Tình hình nghiên cứu sán lá tuyến tụy Eurytrema pancreaticum trong

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị (Trang 25)

2.4.1. Nghiên cứu trong nước

* Nghiên cứu trên trâu, bò, dê

Loài sán lá Eurytrema pancreaticum thường ký sinh trong tuyến tụy, đôi khi thấy ở tá tràng, gan, ống dẫn mật và dạ múi khế của động vật nhai lại.

Sán lá tuyến tụy được tìm thấy ở nhiều nước châu Á và Mỹ la tinh như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Brazil…Ở nước ta loài sán này gặp chủ yếu ở hầu khắp các vùng thuộc miền Bắc.

Houdermer (1938) cho biết bò vùng Bắc bộ nhiễm Eurytrema pancreaticum 29,40% .

J. Drozkz và Malcrewski (1971) đã tìm thấy Eurytrema pancreaticum ở tất cả các vùng núi, trung du, đồng bằng của Bắc bộ và khu 4 cũ với tỷ lệ nhiễm chung là 75,00% ở bê và 50,00% ở bò trưởng thành, còn trâu thì chỉ gặp một trường hợp ở trâu trưởng thành .

Tác giả Trịnh Văn Thịnh tổng hợp các tài liệu trước năm 1978 cho biết: tỷ lệ nhiễm sán lá tuyến tụy ở bò dao động từ 26,50-83,00% và mức độ nhiễm phụ thuộc vào tuổi.

Ở Nam trung bộ bò nhiễm sán lá tuyến tụy từ 0,55-25,0% tùy theo lứa tuổi và sinh thái từng vùng. Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi, thấp nhất là bê dưới 6 tháng tuổi (0,55%) và cao nhất là bò từ 25-60 tháng tuổi (Bùi Lập và cs, 1998) .

Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978) cho biết: ở gia súc nhai lại nhiễm Eurytrema pancreaticum tăng theo lứa tuổi, dưới 1 tuổi nhiễm 26,50%, từ 1-2 tuổi nhiễm 53,00% và > 2 tuổi nhiễm 64,00% .

Về hình thái, theo Houdermer (1938) thì ở ống tụy dê, cừu kích thước của sán lá thường nhỏ hơn ở trâu, bò.

Về vòng đời sán lá tuyến tụy, trước đây người ta cho rằng chỉ có một ký chủ trung gian là ốc giống Bradybaena. Gần đây, Joseph C và Borey (1994) xác định ký chủ trung gian của Eurytrema pancreaticum gồm có hai loại: ký chủ trung gian là ốc đất giống Bradybaena và ký chủ dự trữ là các loài châu chấu. Hai loài ký chủ này đều có thể phân bố khắp nơi, tuy nhiên chúng phát triển mạnh mẽ nhất về mùa xuân hè khi mà khí hậu ấm áp và giảm vào mùa đông.

Tác giả P. F. Bash (1966) đã mô tả những tổn thương bệnh lý do sán lá

Eurytrema pancreaticum gây ra như sau: với số lượng sán ít có thể gây ra những

tổn thương nhỏ nhưng thường thì có viêm rỉ cùng sự phá hủy cấu trúc ống dẫn tụy. Trứng sán có thể lọt vào thành ống tụy gây viêm và tạo nên những hạt nhỏ ở trong đó. Các hạt này được giới hạn ở thành ống và không ảnh hưởng đến các nhu mô tuyến tụy. Đôi khi thấy hiện tượng xơ hóa nghiêm trọng gây teo tuyến tụy.

Cho đến nay có rất ít tác giả nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh. Có thể dùng Antimoin patartrat (C4 H4 S6.1/2H2 O) nồng độ 2% cho gia súc uống để điều trị bệnh. Tác giả Bùi Lập (1988) cho biết dùng thuốc tẩy Hephenotil ở liều 20,15 – 40g/100kg trọng lượng gia súc làm giảm khả năng sinh sản nhưng chưa tẩy sạch được ký sinh trùng, ở liều 41,2 g thì gia súc có thể bị ngộ độc.

Theo Phan Lục (1995) thuốc tẩy Benzimidazole ở liều 9mg/kg thể trọng có hiệu lực tẩy sán 100% .

* Nghiên cứu trên người

Hiện nay có rất ít tài liệu công bố những công trình nghiên cứu về

Eurytrema pancreaticum gây bệnh trên người Việt Nam. Các kết quả nghiên

cứu cho thấy nguyên nhân người mắc bệnh là do ăn phải bọc ấu trùng

Những báo cáo gần nhất cho thấy có 3 trường hợp người mắc Eurytrema pancreaticum đã được ghi lại. Trường hợp đầu tiên là một phụ nữ Nhật Bản 70

tuổi bị chết vì ung thư dạ dày. Khi khám nghiệm tử thi thấy có khoảng 15 sán tuyến tụy trưởng thành ký trong ống dẫn tụy (Ishii, 1983). Trường hợp thứ hai cũng là một người Nhật Bản, một nông dân 57 tuổi, tìm thấy 3 con sán tuyến tụy trong ống dẫn tụy (Takaoka,1983). Trường hợp thứ ba được ghi lại là một bé trai 4 tuổi bị nhiễm sán tuyễn tụy mà không biểu hiện triệu chứng (Saito, 1973)

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị (Trang 25)