1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động của logistics 3PL của các doanh nghiệp logistics việt nam giai đoạn 2008 2012 và định hướng phát triển đến năm 2020

107 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 4,72 MB

Nội dung

Điều 233 Luật thương mại 2005 nói rằng: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CỦA LOGISTICS 3PL

HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

Gi ảng viên hướng dẫn :PGS.TS Nguy ễn Phú Tụ

Sinh viên th ực hiện : Đoàn Thị Thắm

TP H ồ Chí Minh,Tháng 8/2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CỦA LOGISTICS 3PL

HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

Gi ảng viên hướng dẫn :PGS.TS Nguy ễn Phú Tụ

Sinh viên th ực hiện : Đoàn Thị Thắm

TP H ồ Chí Minh,Tháng 8/2015

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu và kết

luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác.Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Sinh viên thực hiện

ĐOÀN THỊ THẮM

Trang 4

L ỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ

trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt

thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Quý thấy cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đại Học Công Nghệ TP HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn

kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường và đặc biệt trong thời gian thực tập vừa qua, Nhà trường đã tổ chức cho chúng em được tiếp xúc trực tiếp với hoạt động tại các doanh nghiệp mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Phú Tụ đã tận tâm hướng dẫn cho chúng em trong thời gian qua Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài báo cáo của em rất khó có thể hoàn thiện được Một làn nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy

Do những hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tập không dài nên bài viết không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này

Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy cô để tiếp tục dẫn dắt và giảng dạy cho sinh viên chúng em Em cũng xin gửi lời chúc thành công đến quý công ty TNHH XNK Nguyên Đức, chúc Quý công ty càng ngày càng phát triển tốt đẹp và luôn đạt được những kết quả kinh doanh như mong đợi

Trang 5

NH ẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

H ọ và tên sinh viên : Đoàn Thị Thắm

Khoá : 2014 - 2015

Nhận xét :

Gi ảng viên hướng dẫn

Trang 6

M ỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH x

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS 3

1.1 Khái niệm,tầm quan trọng và các tác nhân tác động đến hoạt động Logistics 3

1.1.1 Các khái niệm về hoạt động Logistics 3

1.1.2 Tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Logistics 5

1.2.Khía cạnh pháp lý dịch vụ logistics liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ logistics 9

1.3.Nhà cung cấp dịch vụ Logistics 3PL 10

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm logistics 3PL 10

1.3.2 Vai trò của công ty logistics 3PL 11

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp hoạt động logistics 3PL 12

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 3PL TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 -2012 18

2.1 Thực trạng hoạt động logistics 3PL tại thị trường VN 18

2.1.1 Quá trình hoạt động 18

2.2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics ở một số quốc gia 48

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS 3PL CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 53

3.1.Định hướng phát triển logistics ở Việt Nam đến năm 2020 53

3.2.Giải pháp về logistics 3PL tại Việt Nam 59

3.3.Kiến nghị với nhà nước: 65

KẾT LUẬN 69

PHỤ LỤC A 71

PHỤ LỤC B 72

Trang 7

PHỤ LỤC C 83

Trang 8

DANH M ỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký t ự

Unescap Economic and

3PL Third Party

Logistics

logistics theo hợp đồng

FCL Full container

load

Container hàng đầy

Là một hệ thống quy trình, được tạo ra để hướng dẫn và duy trì chất lượng công việc Quy trình chuẩn giúp tránh khỏi các sơ sót nếu làm theo đúng các bước trong quy trình, nó cũng giúp người mới nhanh chóng làm quen với môi trường làm việc Các quy trình thao tác chuẩn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm y tế, hàng không, kỹ thuật, giáo dục, công nghiệp và cả quân sự

RF Reefer Container lạnh

B/L Bill of lading Vận đơn đường

biển D/O Delivery Order Lệnh giao hàng

Trang 9

Ký t ự

CY Container Yard Bãi container hàng

nhằm mục đích nâng cao hiệu

quả hoạt động và hiệu quả quản

lý toàn diện của doanh nghiệp Nói cách khác, ERP là Phần

Mềm phục vụ tin học hóa tổng

thể doanh nghiệp Đây chỉ là một cách nhìn “dễ hiểu” về khái niệm ERP Trên thực tế, khái niệm ERP theo chuẩn quốc tế giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn

lực, các nguồn lực bao gồm nhân

lực (con người), vật lực (tài sản, thiết bị ) và tài lực (tài chính) MTO Multimodal

Transport

Operator

Người kinh doanh

vận tải đa phương

thức FIATA Vietnam Freight

Trang 10

DANH SÁCH CÁC B ẢNG SỬ DỤNG

Bảng 2.1: Thị trường Logistics Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011 19

Bảng 2.2: Đánh giá một số kho mẫu trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phân phối của một công ty minh họa tại TP.HCM năm 2008 21

Bảng 2.3: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo hình thức vận tải giai đoạn

Bảng 2.7: Các cảng biển quốc tế của Việt Nam năm 2009 27

Bảng 2.8: Đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng Logistics ở Việt Nam 44

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BI ỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH

ẢNH

Bi ểu đồ:

Biểu đồ 2.1 : Dự đoán tỷ lệ gia tăng các dịch vụ Logistics trong tương lai 20

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải giai

Sơ đồ 1.1: Kiểm soát dòng vận động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp 4

Sơ đồ 1.2 Vai trò trung gian nhà cung cấp dịch vụ logictics 3PL 10

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ về quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đường

Trang 12

L ỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do ch ọn đề tài:

Trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, tính hiệu quả trong hoạt động là chủ

yếu then chốt quyết định sự thành công của công nghiệp Các nhà quản trị doanh nghiệp đã đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để đạt được hiệu quả trong toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng

của quá trình phân phối Logistics đã ra đời như một giải pháp hữu hiệu để giúp doanh nghiệp giải quyêt vấn đề và đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp

Hiện nay, để đạt được hiệu quả cao hơn và sử dụng tối ưu nguồn lực có hạn của mình, các doanh nghiệp đang gia tăng việc chuyển sang thuê ngoài các dịch vụ Logistics từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp - “ dành cho mình những công việc mà mình sẽ thực hiện tốt hơn những người khác và chuyển giao phần việc mà người khác làm tốt hơn mình” Chính vì vậy, sự xuất hiện và tồn tại của các doanh nghiệp Logistics là một tất yếu của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế

thế giới Việt Nam được đánh giá là một thị trường Logistics tiềm năng và đang ngày càng mở rộng sau khi nước ta ra nhập WTO cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài Để đáp ứng mức nhu cầu khổng lồ đó, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam ra đời bên cạnh sự xuất hiện của hàng loạt các công ty Logistics toàn cầu có tiềm lực tài chính như APL, UPS Trước khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Logistics trong nước có thể dễ dàng cạnh tranh và tham gia vào thị trường nội địa dưới sự bảo hộ của nhà nước Tuy nhiên, sau khi cam kết mở

của hoàn toàn ngành dịch vụ Logistics trong vòng 7 -10 năm sau khi gia nhập WTO được thực hiện thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khi mà họ được phép hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước

Trước thực tế đó, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam phải ý thức được khả năng của mình cũng như những cơ hội và thách thức mang lại khi thị trường được

tự do hóa để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh

và mở rộng thị trường doanh nghiệp Để làm sáng tỏ những vấn đề này cũng như

đáp ứng nhu cầu học tập, em lựa chọn thực hiện đề tài: ”Hoạt động của logistics

hướng phát triển đến năm 2020.”

