tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ đều đã được cám ơn
Hà N ội , ngày 20 tháng 12 năm 2014
Tác giả
Vũ Thị Hẹn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
V ới lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS,TS Nguyễn
V ăn Thọ, thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và
nghiên c ứu
Em xin c ảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Ký sinh trùng
- Khoa Thú y Học Vi ệ n N ô ng Ng h i ệp Vi ệ t N am đã giúp đỡ em trong
th ời gian học tập và làm thí nghiệm tại học viện
Tôi xin chân thành cám ơn gia đình bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi yên tâm học tập và hoàn thành công trình này
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriaticum (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2012) 3
2.1.1 Vị trí của Sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriticum trong hệ thống phân loại động vật 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo 3
2.1.3 Vòng đời 4
2.1.4 Bệnh lý, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích 6
2.1.5 Đặc điểm dịch tễ học 6
2.1.6 Chẩn đoán bệnh 7
2.1.7 Phòng trị bệnh 7
2.2 Tình hình nghiên cứu sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriaticum ở trong nước và trên toàn thế giới 8
2.2.1 Nghiên cứu trong nước 8
2.2.2 Nghiên cứu ở nước ngoài 8
2.3 Sán lá tuyến tụy Eurytrema pacreaticum 10
Trang 62.3.1 Vị trí của Sán lá tuyến tụy Eurytrema pacreaticum trong hệ thống phân
loại động vật 10
2.3.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo 10
2.3.3 Vòng đời 11
2.3.4 Đặc điểm dịch tể học 12
2.3.5 Đặc điểm bệnh lý học 13
2.3.6 Chẩn đoán bệnh 14
2.3.7 Phòng trị bệnh 14
2.4 Tình hình nghiên cứu sán lá tuyến tụy Eurytrema pancreaticum trong nước và trên thế giới 15
2.4.1 Nghiên cứu trong nước 15
2.4.2 Nghiên cứu trên thế giới 17
2.5 Thuốc tẩy và biện pháp phòng bệnh 18
PHẦN III: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Địa điểm nghiên cứu 21
3.1.1 Đặc điểm huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 21
3.2 Đối tượng nghiên cứu 22
3.3 Vật liệu nghiên cứu 22
3.4 Nội dung nghiên cứu 23
3.5 Phương pháp nghiên cứu 23
3.5.1 Tỷ lệ, cường độ nhiễm 23
3.5.2 Định loại Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum 25
3.5.3 Thu thập trứng sán Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum 25 3.5.4 Kiểm tra phân tìm trứng sán Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum 26
3.5.5 Kích thước của Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum gây bệnh cho bò ở Việt Nam 28
Trang 73.5.6 Sức sống của trứng Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema
pancreaticum trong các môi trường 28
3.7 Phương pháp tính toán số liệu 32
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1 Thành phần loài sán lá gan nhỏ 34
4.2 Thành phần loài sán lá tuyến tụy 34
4.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum ở bò qua xét nghiệm phân 36
4.4 Tình hình nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum qua mổ khám 38
4.5 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sán Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum 40
4.5.1 Kích thước của trứng Dicrocoelium dendriaticum 40
4.5.2 Kích thước của trứng Eurytrema pancreaticum 41
4.5.3 Sự phát triển của trứng 43
4.6 Sự phát triển của trứng D dendriaticum và Eurytrema pancreaticum trong bể Biogas 46
4.7 Hiệu lực của thuốc tẩy 51
4.8 Biện pháp phòng trừ 53
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Đề nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 8DANH MỤC BẢNG
4.1 Thành phân loài Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum
gây bệnh cho bò 36
4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum ở bò qua xét nghiệm phân 37
4.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán theo loài ở bò qua mổ khám 39
4.4 Kích thước của Dicrocoelium dendriaticum trưởng thành và trứng 41
4.5 Kích thước của Eurytrema pancreaticum trưởng thành và trứng 42
4.6 Sự phát triển của trứng D dendriaticum trong các môi trường 43
4.7 Sự phát triển của trứng Eurytrema pancreaticum trong các môi trường 45
4.8 Sự biến đổi của trứng D dendriaticum và Eurytrema pancreaticum trong bể Biogas 48
4.9 Kết quả xác định hiệu lực thuốc 52
Trang 9DANH MỤC HÌNH
2.1 Hình ảnh sán và trứng sán Dicrocoelium dendriaticum 3
2.2 Hình ảnh vòng đời D dendriticum 4
2.3 Hình ảnh về sán và trứng Eurytrema pancreaticum 11
2.4 Hình ảnh vòng đời sán lá tuyến tụy 12
2.5 Hình ảnh vật chủ trung gian của Eurytrema pancreaticum 13
3.1 Bản đồ hành chính Ninh Bình 22
3.2 Cấu trúc bể Biogas xây cố định 31
Trang 10D dendriaticum : Dicrocoelium dendriaticum
Trang 11PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát triển vượt bậc về số lượng cũng như chất lượng Trong đó nghành chăn nuôi bò thịt – bò sữa đóng vai trò rất quan trọng Tuy nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như giống, thức ăn, dịch bệnh Ngoài những bệnh truyền nhiễm phổ biến như: lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng đàn trâu, bò ở nước ta còn mắc phải các bệnh ký sinh trùng
Chính vì vậy, việc nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi đồng thời xây dựng các quy trình phòng chống bệnh tại từng địa phương là việc làm cần thiết nhằm nâng cao sức khỏe đàn gia súc và phát triển kinh tế, xã hội
