1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tiềm năng du lịch huyện thoại sơn, tỉnh an giang

65 720 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Xuất phát từ yêu cầu trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Khai thác các tiềm năng du lịch huyện Thoại Sơn” nhằm thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của hoạt động du lịch tại

Trang 1

BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ – DU LỊCH

- -

NGUYỄN THỊ THU LAN

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH DU LỊCH

Cần Thơ, tháng 04/2014

Trang 2

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự cố gắng và nổ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các ban ngành, quý thầy cô và các bạn sinh viên cùng khóa

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các cô, chú, anh, chị cán bộ công nhân viên trong Sở Văn Hóa Thể Thao Du Lịch tỉnh An Giang, Phòng Văn Hóa Thông Tin huyện Thoại Sơn, Thư viện tỉnh An Giang, Trung tâm học liệu Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin và số liệu cho đề tài của mình

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô Bộ môn Lịch Sử- Địa Lý- Du Lịch đã hết lòng tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Tương Ái, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình đúng thời gian quy định

Đây là lần đầu tiên làm đề tài tương đối lớn so với trình độ và khả năng của bản thân Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót cũng như thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế Vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để đề tài luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Tất cả những kiến thức và sự dạy dỗ của quý thầy cô như tiếp thêm sức mạnh cho tôi vững tin bước tiếp vào cuộc sống Tôi hứa sẽ cố gắng hết mình để xứng đáng với niềm tin của quý thầy cô và cha mẹ

Sau cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô, cô chú, các anh chị dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Lan

Trang 4

 TNDLNV: Tài nguyên du lịch nhân văn

 TNTN: Tài nguyên tự nhiên

 UBND: Ủy ban nhân dân

 VQG: Vườn quốc gia

Trang 5

DANH MỤC ẢNG

Trang

Bảng 1 Lượt khách tham quan du lịch huyện Thoại Sơn (2010-2013) 32

Bảng 2 Doanh thu từ hoạt động du lịch của huyện (2010-2013) 33

Bảng 3 Trình độ học vấn nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch của huyện Thoại Sơn 35

Bảng 4 Đặc điểm giới tính của khách du lịch 36

Bảng 5 Độ tuổi của khách du lịch tại huyện Thoại Sơn 36

Bảng 6 Nghề nghiệp của khách 37

Bảng 7 Số lần, mục đích, thời gian lưu trú lại của khách đến khu du lịch Núi Sập 37

Bảng 8 Hình thức và phương tiện đi du lịch của khách 38

Bảng 9 Kênh thông tin du khách biết đến khu du lịch Núi Sập 39

Bảng 10 Điểm trung bình mức độ hài lòng của du khách về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại khu du lịch Núi Sập 39

Bảng 11 Mức độ hài lòng của du khách về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại khu du lịch Núi Sập 40

Bảng 12 Mức độ quay trở lại khu du lịch Núi Sập của du khách 41

Bảng 13 Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực thương mại - du lịch 44

Trang 6

DANH MỤC H NH

Trang

Hình 1: Phân loại du lịch 5

Hình 2 Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn 18

Hình 3 Tổng lƣợng khách đến Thoại Sơn (2010-2013) 32

Hình 4 Doanh thu du lịch của huyện (2010-2013) 33

Hình 5 Thực trạng nguồn nhân lực huyện Thoại Sơn 35

Hình 6 Biểu đồ thể hiện thời điểm đi du lịch của du khách 38

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Thực trạng vấn đê nghiên cứu 2

5 Quan điểm nghiên cứu 2

5.1 Quan điểm hệ thống 2

5.2 Quan điểm lịch sử 2

5.3 Quan điểm viễn cảnh 2

5.4 Quan điểm kinh tế- xã hội 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

6.1 Phương pháp thu thập, xử lí thông tin dữ liệu thứ cấp 3

6.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 3

6.3 Phương pháp khảo sát thực địa 3

6.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Khái quát chung về du lịch 4

1.1.1 Khái niệm về du lịch 4

1.1.2 Các loại hình du lịch 5

1.1.3 Chức năng của du lịch 6

1.1.3.1 Chức năng kinh tế 6

1.1.3.2 Chức năng sinh thái 6

1.1.3.3 Chức năng văn hóa- chính trị- xã hội 6

1.1.4 Các yếu tố cơ bản của du lịch 7

1.1.4.1 Khách du lịch 7

1.1.4.2 Cơ Sở vật chất - kỹ thuật du lịch 8

1.1.4.3 Sản phẩm du lịch 8

1.1.4.4 Thị trường du lịch 8

1.1.4.5 Kinh doanh du lịch 8

1.2 Tài nguyên du lịch 9

1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch 9

1.2.2 Phân loại tài nguyên du lịch 9

1.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 9

1.2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 11

1.2.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch 13

1.2.4 Ý nhĩa và vai trò của tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch 13

1.2.4.1 Ý nghĩa 13

1.2.4.2 Vai trò 13

Chương 2 TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở HUYỆN THOẠI SƠN 14

2.1 Sơ lược về tỉnh An Giang 14

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về tỉnh An Giang 14

2.1.1.1 Vị trí địa lí 14

2.1.1.2 Lịch sử hình thành 14

Trang 8

2.1.1.3 Đặc điểm về tự nhiên 16

2.1.1.4 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 16

2.1.1.5 Giới thiệu một số điểm du lịch trọng yếu ở An Giang 17

2.2 Khái quat về huyện Thoại Sơn 17

2.2.1 Vị trí địa lý 17

2.2.2 Lịch sử hình thành 18

2.2.3 Đặc điểm về tự nhiên 20

2.2.4 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 21

2.2.5 Giới thiệu một số điểm du lịch trọng yếu của huyện 22

2.3 Tiềm năng du lịch huyện Thoại Sơn 22

2.3.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên 22

2.3.1.1 Địa hình 22

2.3.1.2 Khí hậu 23

2.3.1.3 Tài nguyên nước 23

2.3.1.4 Sinh vật 24

2.3.2 Tiềm năng du lịch nhân văn 24

2.3.2.1 Di tích lịch sử 24

2.3.2.2 Lễ hội 28

2.3.2.3 Ẩm thực đặc sản 28

2.3.2.4 Các đối tượng văn hóa gắn với dân tộc học 29

2.3.2.5 Các tài nguyên nhân văn khác 29

2.4 Các điều kiện phát triển du lịch huyện Thoại Sơn 30

2.4.1 Vị trí địa lý 30

2.4.2 Cơ sở hạ tầng 30

2.4.2.1 Đường bộ 30

2.4.2.2 Đường thủy 31

2.5 Đánh giá tiềm năng du lịch của Huyện 31

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN THOẠI SƠN 32

3.1 Thực trạng phát triển du lịch của huyện trong những năm gần đây 32

3.1.1 Thực trạng khách du lịch 32

3.1.1.1 Khách du lịch nội địa 33

3.1.1.2 Khách du lịch quốc tế 33

3.1.2 Thực trạng doanh thu từ du lịch của huyện 33

3.1.3 Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật 34

3.1.3.1 Cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí 34

3.1.3.2 Kết cấu hạ tầng du lịch và phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch 34

3.1.4 Thực trạng về nguồn nhân lực trong du lịch 34

3.1.5 Thực trạng khai thác hoạt động du lịch của huyện 35

3.2 Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đến khu du lịch Núi Sập, huyện Thoại Sơn 36

3.2.1 Giới tính 36

3.2.2 Độ tuổi 36

3.2.3 Nghề nghiệp 37

3.2.4 Nhu cầu đi du lịch của khách 37

3.2.5 Thời gian đi du lịch của khách 38

3.2.6 Hình thức và phương tiện đi du lịch của khách 38

Trang 9

3.2.7 Kênh thông tin du khách biết đến khu du lịch 39

3.2.8 Mức độ hài lòng của du khách về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại khu du lịch Núi Sập 39

3.3 Đánh giá chung về ưu, nhược điểm của huyện 41

Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN THOẠI SƠN 42

4.1 Định hướng phát triển du lịch của huyện 42

4.1.1 Định hướng chung 42

4.1.2 Định hướng về thị trường khách 43

4.1.3 Định hướng về đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm 43

4.1.4 Định hướng về quy hoạch và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 43

4.1.5 Định hướng về việc bảo tồn, phát huy các giá trị du lịch 44

4.2 Giải pháp phát triển du lịch của huyện 45

4.2.1 Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch 45

4.2.2 Giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch 45

4.2.3 Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật 45

4.2.4 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 45

4.2.5 Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 46

4.2.6 Liên kết và phát triển mới các tour, tuyến du lịch 46

4.2.7 Tăng cường công tác an ninh, an toàn trong du lịch 46

KẾT LUẬN 47

1 Kết quả đạt được 47

2 Ý kiến đề xuất 47

3 Hướng nghiên cứu tiếp theo 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 50

Phụ lục 1 Một số hình ảnh huyện Thoại Sơn 50

Phụ lục 2 Thông tin về Thoại Ngọc Hầu 53

Phụ lục 3 Bảng khảo sát 55

MỤC LỤC iii

Trang 10

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người, du lịch càng phát triển thì nhu cầu vui chơi giải trí của con người ngày càng cao Cùng đóng góp vào nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu du lịch An giang với nhiều phong cảnh đẹp được thiên nhiên ban tặng, cùng với nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa của cộng đồng ba dân tộc: kinh, chăm, khmer, Đó là một trong những tiềm năng góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch

Riêng huyện Thoại Sơn là một trong những huyện của tỉnh An Giang sẽ là nơi không thể thiếu trong những chuyến du lịch của khách nội địa nói chung và khách quốc tế nói riêng khi đến Việt Nam Huyện có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, vùng đất được nhiều du khách biết đến với nhiều phong cảnh, chùa chiền đậm đà dấu

ấn văn hóa và nhiều di tích lịch sử như: Khu du lịch Núi Sập, Núi Ba Thuê, khu di tích

Óc eo, chùa Linh Sơn,… Với những tiềm năng phong phú về lợi thế phát triển du lịch, huyện Thoại Sơn xác định từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chính của huyện Góp phần tích cực vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trên cơ sở những tiềm năng sẵn có

