CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINHTẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1Lý luậnchung về dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình 1.1.1Khái niệm về dự án và dự án
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ đồ án này là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân tôi.Các số liệu, kết quả trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác Tất cả các trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 01tháng 01 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thế Viện
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thuỷ lợi và trong thời gian làm đồ
án tốt nghiệp em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo,
sự động viên của gia đình và sự giúp đỡ của bạn bè đã giúp em hoàn thành đồ ánnày
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo ThS Đỗ VănChính đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoànthành đồ án này
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủy lợi, Ban chủnhiệm Khoa Kinh tế và Quản lý cùng các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và Quản
lý đặc biệt các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý xây dựng đã động viên, tạo điều kiệngiúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đồ án
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quan hệ giữa Z – W – F lòng hồ 23
Bảng 2.2:Thống kê các trạm khí tượng – thủy văn và thời gian có tài liệu 24
Bảng 2.3: Thống kê các trạm khí tượng – thủy văn và thời gian có tài liệu 25
Bảng 2.4: Tốc độ gió lớn nhất 25
Bảng 2.5: Phân phối lượng tổn thất bốc hơi theo tháng 26
Bảng 2.6: Đặc trưng dòng chảy năm trên sông Lũy 26
Bảng 2.7:Đặc trưng dòng chảy năm tính đến tuyến đập CàTốt 26
Bảng 2.8:Phân phối dòng chảy năm thiết kế với P=75% 27
Bảng 2.9: Quan hệ Q-Z hạ lưu tuyến đập 27
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu cơ lý của đất, đá tại các hạng mục công trình đầu mối 30
Bảng 2.11: Khối lượng vật liệu đất đắp cho vùng đầu mối đã khảo sát 31
Bảng 2.12:Các chỉ tiêu cơ lí đất vật liệu xây dựng vùng đầu mối dùng trong tính toán 32 Bảng 3.1:Tổng hợp nhu cầu dùng nước 37
Bảng 3.2:Đặc trưng dòng chảy năm 38
Bảng 3.3:Phân phối dòng chảy năm thiết kế với P=75% 38
Bảng 3.4: Xác định cao trình đỉnh đập với các phương án tràn 40
Bảng 3.5:Bảng thống kê lựa chọn cao trình đỉnh đập 41
Bảng 4-1: Bảng tổng hợp chi phí xây dựng 61
Bảng 4.2: Tổng Mức Đầu Tư Xây Dựng Công Trình 64
Bảng 5.1: Xác định chi phí khấu hao TSCĐ hàng năm 68
Bảng 5.2:Chi phí sửa chữa thường xuyên 69
Bảng 5.3:Chi phí tiền lương cơ bản hàng năm 71
Bảng 5.5: Diện tích, năng suất, sản lượng về nông nghiệp của 75
vùng trước khi có dự án 75
Bảng 5.6: Diện tích, năng suất, sản lượng về nông nghiệp sau khi có dự án 76
Bảng 5.7: Thu nhập thuần túy tăng thêm từ sản xuất nông nghiệp của dự án 76
Bảng 5.11 :Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hệ thống 85
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1:Hình thức bảo vệ mái thượng lưu 43 Hình 3.2:Mặt cắt ngang cống 47 Hình 3 3:Sơ đồ khớp nối của cống hộp bằng bêtông 48
Trang 5MỘT SỐ KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỒ ÁN
BLĐTBXH : Bộ lao động thương binh xã hội
BNNPTNT : Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 10
1.1 Lý luận chung về dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình 10
1.1.1 Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình 10
1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình 12
1.1.3 Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình 13
1.1.4 Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình 14
1.1.5 Các văn bản pháp quy quy định về lập dự án đầu tư 16
1.2 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công trình 17
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 17
1.2.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án 18
1.2.3 Nội dung và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công trình 19
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 22
CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA CÀ TỐT 22
2.1 Những thông tin chung về khu vực dự án 22
2.1.1 Vị trí địa lý 22
2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực xây dựng công trinh 22
2.1.4 Điều kiện địa chất công trình 27
2.1.5 Điều kiện vật liệu xây dựng 31
2.2 Điều kiện dân sinh kinh tế vùng dự án 33
2.2.1 Điều kiện dân sinh kinh tế 33
2.2.2 Sự cần thiết phải xây dựng công trình hồ chứa cà tốt 34
2.3 Phương án sử dụng nguồn nước và nhiệm vụ công trình 34
2.3.1 Các phương án sử dụng nguồn nước 34
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NỘI DUNG THIẾT KẾ CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN 36
3.1 Quy mô và các tiêu chuẩn thiết kế 36
3.1.1 Cấp bậc công trình và vị trí tuyến công trình dầu mối 36
Trang 73.1.2Xác định các chỉ tiêu thiết kế chủ yếu 37
3.2 Các thông số cơ bản của công trình 37
3.3 Thiết kế sơ bộ các hạng mục công trình của dự án 38
3.4 Tổng hợp quy mô công trình: 49
CHƯƠNG 4: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 50
4.1 Tính toán khối lượng các hạng mục công trình 50
4.1.1 Khái niệm đo bóc khối lượng xây dựng công trình 50
4.1.2 Mục đích và ý nghĩa đo bóc 50
4.1.3 Nguyên tắc và trình tự đo bóc khối lượng xây dựng công trình 50
4.1.4 Một số quy định cụ thể khi đo bóc khối lượng xây dựng công trình 52
4.1.5 Kết quả đo bóc khối lượng hạng mục công trình 54
4.2 Xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình 54
4.2.1 Khái niệm 54
4.2.2 Căn cứ lập tổng mức đầu tư 54
4.2.3 Các phương pháp xác định tổng mức đầu tư 56
4.2.4 Xác định các thành phần trong tổng mức đầu tư 56
4.3 Kết quả tính toán 64
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN 65
5.1 Xác định chi phí quản lý khai thác hàng năm của hệ thống 65
5.1.1 Xác định chi phí khấu hao tài sản cố định (A) 66
5.1.2 Xác định chi phí sửa chữa thường xuyên (Csctx) 68
5.1.3 Chi phí tiền lương công nhân (Ctl ) 69
5.1.4 Xác định chi phí nạo vét bùn cát (Cnv ) 73
5.1.5 Chi phí quản lý xí nghiệp và chi khác 74
5.2 Thu nhập thuần túy hàng năm của dự án 74
5.2.1 Khái niệm 74
5.2.2 Phương pháp xác định 75
5.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án 76
5.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá từng mặt hiệu quả kinh tế của công trình 77
5.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng vốn 79
