Tình hình nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị (Trang 48)

qua mổ khám

Tác hại của Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum gây ra cho bò nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng và độc lực của sán ký sinh. Để đánh giá mức độ thiệt hại của sán gây ra chúng tôi xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán trên bò trong vùng nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng

Để đánh giá tình hình nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum ở bò trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, chúng tôi tiến hành mổ khám 70 bò

ở huyện Nho Quan bằng phương pháp mổ khám toàn diện. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Qua bảng 4.3 chúng tôi thấy:

Ở huyện Nho Quan: mổ khám 70 bò có 3 bò nhiễm Dicrocoelium dendriaticum, chiếm 4,29%, bò nhiễm Eurytrema pancreaticum với tỷ lệ cao

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu trước đây. Phan Lục, Vương Đức Chất, Trần Văn Quyên (1995) khi nghiên cứu “Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của trâu, bò ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” cho biết: trâu nhiễm 70,00%, bò nhiễm 61,20% và dê nhiễm 20%. Tác giả Lương Tố Thu và Bùi Khánh Linh, 1996 khi nghiên cứu “Tình hình nhiễm sán lá gan và kết quả thí nghiệm Fasinex tẩy sán lá gan trâu bò” cho biết trâu nhiễm sán lá gan 63,41%.

Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán theo loài ở bò qua mổ khám Loài ký sinh Loài ký sinh

trùng Số ki(con) ểm tra Số(con) nhiễm T(%) ỷ lệ (min – max) Cường độ

D. dendriaticum 70 3 4,29 1 – 5

Eurytrema

pancreaticum 70 27 38,57 8 – 26

So với phương pháp mổ khám thì phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng Eurytrema pancreaticum cho kết quả thấp hơn. Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá tuyến tụy trên đàn bò thịt trên địa bàn Nho Quan ở mức thấp. Chúng tôi nhận xét có sự sai khác về tỷ lệ nhiễm sán qua phương pháp mổ khám và xét nghiệm phân trước đó tại các khu vực nghiên cứu trên địa bàn huyện. Cụ thể là ở phương pháp mổ khám ở bò nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum với tỷ lệ 4,29%; 38,57%. Bằng

phương pháp xét nghiệm phân tỷ lệ nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum ở bò lần lượt là 3,00%; 32%. Điều này cho thấy việc kiểm tra phân có thể có những sai sót do lấy phân không đúng thời điểm, hoặc mẫu phân không đúng vị trí có trứng, số b ò t hịt kiểm tra còn ít và chưa mang tính đại diện, mặt khác số mẫu mổ khám không mang tính ngẫu nhiên, vì vậy có sự sai khác về tỷ lệ nhiễm sán giữa hai phương pháp kiểm tra phân và phương pháp mổ khám tìm sán trưởng thành. Có sự chênh

lệch này theo chúng tôi là do đặc điểm sinh học của Eurytrema pancreaticum. Tức là Eurytrema pancreaticum trưởng thành sau khi đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường. Lúc này trong trứng đã hình thành ấu trùng Miracidium. Ấu trùng này nhanh chóng xâm nhập vào vật chủ trung gian là ốc nước ngọt để sinh sản vô tính. Do đó khi xét nghiệm phân xác suất gặp được trứng Eurytrema pancreaticum là rất ít. Chính vì vậy, tỷ lệ nhiễm Eurytrema pancreaticum khi

thực hiện bằng phương pháp mổ khám bao giờ cũng cho kết quả cao hơn và chính xác hơn so với phương pháp xét nghiệm phân.

Như vậy, phương pháp chẩn đoán xét nghiệm phân của gia súc nhiễm bệnh để tìm trứng sán tỏ ra không mấy hiệu quả nếu mực độ trứng quá ít ỏi hoặc thu thập mẫu không đúng thời gian sán đẻ trứng. Xét nghiệm phân tìm trứng sán là biện pháp đơn giản nhưng có tính chất khẳng định việc mắc bệnh, trường hợp nhiễm ít cần phải xét nghiệm dịch tá tràng (Hà Viết Viên).

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị (Trang 48)