1. So sánh với kết luận của thầy 2. Tóm tắt từng vấn đề
3. Hoàn thiện kết quả
4. Rút kinh nghiệm về cách học
1.5. Vai trò quan trọng của dạy học hợp tác trong giáo dục tư duy phê phán, tư duy hội thoại của HS phán, tư duy hội thoại của HS
1.5.1. Tư duy phê phán, thuộc tính của người thành đạt và các nhà khoa học học
Tư duy phê phán (critical thinking) là quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, ý tưởng, giả thuyết… từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin, và lý lẽ nhằm đưa ra nhận định về sự việc, ra quyết định, và hình thành cách ứng xử của mỗi cá nhân.
Tư duy phê phán là nền tảng để phát triển tư duy độc lập, yếu tố không thể thiếu của sự thành đạt, khi con người thường xuyên đối diện với những vấn đề đa dạng phải giải quyết trong cuộc sống. Tư duy phê phán là bước đi thiết yếu dẫn đến tư duy sáng tạo. Phê phán khách quan giúp ta có một cái nhìn tích cực tránh cái sai, xấu, lỗi thời và hướng đến cái mới tốt hơn, hoàn hảo hơn, có ích hơn trên con đường không ngừng sáng tạo.
Tư duy phê phán vận dụng cách nghĩ và lập luận logic với các kỹ năng như phân loại, so sánh, phân tích trình tự, nguyên nhân-tác động, mô hình, phép diễn dịch, quy nạp, loại suy, tổng hợp, dự đoán, lập giả thuyết, đánh giá, ra quyết định, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Tư duy phê phán là thuộc tính của những người thành đạt và các nhà khoa học.