5.3.3 Nhóm chỉ tiêu động 80
Trang 85.3.4 Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn 83
5.3.5 Phân tích rủi ro của dự án 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống vàmôi trường, là điều kiện để khai thác và sử dụng tài nguyên khác và là nguyên liệukhông thể thay thế của các ngành kinh tế Tài nguyên nước luôn vận động và luânhồi nhưng hữu hạn Vì thế việc khai thác xây dựng và quản lý hiệu quả các côngtrình thuỷ lợi để phát huy những mặt lợi, hạn chế những tác hại của nước, vừa làgiải pháp, vừa là mục tiêu hết sức quan trọng đảm bảo sự nghiệp phát triển bềnvững nông nghiệp và nông thôn của nước ta trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Việt Nam là một nước đang phát triển, cùng với việc đẩy nhanh công nghiệphóa và hiện đại hóa đất nước bên cạnh việc hội nhập với thế giới, ngành nôngnghiệp nước ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ mà trong đó các côngtrình thủy lợi đóng góp một phần rất lớn vào việc phát triển cả về số lượng và chấtlượng
Được sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Quản lý, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS Đỗ Văn Chính, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề
tài:Phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi hồ chứa Cà Tốt
Nội dung đồ án của em gồm những phần chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và hiệu quả kinh tế dự ánđầu tư xây dựng công trình
Chương 2: Khái quát chung về dự án đầu tư xây dựng ;
Chương 3: Giới thiệu nội dung thiết kế cơ sở của dự án;
Chương 4: Tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
Chương 5: Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1Lý luậnchung về dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1.1 Khái niệm về dự án:
Theo định nghĩa của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO 9000:2000 và theo tiêuchuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000) thì dự án được định nghĩa như sau:
- Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp
và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mộtmục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian,chi phí và nguồn lực
- Dự án là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan đến nhau,được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thờigian, nguồn lực và ngân sách
1.1.1.2 Khái niệm và vai trò của dự án đầu tư xây dựng công trình
b Vai trò của dự án đầu tư xây dựng công trình
- Đối với nhà đầu tư
Một nhà đầu tư muốn đem tiền đi đầu tư thu lợi nhuận về cho bản thân thì căn
cứ quan trọng nhất để nhà đầu tư có nên đầu tư hay không là dự án đầu tư Nếu dự
Trang 11án đầu tư hứa hẹn đem lại khoản lợi cho chủ đầu tư thì nhất định sẽ thu hút đượcchủ đầu tư thực hiện Nhưng để có đủ vốn thực hiện dự án chủ đầu tư phải thuyếtphục các tổ chức tài chính tài chính cho vay vốn và cơ sở để các nhà tài chính chovay vốn thì phải dựa vào dự án có khả thi hay không? Vậy dự án đầu tư là phươngtiện thu hút vốn Dựa vào dự án, các nhà đầu tư có cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu
tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện dự án Đồng thời bên cạnh chủđầu tư thuyết phục các nhà tài chính cho vay vốn thì dự án cũng là công cụ để tìmkiếm các đối tác liên doanh Một dự án tuyệt vời sẽ có nhiều đối tác để ý, mongmuốn cùng tham gia để có phần lợi nhuận Nhiều khi các chủ đầu tư có vốn nhưngkhông biết mình nên đầu tư vào đâu có lợi, rủi ro ít nhất, giảm thiểu chi phí cơ hội
vì vậy dự án còn là một công cụ cho các nhà đầu tư xem xét, tìm hiểu lựa chọn cơhội đầu tư tốt nhất Ngoài ra, dự án đầu tư còn là căn cứ để soạn thảo hợp đồng liêndoanh cũng như để giải quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quátrình thực hiện dự án
- Đối với Nhà nước
Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xem xét,phê duyệt, cấp phép đầu tư Các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét sự phù hợp của
dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành vàquy hoạch xây dựng, đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường,mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xãhội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng
- Đối với tổ chức tài trợ vốn
Dự án đầu tư là căn cứ để cơ quan này xem xét tình khả thi của dự án để quyếtđịnh nên tài trợ hay không, tài trợ đến mức độ nào cho dự án để đảm bảo rủi ro ítnhất cho nhà tài trợ
- Đối với việc hoạch định chiến lược phát triển
Dự án là công cụ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược, quyhoạch và các kế hoạch , chương trình phát triển một cách có hiệu quả nhất
Dự án là phương tiện để gắn kết kế hoạch và thị trường, nâng cao tính khả thicủa kế hoạch, đồng thời đảm bảo khả năng điều tiết thị trường theo định hướng xácđịnh của kế hoạch
Trang 12Dự án góp phần giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển kinh tế xãhội và giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.
Dự án góp phần cải thiện đời sống dân cư và cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội củatừng vùng và của cả nước, tạo tiền đề cho các công ty, doanh nghiệp phát triển
Có thể nói dự án là công cụ để triển khai nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch với hiệuquả kinh tế xã hội cao nhất, là căn cứ quan trọng nhất để theo dõi đánh giá và điềuchỉnh kịp thời những tồn đọng và vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai tháccông trình
c Các yêu cầu chủ yếu của dự án đầu tư xây dựng công trình
- Bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường;
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành
và quy hoạch xây dựng;
- Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
- Phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan
1.1.2Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất vànguồn vốn đầu tư (Theo NĐ 12/2009/NĐ-CP)
a Theo quy mô và tính chất
Theo quy mô và tính chất quan trọng các dự án được phân ra thành: Dự ánquan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự
án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục I Nghị định12/2009/NĐ-CP Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy lợi, nếu là dự ánnhóm A khi tổng mức đầu tư trên 1000 tỷ đồng, nếu là dự án nhóm B khi tổng mứcđầu tư từ 50 tỷ đến 1000 tỷ đồng, và nếu là dự án nhóm C khi tổng mức đầu tư dưới
Trang 13- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiềunguồn vốn.