Bệnh sán lá gan nhỏ và sán lá tuyến tụy là bệnh thường truyền lây giữa người và động vật, xảy ra ở thể mãn tính, ít gây chết, nhưng làm gia súc gầy
ốm, tiêu chảy kéo dài, giảm năng suất, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác Bệnh nặng gây tắc ống dẫn mật, viêm gan, xuất huyết các cơ quan mà ấu trùng
đi qua Như vậy, một phần dinh dưỡng từ thức ăn vào sẽ không được cơ thể hấp thu, mà bị ký sinh trùng cướp đi, làm giảm khả năng sinh trưởng của gia súc, cho năng suất thấp, chất lượng kém và tạo điều kiện cho bệnh truyền nhiễm phát sinh “Bệnh ký sinh trùng mở cửa cho bệnh truyền nhiễm”
Do nước ta là nước nhiệt đới gió mùa nên bệnh xảy ra quanh năm, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho ký chủ trung gian phát triển Mầm bệnh phát tán ra môi trường là nguy cơ lớn lây nhiễm cho người Người mắc bệnh sán lá gan, cơ thể suy nhược, sút cân, viêm gan, viêm túi mật…
Gần đây, bệnh sán lá gan trên người đã được phát hiện ở một số tỉnh thành trong cả nước Hiện nay ở nước ta đã phát hiện thấy có 45 tỉnh thành có người nhiễm sán lá gan Từ tháng 1 đến đầu tháng 6 năm 2009, số bệnh nhân được phát hiện và điều trị sán lá gan là 2.085 ca, tăng 70% so với các năm trước
Trang 12Trong đó số người nhiễm sán lá gan tập trung nhiều ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên như Quy Nhơn 1.258 ca, Bình Định 390 ca, Quảng Ngãi 200 ca, Gia Lai 82 ca…
Đối với bệnh sán lá tuyến tụy mặc dù hiện nay ở nước ta chưa phát hiện được ca nào trên người nhưng trên thế giới đã có người mắc
Vì vậy, việc xác định tình hình bệnh sán lá gan trên đàn trâu, bò để có biện pháp điều trị bệnh đạt kết quả cao là một yêu cầu cấp thiết.Xuất phát từ yêu cầu
thực tế của sản xuất chăn nuôi trâu, bò, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (Dicrocoelium Spp.), sán lá tuyến tụy (Eurytrema Spp.) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và biện pháp phòng trị ”
1.2 Mục đích của đề tài
- Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm trứng và sán trưởng thành trên bò
- Định danh sán lá gan nhỏ và sán lá tuyến tụy tìm được trên bò
- Xác định thành phần vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ và sán lá tuyến tụy
- Thử nghiệm dùng thuốc Han – Dertil B (1 viên có Triclabendazol 300mg và Albendazole 300mg; liều 12mg/kg TT) và Nitroxinil – 25% (liều 0,04 ml/kg TT) tẩy sán lá gan nhỏ và sán lá tuyến tụy ở bò
1.3 Ý nghĩa của đề tài
- Bổ sung cơ sở khoa học về một số đặc điểm sinh học của sán lá gan nhỏ và sán lá tuyến tụy ở Việt Nam
- Bổ sung cơ sở cho công tác chẩn đoán thông qua vật chủ trung gian
và công tác phòng trị bệnh
Trang 13PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriaticum (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2012) 2.1.1 Vị trí của Sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriticum trong hệ thống
phân loại động vật
Theo Skrjabin và cs (1977), Nguyễn Thị Lê và cs (1996), sán lá gan ký sinh và gây bệnh cho gia súc nhai lại được xếp trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành Plathelminthes Schneider, 1873
Phân ngành Platodes Leuckart, 1854
Lớp Trematoda Rudolphi, 1808
Bộ Plagiorchiida Skrjabin et Schulz, 1937
Họ Dicrocoeliidae Stiles et Hassall, 1898
Giống Dicrocoelium Linnaeus, 1758 Loài Dicrocoelium dendriaticum (Linnaeus, 1758)
2.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Trang 1415mm Tinh hoàn phân thùy yếu, nằm ở phần trước cơ thể, ngược lại tinh
hoàn của C Sinensis nằm ở phía sau cơ thể Giác bụng lớn hơn giác miệng,
đường kính 0,40 - 0,45mm Giác miệng có đường kính 0,30 - 0,40mm Túi sinh dục dài 0,50 - 0,60mm, thường nằm chéo cái nọ sau cái kia Buồng trứng hình tròn nằm giữa cơ thể, đường kính 0,25 - 0,35mm Tuyến noãn hoàng nằm hai bên, từ sau tinh hoàn đến giữa cơ thể
Trứng hình bầu dục, vỏ dày, màu nâu sẫm, có kích thước 0,045 - 0,053
x 0,022 - 0,033mm, trong trứng chứa Miracidium
2.1.3 Vòng đời
Sán thải trứng theo phân ra môi trường, một số loài ốc trên cạn ăn phải
và phát triển thành Sporocyst rồi thành Cercaria trong gan ốc Kiến ăn phải Cercaria vào cơ thể sẽ phát triển thành Metacercaria, mỗi kiến có thể nhiễm tới 300 Metacecaria Trâu, bò, dê, cừu và người ăn phải kiến có ấu trùng sẽ bị
nhiễm bệnh Khi vào đến ruột ấu trùng theo ống mật lên ký sinh trong ống dẫn mật của gan Từ khi ấu trùng xâm nhập vào vật chủ chính đến khi phát triển thành sán trưởng thành mất khoảng 1,5 - 2 tháng
Hình 2.2 Hình ảnh vòng đời D dendriticum
Trang 151 Trứng có phôi được thải ra ngoài môi trường thông qua phân
2 Vật chủ trung gian thứ nhất là ốc đất ăn phải trứng sán vào ruột và
phát triển thành Miracidia Các Miracidia di chuyển đến gan, nơi nó trở thành
Sporocysts Các Sporocysts sau đó di chuyển đến các tuyến tiêu hóa, nơi các
Sporocysts lần lượt sản xuất Cercariae, sau đó di chuyển đến buồng hô hấp
của ốc Ốc tạo thành một chất nhờn bao xung quanh các ký sinh trùng
3 Ốc thải ra các bọc chất nhờn bóng có chứa ấu trùng
4 Vật chủ trung gian thứ hai là kiến, ăn chất nhờn do ốc thải ra Kiến sẽ
ăn các nang chứa ấu trùng như vậy (có thể lên đến hàng trăm ấu trùng) Ký
sinh trùng vào ruột và đi theo chiều hướng của cơ thể Hầu hết Cercariae
đóng kén trong túi máu của kiến (haemocoel) và chuyển dạng thành
Metacercariae , nhưng chỉ có một Metacercariaeđi đến hạch dưới thực quản
(một chùm tế bào thần kinh nằm bên dưới thực quản) Khi màn đêm xuống, trời mát, kiến nhiễm ấu trùng bắt đầu tách khỏi các thành viên khác trong bầy
