1.4.1. Sơ lược lịch sử vấn đề
Phương pháp dạy học hợp tác bao hàm phương pháp dạy của Thầy và phương pháp học của trò. Theo D.Johnson và Holubec (1990): Học tập hợp tác là toàn bộ những hoạt động học tập mà HS thực hiện cùng nhau trong các nhóm, trong hoặc ngoài phạm vi lớp học. Có năm đặc điểm quan trọng nhất mà mỗi giờ học hợp tác phải đảm bảo được là: sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân; sự tác động qua lại; các năng lực xã hội và đánh giá nhóm. Theo J.Cooper và các tác giả khác (1990): Học tập hợp tác là một chiến lượt học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách có hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung. Hai anh em David W.John và Roger T.Johnson đã đưa ra quan điểm rằng phương pháp dạy học hợp tác được coi như là cách thức để phát triển sự phụ thuộc lẫn nhau tích cực giữa các mối quan hệ người – người nhằm đạt được mục tiêu xã hội là loài người ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Theo D.Johnson và R.Johnson, năm 1983: nơi nào thực sự áp dụng học hợp tác, nơi đó HS học được nhiều hơn, nhà trường dường như tốt
hơn, HS thân thiện với nhau hơn, tự trọng hơn và học các kỹ năng xã hội có hiệu quả hơn.
Dạy học hợp tác là một chiến lược dạy học nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó, các thành viên tham gia hoạt động và học tập cùng nhau trong những nhóm nhỏ và giữa các nhóm với nhau nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và rèn luyện phong cách sống cho HS. Nghiên cứu lịch sử phát triển của loài người, chúng ta nhận thấy: hợp tác là phương thức tất yếu không thể thiếu cho sự tồn tại của xã hội. Xã hội loài người tồn tại được là do sự hợp tác giữa các con người với nhau. Chính vì vậy, dạy học hợp tác cho HS nhằm tạo tiền đề và phát triển khả năng hợp tác của con người nhằm tạo nên một xã hội ngày càng phát triển văn minh hiện đại.
Dạy học hợp tác không chỉ nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội kiến thức, mà còn đạt được mục đích cao hơn, đó là dạy cách sống cho HS. Đặc điểm của dạy học hợp tác là nó tạo nên sự chấp nhận, tôn trọng, liên kết và tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tượng trong giáo dục. Dạy học hợp tác khẳng định tầm quan trọng của sự ủng hộ về mặt xã hội. Trong học tập hợp tác, sức ép thành tích luôn đặt ra phù hợp và cân bằng với mức độ của sự ủng hộ về mặt xã hội, tức là thách thức và ủng hộ được duy trì ở thế cân bằng. Để đạt được thành tích trong học tập, các HS cần cùng nhau tìm kiếm và khai thác các thông tin. Việc học tập hợp tác sẽ giúp HS làm được điều đó. Trong học tập hợp tác, khả năng thành công và ý nghĩa của thành công lớn hơn rất nhiều, bởi vì HS thực sự coi thành công như một phần thưởng tinh thần bên trong hơn là phần thưởng bên ngoài cho thành tích đạt được. Người tham gia học tập hợp tác có khuynh hướng vươn lên theo động lực nội tại của mình, vì vậy sự xuất hiện cảm xúc, tình cảm tích cực sẽ mạnh hơn các hình thức học cá nhân và học tranh đua. Như vậy để mang lại thành tích và sản phẩm tốt nhất thì việc làm cùng nhau nhằm đạt đến mục tiêu chung là một trong những
nguyên lý quan trọng nhất của tâm lý học quản lý và tâm lý học xã hội. Học tập hợp tác sẽ khẳng định rõ điều đó khi có các mục tiêu học tập quang trọng, đòi hỏi sự thông thạo kiến thức, kỹ năng và khả năng ghi nhớ dài hạn. Đặc biệt khi nhiệm vụ học tập phức tạp, khi cần đến nhiều cách suy nghĩ khác nhau, khi cần tập hợp các cách lập luận cũng như khi cần phát triển tư duy phê phán.
1.4.2. Khái niệm về phương pháp dạy học hợp tác
Phương pháp dạy học hợp tác được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu từ lâu và đã được biết đến trong hệ thống phương pháp “dạy học lấy HS làm trung tâm”.
Hoạt động trong giờ dạy học hợp tác bao gồm: hợp tác giữa các HS trong một nhóm, hợp tác giữa các nhóm và hợp tác giữa HS với GV.
Hợp tác trong nhóm HS bao gồm các bước sau:
1. Cá nhân tự nghiên cứu (Hoạt động tư duy độc lập)
2. Thảo luận nhóm (Hoạt động tư duy hội thoại có phê phán) 3. Trình bày kết quả của nhóm (Hoạt động tư duy tổng hợp)
Quan điểm hợp tác được xây dựng dựa trên cơ sở của thuyết làm việc đồng đội, thuyết giải quyết mâu thuẫn, thuyết hợp tác tập thể và thuyết dạy học lẫn nhau:
Thuyết làm việc đồng đội:
Khi các cá nhân làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn, từ đó sẽ giúp nhóm, giúp cá nhân trong nhóm đạt đến thành công.