1.1.3Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình
Công trình xây dựng luôn gắn liền với một dự án đầu tư xây dựng, nó thườngtrải qua ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư vàgiai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào vận hành khai thác
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư
Nội dung cần thực hiện trong giai đoạn này là:
- Nghiên cứu thị trường, khả năng, sự cần thiết phải đầu tư và lựa chọn địa điểmXDCT;
- Đối với các dự án quan trọng quốc gia chủ đầu tư phải lập báo cáo đầu tưXDCT;
- Lập dự án đầu tư nếu báo cáo đầu tư được phê duyệt;
- Đối với các dự án không phải lập báo cáo đầu tư thì chủ đầu tư lập luôn dự ánđầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Với những công trình không cần lập dự án đầu tư thì tiến hành lập báo cáokinh tế - kỹ thuật
Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư
- Xin phép xây dựng và mua sắm thiết bị;
- Giao đất hoặc thuê đất để xây dựng công trình;
- Đền bù giải phóng mặt bằng;
- Thiết kế công trình và lập tổng dự toán;
- Xin giấy phép xây dựng;
- Đấu thầu;
- Thực hiện thi công xây dựng công trình
Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào vận hành khai thác sau khi công trình đã hoàn thành:
- Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu
- Đăng ký chất lượng công trình
- Thanh quyết toán và đưa công trình vào sử dụng
Trang 14Kể từ khi công trình được bàn giao cho đơn vị sử dụng là thời điểm chính thức
dự án được khai thác Có thể một số hạng mục công trình được đưa vào khai thácsớm để đáp ứng yêu cầu cần thiết của khu vực hưởng lợi
Giai đoạn này do một đơn vị đã được đào tạo quản lý và vận hành đảm nhiệm quản
lý, khai thác Dự án có đạt hiệu quả theo mong muốn hay không còn phụ thuộc rấtlớn đến khả năng vận hành khai thác của đơn vị đó
Tuy nhiên, việc chia trình tự thực hiện một dự án đầu tư thành ba giai đoạnnhư trên chỉ là sự tương đối về mặt thời gian và công việc, không nhất thiết phảitheo tuần tự như vậy Có những việc bắt buộc phải thực hiện theo trình tự, nhưngcũng có những việc của một số dự án có thể làm gối đầu hoặc làm song song để rútngắn thời gian thực hiện Ví dụ chủ đầu tư có thể vừa làm thủ tục xin giao đất vừa
tổ chức thiết kế công trình hoặc vừa xin giấy phép xây dựng vừa đấu thầu xây dựng.Hoặc trong giai đoạn đầu khi lập dự án có thể vừa xin thủ tục giao đất và giải phóngmặt bằng để kịp thi công
1.1.4Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình
Tùy thuộc quy mô, đặc điểm, tính chất cụ thể của các dự án mà nội dung chitiết của các dự án đầu tư xây dựng công trình có thể có những điểm khác nhau Tuynhiên nội dung của dự án phải bao gồm hai phần chính là thuyết minh dự án và thiết
kế cơ sở của dự án
Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình:
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩmđối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hộiđối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địađiểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu vàcác yếu tố đầu vào khác;
- Mô tảvề quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trìnhthuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất;
- Các giải pháp thực hiện bao gồm: Phương án chung về giải phóng mặt bằng,tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; Các phương ánthiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;
Trang 15Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;Phân đoạn thực hiện, tiến độ thựchiện và hình thức quản lý dự án;
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và cácyêu cầu về an ninh, quốc phòng;
- Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấpvốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn vàphân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án
Nội dung thiết kế cơ sở của dự án:
Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xâydựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiệnđược các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được ápdụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.Nội dung thiết kế cơ sở baogồm phần thuyết minh và phần bản vẽ
Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
- Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng côngtrình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vịtrí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục côngtrình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
- Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầucông nghệ;
- Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
- Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu củacông trình;
- Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định củapháp luật;
- Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng
Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
- Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến côngtrình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
- Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầucông nghệ;
Trang 16- Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
- Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếucủa công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực
1.1.5Các văn bản pháp quy quy định về lập dự án đầu tư
- Căn cứ về luật :
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về xây dựng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây xựng cơ bản số38/2009/QH12 ngày 29/06/2009 về xây dựng
Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về hoạt động đầu tư
Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chấtlượng công trình xây dựng
- Các thông tư và văn bản liên quan khác:
Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 về hướng dẫn thực hiệnchế độ phụ cấp lưu động trong công ty nhà nước
Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005
về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực
Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính về việchướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều củaluật thuế giá trị gia tăng
Trang 17Thông tư số 30/2008/TT-BTC ngày 16/4/2008 của Bộ tài chính sửa đổi, bổsung thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 về việc quy định chi tiết thihành luật thuế giá trị gia tăng và luật sửa đổi , bổ sung 1 số điều của luật thuế giá trịgia tăng.
Thông tư số 04/ 2010/TT-BXD ngày 26/05/ 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫnlập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
Thông tư số 06/2010 TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về hướngdẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công
Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫnquyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
Quyết định của trưởng ban vật giá chính phủ số 89/2000/QĐ-BVGCP ngày13/11/2000 về cước vận tải hàng hóa bằng ô tô
Quyết định 957/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ký ngày 29/09/2009 về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình.Quyết định 788/QĐ-BXD ngày 26/8/2010 của Bộ Xây dựng công bố Hướngdẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình
Công văn 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 về việc công bố định mức dự toánxây dựng công trình - Phần xây dựng
1.2Lý luận chung về hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.1Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực như nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn để đạt đượcmục tiêu xác định
Đánh giá hiệu quả kinh tế của một dự án là một việc làm hết sức phức tạp vàkhó khăn Mỗi chỉ tiêu, mỗi nhóm chỉ tiêu, mỗi phương pháp chỉ phản ánh, thể hiệnđược một mặt hiệu quả kinh tế của dự án nên ta không thể dùng một chỉ tiêu đơnđộc hay một phương pháp mà phải cần nhiều chỉ tiêu, nhiều phương pháp Hiệu quảkinh tế của một dự án thủy lợi được thể hiện và chịu ảnh hưởng bởi:
- Hiệu quả kinh tế của công trình Thủy lợi phụ thuộc nhiều vào điều kiện tựnhiên, như mưa bão, lũ lụt, sâu bệnh, giá cả thị trường…
Trang 18- Chế độ thâm canh, loại cây trồng, cơ cấu cây trồng, trình độ sản xuất nôngnghiệp có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh tế của Thủy lợi.
- Thành quả và chất lượng của công tác Thủy lợi được đánh giá thông qua sảnphẩm nông nghiệp, cho nên năng suất, sản lượng của sản phẩm nông nghiệp là căn
cứ quan trọng để xác định hiệu quả của Thủy lợi
- Ngoài việc đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế còn cần phải đánh giá hiệu quả vềmặt quốc phòng, hiệu quả đối với xã hội, môi trường và các ngành không sản xuấtvật chất khác
1.2.2Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án
Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư là một nội dung quan trọng vàphức tạp của phân tích dự án, có nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tưtrên quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là phân tích đầy đủ, toàn diệnnhững đóng góp thực sự của dự án vào sự phát triển nền kinh tế quốc gia và việcthực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước Phân tích hiệu quả kinh tế là rấtcần thiết vì:
- Trong nền kinh tế thị trường, tuy chủ trương đầu tư phần lớn là do các doanhnghiệp tự quyết định xuất phát từ lợi ích trực tiếp từ doanh nghiệp, nhưng nó khôngđược trái với luật pháp và phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hộichung của đất nước, trong đó lợi ích của đất nước và doanh nghiệp được kết hợpchặt chẽ Những yêu cầu này được thể hiện thông qua việc phân tích hiệu quả kinh
tế của dự án đầu tư
- Phân tích kinh tế xã hội đối với nhà đầu tư đó là căn cứ chủ yếu để thuyếtphục Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án, thuyết phục các ngânhàng cho vay vốn, thuyết phục nhân dân địa phương đặt dự án ủng hộ chủ đầu tưthực hiện dự án
- Đối với Nhà nước, phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư là căn cứ chủyếu để Nhà nước xét duyệt để cấp giấy phép đầu tư
- Đối với các tổ chức viện trợ dự án, phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư
là căn cứ quan trọng để họ quyết định viện trợ, nhất là đối với các tổ chức viện trợnhân đạo, viện trợ cho mục đích xã hội và viện trợ cho việc bảo vệ môi trường
Trang 19- Đối với các dự án phục vụ lợi ích công cộng do Nhà nước trực tiếp bỏ vốn thìphân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư đóng vai trò chủ yếu trong dự án.
