TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH THỊ MỘNG CẦM ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH THỊ MỘNG CẦM
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH THỊ MỘNG CẦM MSSV: 3087523
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ
Tháng 5 - 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh – Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Hứa Thanh Xuân đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Mộng Cầm
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày 21 tháng 05 năm 2014
Huỳnh Thị Mộng Cầm
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Thời gian thực hiện 2
1.3.2 Giới hạn không gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 CƠ SỎ LÝ LUẬN 4
2.1.1 Cổ phiếu 4
2.1.2 Phát hành cổ phiếu 4
2.1.3 Lưu hành cổ phiếu 5
2.2 ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 5
2.2.1 Khái niệm 5
2.2.2 Vai trò của việc định giá cổ phiếu 6
2.2.3 Cơ sở của việc định giá cổ phiếu 7
2.3.1 Giả định của mô hình CAPM 8
2.3.2 Nội dung của mô hình CAPM 8
2.3.3 Ưu nhược điểm của mô hình CAPM 9
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 13
3.1 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRISECO), mã cổ phiếu giao dịch là AGR 13
3.2 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BSC), mã cổ phiếu giao dịch là BSI 15
3.3 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK), mã cổ phiếu giao dịch là CTG 17
3.4 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK), mã cổ phiếu giao dịch là EIB 20
3.5 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HSC), mã cổ phiếu giao dịch là HCM 22
3.6 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB), mã cổ phiếu giao dịch là MBB 24
3.7 CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MA SAN (MASAN GROUP), mã cổ phiếu giao dịch là MSN 26
Trang 63.8 CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẠI DƯƠNG (OGC), mã cổ phiếu giao
dịch là OGC 28
3.9 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN (SSI), mã cổ phiếu giao dịch là SSI 29
3.10 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK), mã cổ phiếu giao dịch là VCB 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CỔ PHIẾU 34
4.1.1 Tỷ suất lợi nhuận của thị trường (VN Index) 34
4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGR) 35
4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSI) 36
4.1.4 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (CTG) 37
4.1.5 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) 37
4.1.6 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HCM) 38
4.1.7 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBB) 38
4.1.8 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Công ty cổ phần tập đoàn Ma San (MSN) 39
4.1.9 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Công ty cổ phần tập đoàn Đại Dương (OGC) 39
4.1.10 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) 40
4.1.11 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCB) 40
4.2 ƯỚC LƯỢNG HỆ SỐ BETA VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA CÁC CỔ PHIẾU 41
4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 45
4.4 MỘT SỐ HẠN CHẾ 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1 KẾT LUẬN 47
5.2 KIẾN NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 49
Trang 7DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Hệ số beta và lợi nhuận trung bình của các cổ phiếu nghiên cứu năm
2011 42 Bảng 4.2: Hệ số beta và lợi nhuận trung bình của các cổ phiếu nghiên cứu năm
2012 43 Bảng 4.3: Hệ số beta và lợi nhuận trung bình của các cổ phiếu nghiên cứu năm
2013 45 Bảng 4.4: Định giá các cổ phiếu thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng được
niêm yết trên HOSE năm 2011 45 Bảng 4.5: Định giá các cổ phiếu thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng được
niêm yết trên HOSE năm 2012 46 Bảng 4.6: Định giá các cổ phiếu thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng được
niêm yết trên HOSE năm 2013 46
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Đồ thị giá cổ phiếu AGR qua các quý 14
Hình 3.2: Đồ thị giá cổ phiếu BSI qua các quý 16
Hình 3.3: Đồ thị giá cổ phiếu CTG qua các quý 18
Hình 3.4: Đồ thị giá cổ phiếu EIB qua các quý 22
Hình 3.5: Đồ thị giá cổ phiếu HCM qua các quý 23
Hình 3.6: Đồ thị giá cổ phiếu MBB qua các quý 25
Hình 3.7: Đồ thị giá cổ phiếu MSN qua các quý 27
Hình 3.8: Đồ thị giá cổ phiếu OGC qua các quý 29
Hình 3.9: Đồ thị giá cổ phiếu SSI qua các quý 31
Hình 3.10: Đồ thị giá cổ phiếu VCB qua các quý 33
Hình 4.1: Biểu đồ về mối quan hệ giữa lợi nhuận trung bình và hệ số beta của các cổ phiếu năm 2011 41
Hình 4.2: Biểu đồ về mối quan hệ giữa lợi nhuận trung bình và hệ số beta của các cổ phiếu năm 2012 43
Hình 4.3: Biểu đồ về mối quan hệ giữa lợi nhuận trung bình và hệ số beta của các cổ phiếu năm 2013 44
Trang 9RTT Tỷ suất lợi nhuận thực tế của cổ phiếu trên thị trường
RĐG Tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu được định giá theo CAPM
Trang 10CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù còn non trẻ so với các nước trên thế giới và trong khu vực Nhưng, khi nhìn lại chặn đường 13 năm phát triển có thể thấy được sự trưởng thành thị trường sau khi vượt qua các cuộc biến động mạnh về giá của các cơn sóng đầu cơ và những đợt giảm điểm mạnh Nhà đầu tư Việt Nam cũng đã không còn xa lạ với thị trường chứng khoán và đây đã trở thành một trong những nơi đầu tư phổ biến của người dân Việt Nam, đặc biệt vào năm 2007 – 2008 các nhà đầu tư chứng khoán đã thắng đậm trên thị trường này, nhưng những năm gần đây do yếu tố tâm lý bầy đàn
và chưa có đủ kinh nghiệm cũng như kiến thức về thị trường chứng khoán để vượt qua các cuộc biến động nên đã có các bài học kinh nghiệm thực tiễn quý giá khi thị trường xuống dốc