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của ngành du lịch, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, huyện Thoại Sơn vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng sẵn có của mình Tiềm năng đó cần sớm được nghiên cứu để có hướng phát triển trong thời gian tới

Xuất phát từ yêu cầu trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Khai thác các tiềm năng

du lịch huyện Thoại Sơn” nhằm thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của hoạt động du lịch tại huyện để từ đó có hướng phát triển bền vững hơn trong tương lai

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung: Đánh giá được tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện, để từ đó có thể đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển phù hợp trong những năm tới

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được thực trạng phát triển du lịch trong những năm gần đây

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng trên, để từ đó có thể khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của huyện trong phát triển du lịch

- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của du lịch trong phát triển kinh tế của huyện

- Tìm ra những định hướng, giải pháp phát triển hoạt động du lịch của huyện Thoại Sơn

Trang 11

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là những tiềm năng để phát triển du lịch huyện Thoại Sơn, dựa trên các tài nguyên du lịch sẵn có của Huyện, Nghiên cứu về những di tích lịch sử, lễ hội, văn hóa- nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống tại huyện Thoại Sơn

Phạm vi nghiên cứu của đề tài thuộc lĩnh vực du lịch ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 đến hết tháng 4 năm 2014

4 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hiện nay, hoạt động du lịch của huyện Thoại Sơn đã có những bước phát triển, nhưng so với tiềm năng thì mức độ khai thác trong du lịch chưa cao Các công trình nghiên cứu và các bài báo có đề cập về tình hình phát triển ở huyện Thoại Sơn như:

Thoại Sơn (An Giang) đầu tư “Du lịch- đòn bẩy phát triển kinh tế- xã hội”, Báo

An Giang, 2008

Công trình nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo “Óc Eo: Phát triển sản phẩm phục

vụ du lịch” , Báo An Giang, 2008

“Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732-2000)”,Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Vĩnh Long

“Văn Hóa Óc Eo những khám phá mới”, Lê Xuân Diệm- Võ Sĩ Khải- Đào Linh

Côn

Các công trình nghiên cứu trên vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống, chưa khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ về tiềm năng và thực trạng hiện có của huyện Đặc biệt, chưa định hướng rõ nét phát triển du lịch huyện trong bối cảnh hội nhập kinh tế Từ thực trạng phát triển du lịch của huyện hiện nay, thì với đề tài “Khai thác các tiềm năng du lịch huyện Thoại Sơn” trên cơ sở đánh giá và đề ra những giải pháp phát triển du lịch của huyện

5 QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

5.1 Quan điểm hệ thống

Nghiên cứu du lịch trước hết không thể tách rời hệ thống kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước Việc dựa trên quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khái quát của toàn bộ hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi phân hệ trong hệ thống đó Khi nghiên cứu về các tiềm năng du lịch huyện Thoại Sơn¸ đã cho thấy các mối quan hệ tác động qua lại giữa TNDL nhân văn và TNDL tự nhiên: các yếu tố về địa lý, lịch sử, và các vấn đề về kinh tế - xã hội để có cái nhìn tổng quan về huyện Thoại Sơn, từ mọi khía cạnh và tìm ra những điểm riêng của huyện với các vùng khác

5.2 Quan điểm lịch sử

Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, phát triển Bởi vậy, khi nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Thoại Sơn, người nghiên cứu phải liên hệ với nguồn gốc lịch sử của những sự vật, hiện tượng

để thấy được những bước phát triển khác nhau trong những hoàn cảnh địa lý, lịch sử khác nhau, trong những khoảng thời gian khác nhau

5.3 Quan điểm viễn cảnh

Quan điểm viễn cảnh giúp người nghiên cứu dự đoán được, định hướng được bước phát triển kế tiếp của sự vật, hiện tượng đó ở quá khứ và hiện tại cũng như xây dựng định hướng phát triển ở tương lai

Trang 12

5.4 Quan điểm kinh tế- xã hội

Phát triển du lịch tại địa phương nói chung trước hết phải có lợi về mặt kinh tế, đem lại lợi ích cho người dân, lợi nhuận cho các công ty kinh doanh du lịch, cũng như mang lại lợi nhuận cho địa phương Trong quá trình phát triển, còn phải xét đến vấn đề phát triển bền vững: Khai thác tốt TNDL sẵn có, đồng thời giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa bản địa Du lịch phát triển sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, để họ vừa bảo tồn được nền văn hóa riêng của mình, vừa có thể khai thác chúng có hiệu quả trong thời đại công nghiệp Việc phát triển phải gắn liền với việc bảo vệ TNTN Nghiên cứu khoa học về du lịch cần phải tiềm hiểu đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương trước khi tiến hành thực hiện, điều này giúp cho người nghiên cứu

có một tầm nhìn tổng quát về du lịch, tình hình nơi nghiên cứu, từ đó có những định hướng và giải pháp đúng đắn giúp cho kết quả bài nghiên cứu không trở nên xa vời thực tế

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Phương pháp thu thập, xử lí thông tin dữ liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp, tham khảo các tài liệu có liên quan qua sách, báo, internet,… Ngoài ra, tôi còn thu thập tài liệu và lấy số liệu về nguồn khách, doanh thu, nguồn nhân lực,….ở Sở Văn Hóa Thể Thao Du lịch tỉnh An Giang và Phòng Thông Tin huyện Thoại Sơn Sau khi thu thập một số thông tin, số liệu cơ bản của huyện, tôi tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng, biểu mẫu, và sử dụng phần mềm spss để xử lí số liệu và sau đó

sử dụng tiếp phương pháp thống kê mô tả để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch của huyện Từ đó, rút ra những nhận xét về tình hình phát triển du lịch của huyện Thoại Sơn rồi đưa ra những kết luận đúng đắn nhất

6.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình điều tra nhằm tìm hiểu quan niệm/ ý thức của khách du lịch về hoạt động du lịch tại các điểm du lịch của huyện Bảng hỏi sử dụng những câu hỏi đóng và câu hỏi mở để đánh giá mức độ hài lòng của

du khách trong thời gian tham quan du lịch tại huyện Nhằm đánh giá được hiện trạng phát triển du lịch của huyện

6.3 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp không thể thiếu nhằm tích lũy tài liệu thực tế Phương pháp này rất quan trọng vì nó giúp tôi phản ánh khách quan được các vấn đề nghiên cứu, cũng như đánh giá chính xác hơn về tài liệu và thu thập tài liệu Do đó, trong quá trình làm luận văn, tôi đã trực tiếp đến các điểm du lịch quan sát và khai thác thông tin từ khách du lịch, các nhân viên tại điểm du lịch để nắm được thực trạng phát triển du lịch của từng điểm du lịch, đánh giá được sức hấp dẫn của mỗi điểm tham quan, và hiểu được giá trị của tài nguyên du lịch trong việc khai thác phục vụ du lịch

6.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Sử dụng phương pháp bản đồ, biểu đồ để xác định vị trí địa lý một cách chính xác, khoa học của các điểm nghiên cứu, cũng như rút ra những khó khăn, thuận lợi về mặt giao thông, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc điểm dân cư địa phương, Phương pháp biểu đồ cho ta thấy sự đánh giá toàn diện về sự phát triển du lịch của địa phương trong một thời gian nhất định, kết hợp những biểu đồ thể hiện sự phát triển du lịch theo từng giai đoạn, ta có thể đưa ra những hoạch định để phát triển ngành du lịch cho phù hợp và định hướng sự bền vững trong phát triển du lich ở địa phương

Trang 13

du lịch vẫn được coi là một hiện tượng kinh tế- xã hội mới mẻ so với nhiều lĩnh vực hoạt động khác Ngành khoa học du lịch được hình thành vào đầu thế kỷ XX và đến nay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện

Khái niệm du lịch được hiểu rất khác nhau giữa các quốc gia cũng như giữa các

nhà nghiên cứu Theo Berneker – chuyên gia du lịch hàng đầu thế giới thì : “Đối với

du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”

Nhìn chung, khái niệm du lịch được hiểu dưới hai khía cạnh Khía cạnh thứ nhất,

du lịch là một dạng hoạt động của con người Khía cạnh thứ hai, du lịch là một ngành kinh tế hay một lĩnh vực kinh doanh

Có thể nói, có nhiều cách hiểu khác nhau, cách giải thích khác nhau về thuật ngữ

du lịch Nhưng các ý kiến đều thống nhất về bản chất khái niệm du lịch Đó là một cuộc hành trình đi từ một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại Cùng với cuộc hành trình đó là các mục đích khác nhau và các mối quan hệ khác nhau

Để hiểu rõ hơn về khái niệm du lịch, ta hãy nghiên cứu một số định nghĩa sau:

Theo I.I.Pirojic: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rãnh

rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức- văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế- văn hóa”

Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Canada (1991) đã đưa ra định nghĩa:

“Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”

Theo Khoản 1 (Điều 4, Chương I) Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các

hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Nói một cách chung nhất, du lịch bắt nguồn từ nhu cầu muốn khám phá, giao tiếp

và học hỏi thế giới xung quanh vốn phong phú đa dạng và ẩn chứa nhiều tiềm ẩn mà con người chưa biết hết Du lịch xuất hiện và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người

Vì vậy, đặc tính của du lịch có thể được tóm tắt theo 3 yếu tố sau:

+ Du lịch là sự di chuyển của một hay nhóm người đến một nơi mang tính tạm thời và trở về sau thời gian một vài ngày, một tuần hay nhiều hơn

+ Du lịch là hành trình tới điểm đến, lưu trú lại đó và bao gồm các hoạt động ở điểm đến Hoat động ở điểm đến của người đi du lịch làm phát sinh các hoạt động khác với những hoạt động của người dân địa phương

Trang 14

+ Du lịch là chuyến đi có thể có nhiều mục đích khác nhau nhưng không vì mục đích định cư và tìm kiếm việc làm ở điểm đến

1.1.2 Các loại hình du lịch

Du lịch là lĩnh vực hoạt động rất đa dạng và phong phú nên có nhiều loại hình du lịch khác nhau Tùy thuộc vào cách phân chia mà có một số loại hình du lịch sau đây:

Hình 1 Sơ đồ phân loại du lịch

Nguồn : Lê Văn Thăng, 2008

Theo mục đích chuyến đi

Mục đích thuần túy

du lịch

Du lịch trong nước

Du lịch sinh thái

Du lịch tham quan

Du lịch xe đạp Phân

loại du

lịch

Du lịch gia đình Theo hình thức tổ chức Du lịch cá nhân

Trang 15

1.1.3 Chức năng của du lịch

Du lịch có mối quan hệ rất chặt chẽ với hầu hết các lĩnh vưc kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường sinh thái Vì vậy, chức năng của du lịch cũng gắn liền với các lĩnh vực trên Sau đây là một số chức năng cơ bản của du lịch

1.1.3.1 Chức năng kinh tế

Du lịch được mệnh danh là “Con gà đẻ trứng vàng” bởi nó đang là một ngành

kinh tế lớn nhất và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới

Du lịch góp phần làm tăng tổng sản phẩm trong nước Trên thế giới- theo John Naisbitt, du lịch là một ngành có đóng góp cho nền kinh tế thế giới với tổng sản phẩm đạt gần 3.400 tỷ USD (chiếm 10.2% GNP toàn cầu), nộp 655 tỷ USD tiền thuế (2000)

Ở Việt Nam, năm có doanh thu cao nhất từ du lịch đạt 9.500 tỷ đồng (1996)

Hiện nay, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới với mức doanh thu ngày càng tăng, là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều quốc gia, thu hút nhiều lao động, góp phần tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động Ngoài ra, du lịch còn góp phần thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường: tìm hiểu thị trường, ký kết các hợp đồng kinh tế,…

Mặt khác, chức năng kinh tế cho du lịch có liên quan đến vai trò của con người như là một lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội Nó góp phần phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động và đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt

1.1.3.2 Chức năng sinh thái

Du lịch tạo sự gắn bó giữa con người với môi trường, đưa con người đến với thiên nhiên, giúp cho con người mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên Ngoài ra, các hoạt động du lịch cũng góp phần đầu tư bảo tồn

và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái Các nguồn thu từ du lịch là cơ

sở quan trọng để đầu tư và bảo vệ cảnh quan

1.1.3.3 Chức năng văn hóa- chính trị- xã hội

Du lịch có ý nghĩa quan trọng Nó thể hiện trước hết vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khỏe và tăng cường sức sống của con người Du lịch góp phần thỏa mãn nhu cầu của con người, nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết Du lịch

là yếu tố làm tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ xã hội, tăng thêm tình hữu nghị đoàn kết giữa các quốc gia, dân tộc Đặc biệt, du lịch còn là nhân tố quan trọng góp phần củng cố hòa bình thế giới, làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu

biết và xích lại gần nhau hơn Theo WTO chủ đề cho năm du lịch 1967 là “Du lịch là

giấy thông hành của hòa bình” Nhờ có hoạt động du lịch mà con người biết quí trọng

lịch sử, nền văn hóa và truyền thống của các quốc gia giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc Mặt khác, du lịch còn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động Hiện nay, trên thế giới có trên khoảng 204 triệu người lao động trong ngành du lịch (chiếm khoảng 10,6% lực lượng thế giới và năm 2005 du lịch và những ngành liên quan đã tạo thêm

114 triệu việc làm Ở Việt Nam, có 220.000 lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch (2005)

Trang 16

1.1.4 Các yếu tố cơ bản của du lịch

1.1.4.1 Khách du lịch

Khách du lịch là chủ thể của hoạt động du lịch và được coi là yếu tố trung tâm trong hoạt động du lịch Xuất phát từ những nhận định về khái niệm khách du lịch nên

có nhiều định nghĩa về khách du lịch như:

Theo Odgilvi (Nhà kinh tế học người Anh): “Để trở thành khách du lịch phải có

hai điều kiện: (1) Đi xa nhà trong thời gian dưới 1 năm; (2) Phải chi tiêu tại nơi nghỉ lại bằng nhiều tiền kiếm được ở nơi khác”

Hội nghị của Tổ chức du lịch quốc tế họp tại Roma (1968) đã xác định: “Bất cứ

ai ngủ lại một đêm tại nơi không phải nhà của mình và mục đích chính của cuộc hành trình không nhằm kiếm tiền đều được coi là khách du lịch”

Theo Khoản 2 (Điều 4, Chương I) Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du

lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghê để nhận thu nhập ở nơi đến”

Khách du lịch bao gồm: khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa:

 Khách du lịch quốc tế: là những người đi du lịch nước ngoài Tuy nhiên, có nước thống kê tất cả những người khách đi qua biên giới, nhưng có những nước chỉ tính số người thật sự có lưu trú ở lại trong nước của mình

Morool (Nhà kinh tế học người Anh) định nghĩa như sau: “Khách du lịch quốc tế

là những người phải có các điều kiện sau đây: đến những quốc gia khác với những nguyên cớ khác nhau; đến đó không phải cư trú hay kinh doanh; phải tiêu tiền đã kiếm được ở nơi khác”

Năm 1937, Ủy Ban Thống Kê của Hội Quốc Liên (tức Liên Hợp Quốc ngày nay)

định nghĩa: Du khách quốc tế là những người viếng thăm 1 quốc gia ngoài quốc gia cư

trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ”

Theo Khoản 3 (Điều 34, Chương V) Luật du lịch Việt Nam (2005): “Khách du

lịch quốc tế là những người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”

 Khách du lịch nội địa: là những người đi du lịch trong phạm vi quốc gia của

họ Tuy nhiên, khái niệm này được xác định khác nhau giữa các quốc gia:

Theo Tổ Chức du lịch thế giới thì: “Tất cả những người thực hiện lữ hành trên

24 giờ đến dưới một năm ở nước mình cư trú, bất kể quốc tịch như thế nào vì mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, nghỉ phép, thể thao, thương vụ, công vụ, hội nghị, điều dưỡng, học tập và tôn giáo được coi là du khách trong nước”

Trung tâm du lịch Thống kê 1990 (Mỹ): “Khách du lịch nội địa của Mỹ là bất cứ

công dân nào sống ở Mỹ, không kể quốc tịch tham gia vào một chuyến hành trình với khoảng cách ít nhất 100 dặm trong phạm vi biên giới nước Mỹ, nghỉ một hay nhiều đêm tại các cơ sở lưu trú phải trả tiền của Mỹ”

Theo Khoản 2 (Điều 34, Chương V) Luật du lịch Việt Nam (2005): “Khách du

lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”

Trang 17

1.1.4.2 Cơ Sở vật chất - kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất của các cơ sở kinh doanh du lịch được sử dụng để tạo ra các dịch vụ và hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch có thể chia thành các loại: cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự du lịch, Bangalo, khu cắm trại, làng du lịch,…), cơ sở ăn uống (nhà hàng, quán bar, quầy điểm tâm giải khát,…), cơ sở vui chơi giải trí và các cơ sở dịch vụ khác (phương tiện vận chuyển, cửa hàng mua sắm, quầy lưu niệm,…)

1.1.4.3 Sản phẩm du lịch

Có thể hiểu sản phẩm là tất cả những gì con người làm ra để thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc của xã hội Sản phẩm là một khái niệm cơ bản trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

Kotler và Turner đã định nghĩa về sản phẩm như sau: “Một sản phẩm là tất cả

những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường Điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, những nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng”

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, sản phẩm thường khá trù tượng và khó xác định Có thể hiểu sản phẩm du lịch bao gồm toàn bộ các giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu nhất định

Theo M.M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần

không đồng nhất, hữu hình và vô hình Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát”

Theo Khoản 10 (Điêu 4, Chương I) Luật du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là

tập hợp những dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến

đi du lịch”

1.1.4.4 Thị trường du lịch

Thị trường được hiểu cơ bản là một phạm trù cơ bản của nền sản xuất hàng hóa

V.I.Lênin đã khẳng định: “Hễ ở đâu, khi nào có phân công lao động xã hội và sản

xuất hàng hóa, thì ở đó và khi ấy cũng có thị trường”

“Thị trường là một quá trình trong đó, giữa người mua và người bán có một thứ hàng hóa nào đó tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa cần trao đổi”, (Robert S.P., Daniel L.R: Kinh tế vi mô, NXB KHKT 1994)

Thị trường du lịch cũng có nhiều cách hiểu khác nhau:

“Thị trường du lịch là tổng số các nhu cầu về một loại hình du lịch nào đó (nhu cầu du lịch biển, nhu cầu du lich núi, nhu cầu du lịch chữa bệnh,…)” (Nguyễn Văn

Thường: Thông tin chuyên đề Kinh tế du lịch (tập 1), Ủy Khoa học Nhà nước 1990)

Theo Viện nghiên cứu du lịch Cu Ba cho rằng: “Thị trường du lịch là nơi gặp gỡ

giữa cung và cầu du lịch” (Dẫn theo Michael M.C: Tiếp thị du lịch, Trung tâm dịch vụ

đầu tư và ứng dụng kinh tế 1991)

1.1.4.5 Kinh doanh du lịch

Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện nhiệm vụ du lịch trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách và đạt được mục đích sinh lợi

Trang 18

Các loại hình kinh doanh du lịch cũng được gọi là các lĩnh vực kinh doanh du lịch có thể chia thành các loại như sau: Kinh doanh dịch vụ lữ hành, kinh doanh dịch

vụ vận chuyển, kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống,…

1.2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH

1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch

TNDL là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tài nguyên nói chung, là cảnh quan thiên nhiên, những di tích lịch sử cách mạng, giá trị nhân văn, và công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người về du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch tạo ra sức hấp dẫn về du lịch

TNDL theo Pirojnik: “TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn hóa- lịch sử và

những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng

để trực tiếp và gián tiếp để sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”

Theo các nhà khoa học du lịch Trung Quốc định nghĩa là: “ Tất cả giới tự nhiên

và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch,

có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường đều có thể gọi là TNDL”

Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “TNDL

là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLS-VH, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị

du lịch”