Vì vậy phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư đóng vai trò hết sức quantrọng xuất phát từ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội
1.2.3Nội dung và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công trình
a Nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công trình
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được cácmục tiêu xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết công ănviệc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế ; giảm số người thấtnghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảmbảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớpnhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nângcao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường; Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người
ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả đạt được về mặt xã hội và chi phí bỏ
ra để đạt được kết quả đó Thông thường các mục tiêu kinh tế - xã hội phải đượcchú ý giải quyết trên giác độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội cũng thường được quantâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô
Hiệu quả kinh tế là phạm trù phải được quan tâm nghiên cứu ở các hai giác độ
vĩ mô và vi mô Chính vì vậy, nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, chúng ta có hiệu quảkinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tếvùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh Muốn đạt đượchiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùnglãnh thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng
Như vậy, hiệu quả mà một dự án mang lại phải được so sánh với trước khi
có dự án về mặt kinh tế và xã hội cũng như tác động của dự án đến môi trườngsinh thái lâu dài
Một dự án đầu tư xây dựng chỉ đủ điều kiện thực thi khi nó đảm bảo khôngnhững yêu cầu về mặt kỹ thuật mà còn phải đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế vàtài chính
Trang 20b Các phương pháp dùng trong đánh giá hiệu quả kinh tế
Đánh giá hiệu quả kinh tế của một công trình, một dự án là việc làm hết sứckhó khăn và phức tạp không thể dùng một chỉ tiêu đơn độc mà phải dùng nhiều chỉtiêu, nhiều nhóm chỉ tiêu, nhiều phương pháp vì mỗi chỉ tiêu, mỗi nhóm chỉ tiêu,mỗi phương pháp chỉ phản ánh, thể hiện được một mặt hiệu quả kinh tế của dự án
- Phương pháp dùng hệ thống chỉ tiêu đánh giá từng mặt hiệu quả kinh tế
Theo phương pháp này người ta đánh giá về các mặt như:
+ Chỉ tiêu về sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp;
+ Chỉ tiêu về tăng năng suất cây trồng;
- Phương pháp dùng nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng vốn
+ Chỉ tiêu lượng vốn đầu tư cho một đơn vị diện tích đất canh tác;
+ Chỉ tiêu lượng vốn đầu tư cho một đơn vị diện tích đất gieo trồng;
- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích
Chi phí của dự án thủy lợi luôn bao gồm hai thành phần là chi phí đầu tư xâydựng và chi phí quản lý vận hành Trong đó chi phí đầu tư xây dựng là toàn bộ chiphí cần thiết để xây dựng, trang bị mới hoặc sữa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bịlại kỹ thuật công trình và chi phí quản lý vận hành của một dự án phụ thuộc vàotừng loại hình của các dự án ví dụ như dự án tưới tiêu, dự án phát điện, dự án phòngchống lũ…
Thu nhập hàng năm của dự án hay doanh thu bao gồm tất cả các khoản thunhập của dự án trong năm chưa kể đến thuế doanh thu Để đánh giá hiệu quả kinh tếcủa dự án phải sử dụng nguyên tắc “Có” và “Không có” dự án để tính toán thu nhậpthuần túy của dự án
Để biết một dự án xây dựng mang lại hiệu quả kinh tế cao hay thấp cần phântích mối tương quan giữa tổng chi phí và tổng lợi ích của dự án trong toàn bộ đờisống của dự án qua các chỉ tiêu hiệu quả như giá trị hiện tại ròng (NPV), chỉ tiêu hệ
số nội hoàn (IRR), chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)
+ Chỉ tiêu giá trị hiện tại dòng - NPV: NPV là giá trị ròng quy về hiện tại của dự
án đầu tư Mọi dự án khi phân tích kinh tế nếu NPV ≥ 0 đều được xem là có hiệuquả Điều này có nghĩa là nếu NPV = 0 thì dự án được xem là hoàn vốn, khi NPV <
0 thì dự án không hiệu quả và không nên đầu tư dưới góc độ hiệu quả kinh tế
Trang 21+ Chỉ tiêu tỷ số lợi ích và chi phí - B/C: Tỷ số lợi ích và chi phí là tỷ lệ giữa tổnggiá trị quy về hiện tại của dòng thu với tổng giá trị quy về hiện tại của dòng chi phí.Một dự án được coi là có hiệu quả kinh tế thì tỷ số B/C ≥ 1 Điều này có nghĩa làtổng giá trị quy về hiện tại của thu nhập lớn hơn giá trị quy về hiện tại của chi phí.