Vậy, một nhà đầu tư thông minh nên chọn cho mình loại cổ phiếu nào
để đầu tư? Khi mới bắt đầu, nhà đầu tư sẽ chọn cho mình một loại cổ phiếu tốt
để bắt đầu nhằm tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra Mà thị trường chứng khoán là tổng hòa của 70% yếu tố về tâm lý và 30% là về tài chính Tâm lý chung của hầu hết người dân Việt Nam đều tín nhiệm các tổ chức thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng hơn so với các lĩnh vực khác Đồng thời, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng quốc doanh và ngoài quốc doanh hầu hết đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán với các thông tin đều được công bố một cách minh bạch và đáp ứng được các chuẩn mực niêm yết ngày càng được nâng cao
Ngoài ra, trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát đã chậm lại (năm
2011 là 18,13%, năm 2012 là 6,81% và năm 2013 là 6,04%), lãi suất tiết kiệm giảm và đang ở mức thấp (năm 2011 lãi suất gửi không kỳ hạn trên 3% đến năm 2013 chỉ còn khoảng 1,2%), lãi suất cho vay giảm, chính sách tiền tệ, tài khóa có dấu hiệu được nới lỏng, thị trường vàng đã qua giai đoạn tăng giá liên tục, thị trường ngoại tệ ổn định Trong khi đó, thị trường chứng khoán hiện nay đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại và là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất
Để có các chiến thuật cụ thể về đầu tư trên thị trường chứng khoán, đề
tài “Ứng dụng mô hình CAPM định giá cổ phiếu của lĩnh vực tài chính – ngân hàng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” sẽ giúp nhà đầu tư chọn lựa cổ phiếu tốt và thời điểm mua bán cổ
Trang 11phiếu Bên cạnh đó, giúp nhà đầu tư ổn định tâm lý và kiểm soát được những biến động ngắn hạn của thị trường, rèn luyện phong cách đầu tư chuyên nghiệp để có thể đứng vững trong thị trường kinh doanh đầy biến động
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định giá cổ phiếu của lĩnh vực tài chính – ngân hàng theo mô hình CAPM trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, từ đó đưa ra các quyết định mua bán cổ phiếu trong ngắn hạn
1.3.1 Thời gian thực hiện
Số liệu thực hiện đề tài được thu thập từ năm 2011 đến năm 2013
1.3.2 Giới hạn không gian
Đề tài được thực hiện theo số liệu của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các cổ phiếu thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như: Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, Công ty cổ phần tập đoàn Ma San và Công ty cổ phần tập đoàn Đại Dương
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1 PGS.TS Trương Đông Lộc và Ths Trần Thị Hạnh Phúc, 2011
“Kiểm định mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của các cổ phiếu niêm yết
Trang 12trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, được đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế (Số 251, tháng 9 năm 2011) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kiểm định mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của các cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh – HOSE Số liệu dùng trong nghiên cứu bao gồm chuỗi chỉ số VN Index và giá của 80 cổ phiếu niêm yết trên HOSE với số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 02/01/2007 đến 31/12/2009 Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy, kết quả cho thấy danh mục có rủi ro càng cao thì lợi nhuận của nó càng cao Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa lợi nhuận và rủi ro của các cổ phiếu niêm yết trên HOSE
2 Nhóm ngành Khoa học kinh tế - trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh, 2011 “Ứng dụng mô hình CAPM và FAMA FRENCH dự báo
tỷ suất sinh lợi để kinh doanh chứng khoán trên thị trường Việt Nam” – Công trình dự thi “Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên Nhà kinh tế trẻ năm 2011” Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của các công ty niêm yết trên Sở Gia dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2007 đến 12/2010 bao gồm: giá đóng cửa trung bình hàng tháng, chỉ số VN Index, lãi suất phi rủi ro và các
dữ liệu cần thiết khác Kết quả nghiên cứu cho thấy cho thấy, mô hình CAPM phù hợp trong việc giải thích tỷ suất sinh lợi của chứng khoán trên sàn HOSE với R2 là 73%, nhưng kết quả kiểm định từ mô hình Fama French lớn hơn, với
R2 là 79,02% Ngoài ra, vận dụng 2 mô hình vào thực tế để dự báo tỷ suất sinh lợi, từ đó so sánh với tỷ suất sinh lợi thực tế và đưa ra nhận định chứng khoán
đó đang được định giá cao hay thấp và đưa ra khuyến nghị cho nhà đầu tư nên bán chứng khoán được định giá cao và mua chứng khoán được định giá thấp
3 Nguyễn Ngọc Vũ, 2010 Tính toán hệ số beta (β) của một số công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), được đăng trên tạp chí Khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng – Số 2 (37).2010 Trên cơ sở dữ liệu
về giá giao dịch của 43 công ty niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 02/01/2007 đến 30/09/2009 và dùng ước lượng bình phương bé nhất (OLS) trong khoảng thời gian đủ lớn giữa lợi tức của chứng khoán và thị trường Rủi ro của các cổ phiếu được chia làm 3 nhóm: Nhóm cổ phiếu có rủi ro cao là các cổ phiếu có hệ số beta lớn hơn 1,2, tức nhóm cổ phiếu này có sự biến động giá lớn hơn 20% so với mức biến động chung của chỉ số HNX Index; Nhóm cổ phiếu có rủi ro trung bình là các cổ phiếu có hệ
số beta từ 0,8 đến 1,2, tức giá cổ phiếu của nhóm này có sự biến động giá trong biên độ thấp hơn 20% so với mức biến động chung của thị trường; và nhóm cổ phiếu ít rủi ro là các cổ phiếu có hệ số beta dưới 0,8, tức thị trường
có đi xuống thì các cổ phiếu nhóm này bị suy giảm ít
Trang 13CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỎ LÝ LUẬN
