Phân tích định lượng

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức các tình huống dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường trung học cơ sở thông qua một số chủ đề hình học 8: (Trang 96)

Việc phân tích định lượng dựa trên kết quả của bài kiểm tra sau đây được HS thực hiện trong đợt thực nghiệm:

* Ý đồ sư phạm:

- Kiểm tra khả năng về tiếp thu kiến thức được học. - Kiểm tra mức độ tư duy, sáng tạo, năng động của HS.

- Kiểm tra khả năng vận dụng phương pháp dạy học tác trong việc tìm lời giải cho bài toán.

* Kết quả kiểm tra của HS thu được như sau:

Bảng 1: Thống kê tất cả các bài kiểm tra Lập bảng thống kê kết quả và vẽ đồ thị: Bảng 1: Thống kê kết quả các bài kiểm tra Lần kiểm tra Lớp Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Thực nghiệm 40 0 0 0 1 3 8 5 8 7 3 5 Đối chứng 40 0 0 0 2 4 9 10 7 4 1 3 2 Thực nghiệm 40 0 0 0 0 2 7 6 8 4 7 6 Đối chứng 40 0 0 0 1 3 10 13 7 2 2 2

Bảng 2: Bảng tổng hợp phân loại kết quả điều tra HS qua cả 2 bài kiểm tra

Xếp loại điểm

Lần 1 Lần 2

Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Số HS Phần trăm Số HS Phần trăm Số HS Phần trăm Số HS Phần trăm 0→3,4 (Kém) 1 2,5 2 5 0 0 1 2,5 3,5→4,9 (Yếu) 3 7,5 4 10 2 5 3 7,5 5,0→6,4 (Trung bình) 13 32,5 19 47,5 13 32,5 23 57,5 6,5→7,9 (Khá) 8 20 7 17,5 8 20 7 17,5 8,0→10,0 15 37,5 8 20 17 42.5 6 15

(Giỏi)

Đồ thị 1: Đồ thị phân loại HS qua bài kiểm tra lần 1

Đồ thị 2: Đồ thị phân loại HS qua bài kiểm tra lần 2

Bảng 3a: Lần kiểm tra thứ nhất: Lớp Điểm xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm Số HS 0 0 0 1 4 12 17 25 32 35 40 Phần trăm 0 0 0 2,5 10 30 42,5 62,5 80 87,5 100 Số HS 0 0 0 2 6 15 25 32 36 37 40

Phần trăm 0 0 0 5 15 37,5 62,5 80 90 92,5 100 Đồ thị 3: Đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra lần 1 giữa lớp thực nghiệm và đối chứng.

Bảng 3b: Lần kiểm tra thứ hai: Lớp Điểm xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm Số HS 0 0 0 0 2 9 15 23 27 34 40 Phần trăm 0 0 0 0 5 22,5 34,1 52,3 67,5 85 100 Đối chứng Số HS 0 0 0 1 4 14 27 34 36 38 40 Phần trăm 0 0 0 2,5 10 35 67,5 85 90 95 100

Đồ thị 4: Đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra lần 2 giữa lớp thực nghiệm và đối chứng.

Phân tích kết quả thực nghiệm

Từ số liệu các bảng thực nghiệm: dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và việc sử lí các số liệu đó, chúng tôi nhận thấy kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Điều này được thể hiện:

Tỉ lệ phần trăm HS trung bình, khá của lớp thực nghiệm luôn thấp hơn của lớp đối chứng tương ứng. Tỉ lệ phần trăm HS giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm luôn cao hơn điểm trung bình cộng của lớp đối chứng.

Từ đồ thị các đường lũy tích: Đồ thị các đường lũy tích của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới các đường lũy tích của các nhóm đối chứng tương ứng, điều này chứng tỏ nội dung dạy học và phương pháp dạy học mà chúng tôi đề xuất khi được áp dụng vào thực tế cho kết quả học tập cao hơn.

Từ đồ thị phân loại HS: Cột ứng với tỷ lệ phần trăm HS đạt điểm trung bình, khá của lớp thực nghiệm luôn cao hơn cột của lớp đối chứng và cột ứng với tỉ lệ phần trăm HS đạt điểm giỏi của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp

đối chứng, điều này chứng tỏ việc áp dụng phương pháp dạy học hợp tác đã đem lại kết quả tốt.

3.6. Kết quả của thực nghiệm sư phạm và đánh giá

Kết quả thực nghiệm sư phạm của việc dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường THCS thông qua một số chủ đề hình học lớp 8 đã cho phép khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu là thuyết phục, có nhiều ứng dụng thực tế, có tính thực nghiệm cao là phù hợp và khả thi. Việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học môn Toán đã tạo cho HS động cơ hoạt động tích cực, gây hứng thú cho các em ở mức độ cao, kích thích tính tò mò, óc sáng tạo và lòng ham hiểu biết một cách tự giác, HS có nhu cầu tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ năng giao tiếp, hùng biện, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá. Tiến trình tổ chức dạy học hợp tác các chủ đề toán hình học lớp 8 đã giúp HS hiểu kiến thức một cách chắc chắn hơn, khắc sâu hơn, vận dụng tri thức tự chiếm lĩnh vào giải quyết các tình huống cụ thể linh hoạt và hiệu quả hơn. Kết quả của các bài kiểm tra tổng hợp cho phép chúng ta khẳng định rằng: Việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác đã góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học môn toán ở trường THCS.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài kết hợp với các cơ sở phân tích các kết quả thu được qua 2 vòng thực nghiệm có thể rút ra những nhận xét sau:

1. Việc vận dụng dạy học hợp tác đã tạo ra một động lực tinh thần và trí tuệ để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Các giờ học theo phương án thực nghiệm không chỉ giúp cho HS lĩnh hội tri thức và kĩ năng với chất lượng cao hơn, mà còn giúp HS phát triển các kĩ năng hợp tác tương trợ và giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. Dạy học hợp tác đã giúp cho Thầy và trò biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây là điều mà các phương pháp dạy học truyền thống không thể đạt được.

2. Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học tích cực trong đó đi sâu tìm hiểu về phương pháp dạy học hợp tác đồng thời đưa ra một vài nhận xét về thực trạng nghiên cứu và sử dụng phương pháp dạy học học tác.

3. Đưa ra các nguyên tắc, kỹ thuật, áp dụng và lựa chọn nội dung, quy trình thiết kế, cách tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác.

4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông.

Với những kết quả trên, đề tài nghiên cứu đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1. Nguyễn Thị Xuân Hồng (2013), Một số kĩ thuật trong dạy học hợp tác (phần hình học lớp 8), Tạp chí Giáo dục, số 302 tháng 1/2013, trang 49 – 50 2. Nguyễn Thị Xuân Hồng (2013), Dạy học hợp tác toán 8 thông qua phương tiện bản đồ tư duy và trò chơi toán học, Tạp chí khoa học trường đại học Hà Tĩnh đã nhận đăng.

TÀI LỆU THAM KHẢO

[1]. Hoàng Ngọc Anh, Thử nghiệm dạy học theo cách chia nhóm ở đại học, Tạp chí giáo dục, số 8/2002.

[2]. Vũ Hữu Bình, Tôn Thân, Đỗ Quang Thiều, Bồi dưỡng HS lớp 8 hình học,

NXB ĐHSP Hà Nội.

[3]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

[4]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Thiết kế bản đồ tư duy dạy- học môn Toán, NXB Giáo dục Việt Nam.

[5]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2012), Dạy tốt – Học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy, NXB Giáo dục Việt Nam.

[6]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2012), Đổi mới phương pháp dạy học và sáng tạo với bản đồ tư duy, NXB Giáo dục Việt Nam.

[7]. Nguyễn Hữu Châu (2005), Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP Hà Nội.

[8]. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010

[9]. Phan Đức Chính (2007), Toán 8, NXB Giáo dục Hà Nội.

[10]. Hoàng Chúng (1997), Phương pháp dạy học toán học ở trường THCS, NXB Giáo dục Hà Nội.

[11]. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005), Hội thảo tập huấn: Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Dự án phát triển Trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[12]. Ngô Thị Thu Dung, Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp, Tạp chí Giáo dục số 3,quí 2/2001.

[13]. Ngô Thị Thu Dung, Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của HS, Tạp chí giáo dục, quí 4/2002.

[14]. Phạm Huy Điển (2001), Sử dụng phần mềm toán học trong giảng dạy và học tập, Viện Toán học.

[15]. Intel Education Thiết kế dự án hiệu quả.

[16]. Piaget Jean (1997), Tâm lí học và giáo dục học, NXB Giáo dục Hà Nội.

[17]. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (1997), Phương pháp dạy học môn toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[18]. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm.

[19]. Luật Giáo Dục (2005), NXB Giáo dục.

[20]. Hoàng Lê Minh, Hợp tác và tương tác trong dạy học môn Toán, NXB Giáo dục Hà Nội.

[21]. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông (Sách chuyên khảo dành cho hệ đào tạo sau đại học), NXB Đại học sư phạm.

[22]. Trần Thị Tuyết Oanh (2008), Đo lường và đánh giá kết quả học tập của HS, NXB Đại học sư phạm.

[23]. Partice Pelpel (1998), Tự đào tạo để dạy học, NXB Giáo dục.

[24]. G.Polya (1997), Giải bài toán như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[25]. G.Polya (1997), Sáng tạo toán học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[26]. G.Polya (1997), Toán học và những suy luận có lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[27]. SGK, sách GV môn toán, các tài liệu bồi dưỡng GV THCS chu kì I, II, III.

[28]. Lê Văn Tạc, Một số vấn đề cơ sở lí luận học hợp tác nhóm, Tạp chí giáo dục, số 9/2002.

[29]. Đào Tam (2004), Phương pháp dạy học hình học ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm.

[30]. Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học Toán ở trường Đại học và trường Phổ thông, NXB sư phạm.

[31]. Đào Tam, Trần Trung (2010), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm

[32]. Vũ Văn Tảo (2003), Dạy cách học, Tài liệu Dự án đào tạo GV THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[33]. Trần Trung(2009), Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ dạy học hình học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS dự bị đại học dân tộc, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học Vinh.

[34]. Trần Trung, Đặng Xuân Cương, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Danh Nam

(2011), Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

CÁC WEBSITE

[35]. http://www.edu.net.vn [36]. http://www.elmvn.net

[37]. http://www.mathpropress.com [38]. http://www.matholym.com

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức các tình huống dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường trung học cơ sở thông qua một số chủ đề hình học 8: (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w