Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistic sở một số quốc gia

Một phần của tài liệu Hoạt động của logistics 3PL của các doanh nghiệp logistics việt nam giai đoạn 2008 2012 và định hướng phát triển đến năm 2020 (Trang 59)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistic sở một số quốc gia

Trong những năm gần đây logistics không chỉ phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và EU, mà còn ở các nước châu Á: Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản…. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu ngành logistics ở 2 nước Singapore và Trung Quốc.

Singapore Trung Quốc

1. Vị trí địa lý

+ Nằm ở một trong những giao lộ của thế giới.

+ Đảo quốc Singapore, với một phi trường phục vụ cho hơn 69 hãng hàng không.

+ Có đường biển dài.

+ Cảng biển lớn, là một trong những trung tâm logistic của khu vực Đông Á. 2. Cơ sở hạ tầng – Giao thông vận tải

+ Được đánh giá là một trong những nước nước có cơ sở hạ tầng cảng container tốt nhất và lớn nhất trên thế giới. +Những cảng biển và cảng hàng không đứng đầu thế giới, cơ sở hạ tầng hiện đại, mạng lưới thông tin – viễn thông hiệu quả.

+ Hệ thống cảng dịch vụ thuận tiện gồm 400 tuyến đường biển nối trực tiếp tới hơn 700 cảng biển trên thế giới.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế so với sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển Logistics nói riêng, tuy nhiên, hệ thống này đã được cải tiến và nâng cấp thường xuyên. +Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng vào Kế hoạc phát triển 5 năm lần thứ 11 (2006-2010). Kế hoạch này vạch ra chiến lược xây dựng và phát triển đường sắt, đường cao tốc và cơ sở hạ tầng khác. 3. Chính sách chính phủ + Chính phủ Singapore đã xác định Logistics là một trong bốn ngành công nghiệp phát triển chính yếu của thiên niên kỷ này.

+ Chính phủ khuyến khích

+ Chính phủ đề ra kế hoạch: “Kế hoạch tái cấu trúc và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành Logistics Trung Quốc”. Nhằm cơ cấu lại ngành, hy vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa xu hướng sáp nhập

các công ty giao nhận trong nước liên doanh với các hãng nước ngoài để thiết lập hệ thống Logistics toàn cầu. + Cho phép thành lập các trung tâmcung cấp dịch vụ phân phối hàng hóa và cung cấp cho khách hàng của mình những thông tin liên quan đến tiến độ sản xuất, lưu trữ, phân phối.

+ Nhà nước còn đứng rathành lập các trung tâm phân phối và cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thuê lại.

giữa các nhà cung cấp và giải quyết những thách thức mà ngành đang phải đối mặt. Kế hoạch này có sức ảnh hưởng to lớn vì khẳng định ngành Logistics là một bộ phận then chốt cho sự phồn vinh của nền kinh tế Trung Quốc, là một ngành có đủ“quyền lực” cũng như cần thiết phải hiện đại hóa. + Chính phủ khuyến khích các công ty sản xuất trong nước thực hiện nhiều hơn hoạt động thuê ngoài dịch vụ Logistics.

+Chính phủ tiến hành xây dựng 9 khu vực Logistics, 10 hành lang Logistics và phát triến 10 trung tâm Logistics kết nối 38 thành phố chính.

4. Hiệp hội logistics

+Hiệp Hội Logistics

Singapore cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp Logistics.

+Các chi phí liên quan đến giao nhận, chuyển tải đều do Hiệp Hội thống nhất quy định chung và các thành viên được khuyến khích áp dụng để tránh tình trạng cạnh tranh về giá.

5. Hải quan +Hải quan là một trong những ngành chủ chốt thúc

đẩy nền kinh tế. Là một trong những cơ quan hải quan hiện đại nhất châu Á.

+Quy trình thủ tục hải quan được tự động hóa.

6. Công nghệ

+Công nghệ thông tin viễn thông (ICT) là công nghệ tiện ích nhất giúp cho ngành dịch vụ Logistics giảm tối thiểu chi phí và có những thông tin trao đổi một cách chính xác. + Sự tiến bộ vượt trội của IT đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics có thể tập hợp thông tin, xử lý và trao đổi thông tin trong quá trình vận chuyển hàng hóa và chứng từ một cách dễ dàng, thuận lợi.