Và điều kiện này cũng chính là đảm bảo NPV ≥ 0 và IRR ≥ r*
+ Chỉ tiêu hệ số nội hoàn - IRR: Hệ số nội hoàn của một dự án là hệ số chiếtkhấu khi mà giá trị hiện tại của luồng tiền vào, ra bằng không Nói cách khác, IRR
là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0 Dự án được coi là đạt hiệu quả kinh tế khiIRR ≥ r*
- Phương pháp phân tích tác động của dự án đối với kinh tế xã hội vùng hưởng lợi:Một số dự án tưới tiêu qui mô ở vùng sâu, vùng xa, mục toêu chính là giảiquyết các vấn đề kinh tế xã hội như ( như xoá đói giảm nghèo, ổn định dân cư tạocông ăn việc làm, an ninh quốc phòng v v ) thông qua tác động của dự án đối vớisản xuất nông nghiệp Thông thường các dự án này sẽ không đạt được các chỉ tiêu
về hiệu quả kinh tế vì vậy cần phải phân tích thêm một số yếu tố kinh tế - xã hội của
dự án Việc phân tích này theo nguyên tắc “có” và “không có” dự án Phân tíchđánh giá đầy đủ tác động của dự án đối với kinh tế xã hội thường gặp nhiều khókhăn vì nhiều yếu tố khó định lượng rõ ràng Đối với các dự án tưới tiêu ta phântích thêm một số yếu tố chính dưới đây vì nó có tác động đến hầu hết các yếu tốkhác:
+ Khả năng tạo công ăn việc làm của dự án
+ Tăng thu nhập cho người hưởng lợi
Trang 22CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA CÀ TỐT 2.1Những thông tin chung về khu vực dự án
2.1.1Vị trí địa lý
a.Vùng dự án:Vùng dự án thuộc lưu vực sông cà tốt,một nhánh của sông
lũy,có tọa độ địa lý như sau:
11012’00” đến 11017’00” – Vĩ độ Bắc
108010’00” đến 108015’00” – Kinh độ Đông
Vị trí khu vực vùng dự án có:
Phía Bắc giáp xã Phan Sơn
Phía Đông giáp xã Lương Sơn
Phía Nam giáp xã Thuận Hòa, Hồng Liêm
Phía Tây giáp huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
c Vùng hưởng lợi
Toàn bộ công trình nằm trong huyện Bắc Bình trên lưu vực sông Lũy với diệntích tự nhiên là 1825.53 km2 Vùng hưởng lợi của dự án gồm 3 xã: Phan Tiến, SôngLũy và Bình Tân Ranh giới địa chính của huyện như sau:
Phía Bắc, Tây, Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hàm Thuận Bắc
Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Tuy Phong
Phía Đông Nam, Nam và Tây Nam giáp Biển Đông
2.1.2Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực xây dựng công trinh
a Vùng lòng hồ
Vùng xây dựng hồ chứa là thung lũng nằm trong lưu vực sông Cà Tốt, hìnhthành từ các dãy núi đá hai bên bờ sông Cà Tốt Bờ trái và phải các dãy núi đá kết
Trang 23hợp với các dãy đồi có độ dốc không lớn lắm, cao độ từ 100120m, cách bờ sôngkhoảng 400500m Trong lòng hồ địa hình có cao độ từ 80m (lòng sông) 100m(chân đồi).
b Vùng công trình đầu mối
Vùng dự kiến xây dựng công trình đầu mối là ranh giới giữa vùng núi và vùngbán sơn địa, địa hình trung du Dự kiến tuyến đập có hướng gần Bắc Nam, vuônggóc với sông Cà Tốt (hướng 1780), hình chữ U mở rộng, hai vai đập gối lên hai dảiđồi lớn, sườn dốc thoải có cao trình khoảng 100120m Phần lòng sông rộng 40m,phần hai bên thềm rộng khoảng 900m, không có bãi bồi
c Khu tưới của dự án
Khu tưới của dự án nằm kẹp giữa bờ phải sông Cà Tốt và sông Lũy thuộc địaphận của các xã Phan Tiến, Sông Lũy và Bắc Bình Địa hình nghiêng từ Tây Bắcxuống Đông Nam, phía Bắc cao và thấp dần về phía Đông Nhìn chung địa hình khutưới có hình lòng máng, cao ở phía Tây Bắc và thấp dần ở phía Nam và Đông Nam
.Quan hệ địa hình kho nước W-Z và F- Z theo các tuyến
Từ bình đồ tổng thể khu vực đầu mối, qua đo vẽ tính toán ta xác định được quan hệgiữa Z – W– F lòng hồ tại hai tuyến đập Kết quả như bảng sau:
Bảng 2.1: Quan hệ giữa Z – W – F lòng hồ
Trang 242.1.3Đặc điểm khí tượng thủy văn
a Đặc trưng thủy văn
Đặc trưng khítượng Ở lưu vực sông Cà Tốt không có trạm đo nên không có tàiliệu khí tượng thủy văn (KTTV) Trongvà ngoài lưu vực hệ thống sông Lũy có cáctrạm khí hậu, trạm đo mưa và trạm thủy văn do Tổng cục KTTV quản lý, chất lượngtài liệu đảm bảo Các trạm đo và thời gian có tài liệu ở bảng sau:
Bảng 2.2:Thống kê các trạm khí tượng – thủy văn và
thời gian có tài liệu
Phan Thiết 10056’-108006’
Các yếu tốkhí hậuMưa 19251941,19571977 đến nay1975, Từ
─ Yếu tố khí hậu trung bình tháng
Căn cứ vào tài liệu của trạm Phan Thiết, tính toán được đặc trưng các yếu tố khíhậu, khí tượng trung bình tháng ở bảng sau:
Trang 25Bảng 2.3: Thống kê các trạm khí tượng – thủy văn và thời
gian có tài liệu
Tháng
Nhiệt độkhông khí(oC)
Độ ẩmtương đối(%)
Số giờnắng(giờ)
Tốc độ gió(m/s)
Bốc hơi(mm)
Trang 26Bảng 2.5: Phân phối lượng tổn thất bốc hơi theo tháng
Năm
b Đặc điểm thủy văn
Trong lưu vực sông Cà Tốt không có trạm đo nên không có tài liệu thủy văn
Vì vậy việc tính toán các đặc trưng thủy văn như dòng chảy năm, dòng chảy lũ,dòng chảy phù sa…được thực hiện trong trường hợp lưu vực không có tài liệu
Lưu lượng trung bình nhiều năm
Tại Sông Lũy khống chế diện tích lưu vực F = 964 km2 là trạm Thủy văn SôngLũy, với chuỗi tài liệu thực đo từ năm 19812004 tính được các đặc trưng dòng chảynăm như sau:
Bảng 2.6: Đặc trưng dòng chảy năm trên sông Lũy
Tuyến đập Flv (km2) Xo(mm) Yo(mm) QTB(m3/s) Mo(l/s km2)
Lưu lượng bình quân tính đến tuyến đập Cà Tốt
