Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách, chiến lược đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình và công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương cũng không nằm ngoài điều kiện này. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định và vốn chuyên dùng khác. Do đó, doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó có giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay... mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Do đó, tôi đã chọn phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương. Qua quá trình thực tập, được sự hướng dẫn tận tình của Ths.Nguyễn Thị Hồng Thắm và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương, tôi đã hoàn thành báo cáo với đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương”Báo cáo này được thực hiện trên cơ sở lý luận cơ bản kết hợp với các số liệu thực tế được phản ánh qua hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua các bản Báo cáo tài chính thường niên và Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty cũng như nguồn dữ liệu có được từ các bộ phận, phòng ban liên quan trong Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ươngKết cấu của báo cáo gồm 3 chương:Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ươngChương 2: Thực trạng hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ươngChương 3: Giải pháp và kiến nghị về hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ươngEm xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Hồng Thắm cùng các anh chị trong Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này
Trang 1Mục lục
Danh mục các bảng và hình 3
LỜI MỞ ĐẦU……… ………….4
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương…… ………… …6
1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương……….….6
1.1.1 Giới thiệu về Công ty……… …6
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển………6
1.1.3 Quy trình sản suất và kinh doanh giống cây trồng……… ….7
1.1.4 Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2016………7
1.1.5 Các thành tựu nổi bật đạt được……… …9
1.2 Bộ máy tổ chức quản lý……… … 10
1.2.1 Cơ cấu tổ chức ……….… 10
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng……….11
1.3 Kết quả hoạt động của Công ty ……….……12
1.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh……… …12
1.3.1.1 Doanh thu từng nhóm sản phẩm dịch vụ……….……12
1.3.1.2 Lợi nhuận gộp từng nhóm sản phẩm……… …14
1.3.2 Một số hoạt động sản xuất kinh doanh khác……….….16
1.3.2.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới……….… 16
1.3.2.2 Hoạt động marketing………16
1.3.2.3 Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế, bản quyền……….……17
1.3.2.4 Các hợp đồng lớn đang thực hiện……….…17
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính của Công ty……….… 18
1.4.1 Quy mô của doanh nghiệp……… …18
1.4.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp……… … 18
1.4.3 Rủi ro kinh doanh……… 19
1.4.4 Cơ cấu tài sản cố định……… 19
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương.20 2.1 Thực trạng hoạt động quản trị tài chính……… 20
Trang 22.1.1.1 Tình hình công nợ hiện nay……… 20
2.1.1.2 Việc trích lập các quỹ tài chính……… 22
2.1.1.3 Các loại thuế và chi phí phải nộp khác……….23
2.1.2 Phân tích các chỉ số tài chính……….24
2.2 Đánh giá chung về hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương……… 29
2.2.1 Ưu điểm……… 29
2.2.2 Nhược điểm và nguyên nhân……… …32
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương……… 33
3.1 Định hướng và mục tiêu của Nhà nước và của Công ty về hoạt động quản trị tài chính……….33
3.1.1 Định hướng và mục tiêu của Nhà nước……… 33
3.1.2 Định hướng và mục tiêu của Công ty……… …33