2.1.1 Cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng thư do công ty cổ phần phát hành, xác nhận quyền
và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của công
ty, hay nói cách khác cổ phiếu là giấy chứng nhận việc đầu tư vốn vào công ty
cổ phần
Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty cổ phần, là người chủ sở hữu một phần công ty
Cổ phiếu gồm 2 loại chính: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông là chứng khoán thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư trên TTCK Là loại cổ phiếu không có
cổ tức cố định, phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và chính sách chia lời hàng năm của công ty Mặc khác, thị giá cổ phiếu lại rất nhạy cảm trên thị trường, không chỉ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty mà còn phụ thuộc vào môi trường kinh tế, sự thay đổi lãi suất, quan hệ cung cầu
Cổ phiếu ưu đãi còn gọi là cổ phiếu đặc quyền là loại cổ phiếu được hưởng những quyền ưu tiên hơn so với cổ phiếu thường Người sở hữu cổ phiếu ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi, được hưởng mức cổ tức cố định hàng năm không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và được ưu tiên chia lãi cố định trước cổ đông thường Thị giá của cổ phiếu này phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của công ty
2.1.2 Phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu là việc bán chứng khoán có thể chuyển nhượng thông qua tổ chức trung gian cho một số lượng lớn các nhà đầu tư Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải được cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán cấp phép Sau khi phát hành trên thị trường, chứng khoán sẽ được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán và đáp ứng được các quy định về niêm yết chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán
Có hai phương thức phát hành chứng khoán
Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư
Trang 14Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp) là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư
2.1.3 Lưu hành cổ phiếu
Cổ phiếu sau khi được chào bán có thể được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việc thực hiện mua bán, giao dịch sẽ theo quy định của thị trường hoặc thỏa thuận giữa các nhà đầu tư Quá trình lưu thông này hình thành khái niệm mới là giá của cổ phiếu – một biểu hiện của giá trị cổ phiếu
2.2 ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
2.2.1 Khái niệm
Giá trị là lượng vật chất hay tiền tệ của một vật được đánh giá theo vật trao đổi trung gian hoặc một tiêu chuẩn có đặc điểm tương tự
Thị giá của cổ phiếu trên thị trường biến động hàng ngày, có những loại
cổ phiếu tăng giá mạnh so với giá ban đầu niêm yết nhưng cũng có những loại
cổ phiếu giảm giá liên tục Sự biến động về giá tạo các cơ hội đầu tư Vì thế, các nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh, các nhà phân tích chứng khoán đều mong muốn tìm được giá trị thực của cổ phiếu, giá trị đó là cơ sở để giải thích
sự biến động của cổ phiếu, từ đó tìm kiếm lợi nhuận họ mong muốn
Khi định giá cổ phiếu có nhiều loại giá trị được đề cập như mệnh giá, giá trị sổ sách của cổ phiếu, giá trị kinh tế, giá trị thị trường và giá trị thực của
cổ phiếu
Mệnh giá của cổ phiếu là giá trị được ghi trên tờ cổ phiếu, thường được quy định trong điều lệ của công ty cổ phần Ở TTCK Việt Nam, khi công ty cổ phần niêm yết thì mệnh giá cổ phiếu được thống nhất là 10.000 đ/CP
Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BV) cho thấy giá trị mỗi cổ phần của công
ty được tính trên sổ sách kế toán Giá trị này càng lớn sẽ là cơ sở để làm giá thị trường cổ phiếu của công ty càng cao
Vốn góp của cổ đông thường + Thu nhập giữ lại + Vốn thặng dư Giá trị sổ sách =
Số cổ phiếu thường đang lưu hành của công ty
Giá trị kinh tế của một tài sản là tổng khoản thu nhập mà tài sản đó mang lại trong tương lai, bao gồm các khoản thu nhập đem đến cho nhà đầu tư trong thời gian nắm giữ tài sản đó và giá trị thanh lý Giá trị kinh tế của cổ phiếu thường được đề cập khi tính toán giá trị cổ phiếu mua lại trong trường hợp thâu tóm hoặc sát nhập, đồng thời cân nhắc giá cổ phiếu được mua lại và lợi ích mang lại như thế nào
Trang 15Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sang mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường Giá trị thị trường của cổ phiếu là giá được mua bán trên thị trường chứng khoán Giá thị trường có thể là gia từ kết quả giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán tập trung, thị trường chứng khoán bán tập trung (OTC) và thị trường chứng khoán phi tập trung
Giá trị thực của một tài sản là giá trị hiện tại của những luồng tiền trong tương lai dự tính thu từ tài sản đó, được chiết khấu về thời điểm hiện tại với tỷ
lệ lợi tức yêu cầu thích hợp của nhà đầu tư
Giá trị thực của cổ phiếu chính là đối tượng của các phương pháp định giá Mục tiêu của các phương pháp định giá cổ phiếu là tìm ra giá trị thực của
nó Khi cổ phiếu bắt đầu phát hành và tham gia giao dịch trên thị trường việc định giá mua bán cổ phiếu trở nên rất quan trọng và cần thiết, nó là cơ sở để người mua có thể đưa ra mức giá mua mà sẽ đem lại lợi nhuận trong tương lai cho họ và người bán có căn cứ quyết định bán
2.2.2 Vai trò của việc định giá cổ phiếu
2.2.2.1 Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phải định giá cổ phiếu trước khi phát hành là một việc rất cần thiết Nếu doanh nghiệp bán cổ phiếu ra với giá quá cao sẽ không
có nhà đầu tư mua, ngược lại nếu bán với giá thấp thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ Vậy nếu doanh nghiệp đảm bảo đưa ra được mức giá hợp lý cho bên mua và bên bán là sự thành công của việc phát hành cổ phiếu, đảm bảo cho các giao dịch chứng khoán sau này
