BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNGUYỄN THỊ XUÂN HỒNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HÌNH HỌC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ XUÂN HỒNG
XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA
MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HÌNH HỌC 8
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.10NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.ĐÀO TAM
Trang 2NGHỆ AN, 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.ĐÀO TAM,người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệmkhoa sau đại học Trường Đại học Vinh, cùng tất cả quí thầy cô giáo đã thamgia giảng dạy trong suốt quá trình Tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành cácchuyên đề thạc sĩ khóa 19, ngành Toán tại Trường Đại học Vinh
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng bạn bè đồng nghiệp TrườngTHCS Nguyễn Đức Cảnh-Quận 6-TPHCM, nơi tôi đang công tác giảng dạy,
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin được gởi lời cảm ơn gia đình, bạn bè thân thích – nguồn cổ vũđộng viên để tôi thêm nghị lực hoàn thành luận văn
Dù đã rất cố gắng Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót cầnđược góp ý, sửa chữa Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quíthầy cô giáo và bạn đọc
Tôi xin chân thành cảm ơn !
TP.HCM, tháng 10 năm 1013
Học viên
Nguyễn Thị Xuân Hồng
Trang 4MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Giả thiết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Đóng góp của luận văn 3
8 Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1 Định hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay 4
1.1.1.Những định hướng từ chương trình và chính sách giáo dục 7
1.1.2.Thực trạng giáo dục phổ thông 8
1.1.3 Đường lối, quan điểm chỉ đạo của nhà nước về giáo dục 10
1.2.Vấn đề học tập hợp tác của HS hiện nay và xu hướng đổi mới 13
1.3.Vấn đề học tập môn Toán ở trường THCS 14
1.4 Quan niệm về phương pháp dạy học hợp tác 20
1.4.1.Sơ lược lịch sử vấn đề 20
1.4.2 Khái niệm về phương pháp dạy học hợp tác 22
1.4.3 Sơ đồ thiết kế qui trình dạy học hợp tác 24
1.5 Vai trò quan trọng của dạy học hợp tác trong giáo dục tư duy phê phán, tư duy hội thoại của HS 26
1.5.1.Tư duy phê phán, thuộc tính của người thành đạt và các nhà khoa học 26
1.5.2.Tư duy hội thoại giúp phát triển tri thức và nhân cách HS 27
1.5.3.Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học tích cực góp phần giáo dục tư duy phê phán và tư duy hội thoại cho HS 27
1.6 Những ưu điểm và nhược điểm cần lưu ý trong dạy học hợp tác 27
Trang 61.7 Xây dựng môi trường học tập thân thiện, cởi mở và hợp tác trong quá trình dạy
học 30
1.7.1 Môi trường vật chất 30
1.7.2 Môi trường xã hội 30
1.7.3 Một số biện pháp để xây dựng môi trường học tập thân thiện, cởi mở 31
1.8 Kết luận chương 1 32
CHƯƠNG 2.XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HÌNH HỌC 8 34
2.1 Những điều kiện đặc trưng của một tình huống dạy học hợp tác 34
2.2 Các kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác 34
2.2.1 Kĩ thuật Tương hỗ 34
2.2.2 Kĩ thuật “Các mảnh ghép “ 36
2.2.3 Kĩ thuật “ khăn trải bàn” 36
2.2.4 Kĩ thuật sơ đồ tư duy 37
Với phương pháp này, GV: 38
2.3 Các bước tổ chức dạy học hợp tác 39
2.4 Tổ chức một số giờ học hợp tác nổi bật trong môn toán ở trường THCS thông qua một số chủ đề hình học 8 43
Kết luận chương II 75
CHƯƠNG 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 76
3.1 Mục đích thực nghiệm 76
3.2 Nội dung của thực nghiệm sư phạm 76
3.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 77
3.3.1 Đối tượng thực nghiệm 77
3.3.2 Chuẩn bị tài liệu thực nghiệm 77
3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 78
3.5 Kết quả của thực nghiệm sư phạm và đánh giá 85
3.5.1 Phân tích định tính 85
Trang 73.5.2 Phân tích định lượng 94 3.6 Kết quả của thực nghiệm sư phạm và đánh giá 99
KẾT LUẬN 100 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 101
TÀI LỆU THAM KHẢO 102
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Yêu cầu cấp bách của giáo dục Việt Nam là đổi mới căn bản và toàn
diện để đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Trong các yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục là phải đổi mới phương
pháp dạy và học sao cho trường học thân thiện và HS tích cực Ngoài ra,
nhà trường phổ thông còn chuẩn bị một bước quan trọng cho HS khi ra trườngtrở thành những công dân, những người lao động chân chính, biết hợp táctrong lao động để lao động đạt hiệu quả cao nhất
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” đã trở thành
phong trào sâu rộng trong nhà trường phổ thông ở nước ta trong những năm gầnđây
SGK mới ra đời gần nhất cũng mạnh dạn thoát khỏi lối viết cũ, để địnhhướng toàn thể lực lượng sư phạm nước ta hướng tới mục tiêu để HS học tậptrong hoạt động, học tập chủ động tích cực Với cách viết mới của các tác giảSGK đã làm thay đổi căn bản việc tổ chức dạy và học ở trường phổ thông Vì làcoi trọng luyện tập các dạng hoạt động của HS vấn đề mới nên ít nhiều cần sựphát triển các nội dung SGK theo hướng tinh giản và đạt kết quả HS tích cực.Việc tập dợt cho HS nghiên cứu phát triển SGK là rất cần thiết trong quá trìnhdaỵ học
Một trong những phương pháp dạy học hiện đại là dạy học hợp tác, nó
đáp ứng được yêu cầu nói trên
Vì vậy chúng tôi chọn đề tài : “Xây dựng và tổ chức các tình huống dạy
học hợp tác trong môn Toán ở trường THCS thông qua một số chủ đề hình học 8”.
