Thuốc tẩy và biện pháp phòng bệnh

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị (Trang 28)

Cơ sở khoa học của các biện pháp phòng trừ bệnh do Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum là học thuyết phòng trừ tổng hợp

của K.I.Skjrabin. Đồng thời căn cứ vào các đặc điểm sinh học, dịch tễ học của

Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum nhằm thực hiện tốt

hai khâu: tẩy trừ sán trong cơ thể trâu, bò, dê và người và thực hiện các biện pháp diệt trừ căn bệnh ở môi trường ngoại cảnh. (Trịnh Văn Thịnh, 1971; Phạm Văn Khuê, 1976, 1996 ).

- Điều trị bệnh:

Sử dụng các loại thuốc để tẩy trừ sán cho người và trâu, bò, dê. Cần xây dựng lịch tẩy trừ thích hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng có bệnh. Nên sử dụng các loại thuốc có phổ tác dụng rộng với nhiều loại giun sán. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng kỹ thuật nhằm tránh mầm bệnh kháng thuốc (Phạm Khắc Hiếu và cộng sự, 1996; Loosson, 1999).

Hiện nay một số thuốc đang dùng phổ biến để điều trị giun sán nói chung bao gồm:20

+ Triclabendazole (tên thương mại là Fasinex, trên người tên thương mại là Etagen).

Triclabendazole là thuốc bột màu trắng, không tan trong nước. Thuốc biến đổi chủ yếu ở tế bào gan, dưới dạng kết hợp với axit mật sulphoric. Trong huyết tương thuốc tồn tại ở hai dạng tự do và biến đổi ( Bùi Thị Tho, 2003).

Liều dùng: Trâu, bò: 12mg/kg thể trọng Dê, cừu: 10m/kg thể trọng

+ Praziquantel (tên thương mại là DRONCIT): là thuốc chống ký sinh trùng được ứng dụng tẩy trừ giun, sán ở gia súc ở Úc, ở các nước Tây Âu từ những năm 1970. Trong cơ thể người và gia súc, praziquantel được hấp thu và chuyển hóa nhanh ở gan.

Liều dùng: Trâu, bò: 30mg/kg thể trọng - Phòng bệnh:

Để phòng người và động vật nuôi không bị nhiễm các bệnh do sán lá cần thực hiện tốt các khâu sau:

Quản lý chặt chẽ phân lợn và phân người, tập trung và ủ theo phương pháp ủ sinh học hiếu khí phân trâu, bò để diệt trứng Dicrocoelium dendriticum và

Eurytrema pancreaticum.

Ủ sinh học là biện pháp sinh học nhằm phân hủy phân động vật và các chất hữu cơ khác trong phân trong thời gian ngắn sử dụng các loại vi sinh vật hiếu khí, nước và ôxi để phân hủy các chất và tạo ra các sản phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng dạng mùn, phân bón hoặc chất điều hòa đất.

Để tiến hành phương pháp cần phải phối trộn các thành phần để tạo ra tỷ lệ C:N (các bon và nitơ) theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này yêu cầu nằm trong khoảng 15:1 và 40:1 để đảm bảo cho việc ủ sinh học được tốt nhất.

Nguồn các bon thường là chất độn chuồng, phoi bào, rơm hoặc bất cứ loại rau khô nào. Thành phần nitơ có thể từ phân, thức ăn thừa trong phân, rác.

Phục vụ cho quá trình phân hủy hiếu khí, ôxy rất cần thiêt cho quá trình sinh trưởng vì vậy cần một số các thành phần khác đưa vào trong đống ủ, các chất đó được gọi là chất độn (Bulking material).

Các nguyên liệu có bề mặt rộng có thể giữ không khí bên trong đống ủ. Nguồn các bon như trấu, vỏ bào, phoi bào, gỗ vụn...là những nguyên liệu phù hợp.Nước cũng rất cần để đưa vào nhằm duy trì hoạt động của vi khuẩn và hỗn hợp cần có độ ẩm và độ xốp.

Đảo phân: có nghĩa là trộn đều các thành phần trong đống ủ, thêm nước vào đủ sau đó làm lại đống ủ. Bước này nhằm đưa thêm nước và ôxy vào để tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục quá trình phân giải các thành phần có trong đống ủ. Hệ thống này được gọi là quy trình hai bước.

Bên cạnh khâu ủ sinh học diệt trứng Dicrocoelium dendriticum và Eurytrema pancreaticum cần phải tiến hành các khâu:

Tích cực diệt ốc ký chủ trung gian.

Tuyên truyền vận động nhân dân xóa bỏ tập quản ăn rau sống.

Rau sử dụng cho gia súc phải cắt cách mặt nước 1-2cm và phơi tái trước khi cho gia súc ăn.

PHẦN III: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)