3.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của Công ty……… 35
3.2.1 Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh………35
3.2.2 Về tình hình công nợ và thanh toán……… 38
3.2.3 Về hiệu quả hoạt động kinh doanh……….…38
3.2.4 Hạ thấp chi phí kinh doanh……… 39
3.2.5 Tăng cường công tác quản lý nhân viên……… 39
3.2.6 Về vấn đề quản lý quỹ tiền lương………42
3.3 Một số kiến nghị……….42
3.3.1 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước……….42
3.3.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp và cơ quan tổ chức khác……… 43
LỜI KẾT LUẬN……… 44
Danh mục tài liệu tham khảo……… ….45
Phụ lục số 1……… 46
Phụ lục số 2……… 47
Trang 3Sơ đồ 1: Quy trình chung sản xuất giống lúa thuần của công ty
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất giống hạt lai của Công ty
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung Ương
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận qua các năm
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư haysản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất Bêncạnh những lợi thế sẵn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt cácchính sách, chiến lược đưa doanh nghiệp đến thành công Việc phân tích tình hình tài chính
sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình và công ty Cổ phần giống câytrồng Trung ương cũng không nằm ngoài điều kiện này
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất địnhbao gồm: vốn lưu động, vốn cố định và vốn chuyên dùng khác Do đó, doanh nghiệp làphải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng cácnguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp Vì vậy để kinh doanh đạt hiệuquả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanhcủa mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lượcphù hợp Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhàdoanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyênnhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính Từ đó có giải pháp hữuhiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quảntrị, nhà đầu tư, nhà cho vay mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc
độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ Chính vì vậy, phân tích tìnhhình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lýtài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài Do đó, tôi đã chọnphân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương Qua quátrình thực tập, được sự hướng dẫn tận tình của Ths.Nguyễn Thị Hồng Thắm và sự giúp đỡnhiệt tình của các anh chị trong Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương, tôi đã hoànthành báo cáo với đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần giống câytrồng Trung ương”
Báo cáo này được thực hiện trên cơ sở lý luận cơ bản kết hợp với các số liệu thực tếđược phản ánh qua hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua các bản Báo cáo tài chínhthường niên và Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty cũng như nguồn dữ liệu có
Trang 5được từ các bộ phận, phòng ban liên quan trong Công ty cổ phần giống cây trồng Trungương
Kết cấu của báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương
Em xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Thị Hồng Thắm cùng các anh chị trong Công ty
cổ phần giống cây trồng Trung ương đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này
Trang 6Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương
1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương
1.1.1 Giới thiệu về Công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương
Tên tiếng anh: National Seed Join Stock Company
Biểu tượng công ty:
Vốn điều lệ: 36,000,000,000 (Ba mươi sáu tỷ đồng)
Trụ sở chính: Số 1 - Lương Định Của - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
Tel: (84)-4-38523294 * Fax: 84-4 38527996
Website: http://www.vinaseed.com.vn/ Email: nsc@vinaseed.com.vn
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Trồng trọt
- Kinh doanh giống cây trồng và vật tư phục vụ cây trồng
- Suất nhập khẩu trực tiếp về giống cây trồng và vật tư phục vụ cây trồng
- Gia công, chế biến, đóng gói, bảo quản giống cây trồng và vật tư phục vụ cây trồng
Công ty cổ phần giống cây trồng trung ương với thương hiệu VINASEED là doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Công ty hiện là doanh nghiệp có doanh
số và sản lượng giống cây trồng lớn nhất tại Việt nam
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
- 1968: Tiền thân là Công ty giống cây trồng cấp 1 trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn
- 1978: Thành lập Công ty giống cây trồng Trung ương
- 1989:Thành lập Công ty giống cây trồng Trung ương 1 (tách Công ty giống cây trồng
Trung ương 2
Trang 7- 2003: Chuyển đổi công ty giống cây trồng Trung ương 1 thành Công ty cổ phần giống
cây trồng Trung ương (thực hiện quyết định 5029/TCCB/BNN ngày 10/11/2003)
- 2006: Niêm yết chính thức trên sở giao dịch chứng khoán thành phố HCM với mã chứng
khoán NSC
- 2011: Công ty được chính thức công nhận là Doanh nghiệp khoa học công nghệ
1.1.3 Quy trình sản suất và kinh doanh giống cây trồng
Khác với các đơn vị sản xuất thông thường khác, Vinaseed là đơn vị sản xuất kinh doanhcác giống cây trồng, Công ty có những đặc thù riêng trong quy trình sản xuất Để hiểu rõ
về Công ty và các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty, chúng ta hayxem xét quy trình sản suất chung của Công ty
Sơ đồ 1: Quy trình chung sản xuất giống lúa thuần của công ty
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất giống hạt lai của Công ty
1.1.4 Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2016
Mục tiêu của công ty là tối đa hóa giá trị của nhà đầu tư, tăng trưởng bền vững và đạt tỷ suất lợi nhuận cao
Cốt lõi chiến lược phát triển của Vinaseed tập trung vào các định hướng sau:
- Tập trung nguồn lực phát triển ngành kinh doanh chính là nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất kinh doanh giống cây trồng, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa để nâng cao chất lượng giống cây trồng
- Duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế từ 25 -30%/năm Phát triển thương hiệu Vinaseed là thương hiệu có uy tín và tin cậy thông qua chiến lược áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
- Công ty tiếp tục mở rộng thị phần hiện tại, chú trọng xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc, phấn đấu nâng thị phần kinh doanh giống Lúa chiếm 30%, Ngô 20% và Rau 10% thị phần cả nước, xây dựng doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh và pháttriển, được quản trị tốt, minh bạch theo chuẩn mực quốc tế, đội ngũ cán bộ có trình độ cao
và có đạo đức
Trang 8Sơ đồ 1: Quy trình chung sản xuất giống lúa thuần của công ty
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất giống hạt lai của Công ty
RUỘNG VẬT LIỆU (Gieo cấy hạt giống tác giả hoặc hạt giống xác nhận)
Dòng n-2 Dòng n-1
Dòng 2 Dòng 1
Giống siêu nguyên chủng
Hạt giống siêu nguyên chủng
Hạt giống xác nhận
1.Nghiên cứu sản xuất giống bố mẹ Lưu giữ, nhân quy gen và làm mới nguồn nguyên liệu
Tạo dòng thuần
Lai tạo, đánh giá khả năng kết hợp chung
Nhân giư dòng bố, mẹ thuần cung cấp cho sản suất F1
2.Sản xuất hạt giống lai F1
Trang 91.1.5 Các thành tựu nổi bật đạt được
- Vinaseed là một trong 10 doanh nghiệp Việt Nam “dưới 1tỷ USD tốt nhất châu Á”