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiển về việc xây dựng và tổ chức dạy họchợp tác môn Toán thông qua chủ đề dạy hình học 8 nhằm : kích thích hứngthú của HS, phát huy tính tích cực, khả năng hợp tác của các em trong quátrình học Toán theo hướng phát triển tri thức SGK
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
- Các hình thức tổ chức hợp tác có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy vàhọc chương trình hình học lớp 8
- Nội dung chương trình và phương pháp dạy Toán ở trường phổ thông
- Hoạt động dạy và học của GV và HS trong tiến trình tổ chức dạy họchợp tác thông qua chủ đề dạy hình học lớp 8 theo hướng phát triển tri thứcSGK
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp về vận dụng dạy học hợp tác trongchương trình hình học 8
Phạm vi: Nghiên cứu, sử dụng chương trình SGK Toán lớp 8 và một sốthiết bị đa phương tiện để hỗ trợ xây dựng và tổ chức một số tình huống dạyhọc hợp tác trong trường THCS theo định hướng phân tích tri thức SGK
4 Giả thiết khoa học
Nếu GV xây dựng được các tình huống dạy học đáp ứng được nhữngyêu cầu tối thiểu về dạy học hợp tác và tổ chức dạy học theo những tìnhhuống trong dạy học hình học 8 một cách hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao hiệuquả dạy học Toán ở trường THCS
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp các quan điểm của một số nhà khoa học nghiên cứu về dạyhọc hợp tác, qua đó nghiên cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp dạy họchợp tác
Trang 10- Đề xuất cách vận dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy Toán hình họclớp 8.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệuquả của phương pháp dạy học hợp tác
6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp một số tài liệu vềphương pháp dạy học hợp tác môn Toán liên quan đến đề tài
Quan sát: Quan sát hiện trạng dạy và học môn Toán nói chung và mônToán lớp 8 nói riêng ở một số địa phương trong nước
Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tínhkhả thi và hiệu quả của việc vận dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy một sốnội dung trong Toán hình học lớp 8 đă đề xuất
7 Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ nội hàm xây dựng và tổ chức các tình huống dạy họchợp tác trong môn Toán ở trường THCS thông qua chủ đề dạy hình học lớp8
- Đề xuất được một số biện pháp góp phần hình thành khả năng hợp táctrong môn Toán ở trường THCS
- Có thể sử dụng luận văn để làm tài liệu tham khảo cho GV toán trunghọc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn toán
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2 Xây dựng và tổ chức các tình huống dạy học hợp tác trongmôn Toán ở trường THCS thông qua một số chủ đề hình học 8
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Luận văn có sử dụng 34 tài liệu tham khảo và 4 website toán học
Trang 11Từ kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực các khoa học giáo dục nhưtriết học giáo dục, tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy học có thể rút ranhững cơ sở khoa học của việc đổi mới phương pháp dạy học Trong các mụctrên đây của tài liệu này đã trình bày một số cơ sở thực tiễn và lý luận Ở đâykhông trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu của các khoa học giáo dục riêng rẽ
mà chỉ tóm tắt một số cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học rút ra từkết quả nghiên cứu của các ngành khoa học đó Những cơ sở này không hoàntoàn tách biệt mà có mối liện hệ với nhau
Từ kết quả nghiên cứu của triết học nhận thức có thể rút ra những cơ sởsau đây cho việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học:
• Sự thống nhất giữa khách thể và chủ thể trong quá trình nhận thức
• Sự thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn
• Sự liên kết giữa tư duy và hành động
• Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
• Sự liên kết giữa trường học và cuộc sống
• Sự liên kết giữa kinh nghiệm và phương pháp
Phù hợp với những quan điểm của triết học nhận thức, các nghiên cứuthuộc nhiều lĩnh vực của tâm lý học cũng dẫn đến những kết luận sau đây:
• Trong quá trình tiếp thu kiến thức, các hành động trí tuệ và thực hànhphải có quan hệ tương hỗ với nhau
Trang 12• Các phẩm chất nhân cách phải được hình thành thông qua các hoạtđộng phức hợp và trong một tổng thể.
• Trong quá trình tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ hoạt động của bảnthân đóng vai trò lớn
• Việc học tập cần được thực hiện thông qua việc HS tương tác với môitrường xung quanh
• Môi trường học tập tích cực, tính độc lập, việc sử dụng nhiều giácquan và việc học tập kiểu khám phá có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển động
cơ và kết quả học tập
• Những biện pháp nhằm nâng cao động cơ học tập của HS bằng cách
ép buộc hoặc đe dọa trừng phạt, thường không mang lại hiệu quả mà sẽ đưađến hệ quả tiêu cực
• Khi giải quyết những nhiệm vụ gần với các tình huống thực tế sẽ cótác dụng thúc đẩy động cơ học tập của HS nhiều hơn khi giải quyết các nhiệm
vụ xa lạ với thực tế
• Sự tham gia cá nhân của HS vào các quá trình học tập hợp tác và nộidung học tập cũng như sự tự trải nghiệm của HS có tác động tích cực đối vớiđộng cơ và kết quả học tập
Trang 13• Quá trình học tập hợp tác là quá trình tương tác trong môi trường họctập có chuẩn bị giữa HS với nội dung học tập và với GV cũng như giữa HSvới nhau Môi trường học tập cần khuyến khích tính tích cực, tự lực, sáng tạo,
sự phân hoá cùng sự cộng tác trong học tập
• Trong quá trình học tập hợp tác, HS tự kiến tạo tri thức trên cơ sở trithức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm riêng của mình Quá trình học tập mangtính cá thể Mỗi HS cần ý thức được những con đường, cách thức học tậpriêng của mình phù hợp với đặc điểm cá nhân
• Quá trình học tập hợp tác đòi hỏi tính tự điều khiển, tính trách nhiệmcủa HS HS cần có trách nhiệm với quá trình và kết quả học tập trong giờ họccũng như trong việc tự học, biết tự xác định mục đích, lập kế hoạch, đánh giá
và điều khiển quá trình tự học một cách tích cực
• Bên cạnh việc học tập các tri thức mới, các giai đoạn ứng dụng, luyệntập, thực hành, hệ thống hoá cũng như đào sâu và củng cố tri thức đóng vaitrò quan trọng trong học tập
• Bên cạnh những tri thức chuyên môn hệ thống, những chủ đề thíchhợp, liên môn gắn với thực tiễn cuộc sống và xã hội, định hướng hành động
có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho HS giải quyết những tình huốngcủa cuộc sống và tình huống nghề nghiệp sau này
• Phương tiện dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy mà cònphải là phương tiện của việc học Các phương tiện hiện đại như đa phươngtiện, Internet hỗ trợ quá trình học tập và chuẩn bị cho HS làm quen với cácphương tiện trong môi trường làm việc và cuộc sống hiện đại Cần tạo điềukiện cho HS sử dụng các phương tiện hiện đại theo hướng tích cực hoá vàtăng cường tính tự lực trong học tập
Trang 14• Việc kết hợp chú ý các đặc điểm chuyên biệt về giới tính khác nhautrong dạy học giúp phát huy những điểm mạnh riêng của HS theo sự khác biệt
về cá thể của họ Điều đó hỗ trợ việc thực hiện quan điểm bình đẳng nam nữ
1.1.1 Những định hướng từ chương trình và chính sách giáo dục
Chính bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam và thế giới hiện nay đặt ranhững yêu cầu cấp bách cho giáo dục Nước ta đang trong giai đoạn côngnghiệp hóa, quyết tâm thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, tạo tiền đề cơ sở vậtchất cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại
Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày15-11-2006 là cột mốc lịch sử đánh dấu Việt Nam chính thức và trực tiếptham gia vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
Ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hoá tạo ra những cơ hộinhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạođội ngũ lao động Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loàingười tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh Mặt khácthị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về nănglực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộngtác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tìnhhuống thay đổi Trong xã hội tri thức, việc phát triển kinh tế - xã hội dựa vàotri thức Vì vậy giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế xãhội thông qua việc đào tạo con người, chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức.Việc gia nhập WTO của Việt Nam trước hết sẽ làm tăng nhu cầu của thịtrường lao động đối với đội ngũ nhân lực có trình độ cao
Từ những đòi hỏi trên đây của sự phát triển kinh tế xã hội trong điềukiện toàn cầu hoá và xã hội tri thức có thể khẳng định rằng mô hình giáo dục
“hàn lâm kinh viện“ đào tạo ra những con người thụ động, chạy theo bằngcấp, chú trọng việc truyền thụ những kiến thức lý thuyết xa rời thực tiễn
Trang 15không còn thích hợp với những yêu cầu mới của xã hội và thị trường laođộng Giáo dục cần đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triểnkinh tế, xã hội và thị trường lao động.
