1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH dương cầm năm 2014

69 769 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 391,52 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho nhà quản trị quản lý chặt chẽ, tính toán và phân bổ vào giá thành được chính xác và đúng đối tượng, xác định n

Trang 1

Lời nói đầu

Tiền lương là khoản thù lao của người lao động nhận được sau thời gian làm việc tại doanh nghiệp, là một phần chi phí của doanh nghiệp

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho nhà quản trị quản lý chặt chẽ, tính toán và phân bổ vào giá thành được chính xác và đúng đối tượng, xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, thực hiện đúng chế độ của nhà nước quy định, đồng thời khuyến khích được người lao động nâng cao năng suất lao động.

Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp có đặc thù sản xuất và lao động riêng, nên cách thức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn sản xuất, được sự giúp đỡ của cô giáo và anh chị em trong công ty, em đã chọn đề tài

“Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dương Cầm”.

Với những hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tế ngắn ngủi, vì thế bài Chuyên đề khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Bài viết được chia làm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các

khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích

theo lương tại Công ty TNHH Dương Cầm

Chương 3: Ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền

lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dương Cầm

Trang 2

Chương 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Lý luận chung về tiền lương trong Doanh Nghiệp

1.1.1.Khái niệm,bản chất,chức năng của tiền lương

1.1.1.1.Khái niệm

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết màdoanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chấtlượng công việc của họ đã cống hiến cho doanh nghiệp Tiền lương chính làmột phần chi phí nhân công mà doanh nghiệp trả cho người lao động

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao

ba yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động) Trong đó,lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụngcác tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành cácvật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt Để đảm bảo tiến hành liên tụctrình tái sản xuất, trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động , nghĩa

là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao laođộng Trong nền kinh tế thị trường, thù lao lao động được biểu hiện bằngthước đo giá trị và gọi là tiền lương

Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động Trả lương hợp lý còn

là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích vàtạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ Nói cáchkhác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động Đối vớicác doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu

Trang 3

Không ngừng nâng cao tiền lương thực tế của người lao động, cải thiện vànâng cao mức sống của người lao động là vấn đề đang được các doanh nghiệpquan tâm, bởi vì đó chính là một động lực quan trọng để nâng cao năng suấtlao động Các doanh nghiệp cần phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiếtkiệm chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm.

Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộcquỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong các trườnghợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất việc làm và khám chữa bệnh, …

1.1.1.2 Bản chất, chức năng của tiền lương

* Về bản chất

Tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng háilao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả côngviệc của họ nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năngsuất lao động Đối với các doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người laođộng là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệpsản xuất và cung cấp Không ngừng nâng cao tiền lương thực tế của người laođộng, cải thiện và nâng cao mức sống của người lao động là vấn đề đang đượccác doanh nghiệp quan tâm, bởi vì đó chính là một động lực quan trọng đểnâng cao năng suất lao động Các doanh nghiệp cần phải sử dụng sức laođộng có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm

Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấpthuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong cáctrường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất việc làm và khám chữabệnh…như vậy, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thấtnghiệp là thu nhập chủ yếu của người lao động Đồng thời, tiền lương và cáckhoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phícông đoàn còn là những yếu tố chi phí sản xuất quan trọng, là một bộ phậncấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ

Chức năng của tiền lương

Trang 4

Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp và bao gồm các chức năng sau: + Chức năng tái sản xuất sức lao động:

Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công chongười lao động thông qua lương Bản chất của sức lao động là sản phẩm lịch

sử luôn được hoàn thiện và nâng cao nhờ thường xuyên được khôi phục vàphát triển, còn bản chất của tái sản xuất sức lao động là có được tiền lươngsinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động mới(nuôidưỡng, giáo dục thế hệ sau), tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ, hoànthiện kỹ năng lao động

+ Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp:

Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị là lợi nhuận cao nhất.Để đạt đượcmục tiêu đó họ phải biết kết hợp nhịp nhàng và quản lý một cách có nghệthuật các yếu tố tròn quá trình kinh doanh Người sử dụng lao động có thểtiến hành kiểm tra giám sát, theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch,

tổ chức của mình thông qua việc chi trả lương cho họ, phải đảm bảo chi phí

mà mình bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao nhất Qua đó người sửdụng lao đốngex quản lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động củamình để trả công xứng đáng cho người lao động

+ Chức năng kích thích lao động (đòn bẩy kinh tế)

