6. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Di tích lịch sử
Huyện là một trong những điểm du lịch gắn liền với tên tuổi Thoại Ngọc Hầu. Ngoài những danh lam thắng cảnh nhƣ: Hồ Ông thoại, Bàn Chân Tiên, núi Ba Thê,… Du khách đến Thoại Sơn không thể bỏ qua các di tích lịch sử rất quan trọng nhƣ: đình Thoại Ngọc Hầu, gắn liền với dòng kinh Thoại Hà đƣợc lƣu danh vào lịch sử; cùng nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng: Tƣợng phật Bốn Tay, Nam Linh Sơn Tự,… Hiện nay, huyện Thoại Sơn có 4 di tích cấp quốc gia và một di tích cấp tỉnh.
a) Di tích lịch sử cách mạng
Đình Thoại Ngọc Hầu với Bia Đá Thoại Sơn: là một trong ba di tích lịch sử, loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dƣới chế độ phong kiến còn lƣu giữ đến ngày nay, một công trình kiến trúc nghệ thuật mang dấu ấn lịch sử giữa đầu thế kỷ XIX của tỉnh An Giang. Bia đƣợc Thoại Ngọc Hầu dựng năm 1825 tại chân Núi Sập, huyện Thoại Sơn. Đầu thế kỷ XIX, đánh dấu bƣớc ngoặc quan trọng trong quá trình khai phá và phát triển vùng châu thổ sông Cửu Long. Đặc biệt việc đào kênh Thoại Hà nối liền rạch Long Xuyên (bấy giờ là Đông Xuyên) thông suốt đến Rạch Giá, tạo nên sự trù phú về nông nghiệp cho khu vực quanh vùng, đƣờng giao thông thuận lợi. Công trình đầu tiên trong lịch sử này tại An Giang do Thoại Ngọc Hầu chủ xƣớng xây dựng. Thời gian sau ông cũng là ngƣời chủ trƣơng xây dựng kênh Vĩnh Tế từ Châu Đốc chạy dọc biên giới Campuchia năm 1919-1924. Kênh Thoại Hà đào lớn, đƣợc triều Nguyễn đặt tên sông là Thoại Hà, Núi Sập nằm cạnh Thoại Hà cũng đƣợc vua đặt tên là Thoại Sơn từ đó.
Để đánh dấu công trình đào kênh, Thoại Ngọc Hầu đã soạn một bài văn khắc vào bia đá. Năm Minh Mạng thứ ba (1822), Ông long trọng làm lễ dựng bia và khánh thành miếu thờ Sơn Thần, nay là ngôi đình thờ Thoại Ngọc Hầu tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn. Bia Thoại Sơn bằng đá, đầu bia chạm to hai chữ Thoại Sơn, chiều cao 3m, ngang 1,2m, bề dày 2 tấc, mặt bia chạm đúng 629 chữ Hán. Hiện nay, Bia đƣợc bảo quản khá tốt trong đình thờ thần Thoại Ngọc Hầu, nét chữ Hán trên mặt bia còn sắc và đẹp. Còn ở bên ngoài đình thần, ngƣời đời sau cho dựng một tấm bia đá lớn khác, kích cỡ tƣơng tự nhƣng kém mỹ thuật hơn, khắc bản dịch bằng tiếng Việt. Ngày 28/9/1990, Bia đá Thoại Sơn đã đƣợc Bộ Văn Hóa ra quyết định số 993/VH.QĐ công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia (Phụ lục 3, hình 3).
b) Di tích khảo cổ
Nền văn hóa Óc Eo trải dài trên địa bàn nhiều tỉnh từ khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đến tận miền Đông Nam Bộ, đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Riêng An Giang, Di chỉ văn hóa Óc Eo tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn đã đƣợc khai quật lƣu giữ nhiều hiện vật. Từ những hiện vật thu đƣợc sau những lần khai quật đƣợc trên 270 hiện vật, trong đó có 196 hiện vật bằng vàng, 22 hiện vật bằng đá, 47 hiện vật bằng đất nung nhƣ: gạch, đá, đồ trang sức, tƣợng phật, bình gốm, nồi nấu ki loại, đồ gia dụng bếp lò, đèn, tƣ liệu thƣ tịch,…
Khu di chỉ có diện tích khoảng 450ha. Theo các nhà khoa học cho rằng, nền Văn hóa Óc Eo thuộc vƣơng quốc Phù Nam đã tồn tại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI. Từ phát hiện tự phát của nhân dân, vào năm 1944 Louis Malleret - nhà khảo cổ học, Cựu giám đốc trƣờng Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) khai quật và đề nghị đặt tên. Sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục tiến hành điều tra nghiên cứu, khảo sát và khai quật, phát hiện hàng trăm di vật khác nhau trên vùng đất sông Hậu, sông Tiền và sông Đồng Nai đã cho thấy nền văn hóa Óc Eo phân bổ rộng lớn trên nhiều vùng đất Nam Bộ. Nhiều điểm sau khi khai quật đã đƣợc các địa phƣơng bảo tồn, tôn tạo và đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận là di tích cấp quốc gia. Riêng Thoại Sơn có các di tích đƣợc công nhận là Di tích khảo cổ- kiến trúc nghệ thuật Óc Eo- Ba Thê nhƣ: Gò Cây Thị, Nam Linh Sơn Tự.