để bò lên ngọn cỏ Chúng ở tại đó cho đến khi không có không khí phù hợp nữa Sau đó, nó quay trở lại hoạt động bình thường như các thành viên khác trong bầy Nếu trời nóng hoặc dưới ánh sáng mặt trời, chúng sẽ chết Đêm này qua đêm khác, kiến lên xuống ngọn cỏ cho đến khi có động vật đến và ăn chúng, tùy thuộc từng loại vật chủ Sán trưởng thành sống bên trong động vật, sinh sản và tiếp tục chu kỳ
5 Sau khi vào ruột của vật chủ ấu trùng ở trong ruột non
6. Các Metacercarie di chuyển đến mật, nơi chúng phát triển thành sán
trưởng thành và đẻ trứng
7 Con người chỉ có thể bị lây nhiễm khi tình cờ nuốt phải con kiến bị nhiễm bệnh
Trang 162.1.4 Bệnh lý, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
Khi bệnh súc bị nhiễm nhẹ thì không gây hại cho thành ruột, nhu mô gan Khi bị nhiễm nặng, bệnh súc bị thiếu máu, vàng da, khi sán non cư trú gây vết loét ở mắt, da, não và phổi
D dendriaticum ký sinh trong ống dẫn mật, gây kích thích, ống dẫn mật
viêm, tăng sinh, xơ hóa Tổ chức gan tăng sinh, thoái hóa, xơ hóa, thoái hóa
mỡ, gan to có nhiều điểm trắng nhạt, có thể gây ung thư gan, gây rối loạn chức năng gan và chức năng tiêu hóa Ống tụy có thể bị dày, lách có khi sưng
và xơ hóa, bệnh súc già yếu và có thể mắc các bệnh kế phát khác
Có 54 loài ốc trên cạn là vật chủ trung gian thứ nhất, Cochlicopa spp
Ở Mỹ và khoảng 14 - 17 loài kiến Formica spp là vật chủ trung gian thứ hai của D dendriaticum
Đường truyền lây
Gia súc và người bị nhiễm bệnh là do ăn phải kiến có chứa Metacercaria Theo Nguyễn Văn Đề và cộng sự 2009 thì người bị nhiễm với
tỷ lệ 0,14% ( 1/721)
Trang 172.1.6 Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán lâm sàng
Căn cứ vào một số triệu chứng lâm sàng ở thể bệnh nặng; những vùng thường có lưu hành bệnh, có mật độ ký chủ trung gian cao cũng là một trong những căn cứ để xác định bệnh
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Lấy phân của gia súc kiểm tra bằng phương pháp dội rửa nhiều lần, rồi kiểm tra trên kính hiển vi để tìm trứng sán, nên lấy phân 2 - 3 ngày liền để kiểm tra
Sử dụng phản ứng ELISA để phát hiện kháng thể của D dendriaticum trong
máu, phương pháp này có thể phát hiện bệnh sớm hơn 28 ngày sau khi nhiễm
Phương pháp mổ khám
Mổ khám bệnh súc thu thập sán trưởng thành ở ống dẫn mật để xác định cường độ nhiễm và xác định thành phần loài sán ký sinh
2.1.7 Phòng trị bệnh
Điều trị
+ Điều trị cho con vật
Có một số thuốc có thể tẩy được D Dendriaticum, nhưng tốt hơn là:
- Prariquantel, liều 25mg/kg TT x 3lần / ngày
- Albendazole liều 15mg / kg TT/ ngày cho trâu, bò (Roberson, 1988b)
- Triclabendazole liều 300mg/ ngày x 6 ngày có tác dụng tốt hơn cho dê, cừu
+ Điều trị cho người
Có thể tẩy sán cho người bằng Albendazole, liều 600mg/kgTT x 3 lần/ngày x
3 ngày ( nguồn tài liệu của Đức)
- Triclabendazole, liều 300mg/kgTT/ngày x 6 ngày có tác dụng tốt cho người
Phòng bệnh
- Vệ sinh đồng cỏ, bãi chăn thả, diệt ốc, kiến ký chủ trung gian của D dendriaticum
Trang 18- Không để gia súc và người ăn phải kiến, đặc biệt là kiến chết rơi vào thức ăn khó nhìn thấy
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần phát hiện vật bệnh để điều trị
- Truyền thông, giáo dục sức khỏe cho nhân dân để phòng chống bệnh
2.2 Tình hình nghiên cứu sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriaticum ở
trong nước và trên toàn thế giới
2.2.1 Nghiên cứu trong nước
Hiện nay bệnh chưa được nghiên cứu tại Việt Nam
2.2.2 Nghiên cứu ở nước ngoài
Dicrocoelium dendriticum là một loài sán lá tương đối hiếm gặp, sán
lá thuộc họ Dicrocoelidae, gây tổn thương hệ gan mật trên người, với thống
kê số ca chưa đầy đủ thì con số bệnh nhân bị tổn thương gan và hệ đường mật trên toàn cầu chưa đến 1.000 (Jarisdh và cs., 2005); trái lại, trên gia súc như cừu, bò thì loài sán lá này gây tổn thương cũng khá phổ biến như sán lá gan
lớn Hậu quả cuối cùng của nhiễm sán lá Dicrocoelium dendriticum trên
người hiếm gặp xơ gan, nhưng động vật thì khá phổ biến
Dicrocoeliumdendriticum (Rudolphi, 1819) và Dicrocoelium hospes(Looss,
1907) được công nhận là loài sán lá tác động lên gan của động vật nuôi và
hoang dại một loài sán lá thứ 3 là Dicrocoelium orientalis được mô tả liên quan đến dê ở vùng Baikal (Liên xô cũ), sau đó đặt tên lại là Dicrocoelium
chinensis (Sudarikov và Ryjikov, 1951) Tang đã phân lập được một loài khác trên dê ở các quốc gia châu Á và dê ở châu Âu (1978)
Trên động vật, nhất là cừu, nhiễm ký sinh trùng này hay xảy ra, triệu chứng hay gặp là chán ăn, suy nhược và một số triệu chứng khác như gan to, thiếu máu, đau vùng bụng trên Sán gây bệnh và xuất hiện triệu chứng khi có
một lượng lớn sán trong người Nhiễm D dendriticum đã được báo cáo nhiều
nơi trên thế giới Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể có phát hiện được trứng
ký sinh trùng trong phân do hậu quả của việc ăn sống hoặc xử lý chưa chín
Trang 19các gan có nhiễm ấu trùng giai đoạn nhiễm Chẳng hạn, một nghiên cứu ở Saudi Arabia trên 208 bệnh nhân có trứng trong phân thì chỉ có 7 ca nhiễm trùng thật sự (El Sheikh và cs.,1990)
Sự lây truyền của ký sinh trùng đến vật chủ cuối cùng xảy ra, luôn do
ăn phải kiến nhiễm ấu trùng lẫn trong thức ăn Do vậy, nhiễm trùng ở người với ký sinh trùng này là rất hiếm và nhiễm trùng hầu như chỉ gặp ở trẻ em