Tháng 8/2013 Tạp chí uy tín Forbes công bố danh sách 200 công ty vừa và nhỏ có doanhthu dưới 1 tỷ USD tốt nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Best Under a Billion),trong đó Vinaseed cùng 9 doanh nghiệp Việt Nam khác có mặt trong Top 200 này
Danh sách 10 Công ty Việt Nam được công nhận là “Công ty dưới 1 tỷ USD tốt nhất ChâuÁ” năm 2013 (Phụ lục số 1)
-Vinaseed sếp vị trí thứ 14 trong “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”
Công ty Cổ phần Giống cây trồng trung ương (mã chứng khoán NSC) đã vinh dự đượccông nhận xếp hạng 14 trong “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” LễCông bố đã được diễn ra tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/06/2013 Trong 3năm liên tục 2010 - 2012, công ty CP Giống cây trồng trung ương luôn duy trì được tỷ lệtăng trưởng doanh thu kép 27%, Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 28% và Lợi nhuậntrên vốn (ROC) 28%
Đây là những con số đáng tự hào bởi trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái và thịtrường giống cây trồng có sự cạnh tranh khốc liệt, Công ty CP giống cây trồng trung ương
đã không ngừng nỗ lực vươn lên, duy trì tốc độ tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận cao và ổnđịnh, mang lại sự tin cậy và niềm tin cho các nhà đầu tư
Danh sách 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (Phụ lục số 2)
-Vinaseed là một trong 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn trong giai đoạn khó khăn, Công ty
cổ phần giống cây trồng trung ương (Vinaseed) vinh dự được xếp hạng trong danh sách
500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2012 (Fast500) do VietnamReport phối hợp cùng báo Vietnamnet thực hiện
Trang 10Bảng xếp hạng uy tín này được công bố nhằm ghi nhận một cách khách quan những nỗ lựccủa các doanh nghiệp trong nước trên các lĩnh vực kinh doanh, dựa trên khía cạnh tốc độtăng trưởng và hiệu quả kinh doanh đạt được
Đây là sự khích lệ đáng trân trọng dành cho Công ty, đồng thời cũng là thành quả có ýnghĩa cho cột mốc Vinaseed - 45 năm xây dựng và trưởng thành Trong năm 2012,Vinaseed đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra trong bối cảnh kinh tế nước nhà cònnhiều thách thức Đặc biệt, các sản phẩm giống thuần chất lượng cao của Công ty nhưgiống lúa chất lượng Thơm RVT, OM6976, Trân Châu Hương, ngô nếp lai HN88, HN68,
… đã chiếm được niềm tin và sự hài lòng của bà con nông dân
1.2 Bộ máy tổ chức quản lý
1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung Ương
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Trang 111.2.2 Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng
- Đại hội đồng cổ đông :
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất củaCông ty, quyết định các vấn đề của Công ty trong các Đại hội cổ đông thành lập,Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường như: Quyếtđịnh phương hướng, nhiệm vụ phát triển của Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanhhàng năm và dài hạn của Công ty, thảo luận thông qua Báo cáo tài chính năm, thôngqua các báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát về tình hình sản xuất kinhdoanh hàng năm, Bầu và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,Quyết định số lợi nhuận trích lập các Quỹ, bổ sung vốn, cổ tức chia hàng năm chocác cổ đông
- Hội đồng quản trị:
Là do Đại hội đồng cổ đông Công ty bầu ra: Hội đồng quản trị nhân danh Công ty
để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợpvới Pháp Luật Việt Nam, Nghị quyết của Đại hội cổ đông về các hoạt động, chiếnlược phát triển của Công ty
- Ban giám đốc Công ty gồm:
01Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc; Tổng Giám đốc là người điều hành
mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội cổđông, trước Pháp luật về các giao dịch, điều hành hoạt động của Công ty Giúp việccho Tổng Giám đốc Công ty có 3 Phó Tổng Giám đốc phụ trách 03 lĩnh vực: 1 PhóTổng Giám đốc phụ trách chi nhánh Ba Vì, 1 Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quảntrị và các Dự án, 1 Phó Tổng Giám đốc phụ trách Sản xuất, kỹ thuật
- Ban Kiểm soát:
Do Đại hội cổ đông bầu và bãi nhiệm, số lượng gồm 3 thành viên trong đó có ít nhất
01 thành viên am hiểu về lĩnh vực Tài chính kế toán Thành viên kiểm soát khôngđồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, không kiêm Giám đốc, Kế toán trưởng Nhiệm vụ Ban kiểm soát là kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế tàichính của Công ty theo điều lệ, quy chế, các Nghị quyết Đại hội cổ đông và theo
Trang 12- Các phòng, ban quản lý:
Chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám đốc phụ trách trực tiếp về các chức năng
chuyên môn của bộ phận mình
1.3 Kết quả hoạt động của Công ty
1.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Tỷtrọng (%)
Giá trị (Triệuđồng)
Tỷtrọng (%)
Giá trị (Triệuđồng)
Tỷtrọng (%)
Giá trị (Triệuđồng)
Tỷtrọng (%)Lúa thuần
135,64
9
100.00
226,46
5
100.00
149,60
5
100.00
(Nguồn: Cáo bạch Công ty – Phòng Tài chính kế toán)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Công ty có mức tăng trưởng đều qua
các năm Doanh thu các giống lúa thuần và lúa lai chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức
doanh thu Doanh thu nhóm Lúa thuần có tốc độ tăng trưởng cao tuy nhiên tỷ trọng có xu
hướng giảm do chuyển dịch cơ cấu đầu tư phát triển giống lúa lai
Về doanh thu lúa thuần: Năm 2011 so với năm 2010 tăng 4,347 triệu đồng tương đương
mức tăng 10%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 23,909 triệu đồng tương đương mức tăng
50% Đây là một mức tăng trưởng cao trong khi nền kinh tế có nhiều khó khăn Năm 2011
với mức mở rộng nền sản xuất nông nghiệp theo quy mô sản xuất lớn,do đó yêu cầu của
Trang 13sản xuất giống lúa cũng tăng theo, dẫn đến mức tăng mạnh của doanh thu từ lúa thuần.6tháng nửa đầu năm nay doanh thu cũng tăng đáng kể so với cùng kì năm trước
Về doanh thu giống lúa lai: Năm 2011 so với năm 2010 tăng 20,754triệu đồng, tươngđương mức tăng 50% Năm 2012 so với năm 2011 tăng 62,262 triệu đồng, tương đươngmức tăng gấp đôi Năm 2012 doanh thu từ giống lúa lai tăng mạnh do kết quả của việc đầu
tư sản xuất giống lúa lai từ năm 2011
Về giống ngô và các loại khác: Doanh thu có tốc độ tăng trưởng mạnh trong năm 2012
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm
(Nguồn: Cáo bạch Công ty – Phòng Tài chính kế toán)
Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy: Doanh thu tổng các loại sản phẩm đều tăng qua cácnăm và mức tăng mạnh nhất là từ năm 2011 sang năm 2012 Trong đó, năm 2012 doanhthu từ giống lúa lai là có mức tăng mạnh nhất Doanh thu từ các loại khác có mức tăngtrưởng chậm
Trang 14Giá trị
Tỷtrọng Giá trị
Tỷtrọng Giá trị
Tỷtrọng Giá trị
Tỷtrọng(Triệu
đồng) (%)
(Triệuđồng) (%)
(Triệuđồng) (%)
(Triệuđồng) (%)Lúa
(Nguồn: Cáo bạch Công ty – Phòng Tài chính kế toán)
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tổng lợi nhuận của Công ty đều tăng qua các năm Năm2011so với năm 2010 lợi nhuận gộp tăng 4,153 triệu đồng tương đương mức tăng 14%.Trong đó lợi nhuận từ giống lúa thuần tăng 1,493triệu đồng chiếm 34% trong tổng mứctăng lợi nhuận; lợi nhuận từ giống lúa lai tăng 1,793 triệu đồng chiếm 43.1% trong tổngmức tăng