Gò Cây Thị: Di tích Gò Cây thị nằm trên một gò cao, thuộc quần thể Óc Eo, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn. Gò Cây Thị đƣợc Louis Malleret phát hiện năm 1942 và khai quật vào năm 1944. Trong cuộc khai quật Óc Eo - Ba Thê, ông đã ghi nhận dấu vết di tích trên bản đồ tổng thể với tên gọi Tuol Kăm Nắp (Hầm vàng). Năm 1984, Viện khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với Bảo Tàng An Giang đã đào thám sát và tiến hành khai quật lộ thiên nền kiến trúc cổ này vào năm 1999.
Hai kiến trúc có mối quan hệ với nhau về mặt chức năng và niên đại. cả hai kiến trúc đều đƣợc xây dựng trên một tầng văn hóa cƣ trú chứ nhiều gốm sớm Óc Eo và cọc sàn nhà.
- Di tích Gò Cây Thị A: Qua khai quật toàn bộ kiến trúc xuất lộ với một bình đồ rộng 22m theo hƣớng Bắc-Nam. Di tích quay mặt về hƣớng đông, gồm 36 đƣờng tƣờng móng rạch, với nhiều cấu trúc bên trong. Tiền diện, chính diện, các ô ngăn lớn nhỏ. Bình đồ kiến trúc có dạng gần vuông, đƣợc chia thành hai phần chữ nhật: Phần chính điện ở phía tây dài 22m (Bắc - Nam), rộng 16,04m (Đông - Tây) và phần tiền điện ở phía đông dài 16,80m (Bắc - Nam), tiền điện xây cách chính điện 1,10m và đƣợc nối với chính điện bởi một sàn rộng 1,10m, dài 10,62m. Toàn bộ kiến trúc có tổng diện tích 488,88m2, đƣợc cấu tạo nhƣ sau: Toàn bộ cấu trúc di tích là khối kiến trúc đồ sộ, đƣợc xây dựng trên một khối lớp đá rất lớn (đƣờng kính từ 40-50cm), đặt trên lớp đất sét nền, bên trên là những tảng đá nhỏ hơn, lẫn với gạch xây gồm 11 lớp trên nền đá và trên toàn bộ mặt bằng kiến trúc. Phần gạch này gồm những bức tƣờng gạch bao quanh những ô ngăn (cách khoảng 1-1,2m), tấn đầy hỗn hợp gạch vỡ và xây thêm một lớp dày khoảng 0,6m tạo thành lớp trên. Ngoài những ô ngăn nhỏ nói trên, ở giữa phần nền chính diện có bốn ngăn lớn hình chữ nhật (dài 4m x rộng 2,8m), đƣợc tấn trên nền đá bên dƣới cho đến mặt bằng bên trên bằng nhiều lớp xà bần và gạch xây kế tiếp.
Di tích gò Cây Thị A thuộc loại kiến trúc cung đình mang tính chất tôn giáo. Nhìn chung, đặc điểm tính chất của kiến trúc cho thấy nhiều khả năng đây là một kiến
trúc dạng đền thờ Bà La Môn Giáo, còn mang đậm dấu ấn khuôn mẫu của loại kiến trúc Ấn Độ Giáo bên cạnh những nét đặc trƣng riêng mang tính bản địa. Niên đại kiến trúc đƣợc đoán định vào thế kỷ V đến thế kỷ VI sau công nguyên (Phụ lục 3, hình 1).