Một nghiên cứu tại Đức, tìm thấy cường độ ấu trùng metacercariae
Dicrocoelium thuộc 76 loài kiến là Formica pratensis và 38 loài kiến là F
rufibarbis đóng vai trò như vật chủ trung gian thứ 2 (Schuster, 1991) Người
ta cho rằng vật chủ trung gian thứ nhất của ký sinh trùng này (Helicella obvia)
bị nhiễm thường là mùa thu của năm thứ hai của cuộc đời, khi đường kính vỏ
(shell) có kích thước trung bình Phần trăm ốc chứa Sporocysts cao nhất là vào mùa xuân (Schuster, 1993)
Praziquantel là thuốc điều trị đầu tay của nhiễm loại sán này Liều dùng 20mg/kg x 3 lần/ ngày trong 1 ngày duy nhất hoặc chia 2 ngày cho hiệu quả khỏi cao đến 96% (Drabick và cs., 1988; Eberman và cs 2005)
Một số thuốc khác có hiệu lực điều trị trên gia súc, song trên người cho kết quả chưa cao như Netobimin (liều 15mg/kg) hoặc Albendazole (liều dùng 400mg x 2 lần/ ngày) cũng chỉ cho hiệu quả khỏi chỉ 72-83%
Nhiễm Dicrocoleium dendriticum gọi là bệnh Dicrocoeliiasis ở người
thường có triệu chứng mơ hồ hoặc không, nhiều trường hợp bệnh nghi ngờ là khi hỏi là tiền sử có ăn gan của động vật bị nhiễm, trứng của sán ở trong gan chu du khắp cơ thể đến ruột Ca nhiễm thật sự ở người với loài sán này khi con người tình cờ hoặc cố ý ăn các con kiến mà không biết chúng bị nhiễm
Điều Trị
Praziquantel là thuốc điều trị đầu tay của nhiễm loại sán này Liều dùng 20mg/kg x 3 lần/ ngày trong 1 ngày duy nhất hoặc chia 2 ngày cho hiệu quả khỏi cao đến 96% (Drabick và cs., 1988; Eberman và cs 2005)
Trang 20Một số thuốc khác có hiệu lực điều trị trên gia súc, song trên người cho kết quả chưa cao như Netobimin (liều 15mg/kg) hoặc Albendazole (liều dùng 400mg x 2 lần/ ngày) cũng chỉ cho hiệu quả khỏi chỉ 72-83%
2.3 Sán lá tuyến tụy Eurytrema pacreaticum
2.3.1 Vị trí của Sán lá tuyến tụy Eurytrema pacreaticum trong hệ thống
phân loại động vật
Theo Skrjabin và cs (1977), Nguyễn Thị Lê và cs (1996), sán lá gan ký sinh và gây bệnh cho gia súc nhai lại được xếp trong hệ thống phân loại động vật như sau:
2.3.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Eurytrema pancreaticum: Có màu đỏ sáng, hình lá, cuối thân nhô
ra giống hình lưỡi Sán dài 13,5 – 18,5 mm, rộng 5,5 - 8,5 mm, có hai giác bám hình tròn: giác miệng lớn hơn giác bụng Hầu nhỏ, dài 0,3-0,4mm Thực quản ngắn Hai manh tràng hình ống xếp dọc hai bên thân Tinh hoàn hình bầu dục, có khi phân thùy, nằm hai bên mép sau của giác bụng Túi sinh dục hình bầu dục dài, nằm giữa nơi phân mánh của ruột với giác bụng Buồng trứng nhỏ hơn tinh hoàn nhiều lần, đôi khi co phân thùy ở sau giác bụng
Tử cung uốn cong xếp gần kín phần sau thân sán Tuyến noãn hoàng hình chùm ở hai bên thân và xếp phía sau tinh hoàn
Trang 21- Trứng màu nâu nhạt, không đối xứng Ở trứng già, bên trong đã hình
thành Miracidium Kích thước trứng: 0,045-0,052mm X 0,029 - 0,033mm
Hình 2.3 Hình ảnh về sán và trứng Eurytrema pancreaticum
2.3.3 Vòng đời
- Sán trưởng thành ký sinh ở tuyến tụy và thường xuyên đẻ trứng
Trứng theo phân ra ngoài đã hình thành Miracidium bên trong Trứng chịu
được nhiệt độ từ -20°C đến 50°C trong vài giờ Trong điều kiện khô
ráo, sau 5 ngày trứng bị chết Miracidium thoát khỏi vỏ trứng
ở trong ống tiêu hóa của ký chủ trung gian và chui sâu vào gan, tụy của ký chủ này Sau bốn tuần (kể từ khi xâm nhập vào ký chủ trung gian),
Miracidium biến thành Sporocyst I Sau 97 ngày cảm nhiễm, Sporocyst I biến thành Sporocyst II Sau 165 ngày, Sporocyst sinh ra 144 -218 Cercaria
Cercaria ra khỏi ký chủ trung gian bằng đường phổi dưới dạng những bọc có phủ chất nhầy Những bọc này bám trên cây cỏ Nếu ký
chủ cuối cùng nuốt phải, Cercaria vào ống tiêu hóa qua ống dẫn tụy xâm
nhập vào những ống của tuyến tụy và phát triển thành dạng trưởng thành Sán trưởng thành tiếp tục sống ở tuyến tụy và đẻ trứng Thời gian sống của sán trong ký chủ không quá 12 tháng
Trang 22Hình 2.4.Hình ảnh vòng đời sán lá tuyến tụy
2.3.4 Đặc điểm dịch tể học
Vật chủ cảm nhiễm
Sán ký sinh trong tuyến tụy, có khi ở gan, dạ múi khế của trâu, bò, dê, cừu, những động vật nhai lại khác và cả ở người
Trứng sán lá Eurytrema pancreaticum chịu được nhiệt độ từ - 20°C đến +
50°C trong vài giờ Trong điều kiện khô ráo sau 5 ngày trứng bị chết Trứng không bị chết bởi muối vô cơ và một số chất hữu cơ như Aceton, Glycerin, Phenol 5% Tỷ lệ nhiễm của bê 75%, bò 50%, cừu 75%, trâu bị nhiễm với tỷ
lệ cao hơn Tỷ lệ nhiễm bệnh gia súc tăng theo lứa tuổi
Trang 23Vật chủ trung gian
Eurytrema pacreaticum phát triển phải qua ký chủ trung gian Ký chủ
trung gian thứ nhất là những loài ốc trên cạn: Bradybaena similaris , Cathaierravida siboldiana, ốc nước ngọt Eulota lantzi, Mesodon thyroides Ký chủ trung gian thứ hai là côn trùng Conocephalus maculatus, C Percaulatus,
C Sinensis, châu chấu và dế
Hình 2.5 Hình ảnh vật chủ trung gian của Eurytrema pancreaticum
2.3.5 Đặc điểm bệnh lý học
Do sán bám làm ống tuyến tụy bị viêm, niêm mạc dày lên, tổ chức liên kết và cơ ống tuyến tụy phát triển, thẩm xuất bạch cầu ái toan và những loại tế bào khác, bạch cầu ái toan tăng Khi ấu trùng chui sâu vào những ống dẫn nhỏ, phát triển thành sán, gây tắc và viêm ống dẫn nhất là khi nhiễm nặng Những biến đổi bệnh lý không chỉ ở những ống dẫn tụy mà còn có ở tổ chức tụy và các đảo Langerhan Khi tắc ống dẫn dịch tụy thường rỉ qua thành làm rách vỡ tuyến Tuyến, đảo Langerhan có những biến đổi hoại tử do quá trình thoái hóa, tyến bị phá hủy còn do tác động gây viêm quá nặng của ống dẫn tụy, làm tổ chức bên cạnh bị teo Những biến đổi bệnh lý ở tất cả các bộ phận của tuyến, gây nên những rối loạn trong quá trình đồng hóa chất đạm, đường và mỡ, công năng tuyến tụy của vật bệnh giảm, dinh dưỡng kém, thiếu máu, gầy yếu
