L ỜI CẢM TẠ
4.1.1 Tỷ suất lợi nhuận của thị trường (VN Index)
2011 được xem là năm thâm trầm nhất kể từ khi TTCK Việt Nam thành lập, thị trường đầy những khó khăn và biến động. Do lạm phát cao vào những tháng đầu năm, cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu ảnh hưởng mạnh đến
việc xuất khẩu cùng công tác quản lý TTCK chưa tốt dẫn đến hàng loạt cổ
phiếu giảm giá và áp lực bắt buộc bán của thị trường, cổ phiếu ứ đọng với số lượng lớn không có người mua, hàng loạt công ty chứng khoán giảm quy mô
hoạt động, hoặc sát nhập, thậm chí rút giấy phép hoạt động. Mặc dù số lượng
công ty niêm yết trên thị trường tăng lên 306 mã (năm 2010 có 280 mã) và số lượng cổ phiếu niêm yết tăng 22,48% so với năm 2010, nhưng việc giá cổ
phiếu trong năm sụt giảm đã khiến vốn hóa thị trường chỉ còn 453.748 tỷ đồng, giảm 137.561 tỷ đồng (giảm 23,26%) so với năm 2010.
Tâm lý bất an của nhà đầu tư được phản ánh rõ nét trong giá cổ phiếu năm 2011, hầu hết cổ phiếu đều rớt giá một cách thê thảm. Có 162 mã trong 306 mã được niêm yết có giá dưới mệnh giá (chiếm 53%), trong đó có 7 mã có mức giá dưới 2.000 đ/CP, 60 mã có giá từ 2.000 đến dưới 5.000 đ/CP và 95
mã giá từ 5.000 đến dưới 10.000 đ/CP.
Cuối năm 2011, VN Index giảm 27,46%, tổng khối lượng chứng khoán
giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 8.303 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 160.395 tỷ đồng. Trong năm, VN Index có mức đỉnh là 522 điểm (09/02) và mức đáy là 347 điểm (27/12) giảm
34% với mức đỉnh trong năm và ngày giao dịch cuối cùng của năm Vn Index tăng 1,04 điểm (0,30%), đạt mốc 351 điểm. Tính chung, tỷ suất sinh lợi của
toàn thị trường năm 2011 mang giá trị âm 0,12%.
TTCK năm 2012 đầy khả quan và có những bức phá mạnh, thị trường tăng lên 40% trong 5 tháng đầu năm nhờ có các chính sách thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK, sự ra đời chỉ số VN 30, thời gian giao dịch được
kéo dài sang buổi chiều, thời gian thanh toán được rút ngắn từ T+4 xuống còn T+3, Ủy ban chứng khoán mạnh tay xử lý các hành vi bán khống, lãi suất huy động giảm từ 14% xuống còn 9%/năm.
sau biến cố có liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, hàng loạt hàng loạt cổ
phiếu ngân hàng liên tục bị áp sàn, thị trường bị tuột dốc không phanh, chỉ
trong 6 ngày xảy ra biến cố chỉ số giá chứng khoán trên HOSE giảm 11,8%. Phiên giao dịch cuối của năm (28/12) VN Index đạt 413,73 điểm tăng 62,18 điểm (17,7%), tổng khối lượng giao dịch khoảng 14 tỷ chứng khoán, tương đương 220.000 tỷ đồng, bình quân mỗi ngày giao dịch đạt 56,3 triệu
chứng khoán/ngày (879 tỷ đồng/ngày) tăng 67,1% về khối lượng và 35,2% về
giá trị giao dịch, thanh khoản thị trường tăng 38% và giá trị vốn hóa đạt
678.403 tỷ đồng tăng 49,5%, so với năm 2011.
Nhìn chung, TTCK năm 2012 mặc dù có nhiều biến động nhưng nhờ có
các chính sách mới và biện pháp thúc đẩy hoạt động thị trường, tỷ suất lợi
nhuận trung bình cả năm đạt 0,08%. Đây được xem là một đánh dấu khả quan
cho sự phát triển trở lại của thị trường chứng khoán.
Sang năm 2013 tình hình TTCK đầy khả quan, giá trị giao dịch tăng
20% mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức. Trong năm, Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/09/2013 và Thông tư liên tịch số 10/2013 ra đời quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính và hình sự trong lĩnh vực chứng
khoán và thị trường chứng khoán, việc tái cấu trúc cơ cấu hàng hóa trên thị trường, quy định niêm yết được nâng cao đã loại bỏ 37 công ty không đảm bảo điều kiện niêm yết, vi phạm chế độ công bố thông tin… giúp nhà đầu tư an tâm hơn khi có quyết định đầu tư.
Chỉ số VN Index thấp nhất năm 2013 là 418,35 điểm (02/01), cao nhất là 527,97 điểm (07/06) và chốt phiên giao dịch cuối năm đạt 504,63 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch cả năm đạt 16 tỷ cổ phiếu (tăng 15%) với giá trị tương đương là 260.985 tỷ đồng (tăng 20%) và giá trị vốn hóa đạt 841.105 tỷ đồng tăng 24% so với năm 2012. Tỷ suất lợi nhuận trung bình cả năm của thị trường là 0,08% không tăng so với năm 2012.