1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác dụng sinh học của một số nhóm chất của táo mèo

47 522 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 47,55 MB

Nội dung

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của sơn tra và táo mèo tới một số chỉ số lipid trên mô hình gây tăng Cholesterol ngoại sinh.. Như vậy, lượng receptor LDL mà giảm thì sự tạo thành LDL sẽ tăng và t

Trang 1

BỘ Y TẾTRUỒNG ĐAI HOC D ư ơ c HÀ NÔI

TS Nguyễn Văn Đổng

Bộ môn Hoá sinh Tháng 2-5/2004

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Đồng - người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành khoá luận này.

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô giáo, các cô kỹ thuật viên ở Bộ môn Hoá Sinh đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để

em có thể thực hiện khoá luận Cám ơn khoa Hoá Sinh - BV 19-8 đã giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo, phòng Quản lý Khoa học, thư viện Quốc gia, thư viện trường Đại học Dược Hà Nội .đã giúp em hoàn thành khoá luận đúng thời hạn.

Hà Nội 20.5.2004

Sinh viên

Vũ Bích Hạnh

Trang 3

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Phần 1 Tổng quan 3

1.1.Tổng quan về lipid 3

1.1.1 Đại cương về lipid 3

1.1.2.Lipoprotein và sự vận chuyển lipid 4

1.1.3.Bệnh tăng lipid máu 7

1.1.4.Một số công trình nghiên cứu thuốc hạ lipiđ từ thảo dược ở V N 9

1.1.5.Một số mô hình gây tăng cholesterol ngoại sinh trên chuột 10

1.2.Tổng quan về dược liệu 11

1.2.1.Sơn tra 11

1.2.2.Táo mèo 13

Phần 2 Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm 15

2.1.Đối tượng nghiên cứu 15

2.2.Phương pháp thực nghiệm 15

2.2.1.Xử lý và chế biến dược liệu 15

2.2.2.MÔ hình gây tăng cholesterol ngoại sinh 16

2.2.3.Thử tác dụng của thuốc trên chuột nhắt được gây tăng cholesterol ngoại sinh 17

2.2.4.Phương pháp định lượng các chỉ số lipid máu 17

2.2.5.Phương pháp xử lý số liệu 20

Phần 3 Kết quả thực nghiệm và nhận x é t 21

3.1.Mô hình gây tăng CH trên chuột nhắt trắng 21

3.2.Ảnh hưởng của thuốc tới các chỉ số lipid của chuột được gây tăng CH máu 22

Trang 4

3.2.1.Ảnh hưởng của thuốc tới các chỉ số lipid ở ngày thứ 7 23

3.2.2.Ảnh hưởng của thuốc tới các chỉ số lipid ở ngày thứ 10 27

3.2.3.Ảnh hưởng của thuốc tới các chỉ số lipid ở ngày thứ 20 31

3.2.4.Nhận xét chung và bàn luận 38

Phần 4 Kết luận và đề xuất 40

Trang 5

Glycerol-3- phosphat oxidase Lipoprotein tỷ trọng cao Cholesterol trong HDL Hydroxy methyl glutaryl CoA Lipoprotein tỷ trọng trung gian Lecithin- cholesterol- acyl-tranferase Lipoprotein tỷ trọng thấp

Cholesterol trong LDL Lipoprotein

Lipoprotein lipase Peroxidase

TriglyceridLipoprotein tỷ trọng rất thấp Vữa xơ động mạch

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỂ

Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh cũng như tỉ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những nước phát triển, những nước có đòi sống cao Tai biến do tim mạch gây ra thường dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề Một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu là hội chứng tăng lipid máu

Tăng lipid máu có liên quan mật thiết tới bệnh VXĐM, một bệnh gây nhiều tai biến nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, nghẽn mạch ngoại vi Hội chứng tăng lipid máu còn liên quan đến nhiều bệnh như đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng huyết áp, thiểu năng tuyến giáp hoặc những thói quen sinh hoạt khác như ăn nhiều thức ăn giàu Cholesterol, mỡ bão hoà, uống nhiều rượu hoặc lối sống tĩnh tại

Hầu hết các thuốc hạ lipid máu hiện tại là Hóa dược và thường phải dùng lâu dài, có nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, đau đầu, sỏi mật Vì vậy, xu hướng hiện nay là dùng các hợp chất tự nhiên , các dược liệu thảo mộc để khắc phục nhược điểm đó

Ở Việt Nam, các thuốc hạ lipid máu chủ yếu là thuốc ngoại nhập, thường có giá thành đắt Các công trình nghiên cứu và sản xuất thuốc trên chưa nhiều, phạm vi

sử dụng còn hạn chế

Từ thực tế đó, mục đích của luận văn là phát hiện, nghiên cứu và so sánh tác dụng hạ lipid máu của Táo mèo với Sơn tra-một dược liệu Trung Quốc đã được nhiều tài liệu chứng minh là có tác dụng hạ Cholesterol máu Sơn tra từ lâu đã được biết đến trong nhiều bài thuốc phòng và điều trị hội chứng tăng lipid máu, tuy nhiên

ở Việt Nam vị thuốc Sơn tra được thay thế bằng Táo mèo- một cây khác cả chi và loài đối với sơn tra Trung Quốc Tác dụng của táo mèo chưa được nghiên cứu cụ thể,

do đó vấn đề được đưa ra là "liệu táo mèo có thực sự thay thế được sơn tra trong việc

hạ lipid máu hay không?"