Triệu chứng
Bệnh súc thường ăn uống kém, thiếu máu, gầy yếu, tiêu chảy, phân có nhiều chất nhày, phù ở cổ, ở ngực, thân nhiệt giảm, mạch yếu, con vật suy nhược
Trang 242.3.6 Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán lâm sàng
Có thể dựa vào một số triệu chứng điển hình để xác định bệnh và làm
cơ sở cho các xét nghiệm
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Kiểm tra phân tìm trứng sán bằng phương pháp dội rủa nhiều lần
( Benedek), cần phân biệt với trứng sán lá D Crocoelium, nên lấy phân 2 - 3
ngày liền để kiểm tra
Có thể tẩy sán lá tuyến tụy trâu, bò bằng một số loại thuốc sau:
- Antimoin potatrat (C4 H4 S6.1/2H2 O) nồng độ 2% cho uống với liều: 10
- 20g/ gia súc lớn, 1- 2g/ gia súc nhỏ
- Praziquantel liều 20mg/kgTT, tẩy 2 ngày liền
- Albendazole, liều 7,5mg/kgTT cho cừu và 10mg/kgTT cho bò
Phòng bệnh
- Hiện nay quy trình phòng bệnh sán lá tuyến tụy trâu, bò chưa được nghiên cứu đầy đủ, nên thực hiện quy trình phòng bệnh tổng hợp như đối với các bệnh sán lá
Trang 25- Kiểm soát giết mổ để sử lý các cơ quan có sán ký sinh, sử lý chất thải ở lò mổ
- Vệ sinh môi trường, chuồng trại, ủ phân, chất thải để diệt trứng giun sán
- Tiêu diệt những ký chủ trung gian là ốc cạn và châu chấu
- Định kỳ tẩy sán cho gia súc 5 - 6 tháng/lần bằng các thuốc kể trên trong vùng có lưu hành bệnh
- Giáo dục sức khỏe cho nhân dân, ăn chín, uống nước sôi, không ăn châu chấu, dế
2.4 Tình hình nghiên cứu sán lá tuyến tụy Eurytrema pancreaticum trong
nước và trên thế giới
2.4.1 Nghiên cứu trong nước
* Nghiên cứu trên trâu, bò, dê
Loài sán lá Eurytrema pancreaticum thường ký sinh trong tuyến tụy, đôi
khi thấy ở tá tràng, gan, ống dẫn mật và dạ múi khế của động vật nhai lại Sán lá tuyến tụy được tìm thấy ở nhiều nước châu Á và Mỹ la tinh như
Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Brazil…Ở nước ta loài sán này gặp chủ yếu ở hầu khắp các vùng thuộc miền Bắc
Houdermer (1938) cho biết bò vùng Bắc bộ nhiễm Eurytrema
pancreaticum 29,40%
J Drozkz và Malcrewski (1971) đã tìm thấy Eurytrema pancreaticum ở
tất cả các vùng núi, trung du, đồng bằng của Bắc bộ và khu 4 cũ với tỷ lệ nhiễm chung là 75,00% ở bê và 50,00% ở bò trưởng thành, còn trâu thì chỉ gặp một trường hợp ở trâu trưởng thành
Tác giả Trịnh Văn Thịnh tổng hợp các tài liệu trước năm 1978 cho biết:
tỷ lệ nhiễm sán lá tuyến tụy ở bò dao động từ 26,50-83,00% và mức độ nhiễm phụ thuộc vào tuổi
Ở Nam trung bộ bò nhiễm sán lá tuyến tụy từ 0,55-25,0% tùy theo lứa tuổi
và sinh thái từng vùng Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi, thấp nhất là bê dưới 6 tháng tuổi (0,55%) và cao nhất là bò từ 25-60 tháng tuổi (Bùi Lập và cs, 1998)
Trang 26Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978) cho biết: ở gia súc nhai lại
nhiễm Eurytrema pancreaticum tăng theo lứa tuổi, dưới 1 tuổi nhiễm 26,50%,
từ 1-2 tuổi nhiễm 53,00% và > 2 tuổi nhiễm 64,00%
Về hình thái, theo Houdermer (1938) thì ở ống tụy dê, cừu kích thước của sán lá thường nhỏ hơn ở trâu, bò
Về vòng đời sán lá tuyến tụy, trước đây người ta cho rằng chỉ có một ký chủ
trung gian là ốc giống Bradybaena Gần đây, Joseph C và Borey (1994) xác định
ký chủ trung gian của Eurytrema pancreaticum gồm có hai loại: ký chủ trung gian
là ốc đất giống Bradybaena và ký chủ dự trữ là các loài châu chấu Hai loài ký chủ
này đều có thể phân bố khắp nơi, tuy nhiên chúng phát triển mạnh mẽ nhất về mùa xuân hè khi mà khí hậu ấm áp và giảm vào mùa đông
Tác giả P F Bash (1966) đã mô tả những tổn thương bệnh lý do sán lá
Eurytrema pancreaticum gây ra như sau: với số lượng sán ít có thể gây ra những tổn thương nhỏ nhưng thường thì có viêm rỉ cùng sự phá hủy cấu trúc ống dẫn tụy Trứng sán có thể lọt vào thành ống tụy gây viêm và tạo nên những hạt nhỏ ở trong
đó Các hạt này được giới hạn ở thành ống và không ảnh hưởng đến các nhu mô tuyến tụy Đôi khi thấy hiện tượng xơ hóa nghiêm trọng gây teo tuyến tụy
Cho đến nay có rất ít tác giả nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh Có thể dùng Antimoin patartrat (C4 H4 S6.1/2H2 O) nồng độ 2% cho gia súc uống để điều trị bệnh Tác giả Bùi Lập (1988) cho biết dùng thuốc tẩy Hephenotil ở liều 20,15 – 40g/100kg trọng lượng gia súc làm giảm khả năng sinh sản nhưng chưa tẩy sạch được ký sinh trùng, ở liều 41,2 g thì gia súc có thể bị ngộ độc
Theo Phan Lục (1995) thuốc tẩy Benzimidazole ở liều 9mg/kg thể trọng
có hiệu lực tẩy sán 100%
* Nghiên cứu trên người
Hiện nay có rất ít tài liệu công bố những công trình nghiên cứu về
Eurytrema pancreaticum gây bệnh trên người Việt Nam Các kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân người mắc bệnh là do ăn phải bọc ấu trùng
Cercaria bám vào các cây rau như rau muống, rau răm…ở trên cạn
Trang 27Những báo cáo gần nhất cho thấy có 3 trường hợp người mắc Eurytrema
pancreaticum đã được ghi lại Trường hợp đầu tiên là một phụ nữ Nhật Bản 70 tuổi bị chết vì ung thư dạ dày Khi khám nghiệm tử thi thấy có khoảng 15 sán tuyến tụy trưởng thành ký trong ống dẫn tụy (Ishii, 1983) Trường hợp thứ hai cũng là một người Nhật Bản, một nông dân 57 tuổi, tìm thấy 3 con sán tuyến tụy trong ống dẫn tụy (Takaoka,1983) Trường hợp thứ ba được ghi lại là một bé trai