Trang 13

2 M ục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng kinh doanh Logistics của các công ty Việt Nam hiện nay (với tư cách 3PL) đồng thời với việc đánh giá thực hiện vai trò của Logistics đối với kinh tế quốc gia trước xu thế chung của thế giới

Định hướng cho sự phát triển của các doanh nghiệp 3PL đến năm 2020 cũng như đề xuất giải pháp cho những vấn đề tồn tại giúp các doanh nghiệp Logistics

Việt Nam cạnh tranh và phát triển trong môi trường WTO

a) Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu tập trung vào hoạt động Logistics 3PL tại các doanh nghiệp logistics 3PL tại Việt Nam

Không gian: Các doanh nghiệp logistics 3PL tại Việt Nam

Nội dung: Khóa luận chỉ nghiên cứu Logistics 3PL lĩnh vực vận tải tại các doanh nghiệp Logistics Việt Nam

Thời gian: Tập trung giai đoạn 2008 - 2012

Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh

Nguồn dữ liệu thu thập từ: Tổng cục thống kê, Viện Nghiên cứu và phát triển – Đại học Kinh tế quốc dân, Internet

5 K ết cấu đề tài:

Trang 14

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS

Logistics

Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ

“Marketing”, từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác

Bởi vì bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó Nhưng rất nhiều công ty giao nhận vận tải lại được đăng ký là ví dụ như AB Logistics như vậy vô tình công ty có thể được hiểu là nhà cung cấp dịch vụ Logistics, mà không biết logistics là gì?

Một số định nghĩa Logistics là hoạt động hậu cần trong quân sự, số khác lại định nghĩa là nhà cung ứng các dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hóa v.v và chúng ta thấy rằng đây giống như là một cái áo thời trang mà công ty giao nhận vận

tải hàng hóa nào cũng muốn có để tăng thêm sức mạnh cho mình

V ậy Logistics là gì?

Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này:

Theo Unescap (Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – thái Bình Dương) thì

“Logistics là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình

sản xuất thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu

thụ theo yêu cầu của khách hàng.”

“Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi

xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng” (Nguồn: World Marintime University – Đại học Hàng Hải Thế Giới, D Lambert 1998) Logistics diễn tả toàn bộ quá trình nguyên vật liệu và thành phẩm đi vào, qua

và đi ra khỏi doanh nghiệp:

Trang 15

Sơ đồ 1.1: Kiểm soát dòng vận động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

(Nguồn: World Marintime University – Đại học Hàng Hải Thế Giới, D Lambert 1998)

Tuy nhiên, ở nước ta khái niệm Logistics chưa được hiểu một cách đúng đắn Người ta cho rằng logistics chỉ là hậu cần hoặc đơn thuần là sự kết hợp giữa vận tải

và kho vận Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn xem nhẹ logistics Năm

1997, Việt Nam có văn bản pháp luật đầu tiên định nghĩ về hoạt động này tại luật thương mại “Logistic là tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm giao

nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao” (theo Lê Hồng Tiệm,– “Dịch

vụ Logistics ở Việt Nam”, tạp chí Kinh tế & dự báo, tháng 06/2011)

Điều 233 Luật thương mại 2005 nói rằng: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy

tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Thực ra Logistic được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành không chỉ trong Quân sự từ rất lâu, được hiểu là hậu cần, mà nó còn được áp dụng trong sản xuất

Trang 16

tiêu thụ, giao thông vận tải v v Vì vậy trên cơ sở Logistics tổng thể (Global Logistics) người ta chia hoạt động Logistics thành:

- Logistics quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management Logistics)

- Logistics quản lý vận chuyển hàng hóa (Transportation Management Logistics)

- Logistics về quản lý lưu kho, kiểm kê hàng hóa, kho bãi (Warhousing/ Inventery Management Logistics)

Như vậy quản lý Logistics là sự điều chỉnh cả một tập hợp các hoạt động của nhiều ngành cùng một lúc và chỉ khi nào người làm giao nhận có khả năng làm tất

cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi,

thủ tục hải quan, phân phối mới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ logistics

Môi trường kinh doanh ở mỗi nước là khác nhau, và văn hóa cũng như vậy Điều này đã ảnh hưởng đến việc tiến hành và hoạt động kinh doanh Logistics Chính vì vậy các nước khác nhau thì có những quan điểm khác nhau về Logistics Theo báo “Kinh tế & phát triển” số 197 tháng 11 năm 2013 có nêu “Logistics

có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia Ở các nước phát triển, dịch vụ logistics thường chiếm 8% đến 12% GDP, trong khi ở Trung Quốc là 19%, nhiều nước lên đến 30%, riêng Việt Nam là 15% -20%.”

Nếu như trước đây logistics được coi là một nhân tố quyết định sự thắng lợi

của một cuộc chiến thì ngày nay logistics đã trở thành một phần quan trọng đem đến sự thành công trong kinh doanh Logistics đã trở thành trung tâm của hầu hết các quyết định kế hoạch và bộ phận logistics trong doanh nghiệp Sau đây ta sẽ tìm

hiểu kỹ hơn về vai trò của logisticsđối với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế:

a) Đối với nền kinh tế quốc gia

Hệ thống Logistics hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế:

- Lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế quốc dân Nếu những hoạt động này thông suốt, có hiệu quả, thì sẽ góp phần to lớn làm cho các ngành sản xuất phát triển; còn nếu những hoạt động này bị ngưng trệ thì sẽ tác động xấu đến toàn bộ sản xuất và đời sống

Trang 17

- Góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động quốc tế, do quá trình toàn cầu hoá tạo ra Các công ty xuyên quốc gia có các chi nhánh, các cơ sở sản xuất, cung ứng và dịch vụ đặt ở nhiều nơi, ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó các công ty này đã áp dụng “hệ thống Logistics toàn cầu” để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sản xuất.

- Góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo

sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên khoáng sản khác nhau và

có phương thức lao động, tập quán khác nhau, do đó cần phải có sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế sao cho phù hợp với những điều kiện riêng và tổng thể nhằm phát huy được các nguồn lực một cách hiệu quả nhất

sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế:

Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, Logistics được các nhà quản lý coi là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp

Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện…tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng:

Kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển Vì vậy muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất phải cắt giảm tất cả những chi phí không chỉ trong hoạt động sản xuất mà cả trong những lĩnh vực khác như vận tải, lưu kho phân phối hàng hoá Tất cả những hoạt động này chỉ có thể kiểm soát bằng hệ thống Logistics tiên tiến có sử dụng công nghệ thông tin hiện đại

hoạt động sản xuất kinh doanh:

Mục đích sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu Nhưng trong

Trang 18

quá trình thực hiện, người sản xuất kinh doanh còn phải đối mặt với nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, để giải quyết được phải có cơ sở để đưa ra những quyết định chính xác Nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu, thời gian nào, phương tiện vận tải nào sẽ được lựa chọn để vận chuyển, địa điểm kho chứa nguyên liệu, hàng hoá tất cả những vấn đề này muốn giải quyết có hiệu quả không thể thiếu được vai trò của Logistics

b) Đối với các doanh nghiệp

vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa điểm (Just in time):

Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm cho hàng hoá và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận Đồng thời để tránh đọng vốn, các doanh nghiệp tìm cách duy trì một lượng hàng trong kho nhỏ nhất Kết quả là hoạt động vận tải giao nhận nói riêng và lưu thông phân phối nói chung, một mặt phải đảm bảo yêu cầu giao hàng kịp thời đúng lúc (JIT), mặt khác phải tăng cường vận chuyển thực hiện mục tiêu không để hàng tồn kho Để đáp ứng yêu cầu này, giao nhận vận tải phải nhanh, thông tin kịp thời chính xác và có sự ăn khớp giữa các quá trình trong vận chuyển giao nhận

dịch vụ đa dạng, phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần:

Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dòng lưu chuyển của hàng hoá qua các giai đoạn - cung ứng - sản xuất - lưu thông phân phối

Vì vậy lúc này người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người giao nhận vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất đảm nhận thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá như: lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, cung cấp kho hàng, lưu trữ hàng,

xử lý thông tin Thậm chí cả những hoạt động khác trong quá trình sản xuất như cung cấp thông tin hay tạo ra những sản phẩm phù hợp cho các thị trường cụ thể hay các quốc gia

Và để đánh giá sự thành công của hoạt động logistics ở một quốc gia thì có

một số tiêu chí để đánh giá Điều này rất quan trọng vì một số khu vực trên thế giới

có những tài sản logistics rất quý, nó góp phần tạo nên sự phồn thịnh của một khu

Trang 19

vực đó Ngược lại, có những nơi lại rất thiếu điều kiện phát triển logistics và nơi đó

chịu thiệt thòi về mặt kinh tế và cả các khía cạnh khác nữa Các điều kiện, nhân tố

cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển logistics của một khu vực hay một quốc gia bao

gồm:

Điều kiện địa lý: Điều kiện địa lý thuận lợi là một trong những yếu tố để phát

triển logistics Các cảng tự nhiên, ví dụ như vịnh, là một trong những đặc điểm về địa lý có giá trị nhất mà bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn có được Việc phát triển đường bộ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho logistics Đất đai bằng phẳng là điều kiện lý tưởng nhất để phát triển giao thông đường bộ, còn địa hình núi hay đầm

lầy đều gây khó khăn cho giao thông đường bộ

Cơ sở hạ tầng: Việc có được điều kiện địa lý tốt cũng chưa hẳn đã có tác dụng

nếu không có cơ sở hạ tầng như đường xá, cảng biển, sân bay Muốn xây dựng cơ

sở hạ tầng thì cần phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ Tuy nhiên cơ sở hạ

tầng cũng tồn tại lâu dài và khó bị hư hại hoặc bị phá hủy

Ngu ồn nhân lực: Để phát triển hoạt động logistics thì yếu tố con người đóng

vai trò rất quan trọng Mặc dù có cơ sở vật chất tốt, công nghệ kỹ thuật cao nhưng

nếu nhân viên không biết cách sử dụng, không biết vận hành hoạt động các thiết bị máy móc công nghệ đó thì những yếu tố trên cũng như không Vì vậy, nhân viên, nguồn lực lao động cần phải được đào tạo, tái đào tạo để có được trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề giỏi, có sức khỏe và tác phong làm việc tốt Am hiểu sâu về ngành nghề logistics, thông lệ, tập quán quốc tế

Môi trường pháp lý: Các doanh nghiệp hiện tại đòi hỏi phải có một hệ thống

pháp luật với các quy định về thương mại và buôn bán, về hải quan, và về cưỡng

chế thi hành luật pháp của các hợp đồng kinh doanh Hoạt động kinh doanh và logistics đòi hỏi các doanh nghiệp và Chính phủ đề ra các quy định này Nếu không

có các quy định này thì việc kinh doanh chưa chắc đã có lãi bất chấp thực tế là cơ

sở hạ tầng hay điều kiện địa lý tốt như thế nào đi nữa Chính vì vậy, những lĩnh vực phát triển về mặt kinh tế mạnh nhất là những lĩnh vực có hệ thống pháp luật hoàn

hảo và các dịch vụ logistics đầy đủ

Bên cạnh đó các yếu tố bên trong về tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, khả năng lưu kho, phương tiện vận chuyển của các doanh nghiệp trong một khu vực

Trang 20

hay quốc gia cũng là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của

hoạt động logistics

Qua những phân tích, ta có thể thấy logistics là một nhân tố quan trọng trong doanh nghiệp bởi vì nó có liên quan trực tiếp tới nguyên liệu thô, quá trình chuyển đổi thành thành phẩm và việc phân phối thành phẩm Logistics còn cung cấp sự hỗ

trợ trên các điểm chuyển giao quyền sở hữu Ngày nay các doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường đầy sự cạnh tranh Để đạt được mục tiêu của mình là thu lợi nhuận cao thì một trong các phương tiện giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng lợi nhuận đó chính là kênh logistics Các kênh logistics cung cấp nguyên liệu thô để tạo điều kiện phát triển vận tải và cung

cấp thành phẩm cho hệ thống phân phối vật chất

vụ logistics

Đặc trưng pháp lý dịch vụ liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ logistics được thể hiện ở một số mặt sau:

Dịch vụ logistics là một loại hình dịch vụ mang tính liên hoàn, chuỗi các dịch

vụ gắn kết tương đối chặt chẽ với nhau nên thông thường, các nhà cung ứng dịch vụ logistics phải thông tin cho khách hàng từng loại dịch vụ hoặc cả chuỗi dịch vụ liên quan Bên cạnh yếu tố giá dịch vụ thì uy tín, thương hiệu và hiệu quả công việc của nhà cung ứng cũng là yếu tố quan trọng trong kinh doanh dịch vụ logistics và luôn được khách hàng quan tâm

Người kinh doanh dịch vụ logistics được hưởng các quyền và tuân thủ nghĩa

vụ đặc thù, tuy nhiên nếu họ có thực hiện khác đi các chỉ dẫn của khách hàng mà có căn cứ chính đáng (xuất phát từ lợi ích của khách hàng) thì phải thông báo ngay cho khách hàng, thực hiện trong thời gian hợp lý (theo thông lệ, tập quán quốc tế ) kể

cả trường hợp không thỏa thuận với khách hàng Ngoài ra thương nhân kinh doanh dịch vụ này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế trong vận tải quốc tế

Chi phí cho dịch vụ logistics chiếm vị trí không nhỏ trong giá trị của hàng hóa

Do đó, luật các nước cũng như Luật Thương mại Việt Nam 2005 cho phép nhà cung cấp dịch vụ logistics được quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa để trừ nợ của khách hàng Việc cầm giữ và định đoạt hàng hóa phải tuân thủ các quy định nghiêm

Trang 21

ngặt của pháp luật về mục đích, thời hạn, số lượng, bảo quản, thông báo, sử dụng tiền do định đoạt hàng hóa, bồi thường thiệt hại

Hiện nay Luật Thương mại Việt Nam 2005 mới đưa ra những quy định cơ bản chung nhất về dịch vụ logistics, vẫn chưa có nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp hoạt động cũng như để tạo hành lang pháp lý cho loại hình dịch

vụ đầy triển vọng phát triển

Dịch vụ Logistics 3PL là việc các công ty sở hữu hàng hóa outsource (đi thuê ngoài) các hoạt động logistics hoặc chuỗi cung ứng ra bên ngoài cho những công ty 3PL

Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL), theo như website Supply Chain Vision, là một công ty cung cấp các dịch vụ logistics mang tính chiến thuật

đa chiều cho khách hàng Những công ty này sẽ hỗ trợ thúc đẩy dòng chảy thiết bị, thông tin, và nguyên liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất và sản phẩm cuối cùng

từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhà bán lẻ Các dịch vụ mang tính chất chiến thuật này thường cơ bản bao gồm vận tải, dịch vụ kho bãi, gom hàng nhanh (cross- docking), quản lý tồn kho, đóng gói hay giao nhận vận tải

Sơ đồ 1.2 Vai trò trung gian nhà cung cấp dịch vụ logictics 3PL

Trang 22

Theo sơ đồ trên, có thể hiểu nhà cung cấp dịch vụ 3PL hoạt động theo hình

thức trung gian trong chuỗi cung ứng, chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối Hay nói cách khác họ là nhà cung cấp bên ngoài,

thực hiện tất cả hoặc chỉ một phần chức năng logistics cho một công ty khách hàng Thay vì chỉ tập trung vào các hoạt động vận tải, các nhà cung cấp dịch vụ 3PL cung

cấp thêm các hoạt động logistics tích hợp (intergrated logistics), hỗ trợ hoạt động trong và ngoài doanh nghiệp Các nhà cung cấp dịch vụ 3PL không sở hữu hàng hóa, chỉ giữ hàng hóa để tiến hành theo hợp đồng (nguyên liệu, hàng hóa được chuyển cho nhà cung cấp dịch vụ 3PL nhưng theo người sản xuất và người tiêu dung vẫn trao đổi thông tin và tiền với nhau)

Tư vấn những vấn đề mang tính chiến lược cho việc quản lý chuỗi cung ứng; liên quan đến những quyết định về địa điểm (lựa chọn vị trí cho cơ sở sản xuất, kho hàng và nguồn nguyên liệu), về sản phẩm (cách thức phân phối nguyên vật liệu của nhà cung cấp tới nhà máy, từ nhà máy phân phối thành phẩm tới trung tâm và cuối cùng đến tay người tiêu dùng), về hàng hóa tồn kho (cách thức quản lý hàng tồn kho), về vận tải (lựa chọn loại hình vận tải nào: đa phương thức, hàng không, đường biển hay đường sắ t)

1.3.2.2 Cung cấp dịch vụ quản lý hoạt động, vận tải hàng hóa cho khách hàng

Quản lý những hoạt động logistics như kho vận tại kho; vận tải và phân phối; vận tải giao nhận; và các dịch vụ gia tăng như đóng gói, dán nhãn, lập hóa đơn, dịch vụ tài chính và logistics ngược (reverse logistics)

1.3.2.2.1 Dịch vụ logistics kho vận:

Bao gồm những hoạt động quản lý về nguồn nhân lực, về hệ thống máy móc, công nghệ, về quá trình hoạt động nhập – xuất, sắp xếp hàng hóa trong kho, về quá trình nhận và giao hàng cho khách

Là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm làm thay đổi vị trí của con người và hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác

Phân loại:

Trang 23

 Căn cứ vào phạm vi hoạt động:

- Vận tải nội địa: đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa

- Vận tải quốc tế: hoạt động vận tải mà đối tượng vận chuyển vượt ra khỏi biên giới quốc gia

 Căn cứ vào môi trường hoạt động:

− Vận tải chở xuyên suốt

− Vận tải đơn phương thức (Unimodal Transport)

− Vận chuyển hàng hóa đa phương thức

3PL

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics là tập hợp những điều kiện, những yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc cung ứng các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp kinh doanh dịch

Trang 24

vụ logistics 3PL Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics 3PL chính là các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ logistic

Có thể phân các nhân tố ảnh hưởng đến các dịch vụ logistics thành 2 nhóm nhân tố: Nhóm các nhân tố bên ngoài và nhóm các nhân tố bên trong thuộc các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics 3PL