Trang 7

Nội dung và mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng mô hình gây tăng Cholesterol ngoại sinh trên chuột nhắt trắng bằng thức ăn giàu cholesterol là óc lợn

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của sơn tra và táo mèo tới một số chỉ số lipid trên

mô hình gây tăng Cholesterol ngoại sinh

+ Các chỉ số lipid được thực hiện để khảo sát là:

• Cholesterol toàn phần (CH)

• Cholesterol trong HDL (HDL-C)

• Triglycerid (TG)

• Tỷ số HDL-C/ CH

Trang 8

PHẦN 1

TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỂ LIPID :

1.1.1 Đại cương về Lipid [1], [9], [11] :

*Lipid là sản phẩm ngưng tụ của acid béo và alcol, hầu hết là các ester hoặc amid của acid béo với alcol

* Lipid trong cơ thể có 2 nguồn gốc:

- Nguồn gốc ngoại sinh: từ các thức ăn đưa vào (các mỡ động vật và dầu thựcvật)

- Nguồn gốc nội sinh: do cơ thể tự tổng hợp mà nguyên liệu chủ yếu từ các sản phẩm thoái hoá của glucid và lipid

* Lipid có các chức năng cơ bản sau:

- Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng quan trọng của cơ thể, đặc biệt khi

có nhu cầu cao, kéo dài như khi chịu lạnh, đói lâu ngày hoặc bệnh lý như đái tháo đường, cơ thể không sử dụng được nguồn glucid lg lipid cho ta 9,3 Kcal, gấp đôi

so với glucid và protid

- Là thành phần tham gia cấu tạo tế bào : các màng tế bào, ty thể, bào tương, các tế bào và tổ chức thần kinh hoặc tập trung trong các tổ chức mỡ như lớp mỡ dưới da, mỡ ở mạc treo, mỡ bao quanh thận dưới dạng dự trữ, bảo vệ khi có va đập,

dễ dàng di động

- Là dung môi hoà tan các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K, caroten và cung cấp cho cơ thể các acid béo không no cần thiết như vitamin F (hỗn hợp của các acid linoleic, linolenic, arachidonic)

- Tạo nên các hợp chất hoạt động sinh học (vitamin D3, các hormon steroid, các chất vận chuyển như Prostaglandin )

* Lipid trong cơ thể người gồm 3 nhóm chính:

- Triglycerid (hay mỡ trung tính): cấu trúc gồm một phân tử glycerol được ester hoá với 3 acid béo

- Phospholipid: trong cấu trúc có phospho, cũng kết hợp với acid béo bằng phản ứng ester hoá

Trang 9

- Cholesterol: như tên gọi, thoạt đầu nó phát hiện có trong dịch mật (cho-), có nhân sterol được cấu thành từ sản phẩm thoái hoá của acid béo (các mẩu 2 C).

1.1.2 Lipoprotein và sự vận chuyển lipid:

1.1.2.1 Cấu trúc, phân loại lipoprotein [1], [14]

Lipid không tan được trong nước, do vậy để vận chuyển được trong cơ thể lipid phải liên kết với protein thành lipoprotein (Lp) Phần protein liên kết với lipid được gọi là apoprotein (Apo).Theo T.KOVANE-1985, cấu trúc phân tử Lp như sau: Phân tử Lp có dạng hình cầu, đường kính từ 100-800 A° Trong phân tử, các phân tử lipid liên kết với phần protein bằng lực liên kết Vander-Wal Phần lõi của phân tử

Lp chủ yếu là các phân tử lipid không phân cực (cholesterol ester, triglycerid )- Phần vỏ Lp được cấu tạo bởi các Apo và các phân tử lipid phân cực (phospholipid, cholesterol tự do ) Chính nhờ có lớp vỏ này nên Lp có khả năng hoà tan trong nước, vận chuyển được tới các tổ chức, các mô trong cơ thể Các Apo, do cấu trúc peptid của mình, có thể quyết định bản chất và lượng của lipid kết hợp Kích thước

và tỷ trọng của mỗi loại Lp chủ yếu phụ thuộc vào lượng lipid ở lớp lõi trung tâm

Dựa vào tỷ trọng, có thể phân loại Lp như sau:

Receptor LDL được nghiên cứu chi tiết bởi Brown và Goldstein (giải Nobel 1985) : là một chuỗi peptid gồm 822 acid amin, một phần xuyên màng Phần NH2 tận cùng ở ngoài tế bào tương tác với LDL, còn phần -COOH tận cùng nằm trong bào tương và cho phép LDL hoà nhập với lysosom Receptor LDL có ở hầu khắp mọi tế bào, đặc biệt ở các tế bào thâu tóm cholesterol Receptor LDL có thể gắn

Trang 10

nhiều loại Lp như LDL, IDL, HDL và theo một số tác giả cả với VLDL Receptor LDL tham gia điều hoà chuyển hoá LDL Nếu có nhiều receptor LDL, đa số các hạt IDL được loại khỏi máu, và chỉ còn ít IDL chuyển thành LDL Nếu lượng các receptor LDL giảm, sự phân giải IDL bởi gan sẽ chậm lại, sẽ có một lượng lớn hơn của IDL được chuyển thành LDL Như vậy, lượng receptor LDL mà giảm thì sự tạo thành LDL sẽ tăng và thoái hoá của chúng chậm lại.