Năm 2012 so với năm 2011 lợi nhuận gộp tăng 10,560 triệu đồng tương đương mức tăng31% Trong đó lợi nhuận từ giống lúa thuần tăng 4,926 triệu đồng chiếm 46.7% trong tổngmức tăng lợi nhuận; lợi nhuận từ giống lúa lai tăng 3,884 triệu đồng chiếm 36.8% trongtổng mức tăng
6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước lợi nhuận gộp đều có mức tăng trưởngmạnh, dự báo lợi nhuận gộp cả năm 2013 tăng so với năm 2012 khoảng 40%
Trang 15Ta thấy lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh giống lúa thuần mang lại đều chiếm tỷ trọnglớn trong tổng mức lợi nhuận hàng năm; năm 2010 chiếm 50.5% và trong 6 tháng đầu nămnay chiếm hơn 53% Lợi nhuận từ giống ngô có xu hướng tăng chậm và tỷ trọng giảm dầntrong tổng lợi nhuận của Công ty
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận qua các năm
(Nguồn: Cáo bạch Công ty – Phòng Tài chính kế toán)
Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy với việc chú trọng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nângcao hiệu quả chất lượng các loại giống qua nghiên cứu và phát triển thêm nhiều giống lúamới từ năm 2011 đến năm 2012, điều này đã có tác động tích cực làm doanh thu và lợinhuận đều tăng mạnh Lợi nhuận của sản xuất và kinh doanh các giống lúa thuần và lúa laiđều mang lại hiệu quả lớn, tốc độ tăng trưởng mạnh; trong khi đó lợi nhuận từ sản xuất vàkinh doanh giống ngô và các loại khác có mức tăng trưởng chậm
Năm 2010 lợi nhuận của Công ty đạt gần 30,000 triệu đồng thì đến năm 2012 mức tăngtrưởng lợi nhuận đã đạt gần 45,000 triệu đồng Như vậy sau 2 năm mức tăng trưởng lợinhuận đạt gần 150% - thể hiện mức tăng trưởng mạnh và bền vững giúp Công ty giống cây
Trang 16trồng Trung ương lọt vào danh sách một trong 500 công ty có mức tăng trưởng nhanh nhấtViệt Nam và lọt top 1 trong 10 công ty dưới 1tỷ USD tôt nhất Châu Á
1.3.2 Một số hoạt động sản xuất kinh doanh khác
1.3.2.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Công ty đặt vị trí của nghiên cứu và phát triển lên hàng đầu, không ngừng tăng cường đầu
tư, đổi mới trang thiết bị và bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực, đảm bảo cho sự phát triểnbền vững của Công ty
Trong những năm qua, Công ty đã thu hút được sự cộng tác của nhiều nhà khoa học đầungành trong ngành giống Việt Nam cũng như giữ mối quan hệ chặt chẽ với các Trung tâm,Viện nghiên cứu và các Trường đại học trong cả nước để tìm kiếm và phát triển các giốngmới đem lại năng suất cao cho bà con nông dân từ đó đem lại doanh thu, lợi nhuận choCông ty
Định hướng chính trong công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của Công ty là tậptrung chọn tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển củanông nghiệp Việt Nam đó là nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian sinh trưởng và tăngchất lượng sản phẩm từ đó tăng giá trị kinh tế trên 1ha đất sản xuất (hiện nay Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn đang đưa ra chương trình cánh đồng 50 triệu với mục tiêugiá trị kinh tế trên 1ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 50 triệu đồng)
1.3.2.2 Hoạt động marketing
Sản phẩm chính của Công ty là các giống lúa thuần, lúa lai, các giống ngô lai và các giốngrau Đối tượng tiêu dùng sản phẩm của Công ty là nông dân, mua sản phẩm thông qua cácđơn vị cung ứng của các tỉnh, huyện, hợp tác sa và các đại lý bán giống cây trồng Chính vìvậy Công ty xác định đây chính là đối tượng khách hàng chính
Thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là thị trường trong nước, tập trung tại các tỉnhđồng bằng Bắc – Trung Bộ và miền núi phía bắc Thị trường tiêu thụ của Công ty ở nước
Trang 17ngoài cũng chỉ mới bắt đầu là thị trường Bắc Lào, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 5 – 7% tổngdoanh thu