Q0 = 2.19 m3/s,Y0=489.0 mm, M0=15.5 l/s.km2.Các thông số thống kê dòng chảy năm:
Hệ số biến động được tính như sau: Cv = Cva Mo
Moa
Trong đó trạm sông Lũy có: Cva = 0.50; Moa = 16.0 (l/s.km2)
Môduyn dòng chảy năm tại tuyến đập Cà Tốt: Mo = 15.5 (l/s.km2)
Hệ số biến động: Cv = 0.5
1615.5= 0.52
Trang 27Q0 (m3/s) Mo(l/s.km2) CV CS Q75%(m3/s)
Phân phối dòng chảy năm thiết kế
Dạng phân phối dòng chảy điển hình được chọn cho lưu vực Cà Tốt là dạngphân phối dòng chảy thực đo tại trạm Sông Lũy năm 1990 Dạng phân phối này phùhợp với chế độ dòng chảy trong hệ thống Sông Lũy nói chung và trên lưu vực sông
VII
VIII
I
XI
XII
NămQ75%
Quan hệ Q - Z tại các tuyến đập
Bảng 2.9: Quan hệ Q-Z hạ lưu tuyến đập
2.1.4 Điều kiện địa chất công trình
2.1.4.1 Khu vực lòng hồ
Vùng lòng hồ nằm trong vùng phân bố các loại đá có cấu tạo dạng dải, chạytheo phương Đông Bắc – Tây Nam là phương cấu tạo chính của vùng Nam Trung
bộ Việt Nam Theo kết quả đo vẽ địa chất công trình tỷ lệ 1:10.000 vùng hồ, kết quả
Trang 28khoan đào ngoài hiện trường thì trong khu vực lòng hồ từ dưới lên trên chủ yếu cócác loại đất đá sau:
Đá gốc: Trong lòng hồ có hai loại đá chính, phân bố từ dưới lên trên mộtcách liên tục như sau:
- Đá phiến sét xen kẹp cát kết, bột kết phân bố chủ yếu trong lòng hồ ởphía Nam và Đông Nam khu vực công trình đầu mối Đá có màu xám,xám nâu, xám ghi, cấu tạo phân phiến, kiến trúc ẩn tinh tái kết tinh
- Đá cát bột kết xen kẹp phiến sét phân bố chủ yêu trong lòng hồ ở Bắc
và Tây Bắc, đá có màu xám, xám vàng, xám lục, cấu tạo khối, kiếntrúc cát bột
Tầng phủ đệ tứ
- Trầm tích nguồn gốc sông phân bố hai bờ sông Cà Tọt có thành phầnchủ yếu bên trên là á sét - á cát phần dưới là trầm tích hạt thô chiềudày từ 2 5m
- Trầm tích bãi bồi sông hiện đại: Thành phần chủ yếu là trầm tích hạtthô gồm cát, cuội, sạn, sỏi, cát màu xám vàng, vàng nhạt
- Tầng phủ của đá gốc là các sản phẩm pha tàn tích bao gồm á sét chứadăm sạn đến hỗn hợp dăm sạn tảng lăn Dăm sạn là sản phẩm phonghoá của đá gốc chiếm hàm lượng từ 20 50% chiều dày từ 1 3m
+ Lớp pha tàn tích sườn đồi deQ (Lớp 4): Đất á sét trung có chỗ là á sét nặngchứa nhiều dăm sạn đến hỗn hợp dăm sạn á sét màu nâu đỏ, trạng thái thiênnhiên của đất nửa cứng và cứng, kết cấu chặt
Trang 29+ Đá gốc: Tại các hạng mục công trình đầu mối có 2 loại đá gốc chính là đáphiến sét và đá cát bột kết xen kẹp:
Địa chất tại khu vực tuyến đập trên (theo phương án I): Phân bố các lớp 1, 2,
3, 4 và đá gốc là đá phiến sét xen kẹp cát bột kết với đầy đủ các đới phong hoá từphong hoá hoàn toàn đến phong hoá nhẹ tươi Điều kiện địa chất nền thuận lợi choviệc xây dựng đập đất hỗn hợp nhiều khối với móng đập nên đặt trong đới đá gốcphong hoá mạnh đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài Chiều sâu bóc bỏ từ 2 7mtrên toàn bộ chiều dài tuyến đập bao gồm các lớp 1 ở lòng sông, lớp 2 và lớp 3 ởthềm sông, lớp 4 và đá phong hoá hoàn toàn ở hai vai đập
Địa chất tại khu vực tuyến đập dưới (theo phương án II): Tuyến đập dưới cũng
có điều kiện địa chất tương tự như trên, chiều sâu bóc bỏ từ 3 10m gồm các lớp 1
ở lòng sông, lớp 2, lớp 3 ở thềm sông, lớp 4 và đá phong hoá hoàn toàn ở hai vaiđập
Chỉ tiêu cơ lí của đất, đá nền tại các tuyến
Các lớp đất, đá nền tại các hạng mục công trình đầu mối có các chỉ tiêu cơ lý nhưsau:
Trang 30Bảng 2.10: Các chỉ tiêu cơ lý của đất, đá tại các hạng mục
công trình đầu mối
Chỉ Tiêu
Tên Lớp Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4
Đá gốc phong hoá hoàn toàn
Dung trọng khô lớn nhất cmax 1.72
Dung trọng khô nhỏ nhất c min 1.32
Trang 312.1.5Điều kiện vật liệu xây dựng
2.1.5.1Vật liệu xây đựng đất
a/ Vị trí và trữ lượng:
Căn cứ theo yêu cầu về vật liệu đất đắp đã tiến hàng khảo sát mới bốn mỏ vậtliệu đất xây dựng cho đầu mối (ký hiệu VL I, VL II, VL III & VL IV) và ba mỏ vậtliệu đất xây dựng cho tuyến kênh (ký hiệu VLK1, VLK2 & VLK3)
Khối lượng vật liệu đất đã khảo sát xem ở bảng sau:
Bảng 2.11: Khối lượng vật liệu đất đắp cho vùng đầu mối
đã khảo sát
Tên mỏ Lớp khai thác
Diện tíchkhai thác(m2)
Khốilượngbóc bỏ(m3)
Trữlượngkhai thác(m3)
Cấp trữlượng
K/c vậnchuyểnđến chânđập PA1(m)
Trang 32Bảng 2.12:Các chỉ tiêu cơ lí đất vật liệu xây dựng vùng
đầu mối dùng trong tính toán
hoàn toànThành phần hạt (%)
Dung trọng ướt tự nhiên W (T/m3) 1.78 1.83
Dung trọng khô tự nhiên c (T/m3) 1.55 1.57
Lực dính trạng thái bão hòa Cbh (KG/cm2) 0.2 0.28 0.2
Góc ma sát trong trạng thái bão hòa bh (độ) 140 160 160
Lực dính trạng thái tự nhiên Cw (KG/cm2) 0.25 0.30 0.25Góc ma sát trong trạng thái tự nhiên w (độ) 160 17030’ 17030’
.1.5.2 Vật liệu cát cuội sỏi
Căn cứ vào yêu cầu về vật liệu cát cuội sỏi phục vụ việc xây dựng hồ chứa đã tiếnhành khảo sát ba mỏ cát sỏi sau:
Mỏ cát, sỏi đập Đồng Mới
Nằm trên sông Lũy tại khu vực đập Đồng Mới, bên trái đường quốc lộ 1 từngã ba Lương Sơn đi về phía Nha Trang khoảng 4km Mỏ có chiều dài khoảng1.5km, rộng khoảng 70m và nằm dưới mực nước sông 2m
Mỏ cát sỏi thôn Đá Trắng
Trang 33Trên sông Cà Tốtcách ngã 3 gặp sông Luỹ về phía thượng lưu khoảng 2km Mỏ cóchiều dài khoảng 150m, rộng 30m và nằm sâu dưới mực nước sông khoảng 1m.
