Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình capm định giá cổ phiếu của lĩnh vực tài chính – ngân hàng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

L ỜI CẢM TẠ

4.1.2 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGR)

Cổ phiếu AGR năm 2011 bị rớt giá một cách thê thảm, mức giá cao

nhất là 13.600 đ/CP (18/01) và thấp nhất là 4.400 đ/CP (29 và 30/12). Tỷ suất

sinh lợi bình quân cả năm của cổ phiếu mang giá trị âm 0,42%. Cổ phiếu bị rớt

giá liên tục và có giá trị thấp một phần là do ảnh hưởng chung của TTCK, mặc

khác do Agriseco thực hiện hoạt động tự doanh không hiệu quả và việc thực

hiện lệnh mua chứng khoán cho khách hàng chưa tuân thủ đúng quy trình quản trị và kinh doanh chứng khoán làm mất niềm tin của khách hàng.

Năm 2012, mặc dù giá cổ phiếu AGR vẫn ở mức thấp, giá thấp nhất là

4.300 đ/CP (04/01) và cao nhất đạt 10.400 đ/CP (18/04). Giá AGR tăng mạnh

vào những tháng đầu năm và giảm vào các tháng cuối năm chủ yếu là do chịu

sự ảnh hưởng chung của TTCK và sự biến động của nền kinh tế. Mặc dù vậy,

cả năm 2012 cổ phiếu AGR có tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt 0,12%, phần nào xóa đi sự lo ngại của nhà đầu tư.

Trước diến biến tốt đẹp của tỷ suất lợi nhuận mà cổ phiếu AGR đạt được, giá cổ phiếu năm 2013 được kỳ vọng khả quan hơn nhưng thực tế cho thấy cổ phiếu AGR có giá thấp hơn so với năm 2012, giá cổ phiếu AGR cao

nhất năm 2013 chỉ đạt ở 6.400 đ/CP (16/01) và giá thấp nhất là 4.200 đ/CP – mức giá có trong 3 phiên giao dịch của năm (ngày 09/09, 08/10 và 11/10). Tỷ

suất lợi nhuận trung bình cả năm của cổ phiếu AGR lại mang giá trị âm

0,04%. Nguyên nhân chủ yếu của việc giá cổ phiếu AGR giảm là do Phó chủ

tịch Hội đồng quản trị Agriseco ông Phạm Văn Thành đã bán ra 100.000 cổ

phiếu (ngày 30/10) và Phó tổng giám đốc Lê Văn Minh bán 102.000 cổ phiếu

(ngày 06/11) cùng với các vụ việc vi phạm bị cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt đã làm long tin của nhà đầu tư giảm dần.

4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSI) hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSI)

Do cổ phiếu BSI mới được niêm yết đồng thời chịu sự ảnh hưởng

chung của TTCK nên giá cổ phiếu BSI liên tục giảm sau các phiên giao dịch,

giá cổ phiếu BSI cao nhất là vào ngày đầu giao dịch đạt 10.900 đ/CP (19/07)

và thấp nhất là 5.800 đ/CP (27/12). Cuối năm, tỷ suất lợi nhuận trung bình của

cổ phiếu BSI có giá trị âm 0,43%.

Giá cổ phiếu BSI năm 2012 vẫn không khả quan, giá cổ phiếu cao nhất năm là 8.800 đ/CP (09 và 10/05) và thấp nhất là 3.400 đ/CP (19, 20 và 21/12), tỷ suất lợi nhuận trung bình cả năm của BSI vẫn còn mang giá trị âm 0,17%. Nguyên nhân giá cổ phiếu BSI không cao và bị giảm là do kết quả kinh doanh năm 2011 của BSC bị lỗ 208,4 tỷ đồng và quyết định của Sở giao dịch chứng

khoán thành phố Hồ Chí Minh đưa cổ phiếu BSI vào diện cảnh báo vào ngày 30/03 đã làm ảnh hưởng hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư, đồng thời do cổ

phiếu BSI còn phải chịu ảnh hưởng chung của TTCK và nền kinh tế.

Năm 2013, mặc dù giá cổ phiếu BSI vẫn ở mức thấp, giá BSI cao nhất năm là 5.800 đ/CP (06/12) và thấp nhất là 3.100 đ/CP (03, 14 và 15/05) nhưng

tỷ suất lợi nhuận trung bình cả năm của BSI đã tăng lên và đạt 0,16%. Đây là

BSC đã tăng niềm tin của nhà đầu tư bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh và chất lượng quản trị.

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình capm định giá cổ phiếu của lĩnh vực tài chính – ngân hàng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)