Với một mức lương thỏa đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triểntăng năng xuất lao động Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ saymê,tích cực làm việc, phát huy tinh thần làm viêc sang tạo, họ sẽ gắn bó chặtchẽ trách nhiệm của mình với lợi ích của Doanh nghiệp Do vậy tiền lương làmột công cụ khuyến khích vật chất, kích thích người lao động làm việc thực

sự có hiệu quả cao

1.1.2 Các hình thức trả lương.

Việc vận dụng hình thức tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắc

Trang 5

giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân công để hạ giá thành sảnphẩm Trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay thường áp dụng 2 hình thứctiền lương sau:

- Hình thức tiền lương theo thời gian

- Hình thức tiền lương theo sản phẩm

1.1.2.1.Hình thức trả lương theo thời gian

- Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồnglao động (đối với lao động hợp đồng) hoặc căn cứ vào tiền lương cấp bậc vàthời gian làm việc thực tế trong tháng

- Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác địnhtrên cơ sở tiền lương tháng nhân (x) với 12 tháng và chia (:) cho 52tuần

- Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác địnhbằng cách lấy tiền lương tháng chia(:) cho số ngày làm việc trong tháng

- Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác địnhbằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn theo quy định củaLuật Lao Động (không quá 8 giờ/ngày)

- Hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toánnhưng lại có hạn chế nhất định là mang tính bình quân, chưa thực sự gắn vớikết quả sản xuất nên để khắc phục phần nào hạn chế đó, trả lương theo thờigian có thể kết hợp với chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao độnghăng hái làm việc

1.1.2.2.Hình Thức trả lương theo sản phẩm

Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn

cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tínhcho một đơn vị sản phẩm Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theonhiều hình thức khác nhau như: trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trảtheo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, trả theo sản phẩm lũytiến

Trang 6

- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế được áp dụng thích hợp để

tính và trả lương cho những lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm.Cách tính như sau:

Tiền lương phải trả

theo sản phẩm trực

tiếp không hạn chế

=

Số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất

x

Đơn giá tiền lương quy định cho 1 sản phẩm

- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp áp dụng để trả lương cho công nhân phục

vụ sản xuất (vận chuyển vật liệu, sản phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, …).Mặc dầu lao động của những công nhân này không trực tiếp làm ra sản phẩmnhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân trực tiếpsản xuất Vì thế, có thể căn cứ vào năng suất lao động của công nhân trực tiếpsản xuất để tính lương cho nhân viên phục vụ Nhờ đó, bộ phận phục vụ sẽphục vụ tốt hơn và họ quan tâm hơn đến kết quả phục vụ, kết quả sản xuất, từ

đó có giải pháp cải tiến công tác phục vụ sản xuất

- Trả lương theo sản phẩm có thưởng là việc kết hợp trả lương theo sản

phẩm (sản phẩm trực tiếp hoặc sản phẩm gián tiếp) với chế độ tiền thưởngtrong sản xuất (thưởng nâng cao chất lượng, thưởng tăng năng suất lao động,thưởng tiết kiệm chi phí, …) Nhờ đó, người lao động quan tâm hơn đến việccải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sảm phẩm làm ra, tiết kiệm chi phí, tăngnăng suất lao động, …

- Trả lương theo sản phẩm lũy tiến là việc trả lương trên cơ sở sản phẩm

trực tiếp, đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất Mức

độ hoàn thành định mức sản xuất càng cao thì suất lương lũy tiến càng lớn.Nhờ vậy, trả lương theo sản phẩm lũy tiến sẽ kích thích được người lao độngtăng nhanh năng suất lao động

1.1.2.3.Hình Thức trả lương khoán

- Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối

Trang 7

Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế

độ tiền thưởng cho cá nhận, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuấtkinh doanh Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) vàthưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm,thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh, sáng kiến, …)

1.1.3.Yêu cầu quản lý quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệptrả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng Thành phầnquỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như: lương thời gian, lương sản phẩm,phụ cấp, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉphép, đi học, tiền thưởng trong sản xuất Quỹ tiền lương bao gồm nhiều loại

và có thể phân theo nhiều hình thức khác nhau Mỗi một cách phân loại đều

có những tác dụng nhất định trong quản lý Tuy nhiên, để thuận lợi cho côngtác kế toán nói riêng và quản lý nói chung, xét về mặt hiệu quả, quỹ tiềnlương của doanh nghiệp được chia làm hai loại là tiền lương chính và tiềnlương phụ

- Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm

nhiệm vụ chính đã quy định cho họ bao gồm: tiền lương cấp bậc, tiền thưởngtrong sản xuất và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương

- Tiền lương phụ là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời

gian thực tế không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theochế độ quy định như: tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉphép, hội họp, học tập, lễ, tết, ngừng sản xuất,…

Cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán, phân bổ chi phítiền lương được chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc phân tích chiphí tiền lương

Trang 8

1.1.4.Các khoản trích theo lương

1.1.4.1 Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)

Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiềnlương cấp bậc và các khoản phụ cấp )chức vụ, thâm niên …) của công nhân,viên chức, lao động thuộc đối tượng đóng BHXH thực tế phát sinh trongtháng Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích quỹ BHXH là 26%, trong đó 18% dođơn vị hoặc chủ sử dụng lao động đóng góp được tính vào chi phí kinh doanh,8% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng QuỹBHXH được dùng để chi trả cho người lao động trong các trường hợp ốmđau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất Quỹ này do

cơ quan BHXH quản lý

1.1.4.2.Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)

Được hình thành bằng cách trích tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lươngcấp bậc của công nhân, viên chức, lao động thuộc đối tượng đóng BHYT thực

tế phát sinh trong tháng Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích quỹ BHYT là4,5%, trong đó 3% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động đóng góp được tínhvào chi phí kinh doanh và 1,5% do người lao động đóng góp và được trừ vàothu nhập của người lao động Quỹ này sử dụng để thanh toán các khoản tiềnkhám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang … cho người lao động trong thời gian

ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý

1.1.4.3.Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiềnlương tháng của công nhân, viên chức, lao động tham gia BHTN Tỷ lệ tríchvào quỹ BHTN là 2%, trong đó 1% do người lao động đóng góp và trừ vàothu nhập của người lao động và 1% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao độngđóng góp, tính vào chi phí kinh doanh và nộp cùng một lúc vào quỹ BHTNcho cơ quan quản lý quỹ Ngoài ra quỹ BHTN còn được hỗ trợ từ ngân sách

Trang 9

người lao động khi họ bị thất nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề cũng như tìm việclàm mới thích hợp.

1.1.4.4.Kinh phí công đoàn (KPCĐ)

Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định 2% trên tổng quỹtiền lương và phụ cấp thực tế phải trả cho người lao động tính vào chi phíkinh doanh của đơn vị Đây là nguồn kinh phí dùng để chi tiêu cho hoạt độngcủa tổ chức công đoàn từ trung ương đến cơ sở

1.2.Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động,thời gian lao động, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận một cáchchính xác, kịp thời

- Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo tiềnlương cho các đối tượng sử dụng

- Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên kinh tế phân xưởng và các phòng,ban liên quan thực hiện đầy đủ việc hạch toán ban đầu về lao động, tiền lươngtheo đúng quy định

- Lập các báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời, chính xác

- Tham gia phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng,thời gian, năng suất, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp để nâng caohiệu quả sử dụng lao động

- Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phương

án trả lương hợp lý nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất laođộng, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm

1.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Doanh nghiệp 1.3.1.Chứng từ sử dụng

Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ chủ yếu sử dụng cácchứng từ về tính toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH là:

Trang 10

STT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU

3 Bảng thanh toán tiền lương, thưởng 02-LĐTL

4 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL

6 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL

7 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL

9 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL

10 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL

11 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTLNgoài phiếu chi, báo có, chứng từ các tài liệu khác về các khoản khấutrừ, trích nộp liên quan Các chứng từ trên có thể làm căn cứ để ghi sổ trựctiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi sổ kế toán

1.3.2.Tài khoản sử dụng

Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ sử dụng các tàikhoản chủ yếu: TK334, TK338, TK351, TK 335

+ Tài khoản 334: “ Phải trả người lao động”

Dùng để phản ánh các khoản thanh toán với người lao động của doanhnghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản

khác thuộc về thu nhập của họ

Bên Nợ:

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động

- Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho người lao động

- Kết chuyển tiền lương người lao động chưa lĩnh

Bên có: Tiền lương, tiền công, BHXH và các khoản khác phải trả cho

người lao động thực tế phát sinh trong kỳ

Số dư có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho

người lao động

Trang 11

- Tài khoản 3341: “Phải trả công nhân viên”

- Tài khoản 3342: “Phải trả lao động khác”.

