Các kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức các tình huống dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường trung học cơ sở thông qua một số chủ đề hình học 8: (Trang 39)

2.2.1. Kĩ thuật Tương hỗ

Dạy học tương hỗ (Palincsar, 1984) là một chiến thuật làm việc hợp tác theo nhóm, trong đó HS đóng vai trò “GV” và cùng với nhóm tìm hiểu ý nghĩa của một bài đọc. GV và HS tham gia đối thoại về các phần khác nhau của bài đọc. Cuộc đối thoại được thực hiện thông qua bốn kỹ thuật sau: Tóm tắt ; Đưa ra câu hỏi; Làm rõ ; Dự đoán

Mỗi kỹ thuật này phải được hướng dẫn và luyện tập trước khi thực hiện phương pháp dạy học tương hỗ. Chúng ta dễ dàng định ra các giai đoạn của quy trình dạy học tương hỗ.

Các giai đoạn của quy trình dạy học tương hỗ: GV phát một đoạn văn cho mỗi HS trong nhóm. HS đọc đoạn văn đó và viết ra các câu hỏi tóm tắt, làm rõ, hoặc dự đoán có liên quan đến những gì vừa đọc. “GV” của nhóm sẽ đưa ra một câu hỏi. “GV” là nhóm trưởng và sẽ là người đưa ra câu hỏi trước tiên. Một thành viên khác trong nhóm trả lời câu hỏi dựa vào nội dung đoạn văn vừa đọc. Sau đó, HS này lại đặt câu hỏi cho một thành viên khác và cứ tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng.

2.2.2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép “

Kĩ thuật học tập hợp tác theo kiểu “các mảnh ghép“ có tác dụng thúc đẩy học tập, nâng cao động cơ học tập của HS. Nó cho phép HS trong một nhóm được học tập và chia sẻ khối lượng nội dung kiến thức lớn hơn. Kĩ thuật

“các mảnh ghép“ được Elliot Aronson và các sinh viên của ông khởi xướng. Kĩ thuật này giúp:

• HS nắm được nội dung học một cách hiệu quả.

• Phát triển các kỹ năng nghe, tham gia và thấu cảm.

• Tạo nên sự tương thuộc giữa HS với nhau.

• Tạo nên sự tương tác giữa HS với nhau.

HS được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 5-6 người. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là tìm hiểu về một khía cạnh của chủ đề môn học và trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực đó. Trong nhóm “chuyên gia” này, HS sẽ cùng nhau nghiên cứu và hợp tác để xây dựng một báo cáo hoặc một bài thuyết trình. Mỗi HS đều chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân và sau đó trình bày cho nhau về nội dung nghiên cứu. Khi những HS này đã trở thành “chuyên gia”, các nhóm sẽ được chia lại. Mỗi nhóm mới được tạo thành từ những “chuyên gia” của các nhóm trước đó. Nhiệm vụ của mỗi “chuyên gia” là dạy cho các thành viên khác trong nhóm mới nội dung mà mình đã nghiên cứu trước đó. Sau khi tất cả “chuyên gia” của nhóm đã trình bày xong, các thành viên trong nhóm đều đã lĩnh hội 5-6 vấn đề mới của bài học và đã sẵn sàng làm bài kiểm tra, viết luận, hoặc lập nhóm với một “chuyên gia” khác để thiết kế bài thuyết trình đa phương tiện.

2.2.3. Kĩ thuật “ khăn trải bàn”

Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”

 Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm hay 6 người/nhóm)

 Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa

 Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…)

 Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút

 Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời

 Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn

2.2.4. Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Cách tiến hành

- Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.

- Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan.

Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng

2.2.5. Kĩ thuật Suy ngẫm-Làm việc theo cặp-Chia sẻ

Suy ngẫm–Làm việc theo cặp–Chia sẻ là một chiến thuật thảo luận hợp tác trong đó HS làm việc theo ba giai đoạn: HS trình bày nội dung và thảo luận các ý tưởng trước khi chia sẻ với cả nhóm. Chiến lược này sử dụng hai đặc điểm quan trọng của học tập hợp tác là “thời gian suy ngẫm” và “tương tác ngang hàng”. Mục đích của chiến lược này là giúp HS xử lý thông tin, phát triển kỹ năng giao tiếp và trau dồi tư duy.