- Di tích Gò Cây Thị B: Nằm trong quần thể di tích Óc Eo- Ba Thê, ở vị trí 10013’39” vĩ Bắc 105009’49” kinh đông, là một gò đất thấp hình bầu dục, cao ở phía đông- đông nam, dốc ở phía tây- tây bắc, diện tích rộng trên 300m2, cao khoảng 1,50m so với mặt ruộng xung quanh và cách với Gò Cây Thị A 22m về phía bắc. Năm 1999, nền kiến trúc gò Cây Thị B đƣợc khai quật làm xuất lộ một tƣờng móng kiến trúc dài 16,70m theo hƣớng đông tây, rộng 11,65m theo hƣớng bắc nam. Mặt nền đƣợc phủ lớp đất dày trung bình từ 0,1-0,3m.
Trên bình đồ đã xác định đây là loại kiến trúc xây dựng bằng gạch- đá, cấu tạo gồm 2 vòng tƣờng xây bọc quanh 1 mặt nền hình chữ nhật đắp đất bằng đất cát. Trong đó, vòng tƣờng bên trên có dạng hình chữ nhật có cạnh bẻ góc, cân xứng giữa hai phần bắc và nam. Bên trong kiến trúc là một mặt nền, bằng phẳng đƣợc nền chặt bằng nhiều lớp đất màu sắc khác nhau. Bên ngoài kiến trúc có hành lang bằng gạch bọc quanh các phía bắc, nam và tây. Di tích gò Cây Thị B là một kiến trúc mộ táng, mang tính chất thờ phụng của cƣ dân Óc Eo đƣợc xây bằng gạch và đá (Phụ lục 3, hình 2).
Nhìn chung, cả hai nền gò Cây Thị A và B đều đƣợc xây dựng trên nền tảng cƣ trú có chứa nhiều gốm sớm Óc Eo và cọc sàn nhà, niên đại cách đây khoảng 2000 năm, thuộc loại kiến trúc cung đình mang tính tôn giáo (trƣớc đây một số tƣợng phật bằng đồng đã đƣợc tìm thấy quanh gò này). Ngày nay, gò Cây Thị là kiến trúc quan trọng nhất còn lại trên cánh đồng Óc Eo.
Với giá trị lịch sử, văn hóa mang ý nghĩa khoa học rất cao, Gò Cây Thị đƣợc Bộ Văn Hóa Thông tin xếp hạng là di tích khảo cổ cấp quốc gia theo quyết định số 39/2002/QĐ.BVHTT ngày 30/12/2002.
Nam Linh Sơn Tự: Di tích Nam Linh Sơn Tự ở phía nam chùa Linh Sơn, cách chùa 60m, trên sƣờn phía đông núi Ba Thê, có độ cao từ 10-16.5m so với đất ruộng chung quanh chân núi.
Di tích đƣợc đào thám sát vào năm 1993, 1994 với tên Nam Linh Sơn Tự và năm 1998, di tích đƣợc khai quật đã xuất lộ di tích kiến trúc và mộ táng. Khu vực di tích trƣớc đây đã đƣợc ngƣời Pháp khảo sát từ giữa đầu thế kỷ XX trong không gian thuộc phạm vi kiến trúc ở Linh Sơn Tự và khu vực xung quanh. Cuộc khai quật năm 1998 đã làm xuất lộ toàn bộ kiến trúc lớn xây bằng gạch và quy mô khá lớn, chia thành nhiều ngăn lớn nhỏ, có sân trong va những đƣờng cống thoát nƣớc, gồm một hoặc hai tầng, xây bằng gạch hoặc bằng đá. Dấu vết sâu nhất của đƣờng móng tiếp giáp với sinh thổ tìm thấy ở độ sâu 2m so với mặt gò.
Qua kết quả khai quật cho thấy kiến trúc có hai giai đoạn xây dựng và sử dụng. Giai đoạn sớm ở bên dƣới chỉ còn một số cấu trúc sụp đổ, đƣợc xây dựng bằng gạch có chất lƣợng tốt, kích thƣớc 30x15x7-8cm.
Trong tầng văn hóa sâu nhất ở phía bắc di tích phát hiện một chum cải táng bằng gốm thô, xƣơng gốm đen và áo gốm đen màu đỏ. Chum gốm có đƣờng kính 0,67m, cao 0,4m đƣợc đậy bằng một cái vung dạng tô lớn, trong chum có vài mảnh nhỏ chất hữu cơ, 5 hạt chuỗi nhỏ bằng vàng và một vài hạt chuỗi nhỏ bằng mã não. Ngang tầm vai bên ngoài chum có một hủ nhỏ làm bằng gốm, xƣơng mịn, màu đỏ.