Ngoài ra, việc định giá cổ phiếu còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình tài chính để kịp thời điều chỉnh hoạt động quản lý và kinh doanh Các nhà tư vấn phát hành có thể giúp doanh nghiệp bán cổ phiếu ra ngoài với chi thấp và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp có thể tái cơ cấu và có các định hướng phát triển mới
2.2.2.2 Đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tư là một bộ phận rất quan trọng trong thị trường, họ luôn luôn cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro, mà lợi nhuận lại tỷ lệ thuận với rủi ro Vì vậy, nhà đầu tư cần có được giá chính xác của cổ phiếu mà mình đầu tư để có thể chấp nhận đánh đổi rủi ro với mức lợi nhuận kỳ vọng mà họ muốn Việc định giá cổ phiếu để đầu tư là vô cùng cần thiết đối với nhà đầu tư, đó là cơ sở
Trang 16để nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu nhằm thu về lợi nhuận kỳ vọng mong muốn
2.2.2.3 Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán
Việc định giá cổ phiếu giúp cho các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán (như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các tổ chức tài chính khác) dùng trong hoạt động tư vấn tài chính, hoạt động tự doanh, bảo lãnh và phát hành chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư Từ đó làm tăng thêm năng lực và uy tín của các tổ chức này
2.2.3 Cơ sở của việc định giá cổ phiếu
2.2.3.1 Khả năng sinh lời (Profitability)
Là thước đo hiệu quả bằng tiền Việc đánh giá khả năng sinh lời phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu
Với bất kỳ một cổ phiếu nào thì giá trị mà cổ phiếu mang lại chính là các khoản lời mà nó có được trong từng thời gian khác nhau, vì thế cần đem các giá trị về cùng một gian để định giá Phân tích tài chính được dựa trên thu nhập tương lai và các dự đoán đưa ra dựa trên thu nhập hiện tại Dựa vào doanh thu có thể xác định chỉ tiêu tài chính sau:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets – ROA) dùng
để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản
Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường ROA =
ro lớn nhất Thị trường đầu tư có hai loại rủi ro chính là rủi ro có hệ thống và rủi ro không hệ thống
Rủi ro có hệ thống (rủi ro thị trường) là rủi ro tác động tới toàn bộ thị trường hoặc hầu hết các loại chứng khoán Loại rủi ro này chịu sự tác động
Trang 17của lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đối, lãi suất, sức mua… do các yếu tố nằm ngoài công ty gây ra, không thể kiểm soát
Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một chứng khoán hoặc một nhóm nhỏ các chứng khoán Rủi ro này do các yếu tố nội tại của công ty gây ra (rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro quản lý) và có thể kiểm soát được
2.2.3.3 Thông tin
Khi định giá cần thu nhập các thông tin phổ biến của doanh nghiệp có
về loại cổ phiếu đầu tư vào như báo cáo thường niên, báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính và các thông tin khác của doanh nghiệp Mặc khác, các thông tin nên được kiểm tra kỹ lưỡng nhằm tránh có sai sót xảy ra khi định giá
2.3 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (Capital asset pricing model – CAPM)
Mô hình CAPM do William Sharpe phát triển từ những năm 1960 và đã được ứng dụng cho đến nay Mô hình CAPM là một mô hình có khái niệm đơn giản và có khả năng ứng dụng sát với thực tiễn
2.3.1 Giả định của mô hình CAPM
Thị trường vốn là hiệu quả, nhà đầu tư được cung cấp thông tin đầy đủ, chi phí giao dịch không đáng kể, không có hạn chế đầu tư và không có nhà đầu tư nào đủ lớn để ảnh hưởng đến giá cả của một loại chứng khoán nào đó Nói cách khác, giả định thị trường vốn là thị trường hiệu quả và hoàn hảo
Nhà đầu tư kỳ vọng nắm giữ chứng khoán trong thời kỳ một năm và có hai cơ hội đầu tư là đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro và danh mục cổ phiếu thường trên thị trường
2.3.2 Nội dung của mô hình CAPM
Mô hình định giá tài sản vốn – CAPM là mô hình mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro Trong mô hình, lợi nhuận kỳ vọng bằng lợi nhuận phi rủi ro cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán đó Còn rủi ro không hệ thống không được xem xét trong mô hình vì nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng hóa để loại bỏ rủi ro này
R i = R f + β i x (R M – R f )
Trang 18Trong đó:
Ri Suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục tài sản i bất kỳ
Rf Lợi nhuận phi rủi ro
RM Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục thị trường
βi Hệ số beta thị trường của danh mục tài sản i
Danh mục đầu tư thị trường là danh mục đại diện cho các cơ hội đầu tư trên thị trường vốn Ở Việt Nam, có thể xem tập hợp các cơ hội đầu tư vào các công ty niêm yết như là đại diện cho tất cả cơ hội đầu tư trên thị trường vốn thì
có thể xem tập hợp các công ty dùng làm cơ sở đế tính chỉ số VN Index là danh mục đầu tư thị trường
Hệ số β là hệ số đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu cá biệt
so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục đầu tư thị trường Hệ số β được xem như là hệ số đo lường rủi ro chứng khoán Hệ số β = 1, nghĩa là hệ số đo lường sự biến động lợi nhuận của danh mục đầu tư thị trường so với chính nó
Do đó, β = 1 được định nghĩa như là hệ số β của danh mục thị trường
2.3.3 Ưu nhược điểm của mô hình CAPM
Ưu điểm của mô hình CAPM chính là đơn giản và ứng dụng vào thực
tế dễ dàng Tuy nhiên mô hình CAPM vẫn còn một số hạn chế như
- Chỉ xác định beta trong hiện tại
- Dựa vào nhiều giả định trong thực tế không có đầy đủ giả định như thế
- Các ước lượng beta từng cho thấy beta không ổn định theo thời gian