1.1.2 Thực trạng giáo dục phổ thông
Đánh giá thực trạng giáo dục Việt Nam, tài liệu chiến lược phát triểngiáo dục 2001-2010 [8,tr.14] đã khẳng định: “Chương trình, giáo trình,phương pháp giáo dục chậm đổi mới Chương trình giáo dục còn nặng tínhhàn lâm, kinh viện, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lựcthực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển kinhtế-xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó chặt chẽ với nghiêncứu khoa học-công nghệ và triển khai ứng dụng.”
Từ đó có thể nêu ra hai vấn đề lớn thuộc về văn hoá học tập trong giáodục ở Việt Nam nói chung và giáo dục trung học nói riêng là:
• Nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện”: khái niệm tính “hànlâm, kinh viện” chỉ một nền giáo dục định hướng vào việc truyền thụ một hệthống tri thức được quy định sẵn dựa trên cơ sở các môn khoa học chuyênngành, nhưng ít chú ý đến việc rèn luyện tính tích cực nhận thức, tính độc lập,sáng tạo cũng như khả năng vận dụng những tri thức đó trong thực tiễn.Trong nền giáo dục mang tính ”hàn lâm, kinh viện” thì PPDH chủ yếu dựatrên quan điểm GV là trung tâm, trong đó người thầy đóng vai trò chính trongviệc truyền thụ tri thức cho HS Phương pháp dạy học chủ yếu là các phươngpháp thông báo tri thức, HS tiếp thu tri thức một cách thụ động Các PPDHphát huy tính tích cực nhận thức của HS cũng như việc rèn luyện phươngpháp tự học ít được chú trọng
• Nền giáo dục “ứng thí”: việc học tập của HS mang nặng tính chất đốiphó với các kỳ thi, chạy theo bằng cấp mà ít chú ý đến việc phát triển nhâncách toàn diện cũng như năng lực vận dụng kiến thức đã học trong thực tiễn
Trang 16Các nghiên cứu thực tiễn dạy học ở trường trung học phổ thông và cơ
sở cũng chỉ ra một số vấn đề cụ thể sau đây về mặt phương pháp dạy học:
• Phương pháp thuyết trình, thông báo tri thức của GV vẫn là phươngpháp dạy học được sử dụng quá nhiều, dẫn đến tình trạng hạn chế hoạt độngtích cực của HS;
• Việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụngcác phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo còn ở mức
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc cải cách toàn diệngiáo dục phổ thông và đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiếtnhằm đạt mục tiêu giáo dục phổ thông
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy ở một số trường THCS và phổthông trong một số năm gần đây đã đạt được những tiến bộ trong việc đổi mới
Trang 17phương pháp dạy học Ở những trường đã bồi dưỡng cho đội ngũ GV về đổimới phương pháp dạy học và trang bị phương tiện dạy học mới thì tình hình
sử dụng các phương pháp dạy học đã được cải thiện Mặc dù thuyết trình vẫncòn là phương pháp dạy học được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng đã có
sự kết hợp với các phương pháp dạy học khác, tăng cường thí nghiệm, thựchành, làm việc nhóm, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
Từ đó cho thấy nếu được bồi dưỡng về PPDH mới, cũng như đượctrang bị về các thiết bị dạy học mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học ởbậc trung học có chuyển biến khá tốt Tuy nhiên, việc đổi mới phương phápdạy học ở những trường này vần còn những vấn đề cần tiếp tục giải quyết,đặc biệt là việc gắn nội dung dạy học với thực tiễn cũng như dạy học qua hoạtđộng thực tiễn của HS Việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS đãđược cải thiện, nhưng mới thể hiện rõ ở mặt ”bên ngoài” thông qua việc tăngcường làm việc nhóm, nhưng việc tích cực hoá ”bên trong” thông qua việcgiải quyết các vấn đề, đặc biệt là các vấn đề gắn với những tình huống thựctiễn còn chưa được chú trọng
1.1.3 Đường lối, quan điểm chỉ đạo của nhà nước về giáo dục
Những đường lối và quan điểm chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáodục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều vănbản, đặc biệt trong các văn bản sau đây:
• Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới CT GDPT;
• Chỉ thị 14/2001/CT-TTg về thực hiện NQ 40;
• Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010;
• Luật Giáo dục (sửa đổi năm 2005)
Ngay sau cách mạng tháng 8.1945 cùng với việc xây dựng một nềngiáo dục mới, mục tiêu và nguyên lý giáo dục Việt Nam đã được xây dựng.Nội dung căn bản của mục tiêu giáo dục là xác định đào tạo con người phát
Trang 18triển toàn diện Mục tiêu này được khẳng định trong điều 2 của Luật giáo dục
2005
Nguyên lý giáo dục cũng được khẳng định trong điều 3 của Luật giáodục là hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý ”học đi đôi với hành,giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhàtrường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội” [19]
Về phương pháp dạy học, luật giáo dục quy định ”Phương pháp giáodục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của ngườihọc; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên.” [19, điều 5] Luật giáo dục cũng đưa ra nhữngquy định về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông cho từngcấp học Về nội dung dạy học, điều 28 Luật giáo dục quy định: ”Nội dunggiáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướngnghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lýlứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học” [19]
Về phương pháp giáo dục phổ thông, điều 28 luật giáo dục quy định:
”Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồidưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho HS” [19].
