó Việt Nam có một nền chính trị ổn định, thu hút được một số lượng nhà đầu tư rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó nhu cầu của việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng tăng cao, thúc đẩy ngành vật liệu xây dựng phát triển. Doanh nghiệp có thể nắm bắt được những cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần của mình. Hệ thống pháp luật, thông tư, nghị định, luật mới… của nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của nhà nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Đồng thời hệ thống pháp luật duy trì sự ổn định, tạo niềm tin rất lớn cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn còn một số những tồn tại cần được bổ sung và chỉnh sửa một cách hợp lý để tăng cường tín đồng bộ và thống nhất. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đều chịu sự quản lý của Luật doanh nghiệp, Luật môi trường, Luật tài nguyên khoáng sản, và các luật khác liên quan. Ngoài ra các văn bản liên quan đến chính sách đến ngành vật liệu xây dựng cơ bản, chính sách xuất nhập khẩu… cũng chưa được nhất quán, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược và các chính sách kinh doanh.

Trang 1

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

1.1 Phân tích kinh tế vĩ mô

1.1.1 Mô trường chính trị pháp luật

Ở nước ta hiện nay, chúng ta vận dụng mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của chính phủ Do vậy, vai trò của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế là rất lớn Nước ta là một nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa với sự lãnh đạo của duy nhất của Đảng, do đó Việt Nam có một nền chính trị ổn định, thu hút được một số lượng nhà đầu tư rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau Từ đó nhu cầu của việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng tăng cao, thúc đẩy ngành vật liệu xây dựng phát triển Doanh nghiệp có thể nắm bắt được những cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần của mình

Hệ thống pháp luật, thông tư, nghị định, luật mới… của nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của nhà nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay Đồng thời hệ thống pháp luật duy trì sự ổn định, tạo niềm tin rất lớn cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn còn một số những tồn tại cần được bổ sung và chỉnh sửa một cách hợp lý để tăng cường tín đồng bộ và thống nhất Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đều chịu sự quản lý của Luật doanh nghiệp, Luật môi trường, Luật tài nguyên khoáng sản,

và các luật khác liên quan Ngoài ra các văn bản liên quan đến chính sách đến ngành vật liệu xây dựng cơ bản, chính sách xuất nhập khẩu… cũng chưa được nhất quán, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược

và các chính sách kinh doanh

1.1.2 Môi trường văn hóa, xã hội và dân số

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, bởi nó giúp doanh nghiệp hoạch định được chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị, phân phối và quảng cáo một cách có

Trang 2

Việt Nam là một nước đông dân, có dân số trẻ, đây sẽ là một thị trường lao động đầy tiềm năng, bên cạnh đó lối sống cũng chuyển biến theo xu hướng hiện đại làm cho nhu cầu phục vụ cao hơn Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng một thị trường trẻ và năng động, thích ứng nhanh với các sản phẩm mới, có những nguồn nhân lực dồi dào Do tốc độ đo thị hóa cao cũng kèm theo nhu cầu đầu tư vào xây dựng ngày càng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn Tuy nhiên, Việt Nam có tới 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa, quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, và những phong tục tập quán khác nhau sẽ gây ra những khó khăn chodoanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược của các công ty

1.1.3 Môi trường tự nhiên

Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió nùa, hệ thống giao thông thuận tiện, giáp biên giới với Lào, Campuchia, Trung Quốc tạo

cơ hội lớn cho việc giao thương buôn bán… bên cạnh đó Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú

Tuy nhiên, trong những năm gần đây nguồn tài nguyên nước ta đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự ô nhiễm môi trường, khai thác bừa bãi đã làm nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và trở nên khan hiếm, buộc nhà nước đưa ra những chính sách can thiệp vào, làm cho những doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong quá trình khai thác

1.1.4 Môi trường công nghệ

Yếu tố công nghệ là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay Việt Nam đang mở rộng quan hệ kinh tế, sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam, doanh nghiệp nào đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì

sẽ có lợi thế cũng như cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp, bởi với công nghệ mới sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giá rẻ, chất lượng tốt hơn, nhiều mẫu mả hơn qua đó sẽ tạo ra thị trường mới cho sản pẩm

và dịch vụ của công ty

Trang 3

Tuy nhiên, sự xuất hiện của công nghệ mới đả làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các sản phẩm thay thế sẽ đe doạ các sản phẩm truyền thống, tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp đổi mới cộng nghệ làm cho vòng đời công nghệ thu hẹp, càng làm tăng áp lực cho các doanh nghiệp phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước đây

1.1.5 Ảnh hưởng các yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng Các yếu tố kinh tế đó là: tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất cơ bản, tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân, chính sách tín dụng, tiền lương, thu nhập bình quân… Một nền kinh tế ổn định và bền vững là môi trường kinh doanh thuận lợi cho các cá thể trong nền kinh tế

1.2 Phân tích ngành

1.2.1 Đặc thù hoạt động kinh doanh ngành vật liệu xây dựng.