4 tuổi bị nhiễm sán tuyễn tụy mà không biểu hiện triệu chứng (Saito, 1973)
2.4.2 Nghiên cứu trên thế giới
Sán tụy có một cơ thể dày và là 8-16 mm dài × 6 mm rộng ký sinh ở ống tụy và đôi khi thấy ở ống mật của cừu, lợn và gia súc ở Brazil và châu Á có ba
loài, Eurytrema pancreaticum, E coelomaticum, và E ovis Các vật chủ trung gian là ốc trên cạn (Bradybaena spp), và các ấu trùng được phát hành vào cỏ
và uống vào bụng châu chấu (Conocephalus spp) hoặc dế cây (Oecanthus spp) Sau khi động vật ăn phải một con châu chấu chứa Metacercaria vào
tá tràng và di chuyển đến các ống tụy, nơi chúng trưởng thành Thời gian sống
của E coelomaticum ở gia súc là 3-4 tháng
Không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng, vật sút cân khi nhiễm khuẩn nặng Trứng được thấy trong phân Nhiễm nhiều sán gây ra viêm tăng sinh của các ống tụy và làm tắc Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì tuyến tụy xơ, hoại tử, và tổn thương thoái hóa Nồng độ trong huyết tương tăng lên của γ-glutamyl transpeptidase và AST
Việc kiểm soát các vật chủ trung gian có thể là không thực tế Điều trị bằng Praziquantel (20 mg / kg, trong 2 ngày) hoặc albendazole (7,5 mg / kg cho cừu, 10 mg / kg cho gia súc) đã báo cáo là có hiệu quả
Eurytrema escuderoi , một loài mới của giống Eurytrema Looss, 1907 ở
gia súc Philippine và carabao
Eurytrema escuderoi từ các ống tụy của gia súc và carabao ở Philippines khác với tất cả các loài khác trong cùng giống, nó có giác miệng lớn hơn giác
Trang 28bụng Nó khác hình dạng cơ thể, hình dạng và phân bố của các nang vitelline, hình dạng của manh tràng, buồng trứng được chỉ hơi thùy, các tinh hoàn lớn hơn và
thống nhất thùy, hình dạng của các nang vitelline và hậu cực thon Eurytrema
pancreaticum và E coelomaticum cũng đã được thu hồi và được mô tả ngắn gọn
Eurytrema procyonis ban đầu được mô tả từ các mẫu ở ống tụy chính của một con gấu trúc ở Texas, Hoa Kỳ (Denton, 1942) Burrows và Lillis (1960) phát hiện trong các ống tụy của hai con mèo ở New Jersey, Hoa Kỳ Loài này xuất hiện từ miền đông Hoa Kỳ.Trong một cuộc khảo sát của 290 con mèo từ St Louis, Missouri, Hoa Kỳ, 31 đã được tìm thấy bị nhiễm ký sinh trùng này (Fox
et al, 1981.).Một cuộc khảo sát của 36 con mèo trong vòng bán kính 250 dặm của Fort Knox, Kentucky, Hoa Kỳ, đã tiết lộ tổng hợp của 5 con mèo có sán tụy (Sheldon, 1966) Sán này là 1,7-2,5 mm chiều dài, và 0,73-1,3 mm rộng ở giữa
cơ thể.Có một giác bụng ở một phần tư chiều dài cơ thể về phía cuối phía sau,
và các tinh hoàn lớn,Những quả trứng 45-53 microns dài 29-36 microns rộng Vòng đời của sán lá này được mô tả không đầy đủ Mèo bị nhiễm có thể teo
tuyến tụy và xơ hóa; (Anderson et al., 1987)các bệnh viêm tuyến tụy có thể dẫn đến các dấu hiệu lâm sàng.Các ống tụy trở nên dầy, và các ống chính có thể được mở rộng khi nhiễm nhiều sán.Mèo bị nhiễm bệnh giảm các protein và hàm lượng cacbonat của dịch tụy(Fox et al., 1981).
2.5 Thuốc tẩy và biện pháp phòng bệnh
Cơ sở khoa học của các biện pháp phòng trừ bệnh do Dicrocoelium
dendriaticum và Eurytrema pancreaticum là học thuyết phòng trừ tổng hợp
của K.I.Skjrabin Đồng thời căn cứ vào các đặc điểm sinh học, dịch tễ học của
Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum nhằm thực hiện tốt hai khâu: tẩy trừ sán trong cơ thể trâu, bò, dê và người và thực hiện các biện pháp diệt trừ căn bệnh ở môi trường ngoại cảnh (Trịnh Văn Thịnh, 1971; Phạm Văn Khuê, 1976, 1996 )
Trang 29Hiện nay một số thuốc đang dùng phổ biến để điều trị giun sán nói chung bao gồm:20
+ Triclabendazole (tên thương mại là Fasinex, trên người tên thương mại
là Etagen)
Triclabendazole là thuốc bột màu trắng, không tan trong nước
Thuốc biến đổi chủ yếu ở tế bào gan, dưới dạng kết hợp với axit mật
sulphoric Trong huyết tương thuốc tồn tại ở hai dạng tự do và biến đổi ( Bùi Thị Tho, 2003)
Liều dùng: Trâu, bò: 12mg/kg thể trọng
Dê, cừu: 10m/kg thể trọng
+ Praziquantel (tên thương mại là DRONCIT): là thuốc chống ký sinh trùng được ứng dụng tẩy trừ giun, sán ở gia súc ở Úc, ở các nước Tây Âu từ những năm 1970 Trong cơ thể người và gia súc, praziquantel được hấp thu và chuyển hóa nhanh ở gan
Liều dùng: Trâu, bò: 30mg/kg thể trọng
- Phòng bệnh:
Để phòng người và động vật nuôi không bị nhiễm các bệnh do sán lá cần thực hiện tốt các khâu sau:
Quản lý chặt chẽ phân lợn và phân người, tập trung và ủ theo phương pháp
ủ sinh học hiếu khí phân trâu, bò để diệt trứng Dicrocoelium dendriticum và
Trang 30Eurytrema pancreaticum
Ủ sinh học là biện pháp sinh học nhằm phân hủy phân động vật và các chất hữu cơ khác trong phân trong thời gian ngắn sử dụng các loại vi sinh vật hiếu khí, nước và ôxi để phân hủy các chất và tạo ra các sản phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng dạng mùn, phân bón hoặc chất điều hòa đất
Để tiến hành phương pháp cần phải phối trộn các thành phần để tạo ra tỷ lệ C:N (các bon và nitơ) theo một tỷ lệ nhất định Tỷ lệ này yêu cầu nằm trong khoảng 15:1 và 40:1 để đảm bảo cho việc ủ sinh học được tốt nhất
Nguồn các bon thường là chất độn chuồng, phoi bào, rơm hoặc bất cứ loại rau khô nào Thành phần nitơ có thể từ phân, thức ăn thừa trong phân, rác Phục vụ cho quá trình phân hủy hiếu khí, ôxy rất cần thiêt cho quá trình sinh trưởng vì vậy cần một số các thành phần khác đưa vào trong đống ủ, các chất đó được gọi là chất độn (Bulking material)
