Khái niệm về phương pháp dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức các tình huống dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường trung học cơ sở thông qua một số chủ đề hình học 8: (Trang 27)

Phương pháp dạy học hợp tác được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu từ lâu và đã được biết đến trong hệ thống phương pháp “dạy học lấy HS làm trung tâm”.

Hoạt động trong giờ dạy học hợp tác bao gồm: hợp tác giữa các HS trong một nhóm, hợp tác giữa các nhóm và hợp tác giữa HS với GV.

Hợp tác trong nhóm HS bao gồm các bước sau:

1. Cá nhân tự nghiên cứu (Hoạt động tư duy độc lập)

2. Thảo luận nhóm (Hoạt động tư duy hội thoại có phê phán) 3. Trình bày kết quả của nhóm (Hoạt động tư duy tổng hợp)

Quan điểm hợp tác được xây dựng dựa trên cơ sở của thuyết làm việc đồng đội, thuyết giải quyết mâu thuẫn, thuyết hợp tác tập thể và thuyết dạy học lẫn nhau:

Thuyết làm việc đồng đội:

Khi các cá nhân làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn, từ đó sẽ giúp nhóm, giúp cá nhân trong nhóm đạt đến thành công.

Thuyết giải quyết mâu thuẩn ( thuyết Piagie ):

Theo Piagie để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS nên đưa HS vào những tình huống là xuất hiện những quan điểm mâu thuẫn với nhau, tổ chức HS vào các nhóm để thảo luận, suy nghĩ trao đổi, lập luận, đối thoại có phê

phán,… cho đến khi có sự nhất trí trong nhóm hoặc có câu trả lời chung thì đi đến kết luận về bài học.

Thuyết hợp tác tập thể ( thuyết Vygotski ):

Vygotski cho rằng quá trình chuyển vào trong và hoạt động bên trong của đứa trẻ chỉ xảy ra trong phạm vi mối quan hệ với những người xung quanh và sự hợp tác với bạn bè, các quá trình nội tại này sẽ tạo nên những kết quả bên trong của bản thân đứa trẻ. Nhiệm vụ của người GV là phải làm sao để kích thích và làm thức tĩnh quá trình chuyển vào trong và hoạt động bên trong của HS với quan điểm: điều trẻ làm cùng với nhau hôm nay, chúng sẽ tự làm được vào ngày mai.

Lớp học là môi trường giao tiếp của Thầy và trò, trò và trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới những tri thức mới. Trong dạy học hợp tác vẫn có giao tiếp thầy và trò, nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp giữa trò với trò. Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, các thành viên trong nhóm chia sẽ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm hiểu biết bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động. Theo cách này, các em dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra, cảm thấy hào hứng trong sự thành công chung của tập thể. Các em học được ở bạn tri thức, kĩ năng, rèn được phong cách sống hòa nhập biết lắng nghe, biết phê phán, biết tham gia.

Học tập hợp tác không mâu thuẫn với học tập các thể. Trong học tập hợp tác mục tiêu hoạt động là chung cho toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân đều

phải nỗ lực, không thể ỷ lại vào người khác, toàn nhóm phải phối hợp, tương trợ để cuối cùng đạt mục tiêu chung.

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học. Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau được sử dụng. Khi không phân biệt giữa hình thức và phương pháp dạy học cụ thể thì dạy học nhóm trong nhiều tài liệu cũng được gọi là phương pháp dạy học nhóm.

Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4 -6 HS. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.

Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàn toàn độc lập xử lí các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những HS khác ở dạng bài giảng.

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức các tình huống dạy học hợp tác trong môn Toán ở trường trung học cơ sở thông qua một số chủ đề hình học 8: (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w