Mỏ cát sỏi Suối Bay
Nằm ở hạ lưu vai trái đập khoảng 4km trên Suối Bay, mỏ có chiều dài khoảng150m, rộng 20m và nằm sâu dưới mực nước 0,5m
Mỏ đá bên phải đường đi sông Lũy (VLĐ3)
Thuộc địa phận xã Phan Tiến và Sông Lũy cách cầu treo xã Phan Tiến khoảng 1.8km Mỏ bao gồm 2 núi đá có tổng chiều dài khoảng 500m, rộng khoảng 200m
2.2Điều kiện dân sinh kinh tế vùng dự án
2.2.1Điều kiện dân sinh kinh tế
Tại khu vực xây dựng dự án có 3 đơn vị hành chính cấp xã: Xã Phan Tiến,Sông Lũy và xã Bình Tân thuộc huyện Bắc Bình Tổng dân số tính đến năm 2005 là16.659 người, trong đó nam 8.496 người chiếm 51% và nữ 8.163 người chiếm 49%,mật độ dân số trung bình 72 người/km2, tốc độ phát triển dân số 1,3% Cộng đồngdân cư sinh sống trong khu vực dự án hiện nay có 6 dân tộc chính sinh sống là Kinh,Chăm, Nùng Hoa, K’Ho, Rắc Lây và Tày
Thực trạng lao động trong khu vực dự án: tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm từ80% đến 95% còn lại phi nông nghiệp Do dân số phân bố không đều nên việc đầu tư
cơ sở hạ tầng còn thấp, trình độ lao động còn hạn chế, chất lượng lao động còn nhiều
Trang 34bất cập so với yêu cầu phát triển của xã hội, hầu hết lao động tại chỗ là lao động phổthông Bình quân lương thực đầu người của các xã khu vực dự án trong năm còn thấpchỉ đạt khoảng 450 Kg/nămtrong khi bình quân của huyện là 550Kg/năm,số hộ nghèovẫn chiếm tới 20 - 25% Do cơ cấu kinh tế của vùng đến nay còn chưa hợp lý, nguồntài nguyên thì phong phú nhưng vẫn ở dạng tiềm năng chưa biết khai thác, người dânthu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp trong khi đó cơ sở hạ tầng cònquá thấp.
Về giáo dục và y tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng còn thấp, trình độ chuyênmôn chưa cao, song cũng đã góp phần đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của nhândân trong vùng dự án như: Phần lớn trẻ em đều được đến trường, tỉ lệ xoá mù chữ
đã đạt yêu cầu được nhà nước công nhân, đã tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học,đáp ứng được tương đối nhu cầu về khám chữa bệnh của nhân dân trong xã và sơcấp cứu trong các trường hợp khẩn cấp…
2.2.2 Sự cần thiết phải xây dựng công trình hồ chứa cà tốt
Vùng dự án là một vùng thuần nông, việc tưới tiêu là rất quan trọng trong sản xuất
và sinh hoạt.Do vậy việc xây dựng hồ chứa là cần thiết nhằm đảm bảo nước phục phụ sản xuất nông nghiệp cũng như nước sinh hoạt cho người dân
2.3 Phương án sử dụng nguồn nước và nhiệm vụ công trình
2.3.1Các phương án sử dụng nguồn nước
Tận dụng nguồn nước tại chỗ, trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, điều tiết, cắt
lũ cho hạ lưu là biện pháp tối ưu Cần xem xét các phương án công trình hợp lý giữacác chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, xã hội để công trình phát huy hiệu quả cao nhất
Bên cạnh đó cần tiến hành các biện pháp phi công trình: trồng cây gây rừng phủxanh đất trống đồi trọc, tạo nguồn sinh thuỷ, tuyên truyền ý thức tiết kiệm nước trongsinh hoạt và sản xuất cho nhân dân, phổ biến các giống cây trồng cạn thích nghi vớiđiều kiện khô hạn
Trang 352.3.2 Nhiệm vụ công trình
Hồ chứa nước Cà Tốt có nhiệm vụ: Cấp nước tưới ổn định cho 1400 hađất canh tác của 3 xã Phan Tiến, Sông Lũy và Bình Tân thuộc huyện Bắc Bình.Tạo nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 11.000người dân sinh sốngtrong khu tưới, đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ và cải tạomôi trường sinh thái của khu vực
Đảm bảo an toàn,ổn định cho công trình, nhằm đảm bảo an toàn cho dân sinhquanh khu vực ,tạo điều kiện cho phát triển xã hội.đảm bảo an toàn tính mạng chongười dân sống ở hạ lưu
2.3.3 Lý do chọn hồ chứa
Vùng xây dựng hồ chứa là thung lũng nằm trong lưu vực sông cà tốt hìnhthành từ các dãy núi đá 2 bên bờ sông cà tốt nên có thể tích được nhiều nước mặtcũng như nước ngầm
Lợi dụng địa hình thung lũng với các dãy núi bao quanh nên xây dưng hồchứa là thích hợp nhất khối lượng đào đắp ít nên tiết kiệm chi phí xây dựng
Trang 36CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NỘI DUNG THIẾT KẾ CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN 3.1 Quy mô và các tiêu chuẩn thiết kế
3.1.1 Cấp bậc công trình và vị trí tuyến công trình dầu mối
3.1.1.1 Xác đinh cấp bậc công trình:Căn cứ vào quy phạm thiết kế các công
trình thuỷ lợi QCVN 04 – 05 – 2012 cấp công trình được xác định theo hai điềukiện sau:
- Điều kiện thứ nhất là: Theo nhiệm vụ công trình
+ Công trình cấp nước cho 1400 ha đất canh tác nông nghiệp nên theo QCVN 04– 05 – 2012 ta được cấp công trình là cấp IV
- Điều kiện thứ hai là: Theo điều kiện nền và chiều cao của công trình
+ Theo tính toán sơ bộ chiều cao đập trong khoảng là:25÷30m loại đất nềnthuộc nhóm B, Theo QCVN 04 – 05 - 2012cấp công trình là cấp III
Từ hai điều kiện trên ta có: Cấp của công trình đầu mối là cấp III.