1.2.2 Phân loại tài nguyên du lịch

TNDL gồm nhiều loại, có hàm nghĩa rộng, phức tạp, chồng chéo, khó có thể áp dụng tiêu chuẩn đo lượng chính xác để đo lượng hóa được Vì vậy, nhiều tác giả và các cơ quan nghiên cứu du lịch ở nước ta và quốc tế đã xây dựng các hệ thống phân loại tài nguyên khác nhau

1.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể được khai thác và sử dụng vào đời sống sản xuất của con người

Theo Khoản 1 (Điều 13, Chương II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy định:

“TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu và thủy văn, HST, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích

du lịch”

Các loại TNDL tự nhiên không tồn tại độc lập mà luôn tồn tại, phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, có mối quan hệ qua lại tương hỗ chặt chẽ, theo những quy luật của tự nhiên, như quy luật luôn vận động và biến đổi không ngừng, quy luật sinh địa hóa, quy luật địa đới, quy luật tuần hoàn của nước, quy luật tuần hoàn của không khí,

Các TNTN luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên, cũng như các điều kiện văn hóa, kinh tế- xã hội và cũng thường được phân bố gần các TNDL nhân văn TNDL tự nhiên chỉ mang tính tương đối và khi nghiên cứu về TNDL tự nhiên các nhà nghiên cứu thường nghiên cứu theo từng thành phần tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên có các điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, các DSTN thế giới, các điểm tham quan

Trang 19

tự nhiên

- Các loại TNDL tự nhiên

+ Địa hình

Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và

sự đa dạng của phong cảnh nơi đó Trong phát triển du lịch, địa hình càng đa dạng thì càng có sức hấp dẫn du khách

Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, ven biển và đảo

Địa hình đồng bằng khá đơn điệu về ngoại hình, ít gây cảm hứng cho khách tham quan du lịch

Địa hình đồi núi, cao nguyên thường tạo ra những không gian kỳ vĩ, sinh động và thơ mộng, là dạng địa hình có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Tác động mạnh đến tâm lý của khách ưa thích dã ngoại, rất thích hợp cho loại hình du lịch cắm trại, tham quan, nghỉ dưỡng,…

Địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế trong hoạt động phát triển du lịch, vì

có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mông của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ và trong lành Miền núi không chỉ là nơi hội tụ nhiều phong cảnh đẹp như: thác nước, sông, suối, rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú Miền núi còn là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số với đời sống và văn hóa đậm đà bản sắc Với sự kết hợp của địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên động - thực vật và bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc ít người đã tạo nên TNDL tổng hợp có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch khác nhau và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách

+ Khí hậu

Khí hậu cũng được xem là một dạng tài nguyên du lịch Từ cuối thế kỷ XVIII, tài nguyên khí hậu đã sớm có nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam Các điều kiện của tài nguyên du lịch khí hậu khai thác phục vụ cho các mục đích phát triển du lịch khá đa dạng như:

Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con người: là sự tổng hợp của các yếu

tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ nhiệt Trong các yếu tố trên, hai yếu tố đáng lưu ý nhất là nhiệt độ và độ ẩm không khí

Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng: khí hậu là một trong những loại tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng Trong điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ, các điều kiện về áp suất không khí, nhiệt

độ, độ ẩm,… kết hợp với các phương pháp y học thích hợp có thể giúp chữa được một

số loại bệnh như: huyết áp, tim mạch, thần kinh, hô hấp,… góp phần phục hồi sức khỏe con người

Tài nguyên khí hậu là một trong những tài nguyên thích hợp phát triển loại hình

du lịch thể thao, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,…

Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch: những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch và hấp dẫn du khách được coi là tài nguyên du lịch như: có nhiều ngày có thời tiết tốt, số ngày mưa ít, nhiều ánh nắng, tốc độ gió không quá lớn, độ ẩm không khí không quá cao, cũng không quá thấp, không có hoặc ít triển khai diễn biến thời tiết đặc biệt

Trang 20

+ Tài nguyên nước

Nước có vai trò rất quan trọng với con người Du lịch đòi hỏi phải đảm bảo cung cấp nước cho du khách Nước còn là môi trường cho nhiều loại hình hoạt động du lịch: tắm, bơi lặn, du thuyền, lướt ván, câu cá, tham quan đáy biển,…

Các hồ nước, sông suối,… cũng là những yếu tố có giá trị nhiều mặt đối với du lịch

Nguồn nước khoáng còn là tiềm năng để hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng Trên thế giới có nhiều khu du lịch nổi tiếng như: Vicky (Pháp), Boczomi (Brudai), Visbaden (Đức), v.v… Ở Việt Nam, các khu du lịch nước khoáng cũng có sức hấp dẫn rất cao như: Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Kênh Gà (Ninh Bình), Bình Châu (Bà Rịa- Vũng tàu),…

+ Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật cũng có giá trị rất lớn Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,… là những nơi còn tồn tại nhiều loài động - thực vật nguyên sinh rất thuận lợi

để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu,…

Các tài nguyên sinh vật còn có thể được tổ chức thành các điểm tham quan sinh vật hoang dã, bán hoang dã hoặc nhân Ví dụ các vườn thú, bảo tàng sinh vật, điểm nuôi các động vật hoang dã…

Tài nguyên sinh vật còn phục vụ cho loại hình du lịch săn bắn, câu cá,…

+ Các hiện tượng tự nhiên đặc biệt

Có nhiều hiện tượng tự nhiên độc đáo và đặc sắc tạo nên sự thu hút du khách Ví dụ: hiện tượng nhật thuật, tuyết rơi, đêm trắng Bắc cực,…

Ở Việt Nam, những ngày tuyết rơi ở Sa Pa hoặc ở Mẫu Sơn cũng là những sự kiện thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng và tìm hiểu

1.2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

TNDL nhân văn nói một cách ngắn gọn là những loại tài nguyên do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch TNDL nhân văn mang những đặc điểm chung:

- Có tác dụng nhận thức nhiều hơn Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ có

ý nghĩa thứ yếu

- Các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian ngắn

- Số người quan tâm đến TNDLNV thường có trình độ văn hóa cao, thu nhập và yêu cầu cao Sở thích khi tìm đến TNDLNV của họ thường rất phức tạp

- TNDLNV thường tập chung ở các điểm quần cư và thành phố lớn

- Ưu thế của TNDLNV là không phụ thuộc vào khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác

Các loại TNDLNV:

a) Di tích lịch sử - văn hóa

DTLS - VH là những gì mà quá khứ để lại Di tích được chia thành 4 nhóm chủ yếu sau:

- Di tích khảo cổ: là những di tích liên quan đến nền văn hóa cổ của loài người trên thế giới Thường bao gồm những loại hình là di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng Ở Việt Nam, các di tích khảo cổ tiêu biểu gắn với các nền văn hóa cổ như Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo,…

- Di tích lịch sử: liên quan đến các giai đoạn lịch sử khác nhau Các di tích lịch

sử thường là các nơi xảy ra các sự kiện lịch sử quan trọng như những trận đánh lớn,

Trang 21

những kinh đô cổ, những địa điểm liên quan đến các nhân vật lịch sử,… Nước ta có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Cổ Loa, Hoa Lư, Chi Lăng,…

- Di tích kiến trúc nghệ thuật: là các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao tiêu biểu cho các thời kỳ lịch sử nhất định Ví dụ như: đền tháp, đình, chùa, miếu,… Ở Việt Nam có rất nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật như: chùa Một Cột, nhà thờ Phát Nhiệm, tháp Phổ Minh,…

- Danh lam thắng cảnh: là loại di tích đặc sắc trong đó có sự kết hợp yếu tố nhân tạo với tự nhiên Các danh thắng thường biểu hiện sự tinh tế và sự tô điểm của con người vào thắng cảnh làm cho nó trở thành tuyệt tác Ví dụ: núi Bài Thơ (Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Tây),…

b) Lễ hội

Lễ hội là những hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của cộng đồng dân cư Là hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả hoặc là dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí Lễ hội rất đa dạng nhưng bao gồm hai phần có liên quan với nhau rất chặt chẽ:

Phần Lễ là một hệ thống nghi thức, hành vi có tính định ước, có quy cách chặt chẽ, ổn định nhằm mục đích thể hiện lòng tin, sự tôn kính, sự tưởng niệm,… Nhìn chung, các nghi lễ có thể dưới hình thức bài văn tế, động tác cúng tế, lạy thờ,… Gắn với các nghi lễ là các vật thờ, vật dâng cúng Người dân thực hiện các nghi lễ một cách linh thiêng, kính cẩn, trang trọng với niềm tin và hy vọng rằng các hành vi của mình sẽ được thần linh chứng giám và mang đến những điều tốt lành cho bản thân và cho cả cộng đồng

Phần Hội mang tính sinh hoạt vui chơi của cộng đồng với các trò chơi dân gian hoặc các hoạt động diễn xướng văn hóa nghệ thuật

c) Nghề và làng nghề truyền thống

Nghề và làng nghề truyền thống là những loại hình hoạt động kinh tế- xã hội rất phong phú Nghề thủ công trên thế giới rất đa dạng có tính độc đáo nên có nhiều giá trị thu hút du lịch Mặc khác, các sản phẩm thủ công mang nhiều giá trị nghệ thuật nên trở thành những mặt hàng lưu niệm đối với du khách

d) Các đặc trưng văn hóa dân tộc

Các đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện ở nhiều mặt như trang phục, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội, hoạt động kinh tế, văn hóa nghệ thuật Góp phần tạo nên khả năng khai thác du lịch cũng rất đặc sắc và đa dạng

e) Sự kiện văn hóa thể thao

Có rất nhiều hoạt động văn hóa thể thao có tính chất sự kiện và tạo sức thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch

- Các hội chợ, triển lãm: Hội chợ triển lãm rất đa dạng về loại hình và quy mô

Nó tạo khả năng thu hút nhiều loại đối tượng đến tham quan, mua sắm, tìm cơ hội thị trường,… Hiện nay có xu hướng kết hợp hội chợ triển lãm với du lịch