Đây là các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ logistics 3PL nói riêng, và do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các dịch vụ logistics Các nhân tố này bao gồm: Yếu tố chính trị, pháp luật, yếu tố kinh tế, yếu tố khoa học – công nghệ; yếu tố hạ tầng và điều kiện tự nhiên; sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics; yếu tố khách hàng (các doanh nghiệp thuê các dịch vụ logistics)

- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao

- Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước

- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội

- Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật

• Yếu tố kinh tế:

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics 3PL nói riêng Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vị rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy

Trang 25

động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics 3PL là: tốc độ tăng trưởng của GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán; chính sách tài chính, tín dụng; kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu;tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư Các yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra

cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thậm chí còn có thể làm thay đổi cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp

• Yếu tố công nghệ

Trong thời đại khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão, việc áp dụng các tiến bộ này vào sản xuất kinh doanh làm cho hiệu quả ngày càng cao hơn Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ không những cho chính doanh nghiệp mình mà còn nhằm thực hiện dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Sự phát triển của thương mại điện tử đã đưa các doanh nghiệp tiên tiến đến việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình Điều đó đã làm cho chất lượng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp cung ứng tăng lên rõ rệt và sẽ mang lại sứ cạnh tranh cao cho các doanh nghiệp có ứng dụng dịch vụ mới vào kinh doanh

• Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên

Đối với sự phát triển của các dịch vụ logistics thì yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, bến bãi ), hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng nhà kho, điện nước hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch vụ vận tải Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đặc biệt quan tâm Bởi các yếu tố như nắng, mưa, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng dịch

vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải đường biển vì nếu điều kiện không thuận thì sẽ không thực hiện được dịch vụ này, thậm chí còn gây thiệt hại lớn bởi rủi ro trong vận tải

Trang 26

biển là rất cao Bên cạnh đó cũng phải kể đến ảnh hưởng của sự khan hiếm của các nguyên, nhiên vật liệu, sự tăng của chi phí, năng lượng

• Sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics

Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng gay gắt thì loại hình dịch vụ logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ logistics càng được nâng cao Khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải xem xét đối thủ của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh như thế nào Trong thời gian qua cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định hướng mở cửa kinh doanh dịch vụ logistics 3PL Số lượng các doanh nghiệp logistics được mở ngày càng nhiều và dẫn đến cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước mà còn

có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài

3PL

Đây là những yếu tố chủ quan của doanh nghiệp có thể kiểm soát được, bao gồm các nhân tố: tiềm lực doanh nghiệp, hệ thống thông tin, nghiên cứu và phát triển

• Tiềm lực doanh nghiệp

Tiềm lực doanh nghiệp thể hiện ở nhiều mặt: quy mô của doanh nghiệp; cơ sở vật chất kỹ thuật; cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo; tài năng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của các nhà lãnh đạo; trình độ tay nghề, sự thành thạo kỹ thuật, nghiệp vụ lao động; tiềm lực tài chính, khả năng huy động vốn

Trang 27

Doanh nghiệp có quy mô lớn thì có khả năng cung ứng các dịch vụ logistics với nhiều loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng của dịch vụ, có thể hoạt động trên phạm vi thị trường lớn, cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng khác nhau cùng lúc

Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có đầy đủ, đảm bảo thì mới có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu với chất lượng tốt Với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics thì các cơ sở vật chất kỹ thuật phải

kể đến là: phương tiện vận tải, kho bãi, máy móc thiết bị phục vụ đóng gói; bảo quản hàng hóa

Người lãnh đạo doanh nghiệp phải có tài năng, trình độ quản lý sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đi lên, ngày càng phát triển Ngược lại, doanh nghiệp sẽ ngày càng đi xuống thậm chí dẫn đến phá sản

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, các nhân viên là người trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng Vì vậy, đây là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của dịch vụ logistics Tài chính có thể coi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp logistics cũng như sự phát triển của các dịch vụ logistics Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần một nguồn tài chính lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng: phương tiện vận tải, kho bãi Có nguồn tài chính lớn doanh nghiệp mới có thể mở rộng quy mô, đa dạng các dịch vụ cung ứng cho khách hàng

• Hệ thống thông tin

Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thu thập thông tin về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì yếu tố thông tin là quan trọng Thu thập được thông tin thiết thực, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh Cũng từ đó có các quyết định, các chính sách và chiến lược kinh doanh thích hợp

• Nghiên cứu và phát triển

Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tuy chi phí tốn kém song hoạt động nay đem lại kết quả ngoạn mục nhất Nó giúp doanh nghiệp: đổi mới, đa dạng hóa

và phát triển các loại hình dịch vụ logistics; hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và phương thức cung ứng dịch vụ cho khách hàng; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động Các doanh nghiệp cần nắm vững được tầm quan trọng của

Trang 28

yếu tố này để đầu tư thích đáng và thu được thành công trong hoạt động kinh doanh của mình

Như vậy, qua nghiên cứu tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics 3PL, chúng ta cũng thấy được ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển của dịch logistics Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics càng phát triển thì các dịch vụ logistics ngày càng phát triển

Nội dung chương 1, giới thiệu chung về dịch vụ Logistics đối với loại hình doanh nghiệp 3PL logistics nói chung và loại hình 3PL nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Bên cạnh đó, chương cũng giới thiệu những đặc điểm của quá trình phát triển và các yếu tố cần thiết của sự phát triển ngành Logistics 3PL Từ đó, đưa ra cái nhìn khái quát về hoạt động logistics 3PL trên cơ

sở lý thuyết

Trang 29

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 3PL TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 -2012

Theo kết quả khảo sát của bộ phận nghiên cứu và tư vấn của công ty SCM trong năm 2008 thì các DN VN có xu hướng thuê ngoài các công đoạn logistics (chiếm 92% số công ty tham gia và phản hồi cuộc khảo sát) Các công ty phản hồi cho biết việc thuê ngoài các công đoạn logistics đã giúp cho các công ty tiết giảm được 13% chi phí logistics và vòng quay đơn hàng giảm trung bình là 6 ngày Cũng

theo kết quả cuộc khảo sát này thì các công ty thực hiện thuê ngoài phần lớn đối với các dịch vụ có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của DN như vận tải, giao nhận, kho bãi

Thống kê cho thấy có 100% công ty thuê dịch vụ vận tải nội địa, 77% công ty thuê dịch vụ giao nhận, 73% thuê dịch vụ kho bãi, 68% công ty thuê khai quan và 59% công ty thuê vận tải quốc tế Các dịch vụ logistics khác và phức tạp hơn như quản lí đơn hàng, gom hàng, quản lí cước vận tải… thì không được các DN lựa chọn để thuê ngoài bởi hai nguyên nhân bao gồm: (1) các DN VN không muốn chia

sẻ các thông tin nhạy cảm chứa đựng trong khi thực hiện các nghiệp vụ này và (2) năng lực và kinh nghiệm của các DN VN còn yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN

Kết quả khảo sát của SCM cũng cho thấy các công ty sử dụng các dịch vụ logistics đến từ mọi lĩnh vực trong nền kinh tế bao gồm ngành hàng tiêu dùng đóng gói (40%), ngành thủy sản (23%), ngành công nghiệp ôtô (14%), ngành phân phối, bán lẻ (9%), ngành điện tử gia dụng (9%) và ngành chế biến gỗ (5%) Mặt khác, trong số các DN sử dụng dịch vụ logistics thì DN có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất với 68% DN tham gia khảo sát, kế tiếp là DN tư nhân và công ty cổ phần với 23% DN tham gia khảo sát và thấp nhất là DN nhà nước với 9% DN tham gia khảo sát

Từ kết quả nghiên cứu của SCM ta có thể thấy những cơ hội và thách thức đối

với dịch vụ logistics 3PL tại thị trường Việt Nam trong những năm tiếp theo

Trang 30

Việt Nam có khoảng xấp xỉ 1,200 doanh nghiệp lớn, nhỏ kinh doanh dịch vụ logistics (năm 2012) Tuy nhiên, trong mảng liên kết các dịch vụ logistics đảm bảo thông tin hàng hoá từ điểm đầu đến điểm cuối (gọi tắt là dịch vụ 3PL) thì chỉ khoảng 10% - 15% số doanh nghiệp có khả năng khai thác, trong đó bao gồm cả

những nhà cung cấpdịch vụ logistics quốc tế như Maerk, NYK, APL, Linfox,

Toll… Do trình độ dịch vụ chưa cao nhất là trong việc ứng dụng hệ thống thông tin trong việc theo dõi và quản lý hàng hoá, nên hầu hết các doanh nghiệp trong nước

rụt rè đầu tư và khai thác dịch vụ này

Do mới phát triển, nên kinh doanh 3PL vẫn được đánh giá là có nhiều cơ hội ở

Việt Nam Như đã nêu ở trên, giá trị thị trường 3PL được tạo ra chủ yếu từ bốn ngành gồm bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng thiết bị công nghệ cao, thiết bị ô tô và dược

phẩm trong đó, ngành hàng bán lẻ chiếm khoảng 90% giá trị thị trường logistics và

có tốc độ tăng trưởng trung bình 14.7%/năm Thống kê cho thấy chi phí cho dịch vụ 3PL của các doanh nghiệp có tổng giá trị ước đạt 2.5 tỷ USD năm 2010 và mới chiếm khoảng 15 – 20% tổng giá trị thị trường ngành logistics, thấp hơn rất nhiều so

với con số 50% của Ấn Độ

Vào năm 2008, thị trường dịch vụ third-party logistics có tổng giá trị khoảng 1.77 tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP, phần lớn là dịch vụ vận chuyển Mặc dù thị trường logistics có quy mô tương đối nhỏ so với các nước Châu Á – Thái Bình Dương, nhưng có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20% - 25% trong vòng 04 năm 2008 - 2011 và đạt khoảng 3.2 tỷ USD vào năm 2011

Trang 31

Bi ểu đồ 2.1 : Dự đoán tỷ lệ gia tăng các dịch vụ Logistics trong tương lai

Nguồn: WSS tổng hợp

Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ Logistics cũng là vấn đề cần phải chú ý Theo kết

quả nghiên cứu từ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics thì dịch vụ được cung ứng còn nhiều hạn chế, nhất là than phiền về chất lượng dịch vụ không như cam kết (55%) và thiếu sự cải tiến của nhà cung cấp (55%) Ngoài ra còn những vấn

đề về nhân sự, IT, kinh nghiệm thực tế…

Theo cách hiểu truyền thống, nhà kho đóng vai trò quan trọng trong việc lưu

giữ nguyên vật liệu và thành phẩm dài hạn Những nhà sản xuất tiến hành sản xuất hàng hóa, sau đó lưu kho và cuối cùng bán hàng hóa trong kho ra thị trường

Theo cách hiểu hiện đại, với sự xuất hiện của thuật ngữ “just in time” và những thay đổi trong chuỗi logistics, không chỉ đơn thuần là phương tiện cất trữ hàng hóa trong một khoảng thời gian dài mà còn là nơi tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa theo yêu cầu của doanh nghiệp

Về hệ thống kho, thì hiện nay hơn 90% kho bãi thuộc quyền quản lý của Nhà nước Và như một số bài báo phân tích, việc sử dụng các kho này không hiệu quả Bên cạnh các KCN lớn tại Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Dương, Hà Nội, chưa có nhiều các cảng cạn để khai thác dịch vụ đóng hàng container Các kho này chủ yếu

vẫn được xây dựng ngang bằng với mặt đất (non high-dock) – đây là một kiểu kho

Trang 32

truyền thống và rất khó khăn để làm hàng được đóng trong container – và rất khó

mở rộng trong tương lai (Bảng ) Các công ty logistics có vốn đầu tư nước ngoài

chủ yếu thuê lại và hoạt động dựa trên chiến lược “ít đầu tư vào cơ sở hạ tầng” (asset-light)

Bảng 2.2: Đánh giá một số kho mẫu trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp

dịch vụ phân phối của một công ty minh họa tại TP.HCM năm 2008

Vị trí kho Hồ Chí Minh

(Bình Thạnh)

Hồ Chí Mình (Quận 9)

Hồ Chí Mình (Quận 7)

Hồ Chí Mình (Gò Vấp)

Hồ Chí Minh (Quận 7) Hình thức thuê kho/

đất

Bằng với mặt đất

Cao hơn so mặt đất

Khoảng 8km,

20 phút

Khoảng 7km, 20 phút

Khoảng 7km, 20 phút

Điểm mạnh Có khả năng

thực hiện dịch vụ phân phối

Có khả năng thực hiện dịch vụ phân phối

Hiện đại, có khả năng thực hiện dịch vụ phân phối, gần cảng VICT

Hiện đại, có khả năng thực hiện dịch vụ phân phối, gần cảng Cát Lái

Có khả năng thực hiện dịch vụ phân phối, gần cảng VICT, có sẵn đất

để mở rộng

Điểm Yếu Sàn không

sạch

Quá lớn – sàn ngang mặt bằng

Hạn chế trong việc

mở rộng trong tương lai

Khu vực xung quanh kho nhỏ, khó để làm hàng cho container 40 feet, và không có khả năng mở rộng