Chính sách phân phối của công ty có nhưng điểm mạnh so với doanh nghiệp khác là Công
ty thực hiện việc ưu đãi tín dụng Chuyển giao công nghệ, chiết khấu bán hàng, bảo hànhsản phẩm… để các khách hàng có cơ hội sử dụng sản phẩm của Công ty ngày càng nhiều Slogan của Công ty hiện nay là : “Tốt giống bội thu” đây là một Slogan rất gần gũi với nhucầu và phong cách người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng của Công ty là người nông dân.Công ty thường xuyên thực hiện việc quảng bá phát triển thương hiệu, đồng thời cũng hôtrợ các đại lý bán hàng, các trung tâm, hợp tác xã trong việc giới thiệu sản phẩm tới bà connông dân thông qua việc cung cấp các tở rơi, băng rôn giới thiệu
Công ty thường xuyên có chính sách hậu mãi và chăm sóc khách hàng như: Chính sáchthưởng lũy tiến cho các đại lý theo doanh số Việc này khuyến khích các đại lý tập trungbán hàng cho Công ty đem lại doanh số và tốc độ tăng trưởng cao cho Công ty
1.3.2.3 Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế, bản quyền
Hiện tại Công ty đang trong quá trình đăng ký nhãn hiệu thương mại với Cục Sở hưu trí tuệViệt Nam với các giống lúa công ty độc quyền kinh doanh như: Giống lúa khang dân độtbiến, giống ĐB6, giống HC1, Giống lúa lai 86b, 6511 đây là giống lúa mới có năng suấtcao, thích ứng rộng và chống chịu sâu bệnh khá
1.3.2.4 Các hợp đồng lớn đang thực hiện
Với chiến lược mở rộng kinh doanh và đầu tư nghiên cứu phát triển các loại giống mới cónăng suất cao, thích nghi rộng; Công ty đang thực hiện các dự án nghiên cứu lớn và có cáchợp đồng sản xuất kinh doanh lớn trong khắp các tỉnh thành trong cả nước và sang thịtrường Lào qua chi nhánh tại tỉnh Udomxay – Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Trang 18Bảng 3: Các hợp đồng lớn đang thực hiện
Giá trị(Triệuđồng) 1
Công ty cổ phần dịch vụ Nông nghiệp
tỉnh Hòa Bình
Mua bán giống lúa, giốngngô, đậu tương
10,000 2
Công ty TNHH Vật tư ky thuật Nông
nghiệp tỉnh Lai châu
Mua bán giống lúa, giốngngô, đậu tương
8,000
3 Một số đơn vị thuộc tỉnh Nghệ An
Mua bán giống lúa, giốngngô, đậu tương
15,000
4 Một số đơn vị thuộc tỉnh Hà Tinh
Mua bán giống lúa, giốngngô, đậu tương
8,000
5 Một số đơn vị thuộc tỉnh Sơn La
Mua bán giống lúa, giốngngô, đậu tương
12,000
6 Tỉnh UDONAY, Lào
Mua bán giống lúa, giốngngô, đậu tương
11,000
(Nguồn: Ban quản lý dự án Công ty)
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính của Công ty
1.4.1 Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp có thể được đo lường bằng số lượng nhân viên, tổng tài sản haytổng doanh thu Nếu quy mô của doanh nghiệp lớn, có nhiều cơ hội để huy động nguồn vốnbên ngoài hơn Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương là một doanh nghiệp nhànước có quy mô lớn, với số lượng các chi nhahs trên cả nước và phát triển sang thị trườngbên Lào, hàng năm Công ty thường có các đợt phát hành cổ phiếu để tăng nguồn vốn chủ
sở hữu cho Công ty
1.4.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpthông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (ROA), khả năng sinh lời trên doanhthu (tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu) Nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có nhiềuthông tin về giá trị doanh nghiệp tốt hơn nhà đầu tư bên ngoài Hiện này hầu hết các nhàquản trị có xu hướng uuw tiên sử dụng các nguồn vốn nội tại trước rồi mới đến các nguồn
Trang 19vốn vay mượn bên ngoài, các nhà quản lý có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho tàisản của mình