- Các cuộc thi đấu thể thao, liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thi hoa hậu, thi âm nhạc,… cũng là những sự kiện có tác động mạnh mẽ đến du lịch

f) Các tài nguyên du lịch nhân văn khác

Bảo tàng: là những điểm tham quan du lịch rất có giá trị giúp cho du khách tìm hiểu về các di tích, các hiện tượng và nhiều chủ đề khá tập trung và hấp dẫn

Trang 22

Công trình và sản phẩm kinh tế: Ví dụ như các cầu lớn, các nhà máy thủy điện, các đập và hồ nước nhân tạo,…

Văn hóa nghệ thuật, ẩm thực: cũng có ý nghĩa du lịch rất đa dạng, cần quan tâm nghiên cứu và khai thác để phát triển du lịch

1.2.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch

- Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên là

cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi, du lịch

- Thời gian khai thác xác định tính mùa của du lịch, nhịp điệu của dòng khách

- Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút cơ sở

hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó

- Vốn đầu tư tương đối thấp, giá thành chi phí sản xuất không cao cho phép xây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên

- Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các qui định về

sử dụng tài nguyên một cách hợp lí, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chung

- Hiệu quả và mức độ khai thác TNDL phụ thuộc vào nhiều yếu tố: TNDL là nguồn tài sản của quốc gia, trình độ phát triển khoa học và công nghệ,…

- TNDL rất phong phú, đa dạng, là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch góp phần thỏa mãn nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của du khách

1.2.4 Ý nhĩa và vai trò của tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch

1.2.4.1 Ý nghĩa

TNDL là một nguồn lực quan trọng hàng đầu để tạo ra các sản phẩm du lịch Quy

mô và khả năng phát triển du lịch của một địa phương hay một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng, và sự kết hợp các loại TNDL Những nơi nào có TNDL phong phú và hấp dẫn thì những nơi đó thu hút nhiều khách du lịch nhất

1.2.4.2 Vai trò

TNDL có những vai trò đối với hoạt động du lịch như sau :

- TNDL là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch Trong các hệ thống lãnh thổ du lịch, TNDL là những phân hệ giữ vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch Đặc biệt, TNDL có mối quan hệ chặt chẽ với các phân hệ khác và với môi trường kinh tế- xã hội

- TNDL là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện thuận lợi để đáp ứng các yêu cầu của họ trong chuyến đi Du khách là yếu tố quan trọng quyết định chuyến đi du lịch đó có được thực hiện hay không

- TNDL là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch như : du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu, du lịch chữa bệnh,…

Trang 23

Chương 2 TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở HUYỆN THOẠI SƠN

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ

- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp

An Giang có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Vương quốc Campuchia gần 100km Là trung tâm kinh tế thương mại giữa ba thành phố lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Phnompenh; là cửa ngõ giao thương có từ lâu đời giữa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh với các nước tiểu vùng MêKông, Campuchia, Thái Lan và Lào

An Giang có đường quốc lộ 91 đi qua (khởi đầu từ quốc lộ 1- Thành phố Cần Thơ -> thành phố Long Xuyên -> thành phố Châu Đốc -> Tịnh Biên nối vào quốc lộ 2 của Campuchia) Có hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận An Giang khoảng 100km, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, đi lại bằng đường bộ lẫn đường thủy

2.1.1.2 Lịch sử hình thành

An Giang xưa là đất Tầm Phong Long của Chân Lạp Năm Đinh Sửu (1757), quốc vương Chân Lạp Nặc Tôn dâng đất này cho Chúa Nguyễn, Ông đặt làm đạo Châu Đốc, vì đất này có nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc Tân Cương (Đại Nam Nhất Thống Chí), đặt chức Quản đạo thuộc dinh Long Hồ quản hạt

Năm 1832, Minh Mạng đặt tỉnh An Giang, chia ra hai phủ: phủ Tuy Biên coi hai huyện Tây Xuyên và Phong Phú; phủ Tân Thành coi hai huyện Đông Xuyên và Vĩnh

An

Năm 1835, lại lấy đất Ba Thắc đặt thêm làm phủ Ba Xuyên và đặt ba huyện: Phong Nhiêu, Phong Thanh và Vĩnh Định thuộc theo đó

Năm 1836, đạt điền lập địa bạ cho cả Nam kỳ lục tỉnh

Năm 1839, đặt thêm huyện An Xuyên thuộc phủ Tân Thành thống hạt

Năm 1842, lấy phủ Tĩnh Biên và huyện Hà Dương của tỉnh đổi thuộc về tỉnh này Năm 1844, lại lấy huyện Hà Âm cải thuộc về phủ hạt Năm 1850, dẹp phủ Tĩnh Biên và huyện Hà Âm, đem qui về huyện Hà Dương kiêm nhiếp mà thuộc về phủ Tuy Biên quản hạt Còn hai huyện Phong Thạnh và Vĩnh Định do phủ Ba Xuyên kiêm nhiếp Năm 1853, đem huyện An Xuyên qui về phủ Tân Thành kiêm nhiếp

Đến thời Tự Đức, sau nhiều lần tách nhập, thêm phủ, huyện, An Giang có 3 phủ,

10 huyện

Dưới chế độ thực dân Pháp (1867-1945), theo Nghị định ngày 5/1/1876 của Thống đốc Dupre, Pháp bỏ hệ thống Nam kỳ lục tỉnh mà chia thành 4 khu vực: Sài

Trang 24

Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac: bao gồm 19 hạt Tỉnh An Giang (Nam kỳ lục tỉnh chia thành 5 hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc Tỉnh Hà Tiên chia thành 2 hạt: Hà Tiên, Rạch Giá Khu vực Bassac (Hậu Giang) gồm 6 hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Trà Ôn, Sóc Trăng, Rạch Giá (hạt Sa Đéc thuộc về Vĩnh Long)

Ngày 20/12/1899, Pháp ra Nghị định bãi bỏ các hạt đổi thành tỉnh

Năm 1917, tỉnh Châu Đốc có 4 quận: Châu Thành, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn (gồm 12 tổng, 98 xã) và tỉnh Long Xuyên có 3 quận: Châu Thành, Thốt Nốt, Chợ Mới (gồm 8 tổng, 58 xã) Năm 1930, tỉnh Châu Đốc nhận thêm quận Hồng Ngự

Thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

Năm 1945, Nam kỳ có 21 tỉnh, trong đó tỉnh Châu Đốc có 5 quận: Tịnh Biên, Tri Tôn, Hồng Ngự, Tân Châu, Châu Phú, và tỉnh Long Xuyên có 3 quận: Chợ Mới, Thốt Nốt, Châu Thành Năm 1953, tỉnh Long Xuyên thành lập thêm 2 quận: Núi Sập và Lấp

Đêm 22/9/1945, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ được thành lập, và cuộc kháng chiến Nam Bộ bắt đầu, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập các chiến khu Tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên thuộc chiến khu 9

Để thuận lợi cho việc lãnh chỉ đạo kháng chiến, ngày 12/9/1947, Ủy kháng chiến hành chính Nam bộ ra chỉ thị số 50/CT chia lại địa giới 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thành 2 tỉnh mới là Long Châu Tiền thuộc khu 8 (gồm 5 quận: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B, Lấp Vò) và Long Châu Hậu thuộc khu 9 (gồm 6 quận: Tịnh Biên, Tri Tôn Thốt Nốt, Thoại Sơn, Châu Phú A và Châu Thành)

Ngày 30/10/1950, Thủ tướng chính phủ chấp thuận đề nghị của Ủy Ban Kháng Chiến hành chính Nam Bộ, tỉnh Long Châu Sa được thành lập trên cơ sở nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Long Châu Tiền gồm 7 huyện: Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh, Tân Hồng, Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới Chia ranh giới hai huyện Hồng Ngự và Tân Châu Tháng 7/1951, nhập huyện Lấp Vò vào tỉnh Long Châu Sa

Ngày 12/10/1951, Ủy Ban kháng chiến hành chính Nam Bộ ra Nghị Định chia khu Nam Bộ thành 2 phân liên khu: Phân liên khu Miền Đông gồm 6 tỉnh: Gia Định, Thủ Biên, Bà Rịa, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Long Châu Sa Phân liên khu Miền Tây gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Trà, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà Hai tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

Năm 1955, tỉnh Châu Đốc có 5 quận: Châu Phú, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Hồng Ngự; Tỉnh Long Xuyên có 5 quận: Châu Thành, Chợ Mới, Núi Sập, Thốt Nốt và Lấp Vò

Ngày 22/10/1956, Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh 143/VN: Địa phận Nam Việt Nam gồm Đô Thành Sài Gòn và 22 tỉnh: Tỉnh An Giang (tỉnh lỵ Long Xuyên) gồm tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên cũ, với 8 quận: Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập

Ngày 8/9/1964, theo sắc lệnh 264/VN của chính quyền Sài Gòn, tỉnh An Giang tách thành 2 tỉnh: Châu Đốc và An Giang

Tháng 8/1971, thực hiện yêu cầu thành lập tỉnh mới để giữ vai trò đầu cầu hành lang từ trung ương về Miền Tây Nam Bộ, An Giang chia thành 2 tỉnh An Giang (gồm

5 huyện) và Châu Hà (gồm 6 huyện)

Trang 25

Tháng 5/1974, Trung ương cục chia lại địa bàn các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong thành 2 tỉnh Long Châu Tiền (gồm 6 quận) và Long Châu Hà (gồm 6 quận)

Sau ngày giải phóng Miền Nam, đất nước thống nhất (1975-2000)

Ngày 1/3/1999, Chính phủ ra Nghị Định 09/NĐCP thành lập thành phố Long Xuyên Đến đây, An Giang gồm các đơn vị hành chính trực thuộc: Thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc va 9 huyện: Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Tân Châu, Phú Tân, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn với 150 đơn vị hành chính cơ sở (trong đó có 13 phường, 15 thị trấn, 122 xã, 114 khóm, 649 ấp)

2.1.1.3 Đặc điểm về tự nhiên

Địa hình An Giang giảm dần độ cao theo 2 hướng chính, thấp dần từ hướng Bắc đến hướng Nam và từ Đông sang Tây Hai dạng địa hình chính là đất đồng bằng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, hữu ngạn sông Hậu, vùng đất đồi núi chủ yếu tập trung ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên có tiềm năng to lớn về cây rừng và khoáng sản, vật liệu xây dựng