- Có các nhân tố ngoài lãi suất phi rủi ro và rủi ro hệ thống được sử dụng để xác định tỷ suất sinh lợi mong đợi của hầu hết các chứng khoán
- Các nhà đầu tư không hoàn toàn bỏ qua rủi ro hệ thống
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập để phân tích là giá đóng cửa mỗi ngày giao dịch của các cổ phiếu có mã chứng khoán là AGR, BSI, CTG, EIB, HCM, MBB, MSN, OGC, SSI và VCB Số liệu được lấy từ website của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong phần danh sách niêm yết về cổ phiếu (http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/Chungkhoan.aspx)
Trang 19Lãi suất tín phiếu kho bạc lấy từ website của Chứng khoán Tân Việt TVSI (http://finance.tvsi.com.vn) trong phần Tin tức\Thị trường chứng khoán\Thị trường trái phiếu
Ngoài ra, một số chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế, chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E), chỉ số giá trị trường trên giá trị sổ sách (P/B), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)… được lấy từ website Tin nhanh và dữ liệu chứng khoán tài chính Việt Nam – Vietstock, trong phần VietstockFinance\Doanh nghiệp A – Z (http://finance.vietstock.vn/doanh-nghiep-a-z/)
2.4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.4.2.1 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel phân tích thống kê mô tả dùng để tính một số chỉ tiêu như: trung bình, hệ số beta (β), tỷ suất lợi nhuận…
2.4.2.2 Phương pháp phân tích
Mục tiêu 1: Ứng dụng mô hình CAPM để xác định giá cổ phiếu thuộc
lĩnh vực tài chính – ngân hàng được niêm yết trên HOSE
a) Ước lượng lãi suất phi rủi ro (R f )
Lãi suất phi rủi ro được dùng phân tích là lãi suất tín phiếu kho bạc vì
lãi suất này được coi là không có rủi ro tín dụng và có tính thanh khoản cao
b) Ước lượng hệ số beta của cổ phiếu (β i )
Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu là:
E(R i ) = R f + [E(R M ) – R f ] x β i
Trong đó: E(Ri) Lợi nhuận của cổ phiếu i
Rf Lợi nhuận phi rủi ro
E(RM) Lợi nhuận của thị trường
Hệ số beta của cổ phiếu i (βi) được tính bằng hàm Slope có trong phần mềm Microsoft Office Excel với hai thông số: Phần bù rủi ro của cổ phiếu i [E(Ri) – Rf] và phần bù rủi ro của thị trường [E(RM) – Rf]
Hệ số beta cho biết khuynh hướng và mức độ biến động của một chứng khoán đối với sự biến động của thị trường
- Nếu chứng khoán có β >1, giá của chứng khoán sẽ biến động nhiều hơn mức biến động của thị trường
Trang 20- Nếu chứng khoán có β = 1, chứng khoán sẽ cùng biến động với thị trường
- Nếu chứng khoán có β < 1, chứng khoán có mức biến động ít hơn sự biến động của thị trường
c) Ước lượng tỷ suất lợi nhuận trên thị trường (R M )
Tỷ suất lợi nhuận thị trường được tính bằng chỉ số VN Index như sau:
RM Lợi nhuận thị trường
PMt Chỉ số VN Index tại thời điểm t
PMt-1 Chỉ số VN Index tại thời điểm t – 1
d) Ước lượng tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu i trên thị trường (R i )
Tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu i trên thị trường được tính như sau:
Ri Lợi nhuận của cổ phiếu i trên thị trường
Pt Giá cổ phiếu i tại thời điểm t
Pt-1 Giá cổ phiếu i tại thời điểm t – 1
Mục tiêu 2 và 3: So sánh giá cổ phiếu trên thị trường với giá cổ phiếu
được định giá theo mô hình CAPM và đề ra chiến lược mua bán cổ phiếu trong ngắn hạn
Nếu tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu trên thị trường (RTT) lớn hơn tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu đó được định giá theo mô hình CAPM (RĐG), nghĩa là
cổ phiếu đó đang được định giá thấp, nhà đầu tư nên mua những loại cổ phiếu này
Nếu tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu trên thị trường (RTT) nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu đó được định giá theo mô hình CAPM (RĐG), nghĩa là
cổ phiếu đó đang được định giá cao, nhà đầu tư nên bán những loại cổ phiếu này
Trang 21CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 3.1 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRISECO),
mã cổ phiếu giao dịch là AGR
Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agriseco) được chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập ngày 20/12/2000 theo Quyết định số 269/QĐ/HĐQT của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Agriseco là một trong những Công ty chứng khoán hoạt động đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng được chuyển từ Agribank, nay Agriseco đã trở thành Công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam
có điều lệ là 2.120 tỷ đồng, cùng mạng lưới giao dịch rộng khắp (một trụ sở chính, 3 chi nhánh và các phòng giao dịch trên cả nước)
Cổ phiếu Agriseco được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh vào ngày 02/12/2009, chính thức giao dịch ngày 10/12/2009 với mã chứng khoán là AGR, giá giao dịch ngày đầu tiên đạt 25.600 đ/CP Số cổ phần được niêm yết hiện nay là 212 triệu cổ phần, trong đó có 211.199.953 cổ phần đang lưu hành Agriseco hoạt động trong lĩnh vực mô giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và lưu ký chứng khoán
Trong quá trình hoạt động Agriseco đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín như: Cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” năm 2008, 2009 và 2010; “Công ty chứng khoán tiêu biểu” và “Thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ tiêu biểu trên thị trường chứng khoán” do Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội (HNX) và Báo đầu tư (VIR) tổ chức năm 2009; Giải thưởng “Sao vàng đất Việt” năm 2011 và 2013
Thị trường chứng khoán năm 2011 đầy biến động, hầu hết các công ty chứng khoán đều thua lỗ, nhưng Agriseco vẫn đứng vững trên thị trường và thu được lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế đạt 106.723 triệu đồng) Giá cổ phiếu Agriseco cuối năm giảm so với đầu năm nhưng vẫn có các đợt tăng giá, giá cổ phiếu không có biến động lớn, giá chênh lệch giữa các phiên giao dịch với nhau vào khoảng ± 300 đến 500 đ/CP, giá cổ phiếu cuối quý I năm 2011 vào khoảng 10.500 đ/CP, lợi nhuận trên mỗi cổ phần là 14,3 lần, giá cổ phiếu quý