Sàn không sạch

Trang 33

trong tương lai

Vận tải đường thủy, đường bộ, đường hàng không, đường sắt là các phương

thức vận chuyển chủ đạo cho hàng hóa Xuất nhập khẩu và bán lẻ trên thị trường

VN So với thời gian trước, tuy không ồ ạt, nhưng nhờ vận dụng các phương thức

hợp tác đầu tư mới mang tính đột phá, sau hội nhập WTO đã có nhiều tập đoàn, các doanh nghiệp (DN) logistics tầm cỡ thế giới đến đầu tư, hợp tác liên doanh với VN

tiến hành xây dựng hạ tầng logistics với các chuẩn mực quốc tế Hiện tại đã có trên

60 hãng tàu biển, 51 hãng hàng không quốc tế, hầu hết các công ty logistics toàn

cầu trong TOP 25 đang cung cấp dịch vụ, khai thác các tuyến vận tải kết nối Việt Nam với toàn cầu

đoạn 2008 – 2012

Đơn vị: Triệu tấn.km Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Đường

Trang 34

B ảng 2.4: Tỷ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo hình thức vận

t ải giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: % Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Đường

thủy

Đường bộ 16,18 15,87 16,61 18,57 20,15 Đường

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

t ải giai đoạn 2008 – 2012

Năm2010

Năm2011

Năm2012

Trang 35

Qua biểu đồ ta thấy, tỷ trọng vận chuyển hàng hóa bằng phương thức vận tải đường thủy luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm 81,24% (năm 2008) sau đó tăng lên 82,03% (năm 2009) nhưng lại có xu hướng giảm xuống 77,77% (năm 2012)

Tiếp đó, là phương thức vận chuyển đường bộ nhưng tỷ trọng được sử dụng chiếm

tỷ lệ không cao chỉ 16,18% (năm 2008) và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008 –

2012 và đạt giá trị 20,15% (năm 2012) Tỷ trọng vận chuyển hàng hóa bằng đường không là thấp nhất trong giai đoạn này, không vượt quá 0,2% (năm 2012)

Nguyên nhân:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ

cuối năm 2008 cùng những bất ổn chính trị tại Trung Đông, Bắc Phi (Ai Cập, Libya,

Sirya…), thảm họa sóng thần tại Nhật Bản, lũ lụt tại Thái Lan cũng như khủng

hoảng nợ công ở khu vực châu Âu, bế tắc chính trị ở Mỹ về biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách liên bang… đã làm cho nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường vận tải liên tục sụt giảm mạnh trong đó có Việt Nam

Thứ hai, tại Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung thì chi phí vận chuyển bằng đường thủy thấp hơn so với chi phí vận chuyển đường hàng không Bên cạnh đó, các thủ tục xuất nhập khẩu, cách thức chuyển hàng của đường thủy luôn dễ dàng hơn nhiều so với đường hàng không Vì vậy, khách hàng lựa chọn

dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy tại các công ty logistics chiếm tỷ

trọng cao qua các năm

 Dich vụ vận tải đường thủy:

Với trên 77% lượng hàng hoá được lưu chuyển bằng đường sông và đường

biển, vận tải đường thuỷ là lĩnh vực kinh doanh có nhiều cơ hội ở Việt Nam Trong

những năm qua, sự phát triển trong hoạt động thương mại chủ yếu được thực hiện thông qua con đường này Với sự phát triển công nghiệp và thương mại định hướng

xuất khẩu như hiện nay, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường vận tải hàng hoá trong 5 – 10 năm nữa là một tương lai có thể thấy trước ở Việt Nam

Trang 36

B ảng 2.5: Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy giai đoạn 2008 –

2012

Đơn vị: Triệu tấn.km Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Đường

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

2008- 2012

Đơn vị:% Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Đường

Trang 37

Bi ểu đồ 2.3: Tỷ trọng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy giai đoạn 2008 –

2012

Trong giai đoạn 2008 – 2012, nhìn chung thì số lượng hàng hóa vận chuyển có

xu hướng tăng nhưng về tỷ trọng vận chuyển thì tình hình vận tải hàng hóa bằng đường thủy có xu hướng giảm từ 81,24% (năm 2008) xuống 77,77% (năm 2012),

yếu tố chính ảnh hưởng đến đến kết quả này là do nhu cầu vận tải hàng hoá bằng đường biển giảm từ 82, 29% (năm 2008) xuống 78,17% (năm 2012) Nguyên nhân

mức 2.7% so với 2.6% của tháng 01/2012 Tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đồng Euro lên mức 10.7% trong tháng 01/2012, so với 10.6% của tháng 12/2011 và cao hơn nhiều so với mức 8% khi mà đồng Euro mới được đưa vào lưu hành năm 2000

Sự chững lại của các nền kinh tế khu vực châu Âu cùng với việc giá dầu tăng kéo theo chỉ số giá tiêu dùng tăng, chỉ số tiêu dùng giảm; do đó, các doanh nghiệp vận

tải biển trong năm 2012 cũng không có gì khả quan hơn so với năm 2011 Ngoài ra,

sự bùng nổ về nhu cầu vận tải trong những năm 2006-2007 làm ngành Công nghiệp

Trang 38

vận tải biển thế giới nói chung và thị trường vận tải biển Viêt Nam nói riêng phải đối mặt với tình trạng dư thừa cung khi nhu cầu giảm, cùng với việc các ngân hàng

thắt chặt cho vay càng đặt ngành Vận tải biển vào tình thế khó khăn

Bên cạnh đó còn có các yếu tố về giá nguyên liệu đầu vào (xăng dầu) tăng

mạnh cũng khiến cho biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp đều giảm Đây là

yếu tố cấu thành nên giá cước vận chuyển tăng cao Thực tế, các doanh nghiệp Logistics 3PL tại thị trường Việt Nam hoạt động trên hình thức là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải không tàu nên giá cước vận tải hàng hóa đến với khách luôn chiếm tỷ lệ rất cao (điểm hạn chế của ngành Logistics Việt Nam)

Ngoài ra, giống như Trung Quốc và Ấn Độ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động logisticstại Việt Nam được đánh giá là kém phát triển và chưa đáp ứng nhu

cầu phát triển thị trường Theo Cục hàng hải Việt Nam, cả nuớc có hơn 150 cảng (bao gồm cả cảng sông và biển), đa số là cảng nhỏ Trong 49 cảng biển, chỉ có 5

cảng đón tàu quốc tế với quy mô tương đối nhỏ Tân Cảng – Cát Lái là cảng container lớn nhất mới đi vào khai thác năm 2009 với năng lực xếp dỡ 2,5 triệu TEUs, chỉ thấy tương đương với 1 cảng trung bình của Singapore