Mục tiêu giáo dục, nguyên lý giáo dục và những quy định về nội dung,phương pháp dạy học đã được khẳng định trong luật giáo dục trên đây lànhững định hướng cơ sở quan trọng cho việc xây dựng chương trình dạy học,xác định các mục đích, nội dung và phương pháp và tổ chức dạy học Nhữngđịnh hướng này phù hợp với những quan điểm hiện đại và tiến bộ về giáo dụctrong phạm vi quốc tế, trong đó có mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn
Trang 19diện nhân cách cũng như định hướng gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống,gắn lý thuyết với thực tiễn, phát triển động cơ, hứng thú học học, phát huytính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS Những định hướng này cũng phù hợpvới yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện mới đối với độingũ lao động mới.
Đổi mới phương pháp dạy học là một trọng tâm của đổi mới giáo dục
Luật giáo dục (điều 28) yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Để thực hiện yêu cầu trên đây, có thể coi việc chuyển từ dạy học lấy
GV làm trung tâm của quá trình dạy học sang dạy học định hướng vào ngườihọc (dạy học định hướng HS), phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS
là quan điểm lý luận dạy học có tính định hướng chung cho việc đổi mớiphương pháp dạy học
Những đặc điểm của dạy học tích cực
• Dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập của HS;
• Dạy học chú trọng phương pháp tự học;
• Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác;
• Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Một số phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển
• Vấn đáp tìm tòi;
• Dạy học khám phá;
• Dạy học kiến tạo;
• Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề;
• Dạy học hợp tác;
Trang 20• Dạy học theo dự án.
1.2 Vấn đề học tập hợp tác của HS hiện nay và xu hướng đổi mới
Một số thành phố lớn đã tập trung được tài chánh cho cơ sở vật chấtcác trường phổ thông Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, HS tíchcực” lan tỏa nhanh Nhưng động cơ học tập tích cực của HS còn chưa đạt, thểhiện qua tình trạng bỏ học còn nhiều, chất lượng học bộ môn, trong đó cómôn Toán chưa cao Sự nặng nề về thi cử, cách đánh giá chất lượng GV chưahiệu quả nên “bệnh thành tích” ở các trường phổ thông đã góp phần làm chậmtiến trình đổi mới phương pháp dạy học
Việc tổ chức dạy học hợp tác cho HS chưa đồng bộ trong từng trường,từng địa phương và vì vậy tính tích cực học tập của HS cũng bị hạn chế Mộttrong những nguyên nhân của vấn đề này là nhận thức chưa đầy đủ của GV vềtầm quan trọng và cách thức tiến hành phương pháp dạy học hợp tác
Đổi mới chương trình, SGK gần đây đặt trọng tâm vào việc đổi mớiphương pháp dạy học
Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thểtạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp ngườinăng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiềunước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức
Có thể nói trọng tâm của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt độnghọc tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông nên được thực hiệntheo các định hướng sau:
a Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông
b Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể
c Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS
d Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy của nhà trường
Trang 21e Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học.
f Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả cácphương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tíchcực của các phương pháp dạy học truyền thống
g Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học vàđặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin
1.3 Vấn đề học tập môn Toán ở trường THCS
Giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quảcủa Tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu
về kĩ thuật và hướng nghiệp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
Học hết chương trình THCS tin vào lý tưởng độc lập dân tộc vào chủ
nghĩa xã hội
- Có kiến thức phổ thông cơ bản, thiết thực, cập nhật làm nền tảng từ
đó có thể chiếm lĩnh những nội dung khác của khoa học hiện đại
- Có kỹ năng bước đầu vận dụng vào những kiến thức và kinh nghiệmthu được của bản thân
- Hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu
Mục tiêu của môn toán THCS là:
- Đào tạo con người mà xã hội cần;
- Làm cho HS nắm vững tri thức toán phổ thông cơ bản thiết thực;
Chương trình THCS 2002 được xây dựng theo 4 nguyên tắc:
Trang 22- Quán triệt mục tiêu môn Toán.