Các nguyên liệu có bề mặt rộng có thể giữ không khí bên trong đống ủ Nguồn các bon như trấu, vỏ bào, phoi bào, gỗ vụn là những nguyên liệu phù hợp.Nước cũng rất cần để đưa vào nhằm duy trì hoạt động của vi khuẩn và hỗn hợp cần
có độ ẩm và độ xốp
Đảo phân: có nghĩa là trộn đều các thành phần trong đống ủ, thêm nước vào đủ sau đó làm lại đống ủ Bước này nhằm đưa thêm nước và ôxy vào để tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục quá trình phân giải các thành phần có trong đống ủ Hệ thống này được gọi là quy trình hai bước
Bên cạnh khâu ủ sinh học diệt trứng Dicrocoelium dendriticum và
Eurytrema pancreaticum cần phải tiến hành các khâu:
Tích cực diệt ốc ký chủ trung gian
Tuyên truyền vận động nhân dân xóa bỏ tập quản ăn rau sống
Rau sử dụng cho gia súc phải cắt cách mặt nước 1-2cm và phơi tái trước khi cho gia súc ăn
Trang 31PHẦN III: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm thu thập mẫu: Trang trại và hộ gia đình nuôi bò thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm ký sinh trùng của khoa Thú y – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
3.1.1 Đặc điểm huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
Nho Quan là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình, phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp Tam Điệp, phía Đông giáp huyện Gia Viễn, phía Tây giáp tỉnh Thanh Hóa Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 1.429.597 ha Huyện có 1 thị trấn và 26 xã đều được nhà nước công nhận là
xã, thị trấn miền núi trong đó có 3 xã vùng cao là Kỳ Phú, Phú Long và Cúc Phương Đất đai Nho Quan được chia thành 3 vùng khá rõ là: vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng chiêm trũng, mỗi vùng đất đều có thế mạnh về chăn nuôi và trồng trọt
Kình tế GDP (tính theo trị giá cố định năm 1994) bình quân đầu người đạt trên 1,5 triệu đồng/người/năm Tốc độ tăng trưởng trên 9%/năm Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 71,42%, công nghiệp, xây dựng chiếm 8%, dịch
Trang 32huyện kết hợp cả hai hình thức là quy mô trang trại và chăn thả tự do ở ven sườn đồi, ven đê
Đàn gia súc phát triển tốt, ít dịch bệnh, công tác phòng trừ tốt, đội ngũ thú y phát triển Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số vấn đề cần quan tâm như cơ
sở vật chất cho thú y còn nghèo nàn, tỷ lệ tiêm phòng còn thấp
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Ninh Bình 3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Bò các lứa tuổi nuôi tại nông hộ ở một số xã (Lạng Phong, Đồng Phong,
Kỳ Phú, Văn Phong) của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
- Sán lá gan nhỏ và sán lá tuyến tụy ở bò
3.3 Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu phân của bò, bê
- Mẫu gan, tụy lấy từ bò, bê tại địa điểm nghiên cứu
- Mẫu ốc, kiến thu thập được tại địa điểm nghiên cứu
Trang 33- Hóa chất, trang thiết bị tại phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác xử
lý, xét nghiệm mẫu
- Thuốc là Han – Dertil B (1 viên có Triclabendazol 300mg và Albendazole 300mg; liều 12mg/kg TT) và Nitroxinil – 25% (liều 0,04 ml/kg TT)
3.4 Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài sán lá gan nhỏ gây bệnh ở bò
- Xác định thành phần loài sán lá tuyến tụy gây bệnh ở bò
- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ ở bò
- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá tuyến tụy ở bò
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sán lá gan nhỏ và sán lá tuyển tụy ở bò
- Nghiên cứu sức sống của trứng sán lá gan nhỏ và sán lá tuyến tụy giữ trong bế biogas
- Thử nghiệm thuốc điều trị
3.5 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu thực địa
Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản và phương pháp lấy mẫu phân tầng
Sử dụng các phương pháp xét nghiệm đang được áp dụng tại các phòng thí nghiệm ký sinh trùng ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trang 34Do đặc tính ký sinh của sán lá gan nhỏ và sán lá tuyến tụy của gia súc, chúng tôi mổ khám bò tìm sán ở gan, mật và tuyến tụy
- Gan: mổ gan dọc theo đường ống dẫn mật tìm sán có hình lá đặt lên đĩa petri với nước muối 0,9% Gan được cắt thành miếng nhỏ đem ngâm trong dung dịch nước muối 0,9% trong khoảng 10 phút, sau đó bóp nát lọc đến khi nước trong tìm sán lá
- Mật: mổ mật, lấy dịch mật rửa sa lắng vài lần lọc lấy cặn soi trên kính hiển vi tìm trứng sán
- Tụy: mổ dọc ống tụy tìm sán
Thu lượm sán trưởng thành bảo quản trong cồn 70º Lọ bảo quản phải ghi chép rõ ràng chi tiết: loài gia súc, tính biệt, độ tuổi, địa điểm thu lượm, ghi
chép biến đổi giải phẫu bệnh lý nếu có
Đánh giá cường độ nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema
pancreaticum theo trị số Min (nhỏ nhất) và Max (lớn nhất) Trong đó:
+ Min: là số sán ít nhất trên một gia súc mổ khám
+ Max: là số sán nhiều nhất trên một gia súc mổ khám
- Tìm trứng của Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum bằng
phương pháp gạn rửa sa lắng
- Đánh giá cường độ nhiễm trứng Dicrocoelium dendriaticum và
Eurytrema pancreaticum trong phân bằng phương pháp định tính theo quy định như sau:
+ Nhiễm nhẹ: có 1 trứng trên một vi trường kính hiển vi, ký hiệu bằng dấu (+) + Nhiễm trung bình: có 2-3 trứng trên một vi trường kính hiển vi, ký hiệu bằng dấu (++)