Do đó, bệnh tăng lipid máu, tăng Cholesterol toàn phần hoặc Cholesterol- LDL trong huyết tương có liên quan đến sự hoạt động không bình thường của receptor Lp

1.1.2.3 Sự vận chuyển Lipid [1], [10],[17]

Như trên đã nói, lipid được vận chuyển trong cơ thể dưới dạng Lp Lp có 2 nguồn gốc: nội sinh và ngoại sinh Gan tổng hợp các Lp nội sinh từ các sản phẩm của lipid, glucid và các acid amin Quá trình tổng hợp xảy ra trên bề mặt của hệ thống lưới trong nguyên sinh chất của tế bào gan Lp ngoại sinh được tạo ra từ ruột,

có thể được chuyển hoá ở gan

❖ Chylomicron (CM):

CM là những phân tử lipid chứa dưới 2% protein (Apo B48, c, E) và ít nhất 85% triglycerid, 5-10% phospholipid và 6-9% cholesterol Chúng được tạo ra trong nội mô ruột, có vai trò vận chuyển triglycerid, cholesterol của thức ăn theo hệ thống bạch huyết vào đại tuần hoàn Trong máu, CM tương tác với LPL ở mao mạch nội

mô để thuỷ phân triglycerid thành acid béo tự do được hấp thụ ỏ mô mỡ và mô cơ Tại đó, AB tự do được oxy hoá, cung cấp năng lượng hoặc tổng hợp lại thành triglycerid Qua quá trình trên, CM biến dần thành CM tồn dư ít triglycerid hơn và giàu cholesterol ester hơn, đến gan sẽ được thâu tóm và tiêu hoá trong lysosom cho cholesterol tự do Cholesterol này có thể được sử dụng tham gia tổng hợp màng, dự trữ ở gan, tạo muối mật, sản xuất Lp

❖ Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL):

VLDL được tổng hợp ở gan và ruột, có chứa 12% protein (Apo BI00, c, E)

và 88% lipid, chủ yếu là triglycerid nội sinh và một phần cholesterol Vì vậy, vai trò chính của VLDL là vận chuyển triglycerid nội sinh VLDL cũng tương tác với LPL

Trang 11

để thuỷ phân bớt triglycerid, làm cho kích thước VLDL giảm dần và được gọi là VLDL tồn dư hoặc IDL Khoảng một nửa số IDL được chuyển hoá ở gan, phần còn lại tiếp tục mất dần triglycerid để trở thành LDL.

❖ Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL):

LDL là sản phẩm chuyển hoá của VLDL, có 25% protein (chủ yếu là Apo B100) và 75% lipid (chủ yếu là cholesterol nội sinh) LDL vận chuyển cholesterol tới mô và tương tác với receptor-LDL trên màng tế bào Các hạt LDL được tế bào thâu tóm, cholesterol được dùng làm nguyên liệu tổng hợp steroid tham gia thành phần màng tế bào

Cholesterol trong LDL được coi là cholesterol "xấu", là mục tiêu chính trong điều trị hạ cholesterol máu Các hạt LDL đường kính rất nhỏ, chứa nhiều cholesterol, được thoái hoá theo 2 con đường: phần lớn các hạt LDL mang cholesterol từ gan tới các tổ chức và tương tác với receptor LDL trên màng tế bào; một phần nhỏ LDL thoái hoá theo con đường kém đặc hiệu hơn, trong đó có sự tham gia của đại thực bào Khi nồng độ cholesterol trong máu tăng cao thì sự thoái hoá theo con đường này cũng tăng, dẫn tới sự ứ đọng cholesterol ở đại thực bào thành động mạch (gây bản vữa xơ) và đại thực bào ở gân và da (gây u vàng)

❖ Lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL):

HDL được tổng hợp ở gan và ruột, có chứa 50% protid ( trong đó Apo AI

64%, Apo A2 20%, Apo c 11%, Apo D 3%, Apo E 2%) và khoảng 50% lipid (trong

đó phospholipid 30%, cholesterol 18%, triglycerid 2%) Lượng cholesterol trong

HDL được gọi là cholesterol "tốt" bởi vì cholesterol được HDL vận chuyển từ các tế bào ngoại vi về gan để thải ra ngoài bằng đường mật Lượng cholesterol HDL tỷ lệ nghịch vói nguy cơ tai biến về tim mạch, với VXĐM

Ở người HDL thấp, nguy cơ bệnh mạch vành nhiều hơn gấp 8 lần (Framingham 1977)

1.1.3 Bệnh tăng lipid máu:

1.1.3.1 Phân loại [5], [7] :

-Theo Fredrickson (1967): dựa vào điện di phân loại Lp, có 5 typ :

* Typ I : Tăng Chylomicron máu hay tăng TG ngoại sinh

Trang 12

* Typ I I : Tăng p lipoprotein máu (chia thành 2 chi typ).