- Đảm bảo tính chỉnh thể
- Không coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác
- Giúp phát hiện khả năng tư duy lôgíc
Nguyên tắc thể hiện rõ nhất sự đổi mới của chương trình này là nguyêntắc “Không quá coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác của hệ thống kiến thứctoán trong chương trình tăng tính thực tiễn và tính sư phạm”
Do nguyên tắc này mà chương trình đã giảm được cách trình bày lýthuyết và kinh viện các khái niệm rõ, sớm giới thiệu một số kiến thức mở đầuthuần tuý, giảm nhẹ chứng minh, không dạy hình học không gian mà chỉ giúp
HS biết một số vật thể không gian
§9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
§10: Trung điểm của đoạn thẳng
Chương II Góc
§1: Nửa mặt phẳng
§2: Góc
Trang 23§3: Số đo góc
§4:Cộng số đo hai góc
§5 Vẽ góc cho biết số đo
§6: Tia phân giác của góc
§2 Hai đường thẳng vuông góc
§3 Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
§4 Hai đường thẳng song song
§5 Tiên đề Ơclít về đường thẳng song song
§6 Từ vuông góc đến song song
§7 Định lí
Chương II Tam giác
§1 Tổng ba góc của một tam giác
§2 Hai tam giác bằng nhau
§3 Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh(c.c.c)
§4 Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh-góc-cạnh (c.g.c)
§5 Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc-cạnh-góc (g.c.g)
§6 Tam giác cân
§7 Định lý Pitago
§8 Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
Trang 24Chương III Quan hệ giữa các yếu tố của tam giác Các đường đồng quy trong tam giác
§1 Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
§2 Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hìnhchiếu
§3 Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Bất đẳng thức
§4 Tính chất ba trung tuyến của tam giác
§5 Tính chất tia phân giác của một góc
§6 Tính chất ba đường phân giác của tam giác
§7 Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
§8 Tính chất ba đường trung trực của tam giác
§9 Tính chất ba đường cao của tam giác
§4 Đường trung bình của tam giác- Đường trung bình của hình thang
§5 Dựng hình bằng thước và compa Dựng hình thang
Chương II Đa giác Diện tích của đa giác
§1 Đa giác - Đa giác đều
Trang 25§2 Diện tích hình chữ nhật
§3 Diện tích tam giác
§4 Diện tích hình thang
§5 Diện tích hình thoi
§6 Diện tích đa giác
Chương III Tam giác đồng dạng
§1 Định lý Talét trong tam giác
§2 Định lý đảo và hệ quả của định lý Talet
§3 Tính chất đường phân giác của tam giác
§4 Khái niệm hai tam giác đồng dạng
§5 Trường hợp đồng dạng thứ nhất
§6 Trường hợp đồng dạng thứ hai
§7 Trường hợp đồng dạng thứ ba
§8 Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
§9 Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
Chương IV Hình lăng trụ đứng Hình chóp đều
Trang 26§1 Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
§2 Tỉ số lượng giác của góc nhọn
§3 Bảng lượng giác
§4 Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
§5 Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn
Chương II Đường tròn
§1 Sự xác định đường tròn Tính chất đối xứng của đường tròn
§2 Đường kính và dây của đường tròn
§3 Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
§4 Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
§5 Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
§6 Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
§7 Vị trí tương đối của hai đường tròn
§8 Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Chương III Góc với đường tròn
§1 Góc ở tâm Số đo cung
§2 Liên hệ giữa cung và dây
§ 3 Góc nội tiếp
§4 Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
§5 Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn Góc có đỉnh ở bên ngoàiđường tròn
§6 Cung chứa góc
§7 Tứ giác nội tiếp
§8 Độ dài đường tròn, cung tròn
§10 Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Chương IV Hình trụ Hình nón Hình cầu
§1 Hình trụ
Trang 27§2 Hình nón - Hình nón cụt Diện tích xung quanh và thể tích của hìnhnón hình nón cụt
§3 Hình cầu Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu
Như vậy, các mối quan hệ trong hình học ở trường THCS là tương đối phong phú và đa dạng Các mối quan hệ hình học mà HS đã học trước đó trở thành một bộ phận của kiến thức mà họ sẽ phải học trong chương trình, điều này thể hiện được các ưu thế của môn học này trong việc phát triển tư duy cho HS, nhưng đồng thời cũng thấy được những khó khăn về nhận thức
mà HS sẽ gặp phải khi học nội dung này.
1.4 Quan niệm về phương pháp dạy học hợp tác
1.4.1 Sơ lược lịch sử vấn đề
Phương pháp dạy học hợp tác bao hàm phương pháp dạy của Thầy vàphương pháp học của trò Theo D.Johnson và Holubec (1990): Học tập hợptác là toàn bộ những hoạt động học tập mà HS thực hiện cùng nhau trong cácnhóm, trong hoặc ngoài phạm vi lớp học Có năm đặc điểm quan trọng nhất
mà mỗi giờ học hợp tác phải đảm bảo được là: sự phụ thuộc lẫn nhau mộtcách tích cực; ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân; sự tác động qua lại; cácnăng lực xã hội và đánh giá nhóm Theo J.Cooper và các tác giả khác (1990):Học tập hợp tác là một chiến lượt học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách có
hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt đượcnhiệm vụ chung Hai anh em David W.John và Roger T.Johnson đã đưa raquan điểm rằng phương pháp dạy học hợp tác được coi như là cách thức đểphát triển sự phụ thuộc lẫn nhau tích cực giữa các mối quan hệ người – ngườinhằm đạt được mục tiêu xã hội là loài người ngày càng phát triển theo chiềuhướng tốt đẹp Theo D.Johnson và R.Johnson, năm 1983: nơi nào thực sự ápdụng học hợp tác, nơi đó HS học được nhiều hơn, nhà trường dường như tốt
Trang 28hơn, HS thân thiện với nhau hơn, tự trọng hơn và học các kỹ năng xã hội cóhiệu quả hơn.
Dạy học hợp tác là một chiến lược dạy học nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống, trong đó, các thành viên tham gia hoạt động và học tập cùng nhautrong những nhóm nhỏ và giữa các nhóm với nhau nhằm mục đích phát triển
sự hiểu biết và rèn luyện phong cách sống cho HS Nghiên cứu lịch sử pháttriển của loài người, chúng ta nhận thấy: hợp tác là phương thức tất yếu khôngthể thiếu cho sự tồn tại của xã hội Xã hội loài người tồn tại được là do sự hợptác giữa các con người với nhau Chính vì vậy, dạy học hợp tác cho HS nhằmtạo tiền đề và phát triển khả năng hợp tác của con người nhằm tạo nên một xãhội ngày càng phát triển văn minh hiện đại
Dạy học hợp tác không chỉ nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội kiến thức,
mà còn đạt được mục đích cao hơn, đó là dạy cách sống cho HS Đặc điểmcủa dạy học hợp tác là nó tạo nên sự chấp nhận, tôn trọng, liên kết và tintưởng lẫn nhau giữa các đối tượng trong giáo dục Dạy học hợp tác khẳngđịnh tầm quan trọng của sự ủng hộ về mặt xã hội Trong học tập hợp tác, sức
ép thành tích luôn đặt ra phù hợp và cân bằng với mức độ của sự ủng hộ vềmặt xã hội, tức là thách thức và ủng hộ được duy trì ở thế cân bằng Để đạtđược thành tích trong học tập, các HS cần cùng nhau tìm kiếm và khai tháccác thông tin Việc học tập hợp tác sẽ giúp HS làm được điều đó Trong họctập hợp tác, khả năng thành công và ý nghĩa của thành công lớn hơn rất nhiều,bởi vì HS thực sự coi thành công như một phần thưởng tinh thần bên tronghơn là phần thưởng bên ngoài cho thành tích đạt được Người tham gia họctập hợp tác có khuynh hướng vươn lên theo động lực nội tại của mình, vì vậy
sự xuất hiện cảm xúc, tình cảm tích cực sẽ mạnh hơn các hình thức học cánhân và học tranh đua Như vậy để mang lại thành tích và sản phẩm tốt nhấtthì việc làm cùng nhau nhằm đạt đến mục tiêu chung là một trong những
Trang 29nguyên lý quan trọng nhất của tâm lý học quản lý và tâm lý học xã hội Họctập hợp tác sẽ khẳng định rõ điều đó khi có các mục tiêu học tập quang trọng,đòi hỏi sự thông thạo kiến thức, kỹ năng và khả năng ghi nhớ dài hạn Đặcbiệt khi nhiệm vụ học tập phức tạp, khi cần đến nhiều cách suy nghĩ khácnhau, khi cần tập hợp các cách lập luận cũng như khi cần phát triển tư duyphê phán.