II, III và IV năm 2011 lần lượt giảm giá còn 8.600 đ/CP, 7.800 đ/CP và 4.400
Trang 22đ/CP, lợi nhuận trên mỗi cổ phần của các quý là 10,4 lần, 10,7 lần và 8,7 lần, giá trị sổ sách cuối năm trên mỗi cổ phiếu là 10.800 đ/CP
Hình 3.1: Đồ thị giá cổ phiếu AGR qua các quý của năm 2011, năm 2012 và
năm 2013 Phiên giao dịch đầu tiên năm 2012 giá cổ phiếu AGR là 4.500 đ/CP và
có dấu hiệu tăng mạnh vào cuối quý I, đặc biệt từ ngày 14 đến 27/03 (9 phiên giao dịch) giá cổ phiếu AGR liên tục tăng từ 6.800 đến 9.800 đ/CP, đến hết quý I đạt 8.900 đ/CP, lợi nhuận trên mỗi cổ phần là 13,4 lần, giá cổ phiếu Agriseco tiếp tục tăng giá lên đến 10.400 đ/CP vào ngày 18/04/2014 và bắt đầu có dấu hiệu giảm xuống Đến cuối quý II, giá cổ phiếu còn 7.100 đ/CP, lợi nhuận trên mỗi cổ phần là 12,5 lần, giá cổ phiếu cuối năm giảm chỉ còn 5.500 đ/CP, mặc dù vẫn có các đợt tăng giá ở các phiên giao dịch nhưng vẫn 7.200 đ/CP, giá trị sổ sách cuối năm là 10.700 đ/CP
Năm 2013, giá cổ phiếu của Agriseco vẫn đang ở mức thấp Ở phiên giao dịch đầu năm ngày 02/01/2013 giá cổ phiếu đạt 5.700 đ/CP, từ ngày 16 đến 23/01 giá cổ phiếu giảm liên tục trong các phiên giao dịch (từ 6.400 giảm còn 5.500 đ/CP), giá cao nhất của cả năm là 6.400 đ/CP vào phiên giao dịch ngày 16/01/2013, giá cổ phiếu vào cuối quý I, II, III và IV lần lượt 5.200, 5.100, 4.500 và 4.800 đ/CP, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 31,3 lần vào cuối quý I, 39,8, 30,6 và 51,1 lần vào cuối quý II, III, và IV Giá trị sổ sách của mỗi
Trang 23cổ phiếu qua các quý là 10.800 đ/CP, 10.500 đ/CP, 10.600 đ/CP và 10.500 đ/CP
3.2 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BSC), mã cổ phiếu giao dịch là BSI
Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), được cấp phép thành lập ngày 26/11/1999 là tiền thân của Công ty TNHH chứng khoán BIDV được thành lập ngày 18/11/1999 với vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng BSC là công ty chứng khoán đầu tiên trong ngành ngân hàng và là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam Cuối năm 2010, BSC tiến hành cổ phần hóa và đấu giá thành công 10.195.570 cổ phần Từ ngày 01/01/2001, công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, với vốn điều lệ lên đến
865 tỷ đồng cùng với mạng lưới giao dịch trên toàn quốc
Cổ phiếu BSC được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh vào ngày 18/07/2011 và chính thức giao dịch trên thị trường vào ngày 19/07/2011 với mã chứng khoán là BSI, giá mở cửa ở phiên giao dịch đầu tiên là 10.300 đ/CP đến cuối ngày giá cổ phiếu BSI đạt 10.900 đ/CP Khối lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán là 86,5 triệu cổ phiếu BSC hoạt động trong lĩnh vực mô giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán
BSC là thành viên của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), có mạng lưới chi nhánh giao dịch rộng khắp và hoạt động trên cơ sở nền công nghệ thông tin hiện đại được thiết kế như một hệ thống mở có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng một cách nhanh chóng Ngoài
ra, BSC là một trong các công ty chứng khoán đầu tiên được tổ chức đo lường quốc tế BVQI cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Giá cổ phiếu của BSC ở phiên giao dịch ngày đầu tiên là 10.900 đ/CP
và bắt đầu giảm liên tục trong các phiên giao dịch tiếp theo, đến phiên giao dịch ngày 29/09/2011 có dấu hiệu tăng giá trở lại (8.600 đ/CP) nhưng vẫn không duy trì được ở phiên giao dịch tiếp theo, đến cuối quý III giá cổ phiếu là 8.200 đ/CP, 6.300 đ/CP là giá cổ phiếu giao dịch cuối quý IV Giá cổ phiếu BSC liên tục giảm thấp mặt dù cũng có vài phiên giao dịch giá tăng nhưng vẫn không đáng kể, giá tăng cao nhất trong quý III là 9.100/CP (30/08/2011), quý
IV là 8.100 đ/CP (06/10/2011) và giá thấp nhất từ khi bắt đầu giao dịch là 5.800 đ/CP (27/12/2011) Hoạt động kinh doanh của BSC liên tục lỗ, cuối năm BSC lỗ 208.412 triệu đồng
Trang 24Năm 2012, giá cổ phiếu của BSC vẫn đang ở mức thấp, phiên giao dịch đầu năm có giá là 6.600 đ/CP, giá cao nhất trong năm là 8.800 đ/CP (ngày 9
và 10/05/2012), thấp nhất là 3.400 đ/CP liên tiếp trong 3 ngày (từ ngày 19 đến 21/12/2012) Vào 6 tháng đầu năm, giá cổ phiếu tăng trưởng khá ổn định, cuối quý I và II giá cổ phiếu đạt 6.400 đ/CP, giá trị sổ sách ở quý I là 7.900 đ/CP và quý II là 8.200 đ/CP, lợi nhuận sau thuế của BSC ở quý I và II lần lượt là 28.000 triệu đồng và 27.187 triệu đồng Quý III và IV, giá cổ phiếu vẫn không
có dấu hiệu khởi sắc, mặc dù đầu quý III giá cổ phiếu có dấu hiệu tăng, mức tăng cao nhất là 6.900 đ/CP (ngày 20/07/2012), mức giá trên 6.000 đ/CP chỉ duy trì được đến phiên giao dịch ngày 10/08/2012 và bắt đầu giảm liên tục, cuối quý III giá cổ phiếu chỉ đạt 4.100 đ/CP và 3.900 đ/CP ở cuối quý IV Giá trị sổ sách của cổ phiếu cũng giảm xuống còn 8.100 đ/CP vào quý III và 7.800 đ/CP vào quý IV Ngoài ra, 6 tháng cuối năm, hoạt động kinh doanh của BSC liên tục bị lỗ (quý III lỗ 7.687 triệu đồng và quý IV lỗ 26.196 triệu đồng) dẫn đến cuối năm 2012, lợi nhuận sau thuế của BSC chỉ đạt 21.175 triệu đồng
Hình 3.2: Đồ thị giá cổ phiếu BSI qua các quý của năm 2011, năm 2012
và năm 2013 Những phiên giao dịch đầu năm 2013, giá cổ phiếu BSC có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, phiên giao dịch đầu tiên giá cổ phiếu là 4.000 đ/CP (ngày 02/01/2013) lên 4.700 đ/CP (ngày 16/01/2013) lại bắt đầu giảm trở lại, đến cuối quý I chỉ còn 3.400 đ/CP Giá cổ phiếu trong quý II vẫn không có dấu