Thuyết giải quyết mâu thuẩn ( thuyết Piagie ):
Theo Piagie để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS nên đưa HS vào những tình huống là xuất hiện những quan điểm mâu thuẫn với nhau, tổ chức HS vào các nhóm để thảo luận, suy nghĩ trao đổi, lập luận, đối thoại có phê
phán,… cho đến khi có sự nhất trí trong nhóm hoặc có câu trả lời chung thì đi đến kết luận về bài học.
Thuyết hợp tác tập thể ( thuyết Vygotski ):
Vygotski cho rằng quá trình chuyển vào trong và hoạt động bên trong của đứa trẻ chỉ xảy ra trong phạm vi mối quan hệ với những người xung quanh và sự hợp tác với bạn bè, các quá trình nội tại này sẽ tạo nên những kết quả bên trong của bản thân đứa trẻ. Nhiệm vụ của người GV là phải làm sao để kích thích và làm thức tĩnh quá trình chuyển vào trong và hoạt động bên trong của HS với quan điểm: điều trẻ làm cùng với nhau hôm nay, chúng sẽ tự làm được vào ngày mai.
Lớp học là môi trường giao tiếp của Thầy và trò, trò và trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới những tri thức mới. Trong dạy học hợp tác vẫn có giao tiếp thầy và trò, nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp giữa trò với trò. Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, các thành viên trong nhóm chia sẽ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm hiểu biết bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động. Theo cách này, các em dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra, cảm thấy hào hứng trong sự thành công chung của tập thể. Các em học được ở bạn tri thức, kĩ năng, rèn được phong cách sống hòa nhập biết lắng nghe, biết phê phán, biết tham gia.
Học tập hợp tác không mâu thuẫn với học tập các thể. Trong học tập hợp tác mục tiêu hoạt động là chung cho toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân đều
phải nỗ lực, không thể ỷ lại vào người khác, toàn nhóm phải phối hợp, tương trợ để cuối cùng đạt mục tiêu chung.
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học. Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau được sử dụng. Khi không phân biệt giữa hình thức và phương pháp dạy học cụ thể thì dạy học nhóm trong nhiều tài liệu cũng được gọi là phương pháp dạy học nhóm.
Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4 -6 HS. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.
Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàn toàn độc lập xử lí các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những HS khác ở dạng bài giảng.
1.4.3. Sơ đồ thiết kế qui trình dạy học hợp tác
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Thành lập nhóm Gia nhập nhóm
1. Thành lập nhóm hợp tác
2. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm 3. Hướng dẫn nhóm cách giải
1. Nhập vào nhóm
2. Tiếp nhận nhiệm vụ từ GV 3. Tiếp nhận vai trò của nhóm
quyết nhiệm vụ
4. Hướng dẫn nhóm cách phân chia nhiệm vụ
4. Tiếp nhận nhiệm vụ từng cá nhân trong nhóm
Hướng dẫn HS tự nghiên cứu Tự nghiên cứu cá nhân
1. Xác định và cụ thể hóa nhiệm vụ cho từng HS
2. Gợi ý cách giải quyết 3. Hỗ trợ và giúp đỡ HS
4. Hướng dẫn HS ghi lại kết quả
1. Tìm hiểu vấn đề, đề xuất nhiệm vụ 2. Đặt vấn đề 3. Giải quyết vấn đề 4. Đánh giá kết quả Học tập hợp tác nhóm Hợp tác với các bạn trong nhóm
1. Định hướng hoạt động của nhóm
2. Kích thích hoạt động nhóm 3. Điều khiển hoạt động nhóm 4. Điều chỉnh hoạt động nhóm 5. Thúc đẩy hoạt động nhóm
1. Trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu
2. Tỏ thái độ trước ý kiến của nhóm
3. Góp ý bổ sung vào kết quả của nhóm
4. Ghi lại ý kiến của nhóm theo cách hiểu của mình
5. Sửa chữa bổ sung kết quả nghiên cứu
Học hợp tác nhóm Hợp tác với các bạn trong lớp
1. Xem xét các báo cáo giữa các nhóm
2. Yêu cầu nhóm cử đại diện trình bày
3. Yêu cầu nhóm khác bổ sung 4. Nhấn mạnh cách khác biệt để HS tranh luận
1. Thay mặt nhóm trình bày kết quả
2. Tỏ thái độ trước ý kiến của nhóm khác
3. Ghi lại ý kiến của nhóm khác 4. Khai thác bổ sung điều chỉnh kết quả
Kết luận đánh giá Tự đánh giá điều chỉnh
1. Tóm tắt từng vấn đề 2. Bổ sung tri thức
3. Đưa một số câu hỏi kiểm tra 4. Nhận xét về hoạt động của HS, nhóm về học tập hợp tác
1. So sánh với kết luận của thầy 2. Tóm tắt từng vấn đề
3. Hoàn thiện kết quả
4. Rút kinh nghiệm về cách học
1.5. Vai trò quan trọng của dạy học hợp tác trong giáo dục tư duy phê phán, tư duy hội thoại của HS phán, tư duy hội thoại của HS
1.5.1. Tư duy phê phán, thuộc tính của người thành đạt và các nhà khoa học học
Tư duy phê phán (critical thinking) là quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, ý tưởng, giả thuyết… từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin, và lý lẽ nhằm đưa ra nhận định về sự việc, ra quyết định, và hình thành cách ứng xử của mỗi cá nhân.
