Một số biện pháp để xây dựng môi trường học tập thân thiện, cởi mở

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức các tình huống dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường trung học cơ sở thông qua một số chủ đề hình học 8: (Trang 36)

mở

Biện pháp 1: Tạo lập môi trường thuận lợi cho việc phát triển ngôn ngữ của HS

Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách HS. Lịch sử đã chứng tỏ, ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu được trong quá trình tư duy. Trong dạy học toán, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện mà là mục đích hướng tới của việc học, trong tất cả các hoạt động điển hình của quá trình dạy học toán, hoạt động ngôn ngữ đều có vai trò quan trọng, vì giúp HS củng cố khái niệm, phát triển ở HS năng lực diễn đạt độc lập ý tưởng, giúp HS diễn đạt bằng lời các quy tắc hoặc các thuật toán đã học, giúp HS trình bày lời giải của một bài toán ngắn gọn, xúc tích và đầy đủ.

Biện pháp 2: tạo cho HS thói quen đặt cho mình mục đích và tự kiểm soát quá trình học tập của bản thân

Các nghiên cứu về tâm lí học nhận thức đã khẳng định, sự tích cực nhận thức của HS chỉ xảy ra khi họ nảy sinh nhu cầu tư duy, nhận thức được động cơ, mục đích học tập. Do vậy, trong quá trình dạy học theo quan điểm hợp tác GV cần xây dựng môi trường học tập mà ở đó “HS được phép có những lựa chọn cá nhân, tự kiểm soát kế hoạch học tập, và tự đưa ra mục đích cho mỗi hành động của mình”. Muốn vậy GV cần thực hiện các hoạt động sau:

+ GV cần xác định rõ mục đích, yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của mỗi nội dung dạy học, thông báo cho HS những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng họ cần đạt được sau khi học xong nội dung kiến thức đó.

+ Cho HS thảo luận để từ đó xác định mục đích cụ thể cho bản thân, từ đó tạo ra động cơ và hứng thú học tập của họ.

Thực tiễn dạy học cho thấy, để phát hiện ra vấn đề, phát hiện ra “công cụ” và xác lập quá trình giải quyết vấn đề đó, HS thường “liên tưởng” với các kiến thức, kĩ năng đã có sự liên tưởng này hình thành trên cơ sở so sánh, đối chiếu các dữ kiện và các yêu cầu của bài toán đặt ra với các kiến thức lý thuyết và các bài toán mà họ lưu giữ trong trí nhớ. Sự xác lập các liên tưởng này chính là xác lập các mối quan hệ giữa tri thức “sẵn có” với các khám phá độc lập của HS trong quá trình học tập. Nói cách khác, theo quan điểm của Vưgôtxki đó chính là quá trình di chuyển tri thức từ “ vùng phát triển gần nhất” tới trình độ hiện tại.

Biện pháp 4: Khuyến khích HS đặt giả thuyết trong quá trình học tập

Khi dạy học theo quan điểm hợp tác thì các ý tưởng của HS luôn luôn được GV tôn trọng, từ đó tạo niềm tin cho HS mạnh dạn đề xuất các ý tưởng, các phán đoán và các giải pháp của mình với GV và bạn học. GV nên thu hút HS vào việc nêu giả thuyết là sự phát triển tự nhiên của việc tích cực hóa tư duy của HS trong dạy học, việc đặt ra các giả thuyết là việc thể hiện ở mức độ cao những ý tưởng và những phán đoán của HS về vấn đề đang quan tâm.

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức các tình huống dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường trung học cơ sở thông qua một số chủ đề hình học 8: (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w