Trang 25hiệu khả quan, giá cao nhất vào phiên giao dịch cuối quý là 4.100 đ/CP (từ ngày 14 đến 19/06/2013), mặc khác, trong quý II có ba phiên giao dịch cổ phiếu có mức giá thấp nhất kể từ lúc niêm yết là 3.100 đ/CP (ngày 3, 14 và 15/05/2013) Trong quý III, giá cổ phiếu vẫn không có dấu hiệu phục hồi, giá cao nhất của quý là 3.900 đ/CP đạt được vào cuối quý Quý IV, giá cổ phiếu
đã bắt đầu có chuyển biến tốt, tăng cao vào những ngày cuối quý, giá cao nhất
là 5.800 đ/CP (ngày 06/12/2013) và bắt đầu giảm dần, phiên giao dịch cuối quý giá cổ phiếu đạt 5.200 đ/CP Giá trị sổ sách của cổ phiếu cũng đã ổn định
và tăng trong năm 2013, quý I, II và III là 7.900 đ/CP đến quý IV là 8.000 đ/CP Lợi nhuận sau thuế của BSC cũng tăng dần qua các quý, quý I, II, III và
IV lần lượt là 2.413 triệu đồng, 1.659 triệu đồng, 5.160 triệu đồng và 5.893 triệu đồng, cuối năm tổng lợi nhuận đạt được là 15.126 triệu đồng
3.3 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK), mã cổ phiếu giao dịch là CTG
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính - Ngân hàng Việt Nam Được thành lập vào năm 1988 sau khi tách khỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (theo Nghị định số 53/HĐBT) và có tên là Ngân hàng chuyên doanh công thương Việt Nam Đến năm 1990 đổi tên thành Ngân hàng công thương Việt Nam (theo Quyết định số 402/CT) Chính thức trở thành doanh nghiệp Nhà nước vào năm 1993 (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam) Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam (Quyết định số 1354/QĐ-TTg) Năm
2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Quyết định số 1573/GP-NHNN)
142/GP-Cổ phiếu Vietinbank cũng được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 09/07/2009 và chính thức giao dịch ngày 16/07/2009 với mã chứng khoán là CTG, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên cổ phiếu CTG có giá là 19.100 đ/CP Lượng cổ phiếu lưu hành là 3.723.404.556 cổ phiếu và vốn điều lệ là 37.234.045.560.000 đồng Năm
2010, hợp tác đầu tư với công ty tài chính quốc tế IFC và đến năm 2011, IFC chính thức trở thành cổ đông nước ngoài và chiếm 10% vốn điều lệ của ngân hàng
Hiện nay, Vietinbank có hệ thống mạng lưới khắp toàn quốc với một sở giao dịch, 150 chi nhánh, trên 1.000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm và 7 công
Trang 26ty hạch toán độc lập Vietinbank còn là đối tác liên doanh và thành viên sáng lập của ngân hàng Indovina, có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng và định chế tài chính với hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Đặc biệt, Vietinbank còn là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế
Vietinbank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh và quản trị của ngân hàng Là ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh ngân hàng ở Châu Âu, đánh dấu sự phát triển của ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới Ngoài ra, Vietinbank là ngân hàng đầu tiên được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000
Hình 3.3: Đồ thị giá cổ phiếu CTG qua các quý của năm 2011, năm 2012 và
năm 2013 Phiên giao dịch đầu tiên năm 2011, cổ phiếu Vietinbank giá 23.200 đ/CP, sau các đợt giá cổ phiếu tăng giảm nhiều lần trong các phiên giao dịch, cuối quý giá cổ phiếu đạt 28.200 đ/CP Trong quý II, cổ phiếu CTG có đợt giảm giá lớn nhất là từ phiên giao dịch 17/05 đến 25/05,giá cổ phiếu từ 29.800 đ/CP giảm xuống còn 24.300 đ/CP (giảm liên tiếp trong 7 phiên giao dịch) Cuối quý II, giá cổ phiếu CTG vẫn ở mức khá cao là 27.200 đ/CP Quý III, giá
cổ phiếu CTG giảm và có nhiều biến động, đầu quý cổ phiếu có giá là 27.000
Trang 27đ/CP đến cuối quý giảm còn 25.200 đ/CP Trong đó, có đợt giảm lớn là phiên giao dịch từ 09/09 đến 16/09 (6 phiên giao dịch) giá từ 27.000 đ/CP giảm còn 25.300 đ/CP, bên cạnh đó vẫn có các đợt tăng giá lớn, phiên giao dịch từ ngày 24/08 đến 01/09 giá cổ phiếu CTG từ 24.900 đ/CP tăng lên 27.900 đ/CP (7 phiên liên tiếp) Giá cổ phiếu quý IV của CTG liên tục giảm, nhưng giá giảm giữa các phiên giao dịch khoảng 100 đến 200 đ/CP, cuối quý IV giá cổ phiếu
là 17.700 đ/CP Lợi nhuận sau thuế của Vietinbank năm 2011 là 6.243.975 triệu đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 3.778 đ/CP, P/E là 4,69 lần và giá trị
sổ sách trên mỗi cổ phần là 16.900 đ/CP
Cổ phiếu CTG tăng mạnh trong quý I năm 2012, giá CTG ở phiên giao dịch đầu năm là 17.000 đ/CP đến cuối quý cổ phiếu CTG có giá là 22.000 đ/CP, giá CTG cao nhất quý là 27.600 đ/CP (28/03) – giá cao nhất năm Quý
II giá cổ phiếu CTG giảm, cuối quý chỉ đạt 20.100 đ/CP, trong quý giá CTG thấp nhất là 19.900 đ/CP (04 và 05/06) và cao nhất là 23.300 đ/CP (14/05) Quý III, giá cổ phiếu CTG tiếp tục giảm, giá cuối quý là 17.600 đ/CP Đầu quý IV, giá cổ phiếu không có biến động lớn, đến cuối quý giá cổ phiếu CTG
đã tăng trở lại, cuối quý giá cổ phiếu CTG đạt 20.700 đ/CP Lợi nhuận sau thuế năm 2012 của Vietinbank là 6.160.297 triệu đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 2.531 đ/CP, P/E đạt 8,18 lần và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần là 12.825 đ/CP
Giá cổ phiếu những tháng đầu năm 2013 có nhiều biến động, cổ phiếu CTG ở phiên giao dịch đầu năm có giá là 21.100 đ/CP Trong quý I có 2 đợt tăng giá liên tục, từ ngày 03 đến 10/01 (5 phiên liên tiếp) giá cổ phiếu CTG tăng từ 20.900 đ/CP đến 22.800 đ/CP và phiên giao dịch từ ngày 05 đến 11/03 (4 phiên giao dịch liên tiếp) giá cổ phiếu CTG từ 18.600 đ/CP tăng lên 19.800 đ/CP Mặc khác, trong quý cũng có 2 đợt giảm giá liên tiếp là từ ngày 16 đến 23/01 giá CTG từ 22.500 đ/CP giảm còn 20.900 đ/CP (5 phiên liên tiếp) và từ ngày 08 đến 25/02 cổ phiếu CTG rớt giá từ 23.700 đ/CP xuống còn 22.000 đ/CP, đến cuối quý giá cổ phiếu CTG đạt 18.800 đ/CP Quý II, giá cổ phiếu CTG khá ổn định và có dấu hiệu tăng vào cuối quý, giá cuối quý của CTG là 20.000 đ/CP Đầu quý III, cổ phiếu CTG có giá khá ổn định nhưng đến tháng cuối quý, giá cổ phiếu CTG bắt đầu bị rớt giá, giá cổ phiếu CTG từ 19.500 đ/CP (05/09) đến cuối quý chỉ còn 16.600 đ/CP, trong đó giá thấp nhất tháng cuối quý III là 15.700 đ/CP Quý IV, cổ phiếu CTG không có tăng giá trở lại