Khí hậu An Giang cũng tương tự như các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chỉ hai mùa mưa nắng Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, nhiệt độ trung bình 270C, độ

ẩm khoảng 80%, lượng mưa trung bình năm gần 1400mm

An Giang là tỉnh có nhiều sông rạch, kinh mương, ao, hồ; có rừng có núi: Dãy thất sơn nằm trong hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với các ngọn núi chính: Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Kéc (Anh Vũ Sơn), núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Nước (Thủy Đài Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Cô

Tô (Phụng Hoàng Sơn); Ngoài ra cũng còn một số núi khác cũng nằm trong dãy này là: núi Trà Sư, núi Bà Đội Om, núi Nam vi, núi Phú Cường,…

An Giang là tỉnh có núi rừng giữa đồng bằng, có sông rạch, ao, hồ và vùng biên cương với nhiều danh nhân, nhiều truyền thuyết, huyền thoại, chuyện kể hấp dẫn, lý thú từ thời mở cõi, định cư, chống chỏi thiên tai, thú dữ, giặc khuấy nhiễu, giặc ngoại xâm,… được lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay

2.1.1.4 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

An Giang có diện tích 3.536,8 km2

(2013), dân số trên 2 triệu người, trong đó dân thành thị chiếm khoảng 29% và nông thôn chiếm 61%, mật độ dân số 600 người/km2 Hoạt động sản xuất chính của tỉnh là nông nghiệp với diện tích canh tác trên 50 ngàn ha, và sản lượng lúa hơn 2 triệu rưỡi tấn mỗi năm

An Giang có 2 thành phố trực thuộc tỉnh: Long Xuyên và Châu Đốc, 1 thị xã: Tân Châu, và 8 huyện: Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn Bên cạnh phát triển mạnh nông nghiêp, An Giang còn đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi thủy sản nước ngọt: tôm, cá,… trồng các loại cây miền nhiệt đới Tỉnh có nhiều loại đặc sản nổi tiếng được người dân địa phương cũng như khách du lịch ưa chuộng: các loại mắm thái, lóc, trèn, chốt, sặc, cá linh; đường thốt lốt, thạch thốt lốt, nước thốt nốt,…

Với 72% diện tích là đất phù sa ngọt và phù sa phèn Phần lớn đất đai An Giang

có độ màu mỡ, độ thích nghi canh tác rộng với nhiều loại cây trồng và vật nuôi Đồng thời có hệ thống sông rạch, kinh mương chằng chịt với nguồn nước ngọt quanh năm rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là lúa gạo và thủy sản

Trang 26

An Giang là tỉnh có dân số đông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và là vùng đất quần cư của nhiều dân tộc anh em: kinh, hoa, chăm, khmer, với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh; nhiều tôn giáo, chùa, miếu,…nên đời sống tâm linh, văn hóa, bản sắc du lịch rất phong phú và đa dạng

An Giang có hệ thống các đường giao thông thủy- bộ khá thuận lợi, được nối liền với mạng lưới giao thông của vùng và quốc tế với trục chính là quốc lộ 91 và hai dòng sông Tiền và sông Hậu

2.1.1.5 Giới thiệu một số điểm du lịch trọng yếu ở An Giang

An Giang là tỉnh đầu nguồn của vùng châu thổ sông Cửu Long, nơi dòng sông

Mê Kông chia làm hai nhánh sông Tiền và sông Hậu mang phù sa theo mùa nước nổi hàng năm đổ về khi hiền hòa, khi dữ dội Là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp Núi tạo cảnh sắc thiên nhiên, sông cho phù sa bồi đắp ruộng đồng An Giang được biết đến với tên gọi “Vùng Bảy Núi hay Thất Sơn” là cái tên mà dân gian xưa nay vẫn thường gọi Gồm bảy ngọn núi không liên tục thuộc huyện Tịnh Biên và Tri Tôn An Giang có nhiều di tích văn hóa- lịch sử và thắng cảnh tham quan du lịch được xếp hạng cấp quốc gia cùng nhiều phong cảnh đẹp

- Thành phố Long Xuyên: Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Nhà bảo tàng tỉnh An Giang

- Thành phố Châu Đốc: Chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Sam, Làng dệt thổ cẩm Châu Giang

- Huyện Tịnh Biên: Rừng Tràm Trà Sư, khu du lịch Núi Cấm, khu du lịch Núi Két,…

- Huyện Tri Tôn: Khu di tích lịch sử Tức Dụp, Di tích Chùa Xà Tón (Xvay-Ton), Nhà mồ Ba Trúc

- Huyện Phú Tân: Di tíh Chùa Giồng Thành,…

- Huyện Chợ Mới: Cù Lao Giêng, Di tích Cột Dây Thép

- Huyện Thoại Sơn: Khu di chỉ Óc Eo, Đình Thoại Ngọc Hầu,…

- Mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, nghiên cứu, nghỉ dưỡng và hành hương về nguồn

2.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THOẠI SƠN

- Phía Bắc giáp huyện Châu Thành 30,940km

- Phía Tây giáp huyện Tri Tôn 12,356km

- Phía Đông giáp thành phố Long Xuyên 10,054km

- Phía Nam giáp huyện Hòn Đất 9,679km, huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang 10,571km, và huyện Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ 35,638km

Trong huyện có 50 tuyến địa giới cấp xã dài 247,041km, trong đó có 25 tuyến trùng với tuyến huyện và 13 tuyến trùng với tuyến tỉnh, được xác định bằng 67 mốc địa giới hành chính (12 mốc tỉnh, 15 mốc huyện và 40 mốc xã)

Trang 27

Huyện lỵ đặt tại thị trấn Núi sập, cách Thành phố Long Xuyên 25 km theo đường tỉnh 943

Hình 2 ản đồ hành chính huyện Thoại Sơn

Nguồn:http:// thoaison.angiang.gov

2.2.2 Lịch sử hình thành

Thoại sơn xưa được gọi là Lạp Sơn hay Sập Sơn, thuộc huyện Vĩnh Định, sách Đại Nam Thống Nhất Chí ghi núi cao 20 trượng, chu vi 11 dặm, có suối thơm (Hương Tuyền), hướng Tây chảy ra sông Dưới chân núi hướng Tây nam có hòn Núi Cậu (Bửu Sơn) cao 7 trượng, chu vi 1 dặm, đường sông noi theo Ba Rạch, có bùn lầy cỏ lác mọc dầy phải chờ có mưa lớn nước dâng cao thuyền ghe mới đi được Cuối năm 1817, vua sai Trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại mở rộng và vét sâu thêm Kênh được đào năm 1818, vua khen ngợi cho lấy tên Thoại Ngọc Hầu đặt tên cho kênh là Thoại

Hà, Núi Sập cũng được gọi là Thoại Sơn

Địa bàn huyện Thoại Sơn thời thực dân Pháp thuộc quận Châu Thành tỉnh Long Xuyên Đến năm 1953, tách ra thành lập quận Núi Sập gồm 4 xã của tổng Định Phú là Thoại sơn, Vọng Thê, Vĩnh Phú và Phú Thuận Ngày 31 tháng 5 năm 1961 đổi tên quận Núi Sập thành quận Huệ Đức (theo sắc lệnh 138/SL của Tổng thống VNCH), quận lỵ đặt tại Ba Thê (xã Vọng Thê) Ngày 1/7/1961, giao xã Vĩnh Trạch về quận Châu Thành

Năm 1964, sau khi tách tỉnh Châu Đốc, quận Huệ Đức vẫn thuộc tỉnh An Giang Ngày 11/5/1965, dời quận lỵ từ Ba Thê về Núi Sập (xã Thoại Sơn) Quận Huệ Đức gồm 5 xã của tổng Định Phú cho đến năm 1975

Về phía Chính quyền cách mạng, sau tháng 8/1945, Ủy ban hành chính tỉnh Long Xuyên thành lập huyện Núi Sập gồm 3 xã thuộc tổng Định Phú cũ là: Thoại Sơn (Thị trấn Núi Sập ngày nay), Vọng Thê (Vọng Đông, Tây Phú, Tân Phú), Định Mỹ (một phần Vĩnh Khánh và Mỹ Phú Đông)

Ngày 6/3/1948, huyện Núi Sập thuộc tỉnh Long Châu Hậu Đến tháng 6/1948, huyện Núi sập đổi tên thành huyện Thoại Sơn và thêm 2 xã Vĩnh Nhuận (Vĩnh Phú và Phú Nhuận, và quận Châu Thành), và Vĩnh Hanh, tổng Định Thành cũ

Trang 28

Tháng 5/1949, nhận của tỉnh Rạch Giá 2 xã Mỹ Hiệp Sơn (trừ 2 ấp Mỹ Phú và

Mỹ Quới) và xã Tân Hội phía Bắc lộ Cái Sắn nhập vào huyện Thoại Sơn Cuối năm

1950, huyện Thoại Sơn thuộc tỉnh Long Châu Hà Đến tháng 7/1951, quận được sáp nhập vào huyện Châu Thành theo chủ trương của Tỉnh ủy

Tháng 10/1954, Trung ương cục giải thể tỉnh Long Châu Hà, Long Xuyên và Châu Đốc trở thành 2 tỉnh như cũ Thoại Sơn trở lại là huyện Núi Sập thuộc tỉnh Long Xuyên

Giữa năm 1957 theo chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Núi Sập thuộc tỉnh An Giang giống như đơn vị hành chính của chính quyền Ngô Đình Diệm, gọi là huyện Huệ Đức Đến tháng 10/1961, để thuận lợi trong việc chỉ đạo kháng chiến, Tỉnh ủy sáp nhập huyện Huệ Đức vào huyện Châu Thành

Tháng 10/1971, lập lại huyện Huệ Đức thuộc tỉnh Châu Hà gồm Thị trấn Núi Sập, đặc khu Huệ Đức (Ba Thê) và 4 xã: Thoại Sơn, Vọng Thê, Định Mỹ, Vĩnh Nhuận Tháng 5/1974, huyện Huệ Đức thuộc tỉnh Châu Hà cho đến năm 1975