+ Typ lia, tăng cholesterol huyết gia đình hay tăng cholesterol nguyên phát.+ Typ Ilb, tăng lipid máu hỗn hợp gia đình

* Typ I I I : Rối loạn lipoprotein máu

* Typ IV : Tăng glycerid máu nội sinh

* Typ V : Tăng triglycerid máu hỗn hợp hay tăng lipid máu hỗn hợp

-Theo de Gennes: phân loại đơn giản hơn, chỉ dựa trên cholesterol và TG, gồm có :

* Tăng cholesterol máu đơn thuần

* Tăng triglycerid máu đơn thuần

* Tăng lipid máu hỗn hợp (cả cholesterol và TG)

1.1.3.2 Bệnh căn [6] :

Những rối loạn bệnh lý về lipid có nhiều Các rối loạn này có thể thể hiện ở một loại thành phần lipid đơn độc hoặc nhiều thành phần phối hợp, bẩm sinh nguyên phát hoặc là thứ phát do mắc một bệnh nào đó gây ra Có thể chia thành 2 loại chính là:

- Tăng lipid do di truyền ( tăng lipid nguyên phát): Mức độ tăng lipid trong những trường hợp này rất cao, bệnh gây ra do các nguyên nhân di truyền khuyết tật

về chuyển hoá hay vận chuyển lipid Các bệnh di truyền hay gặp là bệnh tăng cholesterol gia đình dị hợp tử (tần số: 1/ 500) Loại ít gặp hơn là bệnh thiếu hụt LPL gia đình (tần số: 1/ 1 000 000) Đa số người bị tăng lipid máu thường thuộc typ đa

yếu tố Người ở dạng đơn gen thường có nồng độ lipid cao hơn so với người ở dạng

đa gen và ít đáp ứng với chế độ ăn kiêng

- Tăng lipid do các nguyên nhân khác (tăng lipid máu thứ phát): Bệnh gây ra bởi một số nguyên nhân như : mắc một số bệnh tật, sử dụng thuốc, lối sống không hợp lý Các bệnh thiểu năng tuyến giáp, hội chứng thận hư, tăng ure máu, chế độ

ăn uống giàu chất béo, mỡ bão hoà, giàu cholesterol đều góp phần làm tăng cholesterol máu Ăn nhiều glucid, uống nhiều rượu, lối sống tĩnh tại, bệnh đái tháo đường, béo phệ là nguyên nhân gây tăng TG máu Một số thuốc khi sử dụng điều trị gây tác dụng phụ làm tăng lượng lipid máu như thuốc hạ áp, thuốc phong bế (3 adrenergic

Trang 13

- Trong thực đơn nên tăng cường rau quả tươi và các sản phẩm ngũ cốc, nên

ăn cá ít nhất 3 lần/tuần hoặc 30g/ngày Cá có acid béo không bão hoà thuộc họ omega 3, dặc biệt là acid eicosa penta enoic và acid docosa hexa enoic, những acid này làm giảm cholesterol máu

♦♦♦ Điều trị bằng thuốc:

* Sau khi đã thực hiện triệt để chế độ ăn, giảm cân và tập luyện mà vẫn không làm giảm lipid huyết thanh xuống đến mức độ cần thiết thì mới sử dụng thuốc

* Một số thuốc thường gặp trong điều trị bệnh tăng lipid máu:

- Resin mật ịcholestyramine và cholestipoiy là nhựa trao đổi ion, làm cho

acid mật bị gắn trong ruột, ngăn cản sự tái hấp thu acid mật qua thành ruột Vì nhiều cholesterol được sử dụng để tổng hợp acid mật nên các chất thụ cảm LDL-C ở bề mặt tế bào tăng lên, do đó có sự giảm nồng độ LDL-C trong máu (có thể giảm tới 35%)

Tác dụng phụ: táo bón, đau bụng, buồn nồn, nôn, phù, đau ngực, nấc, ợ hoi

- Acid nicotinỉc: là vitamin tan trong nước và làm hạ VLDL tới 40%, có thể

Trang 14

Tác dụng phụ: ỉa chảy, táo bón, chuột rút, đau cơ, viêm cơ.

- Acidỷibric và dẫn chất (Cloỷibrat, Gemfibrozil, Benzafibrat, Fenofibrat): có

tác dụng hạ triglycerid là chủ yếu, còn cholesterol toàn phần và LDL-C hạ ít Cơ chế: hoạt hoá LPL , do đó làm tăng thoái hoá VLDL Ngoài ra, Gemfibrozil có thể làm hạ sự tổng hợp và bài xuất VLDL, nên thuốc làm hạ triglycerid 40%, VLDL 60%, LDL 10%, làm HDL tăng từ 17-31% Cơ chế tăng HDL là do giảm TG của VLDL Bình thường VLDL vẫn trao đổi glycerid đến cho HDL, còn HDL nhường ester cholesterol cho VLDL Khi VLDL hạ, sự trao đổi này chậm lại, ester cholesterol được giữ lại ở HDL, do đó nồng độ HDL-C tăng lên

Tác dụng phụ: buồn nôn, ỉa chảy, rối loạn chức năng gan, mẩn ngứa, đau đầu,

mờ mắt

- Probucol: làm giảm LDL-C từ 8-15% nhưng cũng có thể làm giảm HDL-C

thới 25% Không có tác dụng đối với TG Cơ chế tác dụng của nó là ngăn cản quá trình oxi hoá của LDL

Tác dụng phụ: ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn

1.1.4 Một số công trình nghiên cứu thuốc hạ lipid từ thảo dược ở Việt Nam [6] :

❖ Ngưu tất: cao lỏng ngưu tất có tác dụng hạ cholesterol huyết trên thỏ gây

tăng cholesterol ngoại sinh hay nội sinh (Đoàn Thị Nhu, Phạm Khuê)

Chế phẩm: Bidentin ( Viện Dược liệu & XNDPTW 25)

❖ Tỏi: Vũ Hiền Hạnh dùng Alisa- một chế phẩm tỏi nghiên cứu trên thực

nghiệm và lâm sàng thấy có tác dụng hạ cholesterol và tỷ lệ p/a Lp

Chế phẩm: Garlicur (XNDP 3-2)