Với phương pháp này, GV:

1. Đặt một câu hỏi mở hoặc nêu vấn đề. 2. Cho HS 1-2 phút để suy nghĩ câu trả lời.

3. Chia HS theo cặp để thảo luận câu trả lời và chia sẻ ý tưởng.

Ý kiến chung cả nhóm về chủ đề 1 2 3 4 5 6

4. Tạo cơ hội để HS chia sẻ câu trả lời của mình trước nhóm nhỏ hoặc trước lớp.

Do HS có thời gian suy nghĩ về câu trả lời, sau đó được chia sẻ với bạn và tiếp thu được những quan điểm khác từ bạn bè, các em sẽ có tâm thế sẵn sàng và ít e ngại hơn khi chia sẻ với một nhóm lớn hơn. Chiến thuật này cũng cho HS thời gian để thay đổi câu trả lời nếu cần và do đó làm giảm đi nỗi sợ hãi rằng mình trả lời sai.

Ví dụ:

GV: Cô có một câu hỏi để các em suy nghĩ trước khi chúng ta bắt đầu bài học mới về phân số. Ở những nơi nào ta sử dụng phân số trong cuộc sống hàng ngày? Cô muốn các em dùng phương pháp Suy ngẫm – Làm việc theo cặp – Chia sẻ để trình bày ý tưởng của mình. Hãy dành một vài phút suy nghĩ về câu trả lời và khi cô ra hiệu, hãy quay sang bạn mình và trao đổi ý tưởng. Sau đó, các em sẽ chia sẻ ý kiến của mình trước lớp. (GV đợi hai phút để HS suy nghĩ về câu trả lời). Bây giờ hãy quay sang bạn mình và thảo luận những gì em vừa nghĩ đến.

HS 1: Mình nghĩ rằng chúng ta dùng phân số khi chia thức ăn. Ví dụ như bánh pizza. Nếu bạn có 8 miếng bánh pizza mà bạn muốn mỗi người có một phần đều nhau thì bạn phải chia các miếng này ra. Thế còn bạn?

HS 2 Lúc đầu mình cũng nghĩ đến thức ăn, nhưng sau đó mình nghĩ về tiền. Ví dụ 4 đồng 25 xu tương đương với 1 đô la, và 5 đồng 10 xu tương đương với 1 đô la 50 xu.

GV: Bây giờ các em đã có cơ hội cùng chia sẻ ý tưởng theo cặp rồi, mỗi cặp hãy chọn ra một người sẽ chia sẻ ý kiến với cả lớp. HS 1 HS 1 và HS 2 vừa nói về thực phẩm có thể được coi như các

hoặc HS 2

phân số, ví dụ như bánh pizza. Tiền cũng thế. Có một số đồng tiền nhỏ sẽ tương đương với một số tiền lớn hơn. Chúng em nghĩ đó là phân số.

GV: Cả 2 ý tưởng này đều là ví dụ rất tốt về sử dụng phân số trong cuộc sống hàng ngày. Cảm ơn các em đã chia sẻ.

2.3. Các bước tổ chức dạy học hợp tác

Bước 1: Thiết kế nhiệm vụ học tập cụ thể cho HS việc thiết kế nhiệm vụ học tập cho HS là rất quan trọng. Nhiệm vụ học tập phải ngầm chứa đựng những gợi ý cho HS, giúp HS từng bước tìm ra kiến thức. Người GV cần dựa vào trình độ xuất phát của HS, năng lực của mỗi HS trong nhóm để đề xuất nhiệm vụ học tập cho HS. Để đáp ứng mọi trình độ của HS trong nhóm, cần đưa ra nhiều nhiệm vụ nhỏ từ đơn giản đến phức tạp trong một phiếu học tập cho một nội dung thảo luận nhóm.

Bước 2: Tổ chức nhóm học tập

Để tổ chức nhóm học tập tốt thì chúng ta nên đưa ra các nhiệm vụ chia nhóm và hướng dẫn HS hoạt động nhóm.

- Các nhiệm vụ chia nhóm: tùy theo nội dung dạy học và tính chất hợp tác mà GV có thể chọn nhóm học tập thuần nhất hay không thuần nhất, số lượng HS trong một nhóm có thể dao động từ 2 đến 8 HS.

- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm: trước khi HS hoạt động nhóm, người GV nên hướng dẫn HS phân công vài trò trong nhóm bao gồm: nhóm trưởng, thư ký, quan sát viên, báo cáo viên,... Các vai trò này có thể thay đổi luân phiên trong các hoạt động học tập hợp tác.

Bước 3: Hướng dẫn kĩ năng hợp tác

Kĩ năng hợp tác có 5 loại cơ bản là: a. Kĩ năng giao tiếp.

c. Kĩ năng kèm cặp nhau trong học tập. d. Kĩ năng lãnh đạo.

e. Kĩ năng tư duy, phê phán.

Bước 4: Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS khi thảo luận nhóm trong giờ học hợp tác môn toán.

GS triết học Lipman (đại học Columbia) cho rằng : “cần dạy trẻ em cách tư duy ngay từ khi chúng bắt đầu đến trường học, bởi vì con người mang tính chất cảm tính, vừa lý tính. HS cần rèn luyện các kĩ năng tư duy để có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống”. Các kĩ năng này được rèn luyện tốt nhất thông qua ngôn ngữ, trong môi trường có nhu cầu giao tiếp, HS được hội thoại đề phát triển khả năng tư duy. Trong môi trường đối thoại, HS thực hiện các hoạt động tự chất vấn và tự trả lời, đồng thời trao đổi với bạn bè để giải quyết vấn đề. Richard. W. Paut. (đại học Sônma States) gọi cách tư duy như vậy là tư duy hội thoại. Theo ông thì tư duy hội thoại là một chiến lược điều hòa bản năng và lý trí.

Bloom cho rằng : “tư duy có phê phán” đồng nghĩa với “ đánh giá”, đó là cấp độ cao nhất trong sáu kĩ năng tư duy. Một người có tư duy phê phán phải hiểu được người khác, tức là ngoài tư duy của bản thân còn cần hiểu tư duy của người khác. Chúng tôi qun niệm rằng: Nếu HS được rèn luyện kết hợp “Tư duy hội thoại” và “Tư duy có phê phán” thì sẽ rèn luyện được tư duy hội thoại có phê phán.

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi đề ra giải pháp rèn luyện kĩ năng trong 4 giai đoạn thảo luận nhóm như sau:

Giai đoạn 1: Tìm hiểu vấn đề sẽ tham khảo. Giai đoạn 2: Trình bày và lắng nghe.

Gia đoạn 3: Hoạt động tư duy hội thoại có phê phán.

Bước 5: Đề ra tiêu chí thi đua

Trong dạy học hợp tác, thi đua là để phát huy vai trò của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm. Đồng thời thúc đẩy nhóm có trách nhiệm với từng cá nhân. Sự đánh giá của GV không quan trọng bằng sự tự đánh giá của mỗi cá nhân vá các thành viên trong nhóm. Vì vậy việc đánh giá HS cần phải có các tiêu chí cụ thể. Thi đua trong học tập hợp tác sẽ xác nhận nhóm hoặc cá nhân thành công hay không thành công. Sự cạnh tranh trong học tập không gay gắt và không quá khốc liệt. Nhưng GV cũng không nên xem nhẹ khâu này. Vì chỉ có tổ chức thi đua công bằng mới động viên được HS học tập.

Đối với HS, việc tổ chức thi đua càng hấp dẫn HS, bởi vì ở lứa tuổi này HS rất muốn khẳng định mình và có đôi chút hiếu thắng. Tùy theo dạng hoạt động dạy học hợp tác đã thiết kế mà GV có thể đề ra tiêu chí thi đua như sau:

- Đối với hoạt động học tập hợp tác trong mỗi nhóm theo qui trình 4 giai đoạn đã nêu trên, GV có thể qui ước điểm của mỗi nhóm sẽ tính vào điểm học tập cho từng cá nhân. Điểm thi đua của nhóm bao gồm: điểm trả lời trong phiếu học tập, điểm báo cáo bằng lời của cá nhân đại diện cho nhóm và điểm đánh giá về các hoạt động hợp tác nhóm. Trong đó GV có thể chấm điểm học tập chung của cả nhóm hoặc chọn một phiếu học tập của một cá nhân bất kì trong nhóm để lấy điểm cho nhóm. Người trình bày ý kiến cho nhóm sẽ do GV chỉ định bất kỳ hoặc bốc thăm. Với cách lựa chọn như vậy có tác dụng thức đẩy trách nhiệm của nhóm đối với mỗi thành viên. Điểm hoạt động của nhóm dựa vào các tiêu chí sau: Các thành viên trong nhóm có đoàn kết hay không? Nhóm có hoạt động sôi nổi và đồng bộ hay không? Có rút kinh nghiệm hoạt động nhóm không? Vai trò của nhóm trưởng, thư kí có tác dụng như thế nào? Các kĩ năng hợp tác có được thể hiện và nâng cao dần lên không?