+ Nâng cấp dần hệ thống công nghệ thông tin của mình và chọn những công nghệ theo chuẩn quốc tế công nhận. 7. Vị trí LPI theo đánh giá của WB 1/150 21/150 8. Đặc điểm thuận lợi của thị trường + Các công ty Logistics lớn trên thế giớinhư APL Logistics, Excel Logistics, Maersk Logistics đều đặt văn phòng quản lý vùng tại Singapore và hiện nay có hơn 3000 công ty Logistics đang hoạt động tại đây.

Thị trường Logistics Trung Quốc hiện nay có giá trị cao nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong một báo cáo củaTrung Quốc, giá trị thị trường Logistics Trung Quốc vào khoảng 470 tỷ USD năm 2007, trong đó thị trường cung cấp dịch vụ 3PL chỉ

chiếm 5%. Hơn thế nữa, tốc độtăng trưởng thị trường Logistics được dự đoán khoảng 18-20% hằng năm.

+ Theo thống kê, năm 2008 ở Trung Quốc có khoảng 1800 công ty cung cấp dịch vụ Logistics ở mọi quy mô. Các công ty này đã cùng với Chính phủ đầu tư vào cơ sởhạ tầng Logistics để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Qua quá trình tìm hiểu hoạt động logistics của 2 quốc gia , chúng ta có thể học hỏi một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc ứng dụng và phát triển logistics để đáp ưng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là những bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà hoạt động thực tế của Việt Nam:

− Tăng cường nhận thức của nhà nước cũng như của doanh nghiệp về vai trò quan trọng cũng như lợi ích, tác dụng mà việc áp dụng và phát triển logistics đem lại.

− Chúng ta cần xem xét, đánh giá, phân tích kỹ càng trong việc xây dựng chiến lược phát triển logistics lâu dài và kế hoạch thực hiện chiến lược của nhà nước và doanh nghiệp.

− Trong quá trình xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động logistics: Cần phải điều chỉnh hệ thong pháp luật ngày càng phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và phù hợp với cam kết gia nhập WTO. Các doanh nghiệp cần nắm vững luật pháp quốc tế, luật pháp của cá quốc gia mà dịch vụ logistics Việt Nam có thể liên quan tới để khong bị thua thiệt trong kinh doanh.

− Đầu tư nâng cấp hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Đặc biệt cần chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin, tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho hoạt động quả lý và kinh doanh của doanh nghiệp.

− Cần lựa chọn đối tác đủ tầm năng lực, kinh nghiệm, ưu tiên chọn các công ty logistics nổi tiếng thế giới, liên kết với họ, tham khảo ý kiến của họ, học tập kinh nghiệm của họ để phát triển logistics của mình một cách bền vững và hiệu quả.

− Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới dịch vụ trong cả nước và thế giới để nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, dựa vào khách hàng logistics của công ty nước ngoài, cung cấp toàn bộ dịch vụ logistics nội địa; Tiếp thu công nghệ kỹ thuật, trình độ quản lý logistics, kinh nghiệm... khi đủ lớn mạnh về thế lực có thể vươn ra cung cấp logistics toàn cầu.

− Đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế. Hiểu rõ và nhận thức đúng về quy trình cung cấp các dịch vụ logistics, đặc biệt là trong quá trình vận tải.

Tóm tắt chương 2:

Ngành logistics là một trong những ngành đang rất phát triển tại thị trường Việt Nam. Số công ty thuê các dịch vụ logistics đang chiếm tỷ lệ rất cao. Và hoạt động logistics 3PL được cung cấp phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay:

- Dịch vụ vận tải: Đường Thủy (chiếm tỷ trọng cao nhất), đường hàng không, đường sắt, đường bộ.

- Dịch vụ kho bãi. - Dịch vụ giao nhận. - Dịch vụ hải quan.

Qua trình phân tích ta có thể thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến những hoạt động dịch vụ đó. Từ đó, ta nhận thấy những cơ hội và thách thức đối với loại ngành nghề này tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012 và trong thời tới. Đồng thời, từ việc phân tích tình hình hoạt động logistics tại các nước trong khu vực (Singapore, Trung Quốc), chúng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm,qua đó giúp cho ngành logistics Việt Nam có những cái nhìn tổng quát hơn, những điểm mạnh và điểm hạn chế cần phải học hỏi từ những đất nước này.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS 3PL CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.

Một phần của tài liệu Hoạt động của logistics 3PL của các doanh nghiệp logistics việt nam giai đoạn 2008 2012 và định hướng phát triển đến năm 2020 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)