Tài khoản 334 hạch toán chi tiết theo hai nội dung: Thanh toán lương vàthanh toán các khoản khác

Các tài khoản khác có liên quan như: TK 111, TK 112, TK138, …

+

Tài khoản 338: “Phải trả, phải nộp khác”

Dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp kháccho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên vềKPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, doanh thu chưa thực hiện, các khoản khấu trừvào lương theo quyết định của toà án ( tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoàigiá thú, án phí, …), giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạmthời, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn của phía đối tác, các khoảnthu hộ, giữ hộ, …

TK 338 chi tiết làm 6 tiểu khoản:

- 3381 : Tài sản thừa chờ giải quyết

- 3382 : Kinh phí công đoàn

- 3383 : Bảo hiểm xã hội

- 3384 : Bảo hiểm y tế

- 3387 : Doanh thu nhận trước

- 3388 : Phải nộp khác

- 3389 : Bảo hiểm thất nghiệp

Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, kế toán chỉ sử dụng tài khoản 338với các tài khoản cấp 2 phản ánh các khoản trích theo tiền lương, đó là:KPCĐ

- 3382 : Kinh phí công đoàn

- 3383 : Bảo hiểm xã hội

Trang 12

- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn

- BHXH phải trả cho người lao động

Bên có:

- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định (30,5%)

- Các khoản đưựoc cấp về BHXH và KPCĐ

Số dư có: Số tiền trích các quỹ còn phải nộp, còn được chi

Số dư nợ (nếu có): Số tiền vượt chi chưa được thanh toán hoặc cấp bù

+ Tài khoản 335: “Chi phí phải trả”

Dùng phản ánh tình hình thanh toán tiền lương nghỉ phép hoặc ngừngsản xuất theo kế hoạch của người lao động

Số dư có: Tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất hiện còn

+ Tài khoản 351: “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”

Dùng phản ánh tình hình trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng trợ cấp mấtviệc làm tại doanh nghiệp

Kế toán trích vào thời điểm

Số dư có: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hiện còn

Ngoài ra các tài khoản 334, 335, 338, 351 kế toán tiền lương và các

Trang 13

TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp.

TK627 : Chi phí sản xuất chung

TK641 : Chi phí bán hàng

TK642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp

Ngoài ra, tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo hai nội dung: thanhtoán lương và thanh toán các khoản khác, các tài khoản khác có liên qua như:

Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): Phải trả cho CNTT sản xuất, chế tạo sản

phẩm đối tượng hay thực hiện các lao vụ,dịch vụ

Nợ TK 627 (chi tiết phân xưởng): Phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng

Nợ TK 641 : Phải trả cho nhân viên bán hàng

Nợ TK 642 : Phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp

Có TK 334: Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản

có tính chất tiền lương phải trả cho ngườilao động

- Tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): Phải trả cho lao động trực tiếp

Nợ TK 627 (chi tiết phân xưởng): Phải trả cho nhân viên phân xưởng

Nợ TK 641 : Phải trả cho nhân viên bán hàng

Nợ TK 642 : Phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp

Có TK 334: Tổng số tiền ăn ca phải trả cho người lao

động

Trang 14

- Tiền thưởng (thưởng thi đua, thưởng cuối quý, cuối năm), tiền trợ cấp phúclợi phải trả cho công nhân viên lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, kế toánghi:

Nợ TK 353 (3531) : Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng

Nợ TK 353 (3532) : Trợ cấp lấy từ quỹ phúc lợi

Có TK 334: Tổng số tiền thưởng, trợ cấp phải trả cho

công nhân viên

- Số bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên trong kỳ (ốm đau,thai sản …), kế toán ghi:

Nợ TK 338 (3383) : Ghi giảm quỹ BHXH

Có TK 334: Số BHXH phải trả cho người lao động

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch củalao động trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng) : Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334: Tiền lương phép phải trả lao động trực

tiếp

- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên (theo quy định, sau khiđóng BHXH, BHYT, BHTN và thuế thu nhập cá nhân, tổng số các khoảnkhấu trừ không được quá 30% số còn lại), kế toán ghi:

Trang 15

Nợ TK 334 : Các khoản đã thanh toán

Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt

Có TK 112: Thanh toán chuyển khoản

- Trường hợp đến kỳ thanh toán vì lý do nào đó, người lao động chưa lĩnh, kếtoán lập danh sách để chuyển thành số giữ hộ, kế toán ghi:

Nợ TK 334 : Phải trả người lao động

Có TK 338 (3388): Phải trả khác

- Khi thanh toán số tiền trên cho người lao động, kế toán ghi:

Nợ TK 338 (3388): Phải trả khác

Có TK 111; 112 Số tiền trả tiền mặt; chuyển khoản

Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

- Cuối năm tài chính (trước khi lập báo cáo tài chính), kế toán trích lập quỹ dựphòng trợ cấp mất việc làm, kế toán ghi:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 351 Số tiền trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

- Khi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động, kế toán ghi:

Nợ TK 351: Số tiền trả từ quỹ dự phòng trợ cấp mất

việc làm

Có TK 111; 112 Số tiền trả bằng tiền mặt; chuyển khoản

- Trường hợp Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trả trợ cấpthôi việc, mất việc làm cho người lao động trong năm tài chính, thì phầnchênh lệch thiếu được hạch toán vào cho phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ,khi chi kế toán ghi:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 111; 112 Số tiền trả bằng tiền mặt; chuyển khoản

Trang 16

Kế toán tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc do ngừng sản xuất theo kế hoạchcủa lao động trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 622( chi tiết đối tượng): Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 Chi phí phải trả

- Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép hoặc do ngừng sản xuất theo kế hoạchcủa lao động trực tiếp, phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả, kế toánghi:

1.4.1.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả cácnghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, màtrọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nộidung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trêncác sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;

- Sổ Cái;

Trang 17

1.4.1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Biểu

số 01)

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn

cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn

cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản

kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời vớiviệc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ

kế toán chi tiết liên quan

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứvào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổNhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳkhối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu

để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp

do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảngcân đối số phát sinh

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái vàbảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng đểlập các Báo cáo tài chính

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trênBảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phátsinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặcbiệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

Trang 18

BCC, TT lương, BHXH

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI TK 334; 338

Bảng cân đối số p.sinh TK 334; 338

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết tiền lương

Biểu số 01

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

Sổ Nhật ký

đặc biệt

Trang 19

1.4.2 Hình thức nhật ký – Sổ cái

1.4.2.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian vàtheo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toántổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - SổCái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký - Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

1.4.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (Biểu số 02)

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi

sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật

ký – Sổ Cái Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toáncùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảngtổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu,phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặcđịnh kỳ 1 đến 3 ngày

Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi

Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liênquan

(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinhtrong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toántiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột

Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuốitháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính

Trang 20

ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầutháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng(cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.

(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật

ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

=

Tổng số phát sinh

Có của tất cả cácTài khoảnTổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản

(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phátsinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn

cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" chotừng tài khoản Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với sốphát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên SổNhật ký - Sổ Cái

Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khikhóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báocáo tài chính

Trang 21

Biểu số 02

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI

Sổ chi tiết TK 3341; 3342; 3382; 3383;3384; 3389

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chi tiết

TL

NHẬT KÝ – SỔ CÁI TK 334; TK 338

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 22

1.4.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ

1.4.3.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trựctiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổnghợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặcBảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cảnăm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kếtoán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

1.4.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Biểu số 03)

(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kếtoán lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng kýChứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toánsau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toánchi tiết có liên quan

(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính

Trang 23

ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoảntrên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh.

(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổnghợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáotài chính

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng sốphát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phảibằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối sốphát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối sốphát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợpchi tiết

Trang 24

Bảng tổng hợp:

BCC,BảngTT lương, thưởng, BH

Sæ, thÎ

kÕ to¸n chi tiÕt

Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHISỔ

Bảng tổng hợp chi tiết 3341; 3342; 338(2;3;4;9)

Sổ Cái TK 334; TK 338

Bảng cân đối số phát sinh TK 334; TK 338

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 25

- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theotrình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế(theo tài khoản)

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trêncùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản

lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính

Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký chứng từ;

- Bảng kê;

- Sổ Cái;

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

1.4.4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ (Biểu số 04)

(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy sốliệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liênquan

Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặcmang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loạitrong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vàocác Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan

Trang 26

Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chitiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối thángchuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ.

(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểmtra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chitiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật

ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thìđược ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặcthẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảngtổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái

Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tàichính.