và khá ổn định, cuối quý IV, cổ phiếu CTG có giá là 16.200 đ/CP Lợi nhuận sau thuế năm 2013 của Vietinbank là 5.786.287 triệu đồng, lợi nhuận trên mỗi
cổ phiếu là 1.863 đ/CP, P/E đạt 8,7 lần và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần là 14.523 đ/CP
Trang 283.4 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK), mã cổ phiếu giao dịch là EIB
Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) được thành lập vào ngày 24/05/1989, với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank) Eximbank chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký giấy phép số 11/NH-GP ngày 06/04/1992, cho phép ngân hàng hoạt động trong 50 năm với vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng với tên gọi mới là Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Eximbank)
Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp với một trụ sở tại thành phố
Hồ Chí Minh, 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, thiết lập quan
hệ đại lý với 869 ngân hàng trên 84 quốc gia
Cổ phiếu Eximbank được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh ngày 20/10/2009, chính thức giao dịch trên thị trường vào ngày 27/10/2009 với mã chứng khoán là EIB, có giá giao dịch vào ngày đầu tiên là 15.000 đ/CP, lượng cổ phiếu lưu hành là 1.229.432.094 cổ phiếu và vốn điều
lệ là 12.335 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu của Eximbank đạt 13.317 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Eximbank đã nhận được nhiều giải thưởng trong quá trình hoạt động kinh doanh, điển hình như giải thưởng “Thanh toán xuyên suốt” (STP Award)
do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng và giải “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do Ngân hàng HSBC trao tặng vào năm 2010, “Báo cáo thường niên xuất sắc 2011” do Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trao tặng, “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, “Top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”, “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”…
Cổ phiếu Eximbank những tháng đầu năm 2011 khá biến động, giá cổ phiếu ở phiên giao dịch đầu tiên của năm là 15.300 đ/CP đến cuối quý I giảm còn 14.600 đ/CP Đến quý II, giá cổ phiếu EIB vẫn khá biến động, đặc biệt là vào giữa quý, từ phiên giao dịch ngày 27/04 đến 06/05 giá cổ phiếu EIB từ 14.500 đ/CP tăng lên 15.000 đ/CP (5 phiên giao dịch liên tiếp), nhưng đến phiên giao dịch từ ngày 20 đến 25/05 giá cổ phiếu EIB từ 15.000 đ/CP giảm xuống còn 14.600 đ/CP (4 phiên liên tiếp), vào những ngày cuối quý giá cổ phiếu EIB khá ổn định, đến cuối quý giá EIB là 14.600 đ/CP Quý III, giá cổ phiếu EIB đã tăng trở lại, phiên giao dịch từ ngày 15 đến 21/07 giá EIB từ 14.700 đ/CP đã tăng lên 15.500 đ/CP (4 phiên liên tiếp) và từ ngày 30/08 đến 05/09 giá EIB từ 15.100 tăng lên 16.100 đ/CP (3 phiên liên tiếp) Cuối quý III,
Trang 29cổ phiếu EIB chốt ở giá 16.000 đ/CP Quý IV, giá EIB khá ổn định nhưng lại
bị giảm giá, cuối quý giá EIB chỉ còn 14.300 đ/CP Lợi nhuận sau thuế của Eximbank năm 2011 là 3.038.863 triệu đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 2.872 đ/CP, P/E đạt 4,98 lần và giá trị sách trên mỗi cổ phiếu là 13.195 đ/CP
Nhìn chung, giá cổ phiếu EIB năm 2012 tăng hơn so với năm 2011, ở phiên giao dịch đầu tiên của năm, cổ phiếu EIB có giá là 14.300 đ/CP và 17.300 đ/CP là giá cổ phiếu EIB vào phiên giao dịch cuối cùng của năm Trong quý I, cổ phiếu EIB có đợt tăng giá liên tiếp trong 6 phiên giao dịch (24/02 đến 05/03) giá từ 16.800 đ/CP tăng lên 20.400 đ/CP, nhưng sau ngày 05/03 cổ phiếu EIB liên tục rớt giá trong 5 phiên giao dịch tiếp theo (05/03 đến 12/03) giá từ 20.400 đ/CP rớt xuống còn 16.800 đ/CP, cuối quý cổ phiếu EIB chốt ở giá 17.300 đ/CP Quý II, giá cổ phiếu EIB tăng nhưng không có biến động lớn, cuối quý giá cổ phiếu EIB đạt 19.000 đ/CP Đầu quý III, giá cổ EIB vẫn tiếp tục tăng nhưng bắt đầu giảm dần vào cuối quý, cổ phiếu EIB có giá 20.800 đ/CP (20/08) liên tiếp bị rớt giá trong các phiên giao dịch tiếp theo, đến ngày 29/08 giá cổ phiếu EIB còn 15.900 đ/CP (giảm trong 7 phiên giao dịch liên tiếp), nhưng vào những ngày cuối quý giá EIB đã tăng trở lại, từ ngày 20/09 (13.300 đ/CP) đến 25/09 (14.800 đ/CP), cổ phiếu EIB đã tăng giá trong 4 phiên liên tiếp, cuối quý EIB chốt ở giá 14.400 đ/CP Quý IV, cổ phiếu EIB đã tăng giá trở lại, cuối quý EIB có giá là 15.700 đ/CP Lợi nhuận sau thuế năm 2012 của Eximbank là 2.138.655 triệu đồng, giá sổ sách trên mỗi cổ phiếu 12.798 đ/CP, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 1.731 đ/CP và P/E đạt 9,07 lần
Năm 2013, giá cổ phiếu EIB ít biến động nhưng giá cổ phiếu EIB lại giảm dần từ đầu năm đến cuối năm, giá cổ phiếu của Eximbank ở phiên giao dịch đầu là 16.000 đ/CP, trong quý I giá cổ phiếu EIB ít biến động và giảm dần về cuối, cổ phiếu EIB có giá cao nhất quý I là 17.400 đ/CP (29/01) và thấp nhất là 14.500 đ/CP (29/03), đây cũng là giá cổ phiếu EIB cuối quý I Cuối quý II, giá cổ phiếu EIB đã tăng lên 15.100 đ/CP Quý III và IV lần lượt có giá
là 14.100 và 12.500 đ/CP Lợi nhuận sau thuế năm 2013 của Eximbank là 658.706 triệu đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 533 đ/CP, P/E đạt 23,45 lần
và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu cuối năm là 11.882 đ/CP