Tư duy phê phán là nền tảng để phát triển tư duy độc lập, yếu tố không thể thiếu của sự thành đạt, khi con người thường xuyên đối diện với những vấn đề đa dạng phải giải quyết trong cuộc sống. Tư duy phê phán là bước đi thiết yếu dẫn đến tư duy sáng tạo. Phê phán khách quan giúp ta có một cái nhìn tích cực tránh cái sai, xấu, lỗi thời và hướng đến cái mới tốt hơn, hoàn hảo hơn, có ích hơn trên con đường không ngừng sáng tạo.
Tư duy phê phán vận dụng cách nghĩ và lập luận logic với các kỹ năng như phân loại, so sánh, phân tích trình tự, nguyên nhân-tác động, mô hình, phép diễn dịch, quy nạp, loại suy, tổng hợp, dự đoán, lập giả thuyết, đánh giá, ra quyết định, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Tư duy phê phán là thuộc tính của những người thành đạt và các nhà khoa học.
1.5.2. Tư duy hội thoại giúp phát triển tri thức và nhân cách HS
Tri thức và nhân cách nhờ vào sự phát triển của tư duy hội thoại. Trong trường học, giáo dục tư duy hội thoại vừa là phương tiện, vừa là mục đích của quá trình dạy học.
Trong một thời gian dài, “độc thoại” đã ngự trị trong dạy học ở các trường học phổ thông ở nước ta và đó là một trong các nguyên nhân làm HS thụ động, thiếu tích cực và giáo dục thiếu hiệu quả…
1.5.3. Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học tích cực góp phần giáo dục tư duy phê phán và tư duy hội thoại cho HS dục tư duy phê phán và tư duy hội thoại cho HS
Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học tích cực, giúp HS trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, hợp tác trong học tập, chủ động và tự lực phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, bảo vệ quan điểm của mình trong nhóm, phê phán, xây dựng bạn học để đạt sự thống nhất, tìm đến sự đúng đắn, chính xác của khoa học.
Quá trình học tập hợp tác của HS giúp HS phát triển tư duy hội thoại tốt hơn, HS biết cách diễn đạt, trình bày ý kiến cá nhân của mình, đấu tranh để bảo vệ quan điểm mình theo đuổi, chấp nhận ý kiến khác đúng đắn hơn.
1.6. Những ưu điểm và nhược điểm cần lưu ý trong dạy học hợp tácƯu điểm: Ưu điểm:
Ưu điểm chính của dạy học hợp tác là thông qua cộng tác làm việc trong một nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS.
Dạy học hợp tác nếu được tổ chức tốt, sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng khác với dạy học toàn lớp, do đó có tác dụng bổ sung cho dạy học toàn lớp:
• Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS. Trong học hợp tác, HS phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên, trách nhiệm với nhiệm vụ và kết quả làm việc của mình. Dạy học hợp tác hỗ trợ tư duy, tình cảm và hành động độc lập, sáng tạo của HS.
• Phát triển năng lực cộng tác làm việc: công việc hợp tác là phương pháp làm việc được HS ưa thích. HS được luyện tập những kỹ năng cộng tác làm việc như tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến những người khác và tính khoan dung.
• Phát triển năng lực giao tiếp: thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, giúp HS phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm.
• Hỗ trợ qúa trình học tập mang tính xã hội: dạy học hợp tác là quá trình học tập mang tính xã hội. HS học tập trong mối tương tác lẫn nhau trong nhóm, có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng cố các quan hệ xã hội và không cảm thấy phải chịu áp lực của GV.
• Tăng cường sự tự tin cho HS: HS được liên kết với nhau qua giao tiếp xã hội, các em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc phải sai lầm. Mặt khác, thông qua giao tiếp sẽ giúp khắc phục sự thô bạo, cục cằn.
• Phát triển năng lực phương pháp: thông qua quá trình tự lực làm việc và làm việc nhóm giúp HS rèn luyện, phát triển phuơng pháp làm việc.