Qua phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng, có thể nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng có 1 số đặc thù riêng như sau:

Nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngành sẽ tăng cao Ngược lại, tình hình khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công tình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện… điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng

Trình độ công nghệ quyết định lợi thế cạnh tranh Đứng trên giác độ của người sử dụng khi có nhu cầu xây dựng một công trình thì đa số họ có tâm lý quan tâm nhiều đến chất lượng, giá cả của các nguyên vật liệu phục vụ công trình Đối với các công trình có khối lượng thi công lớn, một sự biến đổi nhẹ về giá cả có thể làm cho chi phí của công trình thay đổi đáng kể Để giải quyết bài

Trang 4

toán nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thì công nghệ là yếu tố đóng vai trò quan trọng then chốt để tạo nên thế mạnh kinh tế của công ty Đầu tư vào công nghệ, năng lực máy móc thiết bị hay nói cách khác chính là đầu tư vào danh mục tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ làm cho giảm giá thành sản phẩm,

từ đó hạ giá thành và tăng tính cạnh tranh về giá

1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu ngành xây dựng

Thu nhập trên 1 cổ phiếu thường (EPS): phản ánh thu nhập của các cổ đông sau khi tiến hành đầu tư vào công ty Thông thường các nhà đầu tư quan tâm đến chỉ số này đầu tiên Phản ánh hiệu quả đem lại có xứng đáng với đồng vốn mà các cổ đông bỏ ra, thỏa mãn hy vọng về lợi tức đem lại cho các nhà đầu

ROE= Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sơ hữu bình quân

Chỉ số này cho biết bình quân 1 đồng vốn CSH được bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ sở hữu thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Đây là chỉ số phổ biến bởi tính đơn giản, dễ hiểu và dễ so sánh giữa các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề khác nhau hoặc giữa nhiều hoạt động đầu

tư khác nhau Chính vì vậy nó sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định tài trợ nhanh chóng

ROE của ngành xây dựng là 7%

ROA= Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

Chỉ số này cho biết bình quân 1 đồng tài sản bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lời Chỉ

số này xác định công ty có thể tạo ra một tỷ suất lợi nhuận ròng đủ lớn trên những tài sản của mình

ROA của ngành xây dựng là 2%

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

Trang 5

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát

Tên giao dịch đối ngoại: Hoa Phat Group Joint Stock Company

Logo của công ty:

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phố Nối A, Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên

Điện thoại: (84321) 394 2884, Fax: (84321) 394 2613

Webside: http://www.hoaphat.com.vn

Email: hoaphatgroup@hoaphat.com.vn

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0900189284

Vốn điều lệ: 4.886.431.750.000 đồng

Mã chứng khoán: HPG

Sàn niêm yết: HOSE

Ngày bắt đầu niêm yết: 15/11/2007

Số lượng cổ phiếu lưu hành: 488.643.175 cổ phiếu

Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Tuấn Dương, chức vụ Phó Chủ tịch HDDQT – Tổng Giám Đốc

Người công bố thông tin: Bà Vũ Thanh Thủy chức vụ thành viên Ban kiểm soát

Ban lãnh đạo công ty: - Hội đồng quản trị:

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Ông Doãn Gia Cường, Phó Chủ tịch Ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch

Trang 6

Ông Hoàng Quang Việt, Ủy viên Ông Nguyễn Ngọc Quang, Ủy viên Ông Tạ Tuấn Quang, Ủy viên Ông Hans Christian Jacobsen, Ủy viên Ông Andy Ho, Ủy viên

Ông Nguyễn Việt Thắng, Ủy viên

- Ban giám đốc:

Ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám Đốc Ông Nguyễn Việt Thắng, Phó Tổng GĐ

Bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Phó Tổng GĐ

Bà Lý Thị Ngạn, Kế Toán Trưởng

- Ban kiểm soát:

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng Ban

Bà Trương Nữ Minh Ngọc, Ủy viên Ông Lê Tuấn Anh, Ủy viên

Bà Đặng Thị Minh Loan, Ủy viên

Bà Vũ Thanh Thủy, Ủy viên

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn

Hòa Phát

Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam

Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, với Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát - Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995) - Công ty CP Nội thất Hòa Phát, Ống thép (1996) - Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát, Thép (2000) - Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát, Điện lạnh (2001) - Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát và thành lập Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát

Năm 2007 Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty

Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành

Trang 7

viên và Công ty liên kết Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG Sau thời điểm tái cấu trúc, Hòa Phát có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong đó nổi bật nhất là triển khai Dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép tại Hải Dương với công nghệ sản xuất thép thượng nguồn và tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản để tạo đầu vào cho sản xuất thép

Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 3 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam Tính đến tháng 3/2014, Tập đoàn Hòa Phát có 13 Công

ty thành viên với các lĩnh vực hoạt động chính là Sản xuất Thép – Khai thác khoáng sản – Sản xuất than coke - Kinh doanh Bất động sản – Sản xuất nội thất – Sản xuất máy móc, thiết bị xây dựng với các Nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, TPHCM, Bình Dương Sản xuất thép

và các sản phẩm liên quan như than coke, quặng sắt chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn Nội thất Hòa Phát là một thương hiệu uy tín với thị phần lớn nhất Việt nam về hàng nội thất văn phòng Ngoài ra kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp, khu đô thị cũng là một lĩnh vực mũi nhọn của Tập đoàn.Doanh thu hàng năm của Tập đoàn Hòa Phát đạt khoảng 900 triệu USD và phấn đấu năm 2014 đạt mức 1,2 tỷ đô la Mỹ

2.1.3 Các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh

Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép; sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp; sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống Inox;

Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu; luyện gang, thép; Đúc gang, sắt, thép;

Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu;

Khai thác và thu gom than non; khai thác quặng sắt, bô xít, các kim loại quý hiếm; khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; sản xuất than cốc, thạch cao, vôi, kim loại màu và kim loại quý; đúc sắt thép và kim loại màu

Trang 8

Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ, buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép các loại, vật liệu xây dựng, đồ nội thất

Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện

tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí;

Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị Ngoài ra còn kinh doanh bất động sản

2.1.4 Cơ cấu sở hữu và các cổ đông lớn của Công ty

Bảng 1: Cơ cấu sở hữu cổ phần của Công ty Cổ phần

Tập đoàn Hòa Phát

Bảng 2: Các cổ đông lớn của Công ty Cổ phần

Tập đoàn Hòa Phát

Nhóm Deutsche Bank và

Deutsche Asset

(Nguồn: www.hoaphat.vn)

2.1.5 Vị thế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Hòa Phát là tập đoàn sản xuất và kinh doanh đa ngành với nhiều sản phẩm công nghiệp và dân dụng trọng điểm, thiết yếu của Việt Nam Tập đoàn đứng thứ 7 trong Top 10 DNTN lớn nhất và thứ 47 trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Trang 9

Tập đoàn là chủ đầu tư của Khu công nghiệp Phố Nối A (tỉnh Hưng Yên) với tổng diện tích 390 ha tại một vị trí hết sức thuận lợi, hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư đặt nhà máy sản xuất kinh doanh

Hòa Phát là doanh nghiệp dẫn đầu về sản xuất và cung ứng thiết bị nội thất, chiếm 40% thị trường nội địa

Về sản xuất thép, HPG là DN thép lớn thứ hai Việt Nam với thị phần 15.2

% về thép xây dựng (năm 2014) Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 2013 lên tới 68%

so với năm trước

2.2 Phân tích báo cáo tài chính của công ty

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty

Khởi đầu từ công ty buôn bán máy móc xây dựng, hiện tại Hòa Phát đã trở

Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG Sau thời điểm tái cấu trúc, Hòa Phát

có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong đó nổi bật nhất là triển khai Dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép tại Hải Dương với công nghệ sản xuất thép thượng nguồn và tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản để tạo đầu vào cho sản xuất thép Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 3 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam

Trang 10

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Đơn vị: đồng

Số tiền Tỷ

trọ ng (%)

Số tiền Tỷ

trọ ng (%)

Số tiền Tỷ

trọ ng (%)

A TÀI SẢN NGẮN

HẠN

I Tiền và các khoản

tương đương tiền

II Các khoản đầu

tư tài chính ngắn

hạn

III Các khoản phải

thu ngắn hạn

- Phải thu khách

hàng

- Trả trước cho

người bán

- Các khoản phải

thu khác

- Dự phòng phải thu

khó đòi

IV Hàng tồn kho

V Tài sản ngắn hạn

khác

- Chi phí trả trước

ngắn hạn

10.220.788.3 45.768 1.294.493.70 0.487

219.951.513.

600

1.646.343.63 7.635

1.150.508.51 0.152 381.695.830

688 292.729.021

071 (178.589.724

256)

6.822.077.23 8.740 237.922.255.

53, 74 6,8

1,1 6

8,6 6

6,0 5 2 1,5 4 0,9 4

35, 87 1,2 5

0,2

12.402.515.3 38.144 2.125.322.39 0.697

387.793.671.

402

1.629.428.54 7.084

1.258.518.27 8.675 350.774.484

077 34.778.986.7 69 (14.643.202.4 37)

8.029.575.28 9.191 230.395.439.

53, 74 9,2

1,6 8

7,0 6

5,4 5 1,5 2 0,1 5 0,0 6

34, 8 0,9 98

11.745.859.3 65.753 2.026.280.46 7.705

506.641.791.

271

1.719.569.64 5.827

1.247.341.50 1.375 457.068.881

547 55.961.139.2 32 (40.801.876.3 27)

7.386.389.04 8.165 106.978.412.

53, 17 9,1 7

2,2 9

7,7 8

5,6 5 2,7 0,2 5 0,1 8

33, 4 0,4 8

Ngày đăng: 24/09/2015, 22:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w