Cuộc khai quật Nam Linh Sơn Tự năm 1999, đã làm xuất lộ toàn bộ phần chính của kiến trúc rộng 17.5m (Bắc - Nam), dài 22.5m (Đông - Tây). Cấu trúc của công
trình gồm 36 đƣờng tƣờng móng đá và gạch, chia bình đồ thành 22 cấu trúc lớn-nhỏ gồm nền, sân, hành lang, bậc thềm, cống nƣớc,…
Đây là kiến trúc rất đặc sắc, có đặc điểm của kiến trúc cung đình mang tính chất tôn giáo rất đặc sắc. Di tích Nam Linh Sơn Tự có nhiều giai đoạn phát triển, đƣợc xác định trong khung niên đại thế kỷ I-IX sau công nguyên (trong đó di tích mô vò phát hiện ở độ sâu 2m, có niên đại thế kỷ I sau Công nguyên;- Di tích kiến trúc gồm ít nhất hai giai đoạn xây dựng và sử dụng sớm muộn, với khung niên đại trong khoảng thế kỷ V đến thế kỷ IX sau công nguyên).
Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch đã xếp hạng Nam Linh Sơn Tự là Di tích khảo cổ theo quyết định số 39/2002/QĐ.BVHTT ngày 30/12/2002, và là một trong các di tích thuộc di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo- Ba Thê đƣợc Thủ tƣớng chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012 (Phụ lục 3, hình 5).
c) Di tích kiến trúc nghệ thuật
Chùa Linh Sơn tọa lạc tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn. Là một trong những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao. Chùa nằm trên khu đất cao, bên trong chùa là cả một kho huyền thoại, đó là Hai Bia Đá và Tƣợng Phật Bốn Tay, là hiện vật cổ. Theo các nhà khảo cổ thì hai Bia Đá và Tƣợng Phật Bốn Tay có niên đại khoảng từ thế kỷ II đến thế kỷ VI sau công nguyên. Hai Bia Đá khắc chữ cổ thuộc loại đá bùn, dày 0,2m, bia đƣợc viết theo dạng chữ Sanskrit có niên đại trên dƣới 2.000 năm thuộc về văn hóa Óc Eo.
Trải qua một thời gian dài, hai Bia Đá vẫn còn nguyên vẹn, một bia chữ bị bào mòn, còn bia kia chữ vẫn còn rõ ràng. Tƣợng Phật Bốn Tay ở đây cũng vậy, theo truyền thuyết do nhân dân phát hiện năm 1913 tại khu vực gần chợ Ba Thê, mang về đặt trên giữa hai Bia Đá rất khít khao, và từ đó ngƣời ta lập chùa thờ tƣợng với tên Linh Sơn Tự.
Hai Bia Đá và Tƣợng Phật Bốn Tay là tài sản vô giá trong kho tàng di sản lâu đời của dân tộc, đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo quyết định số 28/VH.QĐ ngày 18/1/1988. Đây cũng là cơ sở nền tảng để các nhà khảo cổ học tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, và khai quật nhiều địa điểm khác quanh phạm vi Trung tâm văn hóa Óc Eo xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn mà các nhà khảo cổ ngƣời Pháp - Louis Malleret đã phát hiện di chỉ Óc Eo từ năm 1942 (Phụ lục 3, hình 7).
Bên cạnh đó, huyện còn có một di tích cấp tỉnh đã đƣợc công nhận là Đình Vĩnh Phú. Đình đƣợc xây dựng bằng gỗ quý từ thời khai hoang, lập làng theo nguyện vọng của nhân dân địa phƣơng. Kiến trúc đình theo kiểu chữ tam, gồm một quần thể 3 nhà vuông, mỗi nhà có 4 cột cái, gọi là tứ trụ hay tứ tƣợng. Có diện tích mở rộng ra 4 phía bằng bộ kèo đâm và kèo quyết đều nhau, vuông vức để làm nơi thờ tự. Trƣớc đình có miễu thờ Ngũ Hành đƣợc xây dựng vào năm 1943. Ngày 13/3/1942, Đình đƣợc vua Bảo Đại phong sắc thần là: Tịnh Hậu Vực Bảo Trung Hƣng Trung Đẳng thần. Đây cũng đƣợc xem là kiểu kiến trúc của đình làng Việt Nam. Ngày 13/8/2004, Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang quyết định số 1568/QĐ.CTUB công nhận kiến trúc nghệ thuật đình Vĩnh Phú là di tích cấp tỉnh (Phụ lục 3, hình 6).