Trang 27

SỐ7, SỐ1, SỐ2

Bảng tổng hợp chi tiết

334 ; 338(2;3;4;9)

Sổ Cái TK 334; TK 338

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 28

có kết cấu hạ tầng kỹ thuật tiêu chuẩn đô thị hiện đại, những công trình xâydựng lớn bậc nhất đất nước; khu du lịch sinh thái ở thành phố Hải Dương…Ngoài việc cung cấp cho xã hội những sản phẩm và loại hình chất lượngcao, Công ty TNHH Dương Cầm còn thực hiện tốt mọi nghĩa vụ với nhà nước

và người lao động

* Tên Công ty : Công ty TNHH Dương Cầm.

Tên giao dịch: Công ty TNHH Dương Cầm

Tên viết tắt: DUONGCAM Co LTD

Địa chỉ : Số 8 ngách 68 Lương Sử C,Phường Văn Chương, Đống Đa,HN

Trang 29

Fax : 043 7567734

Email:

Giấy phép ĐKKD số : 0104817519

2.1.2.Đặc điểm, tổ chức sản xuất tại công ty

Công ty TNHH Dương Cầm thuộc loại hình Công ty TNHH, hoạt độngchủ yếu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, có tư cách pháp nhân hoạt động theoLuật doanh nghiệp

Các ngành nghề kinh doanh của Công ty theo giấy phép đăng ký kinhdoanh:

- Kinh doanh bất động sản

- Dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ định giá bất động sản

- Dịch vụ tư vấn bất động sản, dịch vụ quảng cáo bất động sản, dịch vụquản lý bất động sản

- Đầu tư kinh doanh nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệcao, khu chung cư, văn phòng, làng nghề, khách sạn, nhà hàng, nhà trẻ, nhàdưỡng lão, trường học, bệnh viện, chợ, siêu thị, trung tâm thể thao, giải trí(không bao gồm kinh doanh quán Bar, Karaoke, vũ trường)

- Đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa khu dân cư, khách sạn, các côngtrình văn hóa - lịch sử (trừ các công trình nhà nước cấm)

- Bảo trì, quản lý, khai thác khu chung cư, khu đô thị, khu văn phòngthương mại, khách sạn

- Khảo sát địa hình

- Khảo sát địa chất công trình dân dụng – công nghiệp, hạ tầng cơ sở vàcác công trình ứng dụng công nghệ

- Thiết kế quy hoạch xây dung

- Thiết kế kiến trúc công trình, kết cấu công trình xây dựng dân dụng,công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật

- Thiết kế các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện

Trang 30

- Giám sát công trình dân dụng-công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹthuật, thủy lợi.

- Kiểm định chất lượng các công trình xây dựng

- Tư vấn xây dựng: Lập dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế kỹ thuật- tổng dựtoán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp-thiết bị, kiểm tra,chứng nhận công trình an toàn chịu lực và chứng nhận về chất lượng côngtrình, tư vấn quản lý các dự án công trình dân dụng – công nghiệp, hạ tầng kỹthuật, giao thông thủy lợi và các công trình có ứng dụng công nghệ mới (trongphạm vi chứng chỉ hành nghề đăng ký kinh doanh)

- Tư vấn đánh giá tác động của môi trường và xử lý rác thải

- Thi công, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các công trình cấp thoát nước

- Kinh doanh nước sạch và điện năng

- Thăm dò, khoan và khai thác nước ngầm

- Buôn bán vật liệu xây dựng

- Nhập khẩu các thiết bị,vật liệu xây dựng, các thiết bị, vật tư du lịch

- Mua bán các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, máy xây dựng và các

đồ dùng văn phòng

- Mua bán, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hòa nhiệt độ,thang máy, hệ thống điện nước, hệ thống thông tin tín hiệu

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa

Hiện nay ngành nghề kinh doanh chính của Doanh nghiệp là đầu tư xâydựng như: Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng cơ sở, cầuđường giao thông, các công trình ứng dụng công nghệ mới, tư ván giám sátcông trình

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty.