Dogalic (Công ty xuất nhập khẩu y tế Đồng Tháp)

❖ Nghệ-, có tác dụng hạ cholesterol huyết trên thỏ đã được gây tăng

cholesterol (Đặng Thị Mai Anh-1974) Phạm Tử Dương đã sử dụng cao lỏng nghệ

do bộ môn Hữu cơ trường ĐH Dược HN bào chế điều trị cho bệnh nhân VXĐM trong 1 tháng đã thấy nghệ làm hạ cholesterol máu

Chế phẩm : Cholestan (có tinh dầu nghệ) của XNDPTW 25

Cholestin( Ngưu tất, Nghệ, Hoa hoè) của Danaphar

Trang 15

❖ Nguyên Văn Đồng và cộng sự (trường ĐH Dược HN) đã nghiên cứu tác

dụng hạ lipid máu của 1 số vị thuốc: Xuyên khung, Đương quy, Đào nhân, Đan sâm,

Giá đậu xanh, Hy thiêm trên chuột gây tăng cholesterol ngoại sinh thấy giảm rõ rệt

CH huyết, giảm lipid toàn phần, giảm tỷ lệ p/a Lp

1.1.5 Một số mô hình gây tăng cholesterol ngoại sinh trên chuột:

1.1.5.1 Trên chuột cống [26] :

- Chuột cống mới thôi bú có mức cholesterol cao hơn 2-3 lần so với chuột

trưởng thành Điều này có thể do hàm lượng chất béo trong sữa cao, vì khi thay sữa

bằng chế độ ăn bình thường thì CH máu gần bằng ở chuột trưởng thành

Nồng độ CH máu bình thường của chuột cống mới thôi bú trọng lượng 60-90 g là

101 mg%

- Nhiều công trình nghiên cứu đã sử dụng chuột cống để gây tăng CH máu

Tuỳ theo tuổi của chuột, thời gian gây tăng và đặc biệt là chế độ ăn, các tác giả đã

gây được sự tăng CH máu ở những mức độ khác nhau

■ Fillios và c s đã gây tăng CH máu ở chuột cống lên tới 1100 mg% sau 28

ngày bằng chế độ ăn có bổ sung CH, Na cholat và thiouracil

■ Fukushima và c s đã gây tăng CH máu chuột cống lên tới 245 mg% sau

28 ngày bằng chế độ ăn có bổ sung CH 1% và dịch chiết mật bò 0,5%.

■ Ruegamen và c s đã gây tăng CH máu ở chuột cống mới thôi bú lên tới

436 mg% sau 14 ngày bằng chế độ ăn có bổ sung CH, chất béo và acid

cholic

1.1.5.2 Trên chuột nhắt [6] :

- Mô hình đầu tiên gây tăng CH máu trên chuột nhắt là của TS Nguyễn Văn

Đồng- trường ĐH Dược Hà Nội (1995), được xây dựng dựa theo mô hình của

Ruegamen trên chuột cống Tác giả đã cải tiến một số điểm : chế độ ăn có bổ sung

CH nguyên chất và mỡ lợn, thời gian gây tăng ngắn hơn Kết quả là đã gây tăng CH

máu ở chuột nhắt 84% trong 7 ngày

Trang 16

1.2.TỔNG QUAN VỂ Dược LIỆU:

1.2.1 SƠN TRA [3,20,21]

Còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine

Dược liệu là quả chín phơi khô của cây Crataegus pinnatiỷida Bunge (Bắc

sơn tra, sơn tra) hoặc Crataegus cuneata Sieb et Zucc (Nam sơn tra, dã sơn tra),

thuộc họ Hoa hồng ( Rosaceae) Quả được thu hoạch vào mùa thu, khi đã chín, và

được cắt ra thành từng lát, đem phoi khô

1.2.1.1.Mô tả dược liệu:

Dược liệu được chế biến từ quả chín, phơi hay sấy khô Vị thuốc là những

phiến cắt tròn, khô và co cuộn không bằng phẳng, đường kính từ 1-2,5 cm, dày 2-4

cm Mặt ngoài đỏ thẫm, rải rác những nốt ban chấm sắc tro trắng Thịt quả màu

vàng sẫm đến nâu nhạt, mặt cắt có thể thấy 5 hạt màu vàng nhạt, có miếng hạt đã rci

rụng, có miếng trên đó thấy cuống quả ngắn, hoặc có tàn tích của đài hoa lõm

xuống Mùi thơm nhẹ, vị chua hoi ngọt

Hình 1 Vị thuốc Sơn tra Trung Quốc

1.2.1.2.Thành phẩn hoá học:

*Hoa quả và lá của các loài Crataegus có thành phần phức tạp [19]

- Các Aavonoid: hyperosid (=quercetin-3-galactosid) có chủ yếu trong hoa, vitexin( =C-glucosid của 5,7,4'-flavon) có chủ yếu trong lá; quercitrin (=3-

rhamonosid quercetin), các leucoanthocyanidin ở dạng dimer do 2 phân tử ílavan

Trang 17

3,4-diol nối với nhau bởi các nhóm hydroxyl ở 3- hoặc 4-, các chất này có trong quả.