- Đối với hoạt động học tập hợp tác giữa các nhóm, chúng ta có thể đề ra tiêu chí như sau: Nhóm nào có kết quả trước sẽ được điểm nhiều hơn, kết quả của nhóm sẽ được trình bày bởi một thành viên bất kì trong nhóm do GV chỉ định sau khi nhóm đề nghị phát biểu. Nếu HS đại diện cho nhóm phát biểu sai thì nhóm đó mất quyền trả lời. Cách đề ra tiêu chí thi đua này yêu cầu các nhóm phải tranh đua về thời gian. Tuy nhiên không được vội vàng, hấp tấp, mà phải khẩn trương, cẩn thận và chuyển giao ý kiến nhanh cho các thành viên.

- Đối với hoạt động học tập hợp tác theo kiểu “tiếp sức”, GV sẽ chấm điểm cho nhóm theo các phần sau: giải nhanh, trình bày chính xác lời giải trên bảng. Sau khi hoạt động toán tiếp sức kết thúc, GV sẽ chấm điểm bài giảng trong phiếu học tập của một thành viên bất kì của nhóm. Cách đề ra qui định như vậy sẽ bắt buộc tất cả các thành viên đều phải làm việc, không ỷ lại vào một số thành viên đang tham gia giải toán tiếp sức.

Bước 6: Điều hành các hoạt động học tập hợp tác trong giờ học

Để cho các hoạt động được nhịp nhàng và có hiệu quả thì nghệ thuật điều hành của GV có ý nghĩa quan trọng. GV cần khéo léo dẫn đắt các hoạt động của HS sao cho họ luôn cảm thấy mình tự tìm ra được kiến thức mà không có sự áp đặt của GV. Trước giờ học hợp tác, GV cần thông báo cho HS nhiệm vụ và hình thức học tập của giờ học tới để HS có sự chuẩn bị về kiến thức cũng như tâm lý. GV hướng dẫn HS cách học hợp tác, cách tổ chức và phân công nhiệm vụ của từng cá nhân trong nhóm, cá vai trò chính trong nhóm như: nhóm trưởng, thư ký, báo cáo viên, quan sát viên,... Đồng thời GV phải luôn theo dõi và chấm điểm thi đua kịp thời, chính xác.

Bước 7: Tổng kết giờ học

Đây là khâu cuối cùng trong giờ học hợp tác, HS mong đợi ở GV những ý kiến chuẩn về các kiến thức trong giờ học này, những kết luận về thi

đua đề “biết người biết mình”. Về kiến thức, GV có thể dùng phương tiện dạy học để củng cố, thể chế hóa, khắc sâu kiến thức nhằm nâng cao sức thuyết phục đối với HS đồng thời tiết kiệm được thời gian. Trong thi đua ngoài bảng thi đua còn có điểm cụ thể, GV cần nhận xét thêm về các hoạt động của nhóm. GV nên đưa ra lời khen để nhóm hoạt động tốt hơn, đồng thời góp ý cho các nhóm và những thành viên chưa phát huy được vai trò của mình. Tổng kết giờ học vừa có ý nghĩa kết thúc giờ học, vừa có ý nghĩa chuẩn bị cho giờ học sau được tốt hơn. Trong giờ học hợp tác, các khía cạnh GV đưa ra là phong phú nên không phải giờ học nào, cá nhân nào cũng có thể tiếp thu và giải quyết được hết trong thời gian 45 phút. Kết luận của GV là sự gợi ý dẫn dắt HS tự học và ôn tập ở nhà có trọng tâm.

2.4. Tổ chức một số giờ học hợp tác nổi bật trong môn toán ở trường THCS thông qua một số chủ đề hình học 8 Bài Tứ giác Nhiệm vụ + Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi. +Biết vẽ,

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức các tình huống dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường trung học cơ sở thông qua một số chủ đề hình học 8: (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w