1.4.2 Khái niệm về phương pháp dạy học hợp tác
Phương pháp dạy học hợp tác được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu từlâu và đã được biết đến trong hệ thống phương pháp “dạy học lấy HS làmtrung tâm”
Hoạt động trong giờ dạy học hợp tác bao gồm: hợp tác giữa các HStrong một nhóm, hợp tác giữa các nhóm và hợp tác giữa HS với GV
Hợp tác trong nhóm HS bao gồm các bước sau:
1 Cá nhân tự nghiên cứu (Hoạt động tư duy độc lập)
2 Thảo luận nhóm (Hoạt động tư duy hội thoại có phê phán)
3 Trình bày kết quả của nhóm (Hoạt động tư duy tổng hợp)
Quan điểm hợp tác được xây dựng dựa trên cơ sở của thuyết làm việcđồng đội, thuyết giải quyết mâu thuẫn, thuyết hợp tác tập thể và thuyết dạyhọc lẫn nhau:
Thuyết làm việc đồng đội:
Khi các cá nhân làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung thì
sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn, từ đó sẽ giúpnhóm, giúp cá nhân trong nhóm đạt đến thành công
Thuyết giải quyết mâu thuẩn ( thuyết Piagie ):
Theo Piagie để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS nên đưa HS vàonhững tình huống là xuất hiện những quan điểm mâu thuẫn với nhau, tổ chức
HS vào các nhóm để thảo luận, suy nghĩ trao đổi, lập luận, đối thoại có phê
Trang 30phán,… cho đến khi có sự nhất trí trong nhóm hoặc có câu trả lời chung thì điđến kết luận về bài học.
Thuyết hợp tác tập thể ( thuyết Vygotski ):
Vygotski cho rằng quá trình chuyển vào trong và hoạt động bên trongcủa đứa trẻ chỉ xảy ra trong phạm vi mối quan hệ với những người xung quanh
và sự hợp tác với bạn bè, các quá trình nội tại này sẽ tạo nên những kết quả bêntrong của bản thân đứa trẻ Nhiệm vụ của người GV là phải làm sao để kíchthích và làm thức tĩnh quá trình chuyển vào trong và hoạt động bên trong của HSvới quan điểm: điều trẻ làm cùng với nhau hôm nay, chúng sẽ tự làm được vàongày mai
Lớp học là môi trường giao tiếp của Thầy và trò, trò và trò, tạo nên mốiquan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới những tri thức mới.Trong dạy học hợp tác vẫn có giao tiếp thầy và trò, nhưng nổi lên mối quan
hệ giao tiếp giữa trò với trò Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảoluận tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh, khẳng địnhhay bác bỏ, các thành viên trong nhóm chia sẽ các suy nghĩ, băn khoăn, kinhnghiệm hiểu biết bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức Bằng cách nói ranhững điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình
về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quátrình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động Theo cáchnày, các em dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì được tham gia trao đổi, trình bày vấn đềnêu ra, cảm thấy hào hứng trong sự thành công chung của tập thể Các em họcđược ở bạn tri thức, kĩ năng, rèn được phong cách sống hòa nhập biết lắngnghe, biết phê phán, biết tham gia
Học tập hợp tác không mâu thuẫn với học tập các thể Trong học tậphợp tác mục tiêu hoạt động là chung cho toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân đều
Trang 31phải nỗ lực, không thể ỷ lại vào người khác, toàn nhóm phải phối hợp, tươngtrợ để cuối cùng đạt mục tiêu chung.
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của mộtlớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗinhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp táclàm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trướctoàn lớp
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạyhọc hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ Dạy học nhóm không phải một phươngpháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác củadạy học Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học Tuỳ theonhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khácnhau được sử dụng Khi không phân biệt giữa hình thức và phương pháp dạyhọc cụ thể thì dạy học nhóm trong nhiều tài liệu cũng được gọi là phươngpháp dạy học nhóm
Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4 -6 HS Nhiệm vụ củacác nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, làcác phần trong một chủ đề chung
Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàntoàn độc lập xử lí các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những
HS khác ở dạng bài giảng
1.4.3 Sơ đồ thiết kế qui trình dạy học hợp tác
Trang 32quyết nhiệm vụ
4 Hướng dẫn nhóm cách phân
chia nhiệm vụ
4 Tiếp nhận nhiệm vụ từng cánhân trong nhóm
3 Ghi lại ý kiến của nhóm khác
4 Khai thác bổ sung điều chỉnhkết quả
Trang 33Kết luận đánh giá Tự đánh giá điều chỉnh
sự việc, ra quyết định, và hình thành cách ứng xử của mỗi cá nhân
Tư duy phê phán là nền tảng để phát triển tư duy độc lập, yếu tố khôngthể thiếu của sự thành đạt, khi con người thường xuyên đối diện với nhữngvấn đề đa dạng phải giải quyết trong cuộc sống Tư duy phê phán là bước đithiết yếu dẫn đến tư duy sáng tạo Phê phán khách quan giúp ta có một cáinhìn tích cực tránh cái sai, xấu, lỗi thời và hướng đến cái mới tốt hơn, hoànhảo hơn, có ích hơn trên con đường không ngừng sáng tạo
Tư duy phê phán vận dụng cách nghĩ và lập luận logic với các kỹ năngnhư phân loại, so sánh, phân tích trình tự, nguyên nhân-tác động, mô hình,phép diễn dịch, quy nạp, loại suy, tổng hợp, dự đoán, lập giả thuyết, đánh giá,