- Các triterpenoid pentacyclic: acid oleanolic, acid ursolic, acid crataegolic

- Các dẫn chất amin (ethylamin, trimethylamin, isoamylamin), cholin, các purin (adenin, guanin )

- Thịt quả có các acid hữu cơ như acid tartric, acid citric, và các ose ; Hạt có amygdalin

* Năm 1957, Viện nghiên cứu thực phẩm của Trung Quốc phân tích thành phần hoá học của sơn tra thì thấy có: protid 0,7%, chất béo 0,2%, hydratcarbon 22%, canxi 0,085%, phospho 0,025%, sắt 0,0021%, caroten 0,00082%, vitamin c 0,089% [3]

* Bằng phương pháp điện di mao quản, đã tách được 4 flavon trong

c.pinnatiýida với nồng độ lần lượt là: vitexin-2"-rhamnosid 0,35 Ịig/ml; hypeside 0,3

ng/ml; rutin 0,4 Ịig/ml; vitexin 0,29 |J.g/ml [24]

* Thông báo đầu tiên về thành phần hoá học của dịch sắc Sơn tra được đưa ra 7/2001, cho thấy trong đó có 9 hợp chất: vitexin, quercetin, hyperoside, rutin, paeoniAorin, protocatechaldehyde, (+) - catechin, danshensu, và acid citric [23].1.2.1.3 Tác dụng dược lý [21] :

- Kích thích tiêu hoá (đặc biệt tiêu hoá protid ) và tăng cường hoạt động của

dạ dày

- Làm hạ cholesterol máu bằng cánh tăng chuyển hoá cholesterol Nó làm giảm các mảng vữa xơ trên thành động mạch Thuốc còn làm tăng lưu lượng mạch vành, làm giảm tiêu thụ oxy và chống thiếu máu cục bộ Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng co bóp tim và hạ huyết áp Thuốc cũng có tác dụng kháng khuẩn

Sơn tra hầu như không độc, chỉ khi dùng liều cao thì có thể gây chóng mặt

và buồn nôn

1.2.1.4 Công dụng và liều dùng:

- Tây y: coi Sơn tra (hoa, quả, lá) là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên tuần hoàn và giảm đau, an thần Dùng trong các trường hợp ứ máu, cholesterol máu cao, chứng đau thắt ngực và huyết áp cao

Trang 18

- Đông y: lại coi Sơn tra là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên bộ máy tiêuhoá.

Theo tài liệu cổ, sơn tra có vị chua, ngọt, tính ôn, vào 3 kinh tỳ, vị, can, tiêu được các thứ thịt tích trong bụng Tuy nhiên, cũng theo tài liệu cổ ghi về sơn tra còn nói thêm là sơn tra phá được khí, hành ứ, hoá đờm dãi, giải được độc cá, lở sơn, chữa tả lỵ, tri huyết khối, giảm đau

Liều dùng: 9- 12g (DĐTQ)

1.2.2.TÁO MÈO [3,4,15]

Còn có tên sơn tra, gan, pom rừng, chua chát, chi-tô-di (Mèo), sán sá (Tày)

Vị thuốc là quả chín đã thái phiến phơi hay sấy khô cùa cây Chua chát

(Docynia doumeri Schneid) và cây Táo mèo (.Docynia indica Dec.), họ Hoa hồng (Rosaceae)

1.2.2.1.Mô tả dược liệu:

Quả hạch, hình cầu, đã thái phiến ngang, dày 0,2-0,5 cm, cong queo, đường kính 1,5-3 cm, trên chỏm có khi còn vết đài sót lại vỏ ngoài bóng, nhăn nheo, màu nâu, có những vân lốm đốm Thịt quả mềm, hơi hồng, giữa có 5 hạch cứng, mỗi hạch chứa 4-5 hạt không có nội nhũ Hạt thường có cạnh góc, mặt ngoài đỏ nâu, dài 0,6-0,7 cm, đường kính 0,4 cm Thịt quả vị chua hơi ngọt

Hình 2 VỊ thuốc Táo mèo

Trang 19

Hiện nay, trên thị trường, táo mèo vẫn được thu mua với tên gọi sơn tra, điều này có thể gây nên sự nhầm lẫn Thực tế 2 vị thuốc này có một số điểm khác biệt, có thể sơ bộ phân biệt như sau :

- Táo mèo có đường kính lớn hơn sơn tra Trung Quốc ( khoảng gấp rưỡi)

- Vỏ ngoài táo mèo nâu bóng, trong khi vỏ ngoài sơn tra đỏ thẫm, có những nốt chấm trắng đều đặn

- Táo mèo có nhiều hạt nhỏ, vỏ đen mỏng, nhân mềm, còn sơn tra chỉ có 5 hạt to, cứng trong một quả Vì vậy, dưới dạng dược liệu, sơn tra là những lát cắt dọc (vì hạt quá cứng), trong khi táo mèo có thể cắt lát ngang hoặc lát dọc tuỳ ý

1.2.2.2 Thành phần hoá học[3]

Sơ bộ nghiên cứu loại sơn tra Việt Nam ở Lào Cai, Hoàng Liên Sơn, thấy có 2,76% Tanin, 16,4% chất đường, 2,7% acid hữu cơ (tartric, citric tính theo H2S04).1.2.2.3 Tác dụng dược lý :

Tiêu thực tích (chủ yếu tiêu thịt), hành khí, hoá đàm

Trang 20

PHẦN 2

NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u :

2.1.1 Sơn tra : mua tại cửa hàng thuốc ở Nam Ninh, Trung Quốc, đã được xác định đúng loài và bộ phận dùng Xử lí và chế biến theo TCDĐ Trung Quốc

