Địa hình

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng du lịch huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 31)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1.1. Địa hình

Huyện Thoại Sơn nằm trong vùng đồng bằng thuộc Tứ Giác Long Xuyên, có độ cao trung bình 1-3m nghiêng đều xuống giáp với tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, huyện còn có một số đồi núi thấp: Cụm Núi Sập có 4 núi (núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu); cụm Ba Thê có 5 núi (núi Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tƣợng, núi Trọi và núi Chóc).

Kênh Thoại Hà (kênh Rạch Giá- Long Xuyên), và nhiều kênh rạch nhỏ khác đã chia địa hình huyện thành nhiều ô nhỏ, góp phần thuận lợi cho việc tƣới tiêu, cũng nhƣ việc vận chuyển bằng đƣờng thủy khá thuận lợi.

Địa hình huyện Thoại Sơn không mấy phức tạp, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng nhƣ việc giao lƣu giữa các vùng. Toàn bộ vùng nhận đƣợc một lƣợng lớn nƣớc ngọt từ các sông rạch nhờ vào dòng chảy tự nhiên.

 Nhìn chung, địa hình tự nhiên của huyện khá phong phú. Điển hình một số điểm du lịch trọng yếu của huyện đã và đang phát triển nhƣ:

- Núi Sập: Nằm giữa đồng bằng tứ giác Long Xuyên, núi Sập còn gọi là Thoại Sơn là một ngọn núi nhỏ, không cao lắm, nhƣng có cảnh quan đẹp, là một trong những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ của vùng Bảy Núi. Cách thành phố Long Xuyên khoảng 25km theo tỉnh lộ 943, khu du lịch Núi Sập là sự kết hợp hài hòa giữa nét hoang sơ của núi rừng cùng với sự hùng vĩ của thiên nhiên đã làm cho Núi Sập không cao nhƣng rất đẹp và thơ mộng. Trên triền núi có nhiều chùa lớn, nhỏ nằm rải rác từ lƣng chừng núi lên đến đỉnh. Trong khu du lịch các hồ nƣớc số 1, 2 và hồ Ông Thoại ăn thông với nhau. Một cầu vòng bắc qua óc đảo giữa hồ, nơi đặt tƣợng Ông Thoại

đứng oai phong. Dƣới chân núi có một tấm bia bằng đá núi Ngũ Hành Sơn, sao chép lại bản dịch bia Thoại Sơn gốc (Phụ lục 3, hình 9).

- Núi Ba Thê hay còn gọi Vọng Thê (tên chữ là Hoa Thê Sơn) là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa cánh đồng Tứ giác Long xuyên. Trên đỉnh núi có một ngôi chùa cổ mang tên Sơn Tiên Tự đƣợc dựng vào năm 1933, trƣớc sân chùa có tƣợng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 8m. Cạnh ngôi tháp xá lệ cổ bên chùa có bia kỷ niệm ghi lại chiến công oanh liệt của quân giải phóng Ba Thê-Thoại Sơn, đã tiêu diệt gọn cứ điểm của địch trên đỉnh núi này vào ngày 6/5/1968. Bên cạnh trái của chùa có một hòn đá hoa cƣơng cao chừng 3m, trên mặt viên đá có vết chân khổng lồ mà nhân dân tín ngƣỡng gọi là bàn chân tiên. Bên đỉnh núi còn lại của núi Ba Thê có một tảng đá lớn đƣợc mệnh danh là Thạch Đai Đao. Tƣơng truyền sau khi xảy ra một trận cuồng phong sấm sét, đá vỡ ra lộ hình một thanh đao lớn. Về sau ngƣời dân đã xây dựng một ngôi tháp để bảo vệ thanh đao khỏi mƣa nắng và tạo điều kiện cho nhân dân tới chiêm ngƣỡng. Tại núi này đã có công trình đƣợc xây cất theo tín ngƣỡng phồn thực của văn hóa Phù Nam với mô hình Linga để trƣng bày các cổ vật. Mô hình này hiện nay đƣợc công nhận là mô hình Linga lớn nhất ở Việt Nam (nay các cổ vật đã đƣợc Ban quản lý di tích huyện dời xuống chân núi Ba Thê làm thành khu trƣng bày mới) (Phụ lục 3, hình 8).

Ngoài những di tích, danh thắng kể trên, Thoại Sơn vẫn còn rất nhiều nơi đáng đƣa vào hoạt động tham quan du lịch nhƣ: Khu đá nổi (điểm du lịch mới nhất thuộc xã Phú Nhuận), hay thắng cảnh lạ với những hòn đá xếp chồng trên núi Chóc (xã Vọng Đông).

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng du lịch huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 31)