Sau ngày giải phóng cho đến khi có Nghị quyết 19/NQ của Bộ chính trị về điều chỉnh địa giới tỉnh, huyện Huệ Đức thuộc tỉnh An Giang Ngày 11/3/1977, hợp nhất 2 huyện Huệ Đức và Châu Thành thành huyện Châu Thành, huyện lỵ đặt tại xã Hòa Bình Thạnh theo quyết định 56/CP của Chính phủ

Ngày 25/4/1979, thành lập 5 xã: Tây Phú, Vọng Đông, Vĩnh Phú, Định Thành, Vĩnh Khánh, đổi tên xã Thoại Sơn thành xã Thoại Giang, và thị trấn Đông Sơn thành thị trấn Núi Sập theo quyết định 181/CP của Chính phủ

Ngày 23/8/1979, chia huyện Châu Thành thành 2 huyện: Châu Thành và Thoại Sơn theo quyết định 300/CP của Chính phủ Ngày 28/10/1993, thành lập xã Mỹ Phú Đông theo quyết định 74/CP của Chính phủ, bấy giờ huyện Thoại Sơn gồm 12 xã và 1 thị trấn

Kênh Thoại Hà được Trấn thủ Vĩnh Thanh Nguyễn Văn Thoại chỉ huy đào năm

1818 Đây là đường giao thông quan trọng nối liền trấn Vĩnh Thanh và Rạch Giá, Hà Tiên

Nói đến Thoại Sơn người ta liên tưởng ngay đến vị danh thần Thoại Ngọc Hầu, người đã có công trong việc khai phá vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng đất Thoại Sơn nói riêng Thoại Sơn từ thời mở đất chỉ là một làng gắn liền với hoạt động đào kênh, lập làng và tên người đã khai sinh vùng đất mới

Cuối thế kỷ XVII, những người Việt đầu tiên đã dừng chân ở khu vực Chợ Mới (An giang) khai phá đất hoang lập làng, lập xóm, tiến dần lên biên giới và vượt sông Hậu đến vùng Tam Khê, Đông Xuyên cảng đạo, Thụy Hà,… để khai hoang sinh sống Đầu thế kỷ XIX, vùng Núi Sập còn hoang vu, mịt mù cây rừng cỏ dại, “vẫn che phủ

um tùm và là nơi hoang ổ cho hươu nai”, đất đai khai khẩn chưa được là bao, dân cư thưa thớt Lạch nước đã có sẵn, nhưng nhỏ hẹp và bùn đọng cỏ lấp, ghe thuyền không qua lại được Trước đây con sông Đông Xuyên (nay là Long Xuyên) chỉ kéo dài đến

Ba Bần, mọi sự qua lại của ghe tàu từ Long Xuyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long sang Rạch Giá, Hà Tiên hay ngược lại phải đi đường biển vòng xuống Cà Mau

Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, người gần gũi với dân khai hoang nghèo khó, đã từng dong ruổi đất An Giang- Núi Sập, thấu hiểu bao nhiêu trở ngại của thiên nhiên, đã viết:

“Một thuyền cầm hạc một mình ta Đường hiểm gian nan khắp trải qua Núi Sập sấm rền vang tiếng muỗi…”

Trang 29

Sau khi thành lập (1802), triều đình nhà Nguyễn đã đẩy mạnh chủ trương khai hoang vùng đất phía Nam Năm 1817, khi làm Trấn Thủ Vĩnh Thanh, Nguyễn Văn Thoại kiến nghị lên vua Gia Long việc đào kinh Đông Xuyên, nối vàm rạch Đông Xuyên (Long Xuyên ngày nay) với ngọn Giá Khê (Rạch Giá) được Triều đình chấp nhận

Mùa xuân năm Mậu Dần (1818), công việc đào kinh được tiến hành Ông Nguyễn Văn Thoại đều động dân Việt và Khmer khoảng 1.500 người chặt cây cối, đào quét bùn lầy Lương thực và thực phẩm của sưu dân trong thời gian đào kinh do Nhà nước đài thọ Kinh đào theo lạch nước cũ nên thuận lợi dễ dàng Công việc tiến hành hơn một tháng là xong Kinh nối liền Long Xuyên- Rạch Giá, bề ngang 20 tầm, chiều dài một vạn hai nghìn bốn trăm mười tầm (khoảng 30km) Kinh Đông Xuyên- Rạch Giá là con kinh đào sớm nhất miền Nam, có một vị trí rất quan trọng trong việc giao thông vận tải đường sông và phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của nhân dân Thoại Sơn từ trước tới nay

Sau khi đào xong ông Nguyễn Văn Thoại cho vẽ họa đồ kinh và Núi Sập trình lên vua Để ghi công lao của ông, vua Gia Long đặt tên cho kinh mới đào là Thoại Hà

và Sạp Sơn (núi Sập) là Thoại Sơn Địa danh Thoại Hà và Thoại Sơn ra đời từ đó Kinh Thoại Hà là công trình mang tầm vóc chiến lược quan trọng trong lịch sử khai phá Đồng Bằng Sông Cửu Long Cư dân An Giang theo truyền thống cư dân Nam Bộ đối với người có công với cộng đồng, đã đặt tên ngôi chùa trên núi Sập là “Thoại Sơn Tự”, làng bên Núi Sập là Thoại Sơn, cầu bắc ngang kinh Thoại Hà là Thoại Giang

Để đánh dấu sự kiện trọng đại trong cuộc đời mình, cụ Thoại Ngọc Hầu soạn một bài văn khắc vào bia đá Năm Minh Mạng thứ ba (1822), Nguyễn Văn Thoại lập làng Thoại Sơn, cho khắc và dựng bia Thoại Sơn Bia Thoại Sơn là một trong ba công trình lịch sử loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay được nhiều người truyền tụng

2.2.3 Đặc điểm về tự nhiên

Huyện Thoại Sơn có tổng diện tích tự nhiên khoảng 456.29km2 chiếm khoảng 13,3% diện tích của tỉnh An Giang, phần lớn là đất nông nghiệp chiếm khoảng 41.261,22 ha đất canh tác Bên cạnh những ngọn núi được thiên nhiên ban tặng ở đồng bằng Tây Nam Bộ thì địa hình còn lại của huyện tương đối bằng phẳng, đất thuần nông, và chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm của sông Hậu Các xã phía đông và phía nam đất phù sa màu mỡ, các xã phía bắc ruộng đất còn nhiễm phèn, đất triền núi trồng hoa màu và cây ăn trái diện tích nhỏ, kênh rạch chằng chịt, dân cư phân bố theo tuyến kênh rạch, tạo nguồn nhân lực cải tạo đất

Hệ thống sông rạch chằng chịt, có nguồn nước ngọt quanh năm từ hệ thống sông

Mê Kông Nhờ các kênh rạch đã đưa nước từ sông Hậu đi vào Thoại Sơn thông qua dòng chảy tự nhiên Vì vậy, Thoại Sơn hằng năm chịu ảnh hưởng của lũ, song nguồn nước sử dụng tốt trong nông nghiệp cũng như giao thông đường thủy Hằng năm, vào

mùa mưa huyện đón nhận nước lũ và hình thành “Mùa nước nổi”, trên địa bàn huyện

có khoảng 80% diện tích tự nhiên bị ngập lũ (mức nước phổ biến từ 1-3m), thời gian ngập từ 2,5-5 tháng Bên cạnh rủi ro thì mùa lũ cũng đem lại không ít lợi nhuận trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân địa phương, nhất là trong việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trang 30

2.2.4 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Thoại Sơn nay là một vùng đất rộng lớn, là tên gọi của 1 huyện trong số 11 huyện, thị, thành của tỉnh An Giang Với dân số 172.920 người (2013) chiếm khoảng 8% dân số tỉnh, mật độ dân số 408 người/km2 Cộng đồng sinh sống của 2 dân tộc Kinh và Khmer Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 110.000 người Hằng năm có thêm khoảng 3.500-4.000 lao động cần bố trí việc làm, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất trong ngành nghề cần nhiều lao động Đa số nông dân trong huyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Huyện hiện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 3 thị trấn và 14 xã: Thị trấn Núi Sập (Trung tâm hành chính huyện), thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo, và 14 xã: Tây Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Tránh, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng Thê, với 74 đơn vị ấp

Huyện tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ Hiện tại, các mặt hàng chiến lược của huyện như: lúa, tôm, cá có tỷ trọng tăng nhanh Tổng giá trị sản xuất tăng trong năm 2007 đạt 1.190 tỷ đồng, tăng 11% so với những năm trước, sản lượng lúa đạt 534.063 tấn, nuôi trồng thủy sản với các loại hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt,

cá nuôi ao hầm, chân ruộng,… đều đạt năng xuất cao

Cùng với nông nghiệp, huyện đã tập trung đa dạng hóa các ngành dịch vụ, phát triển tổng hợp các loại hình, nhất là phát triển mạnh dịch vụ ở nông thôn

Về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, huyện đã tập trung đầu tư các ngành kinh

tế mũi nhọn: chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, vật liệu xây dựng và mở ra các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Phát triển các dịch vụ công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp Bên cạnh đó, huyện đã quy hoạch, sắp xếp các ngành tiểu thủ công nghiệp để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Huyện từng bước phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện

Có hệ thống giao thông thủy bộ khá thuận tiện:

- Đường bộ thì có tỉnh lộ 943 nối liền từ Thành phố Long Xuyên đi qua Thị trấn Phú Hòa, thị trấn Núi Sập, thị trấn Óc Eo, đến huyện Tri Tôn dài khoảng 52km và nối theo tỉnh lộ 948 để đi Tịnh Biên và quốc lộ 1A để đi Châu Đốc Trong thời gian qua, Thoại Sơn đã đầu tư kinh phí để nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông nông thôn Hiện nay, các tuyến lộ, cầu nông thôn trong huyện đã được đầu tư xây dựng bằng pê tông nhựa hóa từ trung tâm huyện, xe 4 bánh có thể dễ dàng lưu thông thuận lợi hơn đến các trung tâm xã ấp với mặt đường rộng trên 10m, tải trọng trên 25 tấn với chiều dài hơn 280km, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện nói riêng và liên tỉnh nói chung