Công ty đã dần hoàn thiện về mặt cơ cấu tổ chức, cho đến nay bộ máy tổ

Trang 31

Tổ cơ khí

Phòng

tổ chức hành chính

Hội đồng quản trị

Phó giám đốc Giám đốc

Phòng Kỹ thuật – Thi công

Tổ xây dựng 1,2,3

đoàn thanh niên đặt dưới sự chỉ đạo chung của Hội đồng quản trị và Ban giámđốc

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Dương Cầm:

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh

Công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty khôngthuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng thực hiện chức năngquản lý và giám sát hoạt động của Công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi choTổng giám đốc thực hiện Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị

Trang 32

- Giám Đốc: Do Hội đồng quản trị bầu ra là người đại diện pháp nhân

của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước toàn thể cán bộ công nhân viênCông ty về vấn để đảm bảo quyền lợi cho người lao động

- Phòng tổ chức hành chính: Làm công tác hành chính, tổ chức cán

bộ, thanh tra bảo vệ, lao động tiền lương là bộ phận trung gian truyền đạt xử

lý thong tin hành chính giữa giám đốc và các đơn vị khác, xử lý cơ quan từcấp trên

- Phòng kế toán tài chính: Quản lý toàn bộ nguồn vốn, các tài liệu về

kế toán tài chính, số liệu về kế toán tài chính, quyết toán tổng kiểm kê tài sảnhàng năm theo định kỳ của Nhà nước báo cáo về tài chính lên cơ quan cấptrên và nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định

- Phòng kế hoạch: Lập, thực hiện kế hoạch vật tư, tham mưu cho Ban

giám đốc công ty trong lĩnh vực kế hoạch và vật tư nhằm thực hiện đúng,đầy đủ kế hoạch cung ứng vật tư thi công công trình, kinh doanh của công

ty, các quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và Quy chế của công ty

• Công tác Nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ thi công côngtrình và kinh doanh khác; kết hợp, hỗ trợ các phòng ban liên quan nhằm đảmbảo về nguyên liệu/ vật tư / trang thiết bị máy móc… cho quá trình hoạtđộng kinh doanh và thi công công trình được vận hành trôi chảy, không bịgián đoạn

- Phòng kỹ thuật: giám sát các công trình và xây dựng các dự án

Phòng thiết kế: Công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật,

thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất lượng thi công, chất lượng côngtrình

- Các tổ cơ khí, điện nước,cơ giới,xây dựng:Mỗi tổ đều làm ở một khâu làm

Trang 33

Kế toán tổng hợp

Kế toán TSCĐ,

CCDC,Vật tư

Kế toán tiền mặt, tiền gửi NH

Kế toán tiền lương

hoàn chỉnh Mỗi tổ đều có 1 tổ trưởng và 1 phó tổ trưởng trong phân xưởng còn có kỹ thuật xưởng, giám đốc và phó giám đốc đều có nhiệm vụ là phổ biến quy trình sản xuất và giám sát chặt chỉ để việc sản xuất được hiệu quả

2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

√ Trưởng phòng kế toán:

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch thu chi tàichính tháng, quý, năm và kế hoạch dài hạn

Trang 34

- Xây dựng các biện pháp quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch tàichính kế toán, thống kê, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và chấp hànhpháp luật.

- Tham gia lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu các công trình, dự án

- Kiểm tra dự toán, mở sổ sách theo dõi việc thanh toán theo giai đoạn(tạm ứng) và thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng công trình, hạng mục côngtrình theo đúng quy định

- Theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng kinh tế, tổ chức thu hồi nợtồn đọng, đề xuất biện pháp giải quyết xử lý

- Thường trực hội đồng kiểm kê theo quy định

- Giải quyết các thủ tục về vốn, mở sổ sách theo dõi việc sử dụng cácnguồn vốn, đề xuất các biện pháp quản lý vốn, quay vòng vốn

- Hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ kế toán, quản lý tài sản, hạch toán côngtrình, hạch toán kinh doanh nghiệp vụ

- Phối hợp với các phòng và chủ nhiệm công trình trong việc lý tài chính,

√ Kế toán TSCĐ, CCDC, vật tư:

Ngày đăng: 21/09/2015, 23:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp – TS. Đinh Thị Mai Khác
2. Lý thuyết thực hành Kế toán tài chính – TS. Nguyễn Văn Công Khác
3. Nguyên lý Kế toán – Nhà xuất bản xây dựng Khác
4. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài chính và kế toán doanh nghiệp - Huỳnh Văn Hoài Khác
5. Chế độ kế toán doanh nghiệp – Nhà xuất bản lao động Khác
6. Quyết định số 15 của Bộ tài chính (Quyển 2): QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w