Tên cảng Loại cảng Trọng tải tàu cho

Cảng Tiên Sa Tổng hợp 45,000 DWT 4,5 triệu tấn/năm

Cảng Cái Lân Tổng hợp 50,000 DWT 4,7 triệu tấn/năm

Cảng Hải Phòng Tổng hợp 40,000 DWT 0,816TEUs/năm

Nguồn: VPA Trong khi khối lượng hàng hóa tăng từ 115.556,8 triệu tấn.km (năm 2008) đến 131.146,3 triệu tấn.km (năm 2012) thì năng lực của cảng gần như không có nhiều

cải thiện Tình trạng tắc nghẽn tại cảng biển trong hai năm liên tiếp 2008 – 2009 tại các cảng khu vực Sài Gòn và Hải Phòng cho thấy sự phát triển chưa đồng bộ của hệ

thống cảng tại những khu vực kinh tế trọng điểm của quốc gia

Trang 39

Những hãng tàu quốc tế như Hanjin (Hàn Quốc), Maersk, NK Lines, Cosco đều đã khai thác cơ hội tạo lợi nhuận tại thị trường đang phát triên của Việt Nam ngay từ khi Việt Nam có những cam kết mở cánh cửa ngành vận tải theo lộ trình ra

nhập kinh tế quốc tế cách đây 10 năm Hiện những hãng tàu này giải quyết khoảng 80% nhu cầu vận tải quốc tế của hàng hoá Việt Nam Những yếu điểm của các doanh nghiệp vận tải trong nước khiến các doanh nghiệp này thua ngay trên sân nhà

Xuất phát là lĩnh vực kinh doanh độc quyền của khối Nhà nước trong nhiều năm, các hãng tàu Việt Nam có những lợi thế lớn về mặt thị trường cũng như về

mặt chính sách bảo hộ của Nhà Nước trước sự tham gia thị trường của các hãng tàu

lớn của nước ngoài Tuy nhiên, yếu điểm cơ bản của các các doanh nghiệp vận tải trong nước là năng lực vận tải hạn chế do đội tàu già và trọng tải thấp Tính đến năm 2012, đội tàu của Việt Nam có tổng cộng 1.654 tàu với 6,2 triệu DWT, tương đương với trọng tải trung bình là 3,800 DWT với độ tuổi trung bình là 13 Do sự tập trung trong hoạt động kinh doanh, việc đầu tư đội quốc gia cũng bị hạn chế trong năng lực tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước

 Dịch vụ vận tải bằng đường hàng không

Đây là hình thức vận tải với mức giá cao nhất trong các phương thức, trong khi đó, mặt hàng vận chuyển lại hạn chế (hàng có giá trị cao, ) thủ tục lại phức tạp Nên số lượng hàng hóa tại thị trường Việt Nam được vận chuyển theo phương thức này rất nhỏ chiếm tỷ lệ không quá 0,2% trong các phương thức vận chuyển giai đoạn 2008 – 2012

Mặt khác, giống như trong vận tải hàng bằng đường biển, thì trong phương

thức này các công ty logistics 3PL tại Việt Nam cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển không sở hữu máy bay Do đó, các công ty phải thường xuyên cập nhật lịch trình các chuyến bay, giá cước phải phụ thuộc vào các hãng máy bay Đây là điểm hạn

chế với các công ty logistics

 Dich vụ vận tải đường bộ

Đây là phương thức vận chuyển chỉ đứng sau dịch vụ vận tải biển về lượng

hàng hóa được vận chuyển trong 5 năm nhưng không vượt quá 21%

Và các dịch vụ chính mà các công ty logistics 3PL cung cấp tại Việt Nam

gồm:

Trang 40

 Nhận hàng tại bãi xe và giao tới bãi xe

 Nhận hàng tận nơi và giao tới tận nơi

 Nhận hàng tận nơi và giao tới bãi xe

 Nhận hàng bãi xe và giao tới tận nơi hoặc giao theo yêu cầu của khách hàng

Tùy vào năng lực của mỗi công ty ty, mà học sẽ cung cấp các dịch vụ khác nhau và các dịch vụ gia tăng như dịch vụ đóng gói, đóng kiện, dịch vụ bốc xếp

Tại thị trường Việt Nam, các mặt hàng chính mà các công ty logistics 3PL thường vận chuyển bao gồm:

− Máy móc, thiết bị, vật tư, các kết câu tiền chế đến nhà máy, dực án công nghiệp

− Vận chuyển giàn giáo coppa công trình

− Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trong các dây chuyền sản xuất

− Vận chuyển hàng tủ điện, máy biến áp, cuộn cáp điện

− Vận chuyển cấu kiện bê tong đúc sẵn, các loại kết cấu thép

− Vận chuyển các loại thép, các sản phẩm đúc kim loại có khối lượng

lớn

− Dịch vụ bốc xếp hàng lẻ, hàng ghép giao nhận tận nơi

− Vận chuyển hàng quảng cáo, hàng mô hình sự kiện hội thảo

− Vận chuyển máy khoan cọc nhổi, máy cẩu bánh xích

Đánh giá chung về tính kết nối của các phương thức vận tải tại Việt Nam

- Về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải: hiện nay do đầu tư dàn trải, thiếu đồng

bộ, thiếu trọng tâm trọng điểm làm cho tính kết nối giữa các phương thức vận tải,

thậm chí trong cùng một phương thức chưa tốt đặc biệt giữa đường bộ và cảng biển, đường bộ và cảng hàng không, đướng sắt với cảng biển Cụ thể: tại ga đường sắt, ga hàng không, cảng thủy nội địa, cảng biển chưa có khu riêng biệt được đầu tư hoàn thiện về cơ sở hạ tầng để kết nối với đường bộ, nếu có cũng là những điểm tập kết

tạm với cơ sở hạ tầng thiếu thốn,lạc hậu Chưa có hệ thống bến, bãi đỗ xe, điểm đầu

cuối, trạm trung chuyển vận tải hành khách công cộng tại các cảng hàng không, ga đường sắt Hệ thống cảng cạn (ICD) hiện nay chưa phát huy được hết vai trò của mình, vị trí đặt các cảng cạn (ICD) hiện còn nhiều bất cập không kết nối được các

Ngày đăng: 24/09/2015, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w