- Đường thủy có kênh Thoại Hà (còn gọi là kênh Rạch Giá- Long Xuyên), nối sông Hậu theo hướng Tây Nam, ngang qua Núi Sập, tiếp với sông Kiên Giang đổ ra Vịnh Thái Lan tại cửa biển Rạch Giá Ngoài ra, Huyện còn có nhiều kênh rạch tự nhiên có độ rộng từ vài mét đến 100m, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các vùng

Vừa qua, An Giang có chương trình hợp tác kinh tế- xã hội giữa 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ thực hiện tuyến giao thông liên tỉnh từ Sóc Sơn - Óc Eo, tuyến Rạch Giá (Kiên Giang)- Thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn) Con đường này khi hoàn thành

sẽ rút ngắn khoảng cách từ Thành phố Rạch Giá đi Thoại Sơn khoảng 25km và đến

Trang 31

thành phố Long Xuyên chỉ 50km Đây là nhân tố quan trọng cho phép Thoại Sơn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế địa phương theo hướng nâng dần tỷ trọng khu vực I, khu vực II

2.2.5 Giới thiệu một số điểm du lịch trọng yếu của huyện

Thoại Sơn không chỉ là huyện đứng đầu tỉnh An Giang về sản lượng lúa gạo, mà Thoại Sơn còn nổi tiếng với nhiều điểm du lich gắn liền với tên tuổi của danh thần Thoại Ngoc Hầu, và nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret khai quật vào ngày 10-2-1940 Đến với Thoại Sơn du khách không thể

bỏ qua các điểm du lịch như:

- Đình Thoại Ngọc Hầu với Bia Thoại Sơn

- Tượng Phật Bốn Tay và Hai Bia Đá

- Khu di tích Gò Cây Thị, Nam Linh Sơn Tự

Bên cạnh những di tích Thoại Sơn còn hấp dẫn du khách bởi những danh lam thắng cảnh:

- Khu du lịch Núi Sập,

- Bàn chân Tiên cùng Thạch Đại Đao trên đỉnh núi Ba Thê,

2.3 Tiềm năng du lịch huyện Thoại Sơn

Với lợi thế nằm cách trung tâm hành chính tỉnh An Giang khoảng 25 km Là một huyện đặc thù vừa có đồng bằng, vừa có sông nước, vừa có núi non và nhiều phong cảnh đẹp ẩn chứa nhiều truyền thuyết Đặc biệt, khu di chỉ Óc Eo nổi tiếng Các di tích lịch sử văn hóa được Sở Văn Hóa Thể Thao xếp hạng là di tích cấp quốc gia Và là một trong những điểm du lịch gắn liền với tên tuổi Thoại Ngọc Hầu và dòng kênh Thoại Hà, một trong những công trình được lưu danh lịch sử thời khai khẩn đất phương Nam

2.3.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên

Địa hình huyện Thoại Sơn không mấy phức tạp, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như việc giao lưu giữa các vùng Toàn bộ vùng nhận được một lượng lớn nước ngọt từ các sông rạch nhờ vào dòng chảy tự nhiên

 Nhìn chung, địa hình tự nhiên của huyện khá phong phú Điển hình một số điểm du lịch trọng yếu của huyện đã và đang phát triển như:

- Núi Sập: Nằm giữa đồng bằng tứ giác Long Xuyên, núi Sập còn gọi là Thoại

Sơn là một ngọn núi nhỏ, không cao lắm, nhưng có cảnh quan đẹp, là một trong những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ của vùng Bảy Núi Cách thành phố Long Xuyên khoảng 25km theo tỉnh lộ 943, khu du lịch Núi Sập là sự kết hợp hài hòa giữa nét hoang sơ của núi rừng cùng với sự hùng vĩ của thiên nhiên đã làm cho Núi Sập không cao nhưng rất đẹp và thơ mộng Trên triền núi có nhiều chùa lớn, nhỏ nằm rải rác từ lưng chừng núi lên đến đỉnh Trong khu du lịch các hồ nước số 1, 2 và hồ Ông Thoại

ăn thông với nhau Một cầu vòng bắc qua óc đảo giữa hồ, nơi đặt tượng Ông Thoại

Trang 32

đứng oai phong Dưới chân núi có một tấm bia bằng đá núi Ngũ Hành Sơn, sao chép

lại bản dịch bia Thoại Sơn gốc (Phụ lục 3, hình 9)

- Núi Ba Thê hay còn gọi Vọng Thê (tên chữ là Hoa Thê Sơn) là một ngọn núi

nằm lẻ loi giữa cánh đồng Tứ giác Long xuyên Trên đỉnh núi có một ngôi chùa cổ mang tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933, trước sân chùa có tượng Quan Thế

Âm Bồ Tát cao 8m Cạnh ngôi tháp xá lệ cổ bên chùa có bia kỷ niệm ghi lại chiến công oanh liệt của quân giải phóng Ba Thê-Thoại Sơn, đã tiêu diệt gọn cứ điểm của địch trên đỉnh núi này vào ngày 6/5/1968 Bên cạnh trái của chùa có một hòn đá hoa cương cao chừng 3m, trên mặt viên đá có vết chân khổng lồ mà nhân dân tín ngưỡng gọi là bàn chân tiên Bên đỉnh núi còn lại của núi Ba Thê có một tảng đá lớn được mệnh danh là Thạch Đai Đao Tương truyền sau khi xảy ra một trận cuồng phong sấm sét, đá vỡ ra lộ hình một thanh đao lớn Về sau người dân đã xây dựng một ngôi tháp

để bảo vệ thanh đao khỏi mưa nắng và tạo điều kiện cho nhân dân tới chiêm ngưỡng Tại núi này đã có công trình được xây cất theo tín ngưỡng phồn thực của văn hóa Phù Nam với mô hình Linga để trưng bày các cổ vật Mô hình này hiện nay được công nhận là mô hình Linga lớn nhất ở Việt Nam (nay các cổ vật đã được Ban quản lý di

tích huyện dời xuống chân núi Ba Thê làm thành khu trưng bày mới) (Phụ lục 3, hình

8)

Ngoài những di tích, danh thắng kể trên, Thoại Sơn vẫn còn rất nhiều nơi đáng đưa vào hoạt động tham quan du lịch như: Khu đá nổi (điểm du lịch mới nhất thuộc xã Phú Nhuận), hay thắng cảnh lạ với những hòn đá xếp chồng trên núi Chóc (xã Vọng Đông)

Nhìn chung, với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, giàu nắng và không có bão, điều kiện khí hậu ở Thoại Sơn rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có thể thâm canh tăng vụ tăng nâng xuất cây trồng vật nuôi một cách rộng rãi theo không gian và thời gian Đặc biệt rất thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển

2.3.1.3 Tài nguyên nước

Bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm Đối với hoạt động du lịch thì nước chảy trên mặt rất có ý nghĩa trong phát triển

Nước mặt: Thoại Sơn là huyện thuộc tỉnh An Giang- tỉnh đầu tiên sử dụng nước ngọt của hệ thống sông Mê Kông Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, Thoại Sơn rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Nguồn nước này vừa phục vụ tốt cho việc trồng trọt, chăn nuôi, vừa phục vụ tốt cho giao thông đường thủy Với việc sử dụng tốt nguồn nước, đã góp phần cung cấp nước cho tưới tiêu, song song cung cấp nước tốt cho hoạt động du lịch Tuy nhiên, nhiều năm qua trên địa bàn huyện có khoảng 80% diện tích tự nhiên bị ngập do lũ, thời gian ngập kéo dài, ảnh hưởng đến các mặt sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của huyện, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp để khắc phục, góp phần đưa hoạt động du lịch từng bước phát triển hơn

Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn cho thấy trữ lượng nước ngầm của huyện khá dồi dào Trong thời gian qua, nước ngầm đã được khai thác một

Ngày đăng: 16/09/2015, 11:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Ngọc Cảnh (2010), Tổng Quan Du Lịch, NXB Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng Quan Du Lịch
Tác giả: Đào Ngọc Cảnh
Nhà XB: NXB Đại Học Cần Thơ
Năm: 2010
2. Lê Xuân Diệm- Đào Linh Côn-Võ Sĩ Khải (1995), Văn hóa Óc Eo những khám phá mới, NXB Khoa Học và Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Óc Eo những khám phá mới
Tác giả: Lê Xuân Diệm- Đào Linh Côn-Võ Sĩ Khải
Nhà XB: NXB Khoa Học và Xã Hội
Năm: 1995
3. Nguyễn Đình Đầu (1995), Nghiên cứu địa bạ Triều Nguyễn An Giang, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu địa bạ Triều Nguyễn An Giang
Tác giả: Nguyễn Đình Đầu
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1995
4. Địa chí An Giang 2013, UBND tỉnh An Giang (2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí An Giang 2013
5. Nguyễn Hữu Hiệp (2012), Địa danh chí An Giang xưa và nay, NXB Thời Đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa danh chí An Giang xưa và nay
Tác giả: Nguyễn Hữu Hiệp
Nhà XB: NXB Thời Đại
Năm: 2012
6. Võ Sĩ Khải, Văn Hóa Đồng Bằng Nam Bộ, NXB Khoa Học và Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Hóa Đồng Bằng Nam Bộ
Nhà XB: NXB Khoa Học và Xã Hội
7. Phan Văn Kiến (2009), Lịch sử địa phương An Giang, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử địa phương An Giang
Tác giả: Phan Văn Kiến
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2009
8. Luật du lịch 2005, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch 2005
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội
9. Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử khẩn hoang miền Nam
Nhà XB: NXB trẻ
10. Sơn Nam, 2003, Tìm hiểu đất Hậu Giang và An Giang, NXB trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu đất Hậu Giang và An Giang
Nhà XB: NXB trẻ
11. Bùi Thị Hải Yến (2009), Tài nguyên du lịch, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên du lịch
Tác giả: Bùi Thị Hải Yến
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Giáo Dục
Năm: 2009
12. Các trang web http://angiang.gov.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w