2.1.2 Táo mèo : mua tại phố Lãn Ông, Hà Nội Xử lí và chế biến theo TCDĐ II (TCVN 3469-80)

2.1.3 Lopid : là thuốc chống tăng lipid huyết [16]:

- Tên hoạt chất: Gemfibrozil

- Dạng thuốc: nang 300 mg

- Dược lý và cơ chế tác dụng:

Gemfibrozil là một chất tương tự acid íibric không có halogen Gemfibrozil làm giảm nồng độ Lp giàu triglycerid, như VLDL, tăng nhẹ nồng độ HDL và có tác dụng khác nhau trên LDL Tác dụng trên nồng độ VLDL có thể chủ yếu do tăng hoạt tính của lipoprotein lipase, đặc biệt trong cơ, dẫn đến tăng thuỷ phân lượng triglycerid trong VLDL và tăng dị hoá VLDL Gemfibrozil còn làm thay đổi thành phần của VLDL do làm giảm sản sinh ở gan Apo c III là chất ức chế hoạt tính của LPL, và cũng làm giảm tổng hợp triglycerid trong VLDL ở gan

Cùng với tác dụng trên lipid máu, Gemfibrozil còn có tác dụng giảm kết tập tiểu cầu nên làm giảm nguy cơ về bệnh tim mạch

* Thuốc được sử dụng như một chất kiểm chứng

2.2 PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM :

2.2.1 Xử lý và chế biến dược liệu :

Dược liệu được chọn lọc, xử lý và chế biến theo tiêu chuẩn Dược điển

❖ Sơn tra và táo mèo toàn phần được chế biến thành cao lỏng 3:1 như sau :

- Dược liệu rửa sạch, loại tạp và bỏ những hạt rơi rụng

- Cho dược liệu vào nồi, đổ ngập nước 2-3 cm, sắc trong 2h sắc 3 nước Hai nước sắc đầu gạn, lọc để riêng Lần 3 ép kiệt, để lắng, lọc trong

Trang 21

- Trộn 3 nước sắc cô đặc tới cao lỏng 1:1 (1 kg dược liệu: 1 lít cao).

- Cô cách thủy cao lỏng 1:1 đến còn 1/3 Cao thu được là cao lỏng 3:1 (3 kg dược liệu: 1 lít cao)

- Bảo quản bằng Natri benzoat 0,2%, để trong tủ lạnh

♦♦♦ Một phần táo mèo được chế biến theo cách sau : tách riêng hạt và thịt quả

để nghiên cứu tác dụng của từng bộ phận

- Ngâm nước trong vòng 30 phút cho dược liệu trương nở

- Tách bỏ hạt

- Phần cùi nấu thành cao lỏng 3:1 như trên

- Hạt Táo mèo (tách được 80g hạt từ 2 kg dược liệu): Đem xay nhỏ Rây qua rây 710/250 (bột thô)

2.2.2 Mô hình gây tăng cholesterol ngoại sinh :

* Nguyên tắc: Dựa theo mô hình gây tăng cholesterol trên chuột cống của Ruegamen Mô hình này đã được TS Nguyễn Văn Đồng cải tiến và áp dụng trên chuột nhắt bằng cách cho ăn mỡ và cholesterol nguyên chất [6] Nay chúng tôi thử

áp dụng chế độ ăn mới vói nguồn thức ăn giàu cholesterol là óc lợn với liều 2g/con/ngày

* Cách tiến hành: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, nặng từ 18-20g, được muatại viện Vệ sinh dịch tễ, chọn toàn con đực để tránh hiện tượng sinh sản Khẩu phần

ăn hàng ngày mỗi con như sau:

Cơm 10 gBột cá 0,5 g

Óc lợn 2 g (* 44mg CH)

Dầu cọ 0.1 ml («0.095g)Nước uống tự do

Tại các thời điểm 0, 3, 5, 7, 10, 20 ngày, tiến hành giết 5 chuột, lấy máu, tách huyết thanh, định lượng nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh theo phương pháp Ilca [ 2]

Trang 22

2.2.3 Thử tác dụng của thuốc trên chuột nhắt được gây tăng cholesterol ngoại sinh :

Nước uống tự do

□ Lô chứng (n = 30): Chế độ ăn giống lô trắng, có bổ sung thêm 2g óc lợn

□ Lô ăn hạt Táo mèo (n = 15): Chế độ ăn giống lô chứng, bổ sung thêm 48mg bột hạt táo mèo/con/ngày

Sau các thời điểm 7, 10, 20 ngày, tiến hành lấy máu, tách huyết thanh làm bệnh phẩm xét nghiệm 3 chỉ số : Cholesterol toàn phần, triglycerid và HDL-C.2.2.4 Phương pháp định lượng các chỉ số lipid máu :

Trang 23

2.2.4.2 Phương pháp định lượng :

Các xét nghiệm lipid máu được tiến hành tại khoa Hoá Sinh- Bệnh viện 19-8, trên máy Autohumanlyzer 900 splus

* Phương pháp định lượng cholesterol toàn phần:

- Nguyên tắc: Cholesterol được xác định sau khi thuỷ phân và oxi hoá với enzym Chất chỉ thị quinoeimin được tạo thành từ hydrogen peroxid và 4- aminophenazon với sự có mặt của phenol và peroxidase

Cholesterol ester + H20 — — —► cholesterol + acid béo

Cholesterol + 0 2 — — —► cholesten-3-on + H20 2

2H20 2 + 4 aminophenazon +phenol — — — ► quinoneimin + 4 H20

- Cách tiến hành:

Mẫu

Trộn đều, ủ ở 37°c trong 5 phút Đo độ hấp thụ của mấu thử và mẫu chuẩn so với

mẫu trắng ở bước sóng 500 nm Tính ra nồng độ CH thử

-Thuốc thử: HƯMAN cholesterol liquicolor

* Phương pháp xác định hàm lượng triglycerid:

- Nguyên tắc: Triglycerid được xác định sau khi đã được thuỷ phân bằng

lipase Chất chỉ thị quinoeimin được tạo thành từ hydrogen peroxid , 4- amino antipyrin và 4- chlorophenol dưới sự xúc tác của peroxidase

Triglycerid Lipase -► Glycerol + acid béo

Glycerol + ATP giyceroi kinase ^ Glycerol-3-phosphat + ADP

Glycerol-3-phosphat + 0 2 — -► dihydroxyaceton phosphat + H20 2

H20 2 + 4-aminoantipyrin + 4-chlorophenol P0D^ quinoeimin + HC1 + H20

- Cách tiến hành:

Ngày đăng: 18/09/2015, 12:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Hóa Sinh- trường ĐH Dược Hà Nội (2004), Hoá sinh học, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá sinh học
Tác giả: Bộ môn Hóa Sinh- trường ĐH Dược Hà Nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2004
2. Bộ môn Hoá Sinh (2000), Thực tập Hoá sinh dược, ĐH Dược HN, tr.60- 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập Hoá sinh dược
Tác giả: Bộ môn Hoá Sinh
Năm: 2000
3. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr.355 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2001
4. Hội đồng Dược điển Việt Nam (1983), Dược điển Việt Nam II, NXB Y học, tr. 319-320 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược điển Việt Nam II
Tác giả: Hội đồng Dược điển Việt Nam
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1983
5. Hội đồng khoa học- Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam (2003), Khuyến cáo xử trí các bệnh lý tim mạch chủ yếu ở Việt Nam, NXB Y học, tr. 152-169 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến cáo xử trí các bệnh lý tim mạch chủ yếu ở Việt Nam
Tác giả: Hội đồng khoa học- Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2003
6. Nguyễn Văn Đồng (1995), Nghiên cứu tác dụng hạ lipid và chống đông máu của một số dược liệu, Luận án PTS, Trường ĐH Dược HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng hạ lipid và chống đông máu của một số dược liệu
Tác giả: Nguyễn Văn Đồng
Năm: 1995
7. Nguyễn Xuân Thắng (2002), Receptor màng tế bào và tác dụng của thuốc, NXB Y học, tr.315-330 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Receptor màng tế bào và tác dụng của thuốc
Tác giả: Nguyễn Xuân Thắng
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2002
8. Phạm Tử Dương (2003), Thuốc tim mạch, NXB Y học, tr.621-658 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc tim mạch
Tác giả: Phạm Tử Dương
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2003
9. Bộ môn miễn dịch- sinh lý bệnh- trường ĐH Y HN (2002), Sinh lý bệnh học, NXB Y học, tr.81-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý bệnh học
Tác giả: Bộ môn miễn dịch- sinh lý bệnh- trường ĐH Y HN
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2002
10. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2003), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, NXB Y học, tr.53-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng
Tác giả: Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2003
11. Vũ Đình Vinh (2001), Lipid máu và việc phòng chống rối loạn "mỡ máu", NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: mỡ máu
Tác giả: Vũ Đình Vinh
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2001
12. Phạm Khuê (1992), Vữa xơ động mạch, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vữa xơ động mạch
Tác giả: Phạm Khuê
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1992
13. Michele Woodley & Alison Whelan (2003), cẩm nang điều trị nội khoa, NXB Y học, tr.721-733 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cẩm nang điều trị nội khoa
Tác giả: Michele Woodley & Alison Whelan
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2003
14. Trần Thị Lan Anh (2000), Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của Thảo quyết minh, Hà thủ ô, Sơn tra nam, Khoá luận tốt nghiệp dược sỹ ĐH khoá1995-2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của Thảo quyết minh, Hà thủ ô, Sơn tra nam
Tác giả: Trần Thị Lan Anh
Năm: 2000
15. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, tập I, tr.782-783 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 1999
16. Hội đồng Dược điển Việt Nam (2003), Dược thư quốc gia Việt Nam, tr. 499-500 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược thư quốc gia Việt Nam
Tác giả: Hội đồng Dược điển Việt Nam
Năm: 2003
17. Nguyễn Trung Chính, Trần Đình Toán (1998), Tăng cholesterol máu- bệnh thời đại, NXB Y học, tr.70-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cholesterol máu- bệnh thời đại
Tác giả: Nguyễn Trung Chính, Trần Đình Toán
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1998
18. Nguyễn Kim Dung (1999), Nghiên cứu một số chỉ số đối chiếu của hoá sinh trên động vật thực nghiệm, Thông báo khoa học của các trường đại học1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số chỉ số đối chiếu của hoá sinh trên động vật thực nghiệm
Tác giả: Nguyễn Kim Dung
Năm: 1999
19. Bộ môn dược liệu (1998), Bài giảng dược liệu, tập I, Trường đại học Dược Hà Nội, tr. 382-383 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng dược liệu
Tác giả: Bộ môn dược liệu
Năm: 1998
20. Drug iníormation committee (1989), Treatment of Hyperlipidemia, Uppsala, tr. 147-158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Treatment of Hyperlipidemia
Tác giả: Drug iníormation committee
Năm: 1989

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w