Sự phát triển của trứng D.dendriaticum trong các môi trường

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị (Trang 53)

cảnh. Trứng sán rất nhậy cảm với điều kiện khô hạn và tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Ở trong phân khô, phôi ngừng phát triển, trứng bị chết sau 8 - 9 ngày. Trong điều kiện khô hạn, vỏ trứng bị nhăn nheo, biến đổi hình dạng,

Miracidium bị chết trong vỏ trứng sau 1 - 1,5 ngày. Ở môi trường ẩm ướt, trứng

có khả năng sống khá lâu, trong phân hơi ẩm, trứng tồn tại đến 8 tháng. Dưới ánh nắng chiếu trực tiếp, trứng chết nhanh. Phôi bị chết sau 2 ngày ở nhiệt độ thấp từ -50C →- 150C. Nhiệt độ 10 – 200C, trứng ngừng phát triển. Nhiệt độ 40 – 500C, phôi chết sau vài phút (Phạm Văn Khuê và cs, 1996).

Để kiểm tra sự phát triển của trứng D. dendriaticum trong môi trường có độ pH khác nhau, chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi cấy trong các môi trường có độ pH khác nhau là 4,5; 6,8; 8,0 và 9,0. Ở mỗi độ pH nuôi 100 trứng gồm cả những trứng đã hình thành Miracidium và những trứng chỉ chứa phôi bào. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Sự phát triển của trứng D. dendriaticum trong các môi trường Môi Môi trường nuôi Nhiệt độ (0C) pH Số ngày ngâm trứng Hình thái Màu sắc Phôi thai Min Max DD axit axetic 25 36 4,5 - Hơi

méo Nâu nhạt Mờ đi DD axit axetic 25 36 6,5 19/54 Bình thường Nâu sẫm Bình thường DD NaOH 25 36 8,0 5/60 Hơi

méo Nâu nhạt Mờ đi DD NaOH

25 36 9,0 - Méo

Qua bảng 4.6 chúng tôi thấy, những trứng D. Dendriaticum ở pH = 4,5 (môi trường axit axetic) và pH = 8,0 (môi trường NaOH) hình thái có sự thay đổi, màu sắc nhạt dần, không nhìn rõ phôi thai nữa. Ở pH = 9,0 hình thái thay đổi rõ ràng hơn,màu sắc nhạt hẳn, không nhìn thấy phôi thai nữa. Ở pH = 6,5 ( môi trường axit axetic) hình thái không thay đổi vẫn có mầu nâu sẫm, hình thái phôi thai bình thường. Như vậy, trứng của D. dendriaticum có khả năng

phát triển được ở môi trường có độ pH là 6,5 và pH giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của trứng các loài sán lá nói chung và trứng của D. dendriaticum nói riêng.

Nguyễn Đăng Khải, 1975 đã nhận xét: “pH là một yếu tố giới hạn quan trọng với sinh vật. Trong môi trường nước, pH có vai trò điều hòa hô hấp và hệ men của cơ thể sinh vật. Trong nước, khi pH giảm thấp sẽ làm nghèo chất sinh dưỡng của môi trường, khả năng sán xuất của sinh vật sẽ giảm đi rõ rệt” .

So sánh kết quả này với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ khi nghiên cứu về sự phát triển của trứng Fasciolopsis buski thấy: trứng của F. buski có tỷ lệ hình thành Miracidium rất cao. Cụ thể là 92,00% số trứng hình thành

Miracidium khi nuôi trong môi trường pH = 7,2 (môi trường nước máy), 70,80%

và 12,00% số trứng hình thành Miracidium ở pH tương ứng là 6,5 và 8,0.

Theo chúng tôi, sở dĩ tỷ lệ trứng D. dendriaticum có tỷ lệ nở thấp hơn

so với trứng các loại sán lá khác trong các điều kiện gần tương tự nhau là do đặc điểm sinh học của D. dendriaticum. Có nghĩa là trứng của D. dendriaticum sau khi theo phân ra ngoài bên trong trứng đã hình thành Miracidium. Bên

cạnh đó khi mổ tử cung để thu trứng của D. dendriaticum chúng tôi cũng thấy một số lượng lớn trứng đã hình thành Miracidium. Như vậy, có thể điều

kiện thích hợp nhất cho trứng D. dendriaticum hình thành Miracidium là

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị (Trang 53)