ra quyết định, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề Tư duy phê phán là thuộctính của những người thành đạt và các nhà khoa học
Trang 341.5.2 Tư duy hội thoại giúp phát triển tri thức và nhân cách HS
Tri thức và nhân cách nhờ vào sự phát triển của tư duy hội thoại Trongtrường học, giáo dục tư duy hội thoại vừa là phương tiện, vừa là mục đích củaquá trình dạy học
Trong một thời gian dài, “độc thoại” đã ngự trị trong dạy học ở cáctrường học phổ thông ở nước ta và đó là một trong các nguyên nhân làm HSthụ động, thiếu tích cực và giáo dục thiếu hiệu quả…
1.5.3 Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học tích cực góp phần giáo dục tư duy phê phán và tư duy hội thoại cho HS
Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học tích cực, giúp HS trong quátrình chiếm lĩnh tri thức, hợp tác trong học tập, chủ động và tự lực phân tích,tổng hợp, đánh giá sự việc, bảo vệ quan điểm của mình trong nhóm, phê phán,xây dựng bạn học để đạt sự thống nhất, tìm đến sự đúng đắn, chính xác củakhoa học
Quá trình học tập hợp tác của HS giúp HS phát triển tư duy hội thoạitốt hơn, HS biết cách diễn đạt, trình bày ý kiến cá nhân của mình, đấu tranh
để bảo vệ quan điểm mình theo đuổi, chấp nhận ý kiến khác đúng đắn hơn
1.6 Những ưu điểm và nhược điểm cần lưu ý trong dạy học hợp tác
Ưu điểm:
Ưu điểm chính của dạy học hợp tác là thông qua cộng tác làm việctrong một nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng nhưnăng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết củaHS
Dạy học hợp tác nếu được tổ chức tốt, sẽ thực hiện được những chứcnăng và công dụng khác với dạy học toàn lớp, do đó có tác dụng bổ sung chodạy học toàn lớp:
Trang 35• Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS Trong học hợp tác, HS phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích
cực của các thành viên, trách nhiệm với nhiệm vụ và kết quả làm việc củamình Dạy học hợp tác hỗ trợ tư duy, tình cảm và hành động độc lập, sáng tạocủa HS
• Phát triển năng lực cộng tác làm việc: công việc hợp tác là phương pháp làm việc được HS ưa thích HS được luyện tập những kỹ năng cộng tác
làm việc như tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến những người khác và tínhkhoan dung
• Phát triển năng lực giao tiếp: thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, giúp HS phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và
phê phán ý kiến người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trongnhóm
• Hỗ trợ qúa trình học tập mang tính xã hội: dạy học hợp tác là quá trình học tập mang tính xã hội HS học tập trong mối tương tác lẫn nhau
trong nhóm, có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng cố các quan hệ xã hội vàkhông cảm thấy phải chịu áp lực của GV
• Tăng cường sự tự tin cho HS: HS được liên kết với nhau qua giao
tiếp xã hội, các em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc phải sai lầm Mặt khác,thông qua giao tiếp sẽ giúp khắc phục sự thô bạo, cục cằn
• Phát triển năng lực phương pháp: thông qua quá trình tự lực làm việc
và làm việc nhóm giúp HS rèn luyện, phát triển phuơng pháp làm việc
• Dạy học hợp tác tạo khả năng dạy học phân hoá: lựa chọn nhóm theo
hứng thú chung hay lựa chọn ngẫu nhiên, các đòi hỏi như nhau hay khác nhau
về mức độ khó khăn, cách học tập như nhau hay khác nhau, phân công côngviệc như nhau hoặc khác nhau, nam HS và nữ HS làm bài cùng nhau hayriêng biệt
Trang 36• Tăng cường kết quả học tập: những nghiên cứu so sánh kết quả học
tập của HS cho thấy rằng, những trường học đạt kết quả dạy học đặc biệt tốt
là những trường có áp dụng và tổ chức tốt hình thức dạy học nhóm
Nhược điểm của dạy học nhóm
• Dạy học nhóm đòi hỏi thời gian nhiều Thời gian 45 phút của mộttiết học cũng là một trở ngại trên con đường đạt được thành công chocông việc nhóm Một quá trình học tập với các giai đoạn dẫn nhập vàomột chủ đề, phân công nhiệm vụ, làm việc nhóm và tiếp theo là sự trìnhbày kết quả của nhiều nhóm, những việc đó khó được tổ chức một cáchthỏa đáng trong một tiết học
Một lưu ý quan trọng để khắc phục nhược điểm này là có thể tổ chức hoạt động nhóm thông qua giao việc về nhà cho HS, kèm theo các hướng dẫn cần thiết cho hoạt động nhóm.
• Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả mongmuốn Nếu được tổ chức và thực hiện kém, nó thường sẽ dẫn đến kết quảngược lại với những gì dự định sẽ đạt
Vai trò của GV rất quan trọng trong công việc hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ cho các nhóm hoạt động Làm việc với nhóm trưởng để kịp thời điều chỉnh các sai sót đã lường trước hoặc mới phát sinh.
• Trong các nhóm chưa được luyện tập dễ xảy ra hỗn loạn Ví dụ, có thể xảy ra chuyện là một HS phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán, đa số các thành viên trong nhóm không làm bài mà lại quan tâm đến những việc khác, trong nhóm và giữa các nhóm có thể phát sinh tình trạng thiếu hợp tác, thiếu đoàn kết hoặc thậm chí đối địch giữa các thành viên Khi đó, sự trình bày kết quả làm việc sẽ cũng như bản thân quá trình làm việc của nhóm sẽ diễn ra theo cách không thỏa mãn
Vì vậy, việc đề ra các tiêu chí đánh giá một cách khoa học, hợp lý và
Trang 37khả thi sẽ giúp nhóm hoạt động thuận lợi, hiệu quả hơn Phát huy tính tích cực và thân thiện của nhóm và giữa các nhóm luôn được đề ra đúng mức trong các tiêu chí đánh giá.
