Các tài nguyên nhân văn khác

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng du lịch huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 38)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2.5. Các tài nguyên nhân văn khác

Ngoài các tài nguyên trên, Thoại Sơn còn có các tài nguyên khác góp phần vào phát triển du lịch của huyện nhƣ: trên đỉnh núi Sập có các chùa Duyên Phƣớc Tự- ngôi chùa đƣợc xem là đẹp nhất và cao nhất trên đỉnh núi Sập, Linh Sơn Tự, tƣợng phật Di Lặc nằm trong khuôn viên tịnh xá Pháp Hoa. Hang dơi hay còn gọi là đỉnh Pháo Đài - nơi từng ghi dấu ấn hào hùng của quân và dân Thoại Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Chùa bà, cùng nhiều ngôi chùa khmer trong huyện.

Ngoài ra, huyện còn là nơi tổ chức các hội diễn văn hóa truyền thống của huyện, cùng các chƣơng trình hội chợ triển lãm thƣơng mại và du lịch.

Năm 2011 vừa qua,Trung tâm xúc tiến thƣơng mại & đầu tƣ An Giang (ATIP) phối hợp với UBND huyện Thoại Sơn và Công ty cổ phần phát triển văn hóa xúc tiến & thƣơng mại Sài Gòn đã tổ chức chƣơng trình Hội chợ triển lãm Thƣơng mại & Du lịch Thoại Sơn- An Giang 2011, nhằm tạo điều kiện cho huyện giới thiệu tiềm năng, lợi thế, các dự án đầu tƣ qua đó thúc đẩy kinh tế của huyện trên lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp.

Nghề làm tranh ghép bằng lá thốt nốt, Ông Võ Văn Tạng một nghệ nhân làm tranh ghép bằng lá thốt nốt ở thị trấn Núi Sập đã đƣợc xác lập kỷ lục Việt Nam và bản thân ông cũng đƣợc công nhận là “Nghệ nhân làm tranh lá thốt nốt nhiều nhất Việt Nam”. Tranh ghép lá thốt nốt là một đặc trƣng riêng của An Giang. Để trở thành nghệ nhân ghép tranh thốt nốt, nguyên liệu đặc biệt chỉ có tại vùng bảy núi An Gang, đƣợc ông Tạng đã hơn 10 năm miệt mài tìm tòi, tỉ mỉ làm ra các sản phẩm độc đáo. Bức tranh “ Bản di chúc Bác Hồ” là tác phẩm đƣợc ông Tạng cùng bảy thợ lành nghề làm trong suốt một tháng mới hoàn thành. Bức tranh đang đƣợc trƣng bày tại khu du lịch &

văn hóa huyện Thoại Sơn. Đây là một trong số những kỷ lục Việt Nam đƣợc xác lập trong năm 2010 và đƣợc công bố trong bộ sách “Những kỷ lục Việt Nam”.

Nghề làm bong bóng cá: tại thị trấn Óc Eo, nghề làm bong bóng cá đã và đang đƣợc chủ các cơ sở đầu tƣ phát triển. Bong bóng cá tra, cá ba sa từng là thứ phụ phẩm dƣ thừa của các xí nghiệp chế biến, nay lại trở thành nguyên liệu sơ chế để xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan,… và có thể là nguồn nguyên liệu cho các nhà hàng chế biến những món ăn ngon.

Rƣợu bầu hồ lô, một trong những sản phẩm du lịch của huyện. Rƣợu bầu hồ lô ra đời vào năm 2012 do ông Nuyễn Duy Hải, chủ cơ sở rƣợu Duy Hải, ngụ tại ấp Sơn Lộc, xã Vọng Đông (Thoại Sơn) sản xuất. Rƣợu đƣợc ngâm trong quả bầu hồ lô, có nồng độ vừa (190), có vị ngọt, chua chát, có màu tím sẫm của quả dâu tầm. Rƣợu có thể trị bệnh mất ngủ, suy nhƣợc thần kinh, những bệnh liên quan đến máu huyết,… Đây là một loại sản phẩm du lịch vừa đƣợc phát hiện, có thể từng bƣớc đƣa vào phát triển sản phẩm du lịch.

Ngoài ra, huyện vừa đƣợc UBND huyện Thoại Sơn phê duyệt năm dự án phục vụ du lịch nông nghiệp tại thị trấn Óc Eo: Làng làm quạt bằng lá thốt nốt, nghề làm bánh bò thốt nốt, nghề làm gốm đen Óc Eo, và Trung tâm sinh hoạt cộng đồng ở khu vực lòng hồ Óc Eo.

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng du lịch huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)