3.1.1.2 Vị trí tuyến công trình đầu mối
Căn cứ theo các tài liệu địa hình, bình đồ và các kết quả khảo sát trên thực địavùng tuyến đầu mối công trình được đề nghị chọn tại xã Phan Tiến thuộc huyện BắcBình, tỉnh Bình Thuận, cách đường quốc lộ 1A khoảng 20km, dọc theo đường nhựa
về phía Tây Địa hình vùng công trình đầu mối khá bằng phẳng thuận lợi cho việc
bố trí các công trình
Tuyến I: Vị trí tuyến đầu mối gần vuông góc với suối Kà Tang, nằm về phíathượng lưu, cách ngã ba suối Kà Tang với sông Cà Tốt khoảng 1.5km thuộc xãphan tiến và cách UBND xã Phan Tiến 3km về phía Tây Bắc Diện tích bị ngậpkhi xây dựng hồ chứa là 4.0km2, diện tích lúa và hoa màu bị ngập là khoảng60ha
Tuyến II: Vị trí tuyến đầu mối cách vị trí tuyến I khoảng 500m về phía hạlưu, thuộc xã Phan Tiến, có cao độ đáy sông 82m Diện tích bị ngập khi xâydựng hồ chứa là 4.1km2, diện tích lúa và hoa màu bị ngập khoảng 100ha.Qua so sánh các điều kiện địa hình, địa chất của các phương án tuyến đập theoyêu cầu thiết kế thấy rằng cả hai phương án trên đều có điều kiện địa hình địa chấttương tự nhau và thuận lợi cho thiết kế, xây dựng đập đất Nhưng xét về mặt bố tríthì phương án tuyến I là hợp lí nhất vì diện tích ngập lụt ít hơn, chi phí xây dựng
Trang 37thấp hơn, tuyến gần vuông góc với lòng suối Cà Tốt nên cũng dễ dàng hơn trongviệc thiết kế, thi công công trình.
Vậy chọn vị trí tuyến đập chính hợp lý nhất là tuyến I
3.1.2Xác định các chỉ tiêu thiết kế chủ yếu
Theo QCVN 04 – 05 - 2012 và TCVN 8216 - 2009 các tần suất và hệ số đốivới công trình cấp III được lấy như sau:
a.Tần suất tính toán
Tần suất lũ thiết kế: P=1%; Tần suất lũ kiểm tra: P=0,2%
Tần suất gió lớn nhất và gió bình quân lớn nhất: Pmax=4%; Pbq=50%
Tần suất tưới đảm bảo: P=76%
Tần suất lưu lượng lớn nhất để thiết kế chặn dòng: P=10%
Tuổi thọ công trình: T=75 năm
Độ vượt cao an toàn của đỉnh đập đất:
+ Với MNDBT: a=0,7(m)
+ Với MNLTK: a=0,5(m)
+ Với MNLKT: a=0,2(m)
3.2Các thông số cơ bản của công trình
3.2.1 Số liệu thủy nông dùng trong tính toán
Tại khu vực này lượng nước dùng cho sản xuất nông nghiệp là lượng nước lớnnhất trong vùng bao gồm nước tưới cho các loại cây trồng với tổng diện tích là1400ha và nước dùng cho chăn nuôi Ngoài ra còn nước dùng cho sinh hoạt và cungcấp nước cho hạ du để bảo vệ môi trường sinh thái
Nhu cầu dung nước tính tại đầu mối công trình được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 3.1:Tổng hợp nhu cầu dùng nước
7
Trang 383.2.2 Số liệu thuỷ văn dùng trong tính toán
Dòng chảy bình quân nhiều năm
Bảng 3.2:Đặc trưng dòng chảy năm
Q0 (m3/s) Mo(l/s.km2) CV CS Q75%(m3/s)
Phân phối dòng chảy năm thiết kế
Dạng phân phối dòng chảy điển hình được chọn cho lưu vực Cà Tốt là dạngphân phối dòng chảy thực đo tại trạm Sông Lũy năm 1990 Dạng phân phối này phùhợp với chế độ dòng chảy trong hệ thống Sông Lũy nói chung và trên lưu vực sông
3.3 Thiết kế sơ bộ các hạng mục công trình của dự án
3.3.1 Thiết kế sơ bộ đập dâng
Vị trí xây dựng đập dâng
Qua khảo sát và nghiên cứu các điều kiện về địa chất, địa hình…ta đã xác địnhđược tuyến đập được coi là hợp lý nhất đó là tuyến số I
Nguyên tắc thiết kế
Khi thiết kế đập đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau :
- Đập và nền phải ổn định trong mọi điều kiện làm việc (trong thời gian thi công và khai thác)
- Thấm qua nền đập đập và thân đập không làm tổn thất một lượng nước quá lớn từ hồ chứa, không gây xói ngầm
Trang 39- Đập đất phải đủ cao đồng thời phải có công trình tháo lũ đảm bảo cho hệ thống làm việc an toàn trong mùa lũ ( như không cho nước vượt qua đỉnh đập đất…).
- Có các thiết bị bảo vệ đập, chống tác hại của sóng, gió, mưa, nhiệt độ…
- Giá thành đập và kinh phí quản lý rẻ nhất
- Việc lựa chọn loại đập đất, cấu tạo các bộ phận, thời gian và phương pháp thicông phải dựa vào tình hình hệ thống công trình và thỏa mãn các yêu cầu thicông, sử dụng và quản lý
1 /Các kích thước cơ bản của đập đất
A /Đỉnh đập
Cao trình đỉnh đập
Cao trình đỉnh đập là cao trình lớn nhất xác định trên cơ sở tính toán độ vượtcao của đỉnh đập trên các mực nước tính toán của hồ chứa ( mực nước dâng bìnhthường, mực nước lớn nhất khi có lũ thiết kế và lũ kiểm tra ) đảm bảo nước khôngtràn qua đỉnh đập quy định theo cấp công trình
Theo TCVN 8216: 2009cao trình đỉnh đập được xác định theo công thức:
Zđđ1 = MNDBT + h + hsl + a (3-1)
Zđđ2 = MNLTK + h’ + hsl’ + a’ (3-2)
Zđđ3 = MNLKT + a” (3-3).Trong đó:
- h vàh’ : Độ dềnh do gió ứng với gió tính toán lớn nhất và gió bình quânlớn nhất
- hsl và hsl’: Chiều cao sóng leo (có mức đảm bảo 1% ) ứng với gió tính toán lớn nhất và gió bình quân lớn nhất
- a và a’, a’’: Độ vượt cao an toàn, phụ thuộc vào cấp công trình và mức nước trong hồ(Theo TCVN 8216: 2009)
Cao trình đỉnh đập chọn theo trị số nào lớn nhất trong 3 kết quả trên
Tiến hành tính toán cao trình đỉnh đập theo các bước trên tương ứng đối vớicác Btr được tổng hợp trong bảng sau :
Trang 40Bảng 3.4: Xác định cao trình đỉnh đập với các phương