1.7 Xây dựng môi trường học tập thân thiện, cởi mở và hợp tác trong quá trình dạy học
Định hướng này xuất phát từ luận điểm thứ 3 và 4 của lí thuyết kiến tạo
về học tập Lí thuyết này cho rằng, học là một quá trình mang tính xã hội,hoạt động học không chỉ diễn ra trong đầu óc của của mỗi HS mà nó còn diễn
ra trong mối quan hệ tương tác giữa HS với GV và với bạn học Do vậy, điểmquan trọng của việc tổ chức dạy học theo quan điểm hợp tác là tạo lập đượcmôi trường học tập thân thiện, cởi mở, hợp tác để HS diễn đạt, thảo luận, đềxuất các giải pháp để giải quyết các tình huống học tập Định hướng này hoàntoàn phù hợp với các lí thuyết và phương pháp dạy học hiện đại khác Môitrường học tập bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội
1.7.1 Môi trường vật chất
Bao gồm tổng thể những yếu tố vật chất về nơi hoạt động dạy học diễn
ra, như cấu trúc không gian lớp học, sự bố trí bàn ghế, phương tiện, tài liệuphục vụ dạy học, sao cho phải đáp ứng được những yêu cầu hằng ngày củahoạt động dạy và học
1.7.2 Môi trường xã hội
Môi trường xã hội của lớp học bao gồm những mối quan hệ tương tácgiữa các chủ thể nhận thức trong quá trình dạy học Môi trường xã hội tạo nênbầu không khí tâm lí trong lớp học, thúc đẩy hứng thú và các mối quan hệtương tác trong lớp học Như vậy, ngoài việc có một không gian vật chất bìnhthường cho hoạt động học tập được diễn ra thì việc tạo lập được môi trường
xã hội tích cực trong lớp học thuộc về năng lực của GV
Trang 381.7.3 Một số biện pháp để xây dựng môi trường học tập thân thiện, cởi mở
Biện pháp 1: Tạo lập môi trường thuận lợi cho việc phát triển ngôn ngữ của HS
Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển trí tuệ vànhân cách HS Lịch sử đã chứng tỏ, ngôn ngữ là công cụ không thể thiếuđược trong quá trình tư duy Trong dạy học toán, ngôn ngữ không chỉ làphương tiện mà là mục đích hướng tới của việc học, trong tất cả các hoạtđộng điển hình của quá trình dạy học toán, hoạt động ngôn ngữ đều có vai trò
quan trọng, vì giúp HS củng cố khái niệm, phát triển ở HS năng lực diễn đạt độc lập ý tưởng, giúp HS diễn đạt bằng lời các quy tắc hoặc các thuật toán đã học, giúp HS trình bày lời giải của một bài toán ngắn gọn, xúc tích và đầy đủ.
Biện pháp 2: tạo cho HS thói quen đặt cho mình mục đích và tự kiểm soát quá trình học tập của bản thân
Các nghiên cứu về tâm lí học nhận thức đã khẳng định, sự tích cực
nhận thức của HS chỉ xảy ra khi họ nảy sinh nhu cầu tư duy, nhận thức được
động cơ, mục đích học tập Do vậy, trong quá trình dạy học theo quan điểm
hợp tác GV cần xây dựng môi trường học tập mà ở đó “HS được phép có
những lựa chọn cá nhân, tự kiểm soát kế hoạch học tập, và tự đưa ra mục đíchcho mỗi hành động của mình” Muốn vậy GV cần thực hiện các hoạt độngsau:
+ GV cần xác định rõ mục đích, yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của
mỗi nội dung dạy học, thông báo cho HS những yêu cầu cơ bản về kiến thức
và kĩ năng họ cần đạt được sau khi học xong nội dung kiến thức đó
+ Cho HS thảo luận để từ đó xác định mục đích cụ thể cho bản thân, từ
đó tạo ra động cơ và hứng thú học tập của họ
Biện pháp 3: chuyển tri thức dạy học về vùng phát triển gần nhất
Trang 39Thực tiễn dạy học cho thấy, để phát hiện ra vấn đề, phát hiện ra “công
cụ” và xác lập quá trình giải quyết vấn đề đó, HS thường “liên tưởng” với
các kiến thức, kĩ năng đã có sự liên tưởng này hình thành trên cơ sở so sánh,đối chiếu các dữ kiện và các yêu cầu của bài toán đặt ra với các kiến thức lýthuyết và các bài toán mà họ lưu giữ trong trí nhớ Sự xác lập các liên tưởngnày chính là xác lập các mối quan hệ giữa tri thức “sẵn có” với các khám phá
độc lập của HS trong quá trình học tập Nói cách khác, theo quan điểm của
Vưgôtxki đó chính là quá trình di chuyển tri thức từ “ vùng phát triển gầnnhất” tới trình độ hiện tại
Biện pháp 4: Khuyến khích HS đặt giả thuyết trong quá trình học tập
Khi dạy học theo quan điểm hợp tác thì các ý tưởng của HS luôn luôn được GV tôn trọng, từ đó tạo niềm tin cho HS mạnh dạn đề xuất các ý tưởng,
các phán đoán và các giải pháp của mình với GV và bạn học GV nên thu hút
HS vào việc nêu giả thuyết là sự phát triển tự nhiên của việc tích cực hóa tư duy của HS trong dạy học, việc đặt ra các giả thuyết là việc thể hiện ở mức
độ cao những ý tưởng và những phán đoán của HS về vấn đề đang quan tâm.
1.8 Kết luận chương 1
Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học tích cực và mang tính xã hộicao, phương pháp dạy học này được xây dựng dựa trên cơ sở của thuyết làmviệc đồng đội, thuyết giải quyết mâu thuẫn, thuyết hợp tác tập thể và thuyếtdạy lẫn nhau Trong phương pháp dạy học hợp tác, GV có vai tṛò là người tổchức, điều khiển, thiết kế các giờ học hợp tác HS có vai tṛò là người học tậptrong sự hợp tác Hoạt động trong giờ dạy học hợp tác bao gồm: hợp tác giữacác HS trong một nhóm, hợp tác giữa các nhóm và hợp tác giữa HS với GV
Quá trình tổ chức học hợp tác môn Toán bao gồm: Lập kế hoạch chobài dạy học hợp tác, tổ chức các nhóm học hợp tác, tổ chức lớp học, rèn kỹ
Trang 40năng hợp tác cho HS Để tổ chức học tập hợp tác có hiệu quả, GV nên tạođiều kiện để HS tự quản nhau, sẵn sàng làm nhiệm vụ ḥòa giải khi có mâuthuẫn Sự hợp tác tạo nền tảng để trên đó diễn ra những sự tranh đua và những
nỗ lực cá nhân Nỗ lực cá nhân có hiệu quả, kết hợp với sự tranh đua lànhmạnh vì lợi ích chung sẽ càng thúc đẩy sự hợp tác phát triển