Eurytrema pancreaticumở bò qua xét nghiệm phân
Loài ký sinh trùng Số mẫu kiểm tra (con) Số mẫu nhiễ m (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ (+) (++) (+++) Số nhiễ m (con) Tỷ lệ (%) Số nhiễ m (con) Tỷ lệ (%) Số nhiễ m (con) Tỷ lệ (%) Dicrocoelium dendriaticum 300 9 3,00 9 100 0 0,00 0 0,00 Eurytrema pancreaticum 300 96 32,0 0 85 28,33 10 3,33 1 0,33
Qua bảng 4.2, chúng tôi nhận xét tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá tuyến tụy trên bò tại địa điểm nghiên cứu thấp. Cụ thể là trông tổng số 300 con theo dõi chỉ phát hiện 9 con nhiễm trứng Dicrocoelium dendriaticum và 96 con Eurytrema pancreaticum, với tỉ lệ lần lượt là 3,00%; 32%. Như vậy, tỉ lệ
nhiễm Dicrocoelium dendriaticum thấp hơn Eurytrema pancreaticum. Theo
chúng tôi tỉ lệ nhiễm Dicrocoelium dendriaticum thấp là do vòng đời của nó phải qua hai ký chủ trung gian là ốc trên cạn và kiến. Bò chỉ bị nhiễm khi vô tình ăn phải kiến bị nhiễm bệnh, trong khi bò ở vùng chúng tôi nghiên cứu thì người dân chỉ đi chăn thả lúc mặt trời lên, lúc này những con kiến không bò lên ngọn cỏ nữa mà sẽ đi kiếm ăn trên mặt đất, vì thế ít có khả năng bị bò ăn phải.Có sự chênh lệch này theo chúng tôi là do đặc điểm sinh học của
Eurytrema pancreaticum. Tức là Eurytrema pancreaticum trưởng thành sau
khi đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường. Lúc này trong trứng đã hình thành ấu trùng Miracidium. Ấu trùng này nhanh chóng xâm nhập vào vật chủ trung gian là ốc nước ngọt để sinh sản vô tính. Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển, diện tích đất
nông nghiệp lớn thích hợp cho vật chủ trung gian của các loài sán lá và có nhiều thực vật thủy sinh tạo điều kiện thuận lợi cho kén Aldolescaria tồn tại,
phát triển vì vòng tuần hoàn của các loại sán lá bắt buộc phải qua vật chủ trung gian là ốc. Đây là nơi mà vật chủ trung gian của Eurytrema pancreaticum là ốc cạn và cào cào, châu chấu hoạt động mạnh. Bò dễ có khả
năng tiếp xúc với mầm bệnh hơn nên nhiễm với tỷ lệ cao hơn.
Khi xét nghiệm phân chúng tôi đồng thời tiến hành đánh giá cường độ nhiễm trứng Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum. Qua
bảng chúng tôi thấy: ở huyện Nho Quan, trong tổng số 96 con nhiễm
Eurytrema pancreaticum có 85 con nhiễm ở mức độ (+), chiếm tỷ lệ 28,33%,
10 con nhiễm ở mức độ (++), chiếm 3,33% và 1 con nhiễm ở mức độ (+++), chiếm 0,33%. Trong tổng số 9 con nhiễm Dicrocoelium dendriaticum có 9
con nhiễm ở mức độ (+), chiếm tỷ lệ 100%, 0 con nhiễm ở mức độ (++), chiếm 0,00% và 0 có con nào nhiễm ở mức độ (+++).
4.4. Tình hình nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum
qua mổ khám
Tác hại của Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum gây ra cho bò nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng và độc lực của sán ký sinh. Để đánh giá mức độ thiệt hại của sán gây ra chúng tôi xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán trên bò trong vùng nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng
Để đánh giá tình hình nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum ở bò trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, chúng tôi tiến hành mổ khám 70 bò
ở huyện Nho Quan bằng phương pháp mổ khám toàn diện. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.
Qua bảng 4.3 chúng tôi thấy:
Ở huyện Nho Quan: mổ khám 70 bò có 3 bò nhiễm Dicrocoelium dendriaticum, chiếm 4,29%, bò nhiễm Eurytrema pancreaticum với tỷ lệ cao
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu trước đây. Phan Lục, Vương Đức Chất, Trần Văn Quyên (1995) khi nghiên cứu “Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của trâu, bò ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” cho biết: trâu nhiễm 70,00%, bò nhiễm 61,20% và dê nhiễm 20%. Tác giả Lương Tố Thu và Bùi Khánh Linh, 1996 khi nghiên cứu “Tình hình nhiễm sán lá gan và kết quả thí nghiệm Fasinex tẩy sán lá gan trâu bò” cho biết trâu nhiễm sán lá gan 63,41%.