+ Nhiễm nặng: có ≥ 4 trứng trên một vi trường kính hiển vi, ký hiệu bằng dấu (+++)
Trang 353.5.2 Định loại Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum
Ph ương pháp làm tiêu bản định loại sán
- Chuẩn bị dung dịch thuốc nhuộm carmine- axit Clohidric (HCl): lấy 5 gam carmine nghiền nhỏ cho vào bình tam giác chứa 5ml HCl và 5ml nước cất, để yên sau 1 giờ, cho thêm 200ml cồn 90º, lắc đều, đậy nút bông, đun cách thủy cho tới khi carmine tan hết,để một ngày sau lọc Dung dịch để sau 1 tuần mới dùng
- Nhuộm mẫu trong carmine axit: tùy thuộc vào độ lớn của mẫu mà thời gian mẫu để trong dung dịch nhuộm có thể từ 5 phút đến 1 giờ Người ta dùng cồn axit (100ml cồn 80º, thêm vào 2-3 giọt HCl) để tẩy màu carmine và làm
rõ cấu tạo chi tiết trong 1- 10 phút tùy thuộc vào kích thước mẫu Sau đó rút nước trong cồn ở các nồng độ khác nhau: 80º, 90º, 100º, thời gian trong mỗi loại cồn 5-7 phút, mẫu có kích thước lớn thường để trong dung dịch lâu hơn Sau đó làm trong mãu bằng dung dịch xylen và cồn 100º theo tỷ lệ 1:1 trong thời gian từ 1-2 phút Cuối cùng lên tiêu bản bằng cách nhỏ lên tiêu bản bằng ách nhỏ lên lam kính 1 giọt bom Canada, đặt mẫu ngay ngắn , nhỏ tiếp một giọt bom lên trên rồi đậy lamen lại, Để tiêu bản ở vị trí nằm cho tới khi bom khô thì tiêu bản đã đảm bảo hoàn toàn
Ph ương pháp định loại sán
Dựa vào hình thái cấu tạo qua tiêu bản nhuộm Carmine: đo kích thước, so sánh với khóa phân loại của các tác giả Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê 1977 Từ đó kết luận loài sán phát hiện được tại địa điểm
nghiên cứu
3.5.3 Thu thập trứng sán Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema
pancreaticum
- Mổ tử cung sán trưởng thành:
Sán trưởng thành thu thập từ gan, ống dẫn mật (Dicrocoelium
dendriaticum ), tuyến tụy (Eurytrema pancreaticum) của trâu, bò, là những sán
Trang 36có kích thước lớn, vùng tử cung rộng, rõ, chứa nhiều trứng Rửa sạch sán trong nước cất, dùng kéo tiểu phẫu, kim giải phẫu mổ tử cung sán Chỉ thu thập phần cuối tử cung sán bằng cách dùng kéo tiểu phẫu cắt ngang phần thân sán ở phía trước và phía sau giác bụng 4mm Dùng kim giải phẫu phá vỡ tử cung sán trong đĩa petri có chứa nước cất Trứng sán được cho qua lưới lọc, làm sạch bằng phương pháp gạn rửa sa lắng , đếm và nuôi trứng trong các môi trường
- Thu thập trứng sán từ chất chứa trong dịch mật trâu, bò nhiễm sán Gạn rửa sa lắng chất chứa trong dịch mật trâu bò
- Phương pháp đếm trứng Eurytrema pancreaticum bằng buồng đếm tự
tạo:
Trứng sau khi được thu thập đem pha loãng ở mật độ thích hợp Dùng một phiến kính sạch, hai công tơ hút sạch (một dùng để hút dung dịch có chứa trứng, một dùng để hút nước cất) Lấy một vài giọt dung dịch chứa trứng bằng công tơ hút đưa lên phiến kính, đếm toàn bộ số trứng có trong các giọt dung dịch đó Sau đó dùng công tơ hút thứ hai hút nước cất rửa các giọt dung dịch chứa trứng đã được đếm vào hộp lồng Tiếp tục hút dung dịch chứa trứng và đếm Cứ tiến hành như vậy đến khi đếm được số lượng trứng cần thiết
3.5.4 Kiểm tra phân tìm trứng sán Dicrocoelium dendriaticum và
Eurytrema pancreaticum
- Lấy mẫu phân theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.Phân bò lấy để dùng làm xét nghiệm phải đảm bảo chính xác đúng con vật để chẩn đoán, phân xét nghiệm phải còn mới, còn tươi và có lý do rõ ràng Để lấy phân xét nghiệm chúng tôi đến tận các gia đình nuôi trâu và các lò mổ vào sáng sớm, lấy trực tiếp ngay tại chuồng nuôi nhốt Lấy mẫu phân còn tươi, mới theo cách ngẫu nhiên của các con bò nghi nhiễm sán lá gan lớn thuộc mọi lứa tuổi
đã nêu trên
Trang 37Cách tiến hành: Mỗi mẫu phân lấy khoảng 10 – 15g được cho vào túi nilon sạch, bên ngoài mỗi túi được ghi chép đầy đủ thông tin về chủ gia súc, địa chỉ, lứa tuổi, khối lượng, tính biệt Tất cả những thông tin trên đều được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi, do chưa được xét nghiệm ngay nên mẫu phân được bảo quản bằng cách cho vài giọt Formalin 1% để trong tủ lạnh dưới 100C
- Xét nghiệm phân tìm trứng sán lá gan nhỏ bằng phương pháp dội rửa nhiều lần
- Xét nghiệm phân tìm trứng sán lá tuyến tụy bằng phương pháp dội rửa nhiều lần
Phương pháp gạn rửa sa lắng
Lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng của trứng sán với nước sạch để phân ly trứng ra khỏi dung dịch phân Trứng sán lá có trọng lượng riêng lớn hơn nước
nên chìm xuống dưới
Lấy 5-10 gram phân của gia súc cần chẩn đoán cho vào cốc sạch Đổ vào cốc một ít nước sạch dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân sau đó thêm lượng nước gấp khoảng 10 lần lượng phân Lọc dung dịch qua lưới sắt vào cốc sạch
to hơn, cặn bỏ đi Đổ thêm nước sạch cho đầy cốc, khuấy đều, để yên tĩnh khoảng 4-5 phút, cẩn thận lọc lấy cặn gạn bỏ phần nước trong ở trên đi, cứ làm như thế cho đến khi nước phía trên trong và cặn ở đáy cốc còn ít, thì gạn bỏ phần nước trong phía trên đi lấy cặn đáy cho vào đĩa petri hoặc đĩa kính đồng
hồ, quan sát dưới kính hiển vi để tìm trứng sán
- Chẩn đoán phân biệt trứng sán lá gan nhỏ và sán lá tuyến tụy dựa vào đặc điểm hình thái và màu sắc của trứng
- Cường độ nhiễm trứng được xác định bằng phương pháp Mc.Master
Phương pháp đếm trứng Mc Master
Cho 3 gam phân vào bình thủy tinh, hoặc lọ nhựa Cho nước sạch đến vạch 45ml, dùng đũa thủy tinh hay viên bi trộn đều lọc qua lưới lọc có kích cỡ