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn được đánh giá bằng sự tăng trưởng của doanhnghiệp Sự tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường thông qua tốc độ tăng tài sản haydoanh thu Khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vàodoanh nghiệp sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận vớic các nguồn vốn từ bên ngoài ngày cànglớn, trong khi doanh nghiệp cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình
1.4.3 Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh thường được đo lường thông qua độ lệch chuẩn của lợi nhuận, lợi nhuậntrước thuế và lãi vay Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vàodoanh nghiệp không cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp
1.4.4 Cơ cấu tài sản cố định
Cấu trúc tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỉ lệ TSCĐ trên tổng tài sản Khi tỉ lệ tàisản cố định chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cậncác nguồn vốn bên ngoài
Trang 20Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần
giống cây trồng Trung ương 2.1 Thực trạng hoạt động quản trị tài chính
2.1.3 Phân tích khái quát tài chính
2.1.3.1 Tình hình công nợ hiện nay
Các khoản phải thu:
Bảng 4: Các khoản phải thu
Trả trước cho người bán 1,958,264 1,075,436 3,947,325 2,742,053
Thuế GTGT được khấu trừ - - - -
Phải thu nội bộ - - - -
Phải thu khác 832,743 1,063,536 1,375,420 942,953
Dự phòng phải thu khó đòi (385,169) (653,964) (375,246) (258,479)
Tổng cộng 40,524,073 48,770,687 57,826,853 60,772,490
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Qua bảng số liệu về các khoản phải thu ta thấy: Qua các năm Công ty đều không có cáckhoản nợ quá hạn Năm 2010 so với năm 2009 các khoản phải thu tăng 8,2 tỷ đồng từ 40.5
tỷ đồng năm 2009 lên 48.7 tỷ đồng năm 2010; trong đó các khoản phải thu từ khách hàngtăng nhanh, năm 2009 là 38 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên hơn 47 tỷ đồng ngược lại khoản trảtrước cho người bán lại giảm từ 1.9 tỷ năm 2009 xuống còn 1 tỷ đồng năm 2010 Năm
2011 so với năm 2010 các khoản phải thu tăng 9.1 tỷ đồng từ 48.7 tỷ đồng năm 2010 tănglên 57.8 tỷ đồng năm 2011 Năm 2012 so với năm 2011 tổng các khoản phải thu có mức độtăng ít hơn, chỉ tăng 5.1 tỷ đồng, nguyên nhân là do các khoản phải thu từ khách hàng tăng
ít , trong khi khoản trả trước cho người bán giảm và dự phòng phải thu khó đòi giảm.Trong năm 2012 Công ty đã thực hiện được những chính sách thương lượng hợp lý và
Trang 21phương pháp cung cấp nguyên vật liệu JIT cho nhà cung cấp nên khoản trả trước cho ngườibán giảm đáng kể Năm 2012 cũng là năm mà Công ty đã đưa ra những chính sách về công
nợ chặt chẽ , các khoản phải thu được tiến hành kiểm tra, rà soát nhắc nhở đôn đốc và đượcnhân viên thị trường chịu trách nhiệm quản lý từng địa bàn giám sát nên quỹ dự phòng chokhoản phải thu khó đòi cũng giảm
Phải trả cho người bán 16,534,821 15,739,025 16,063,285 17,357,296 Người mua trả tiền trước 56,772 55,295 52,087 53,742 Các khoản thuế phải nộp 1,924,634 1,983,647 1,854,965 1,947,247 Phải trả công nhân viên 2,063,662 2,735,268 2,643,875 2,935,832 Chi phí phải trả 3,551,874 3,280,536 2,579,074 3,024,613 Phải trả nội bộ
Phải trả khác 13,487,269 8,679,212 10,780,971 9,768,506
Nợ dài hạn 1,538,000 1,296,259 1,398,604 1,498,257
Nợ khác
Tổng cộng 39,148,034 33,769,242 35,372,861 36,585,493
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Trong cơ cấu nợ của Công ty có sự chênh lệch lớn giữa khoản nợ ngắn hạn và khoản nợ dàihạn Trong 4 năm liền từ năm 2009 đến năm 2012, nguồn nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọnglớn hơn
Cơ cấu nợ ngắn hạn/nợ dài hạn qua 4 năm tương ứng như sau:
Năm 2009 nợ ngắn hạn là hơn 37 tỷ đồng trên tổng nợ là hơn 39 tỷ đồng chiếm
Trang 220.962%, nợ dài hạn chiếm 0.038% tổng nợ của Công ty; năm 2011 nợ ngắn hạn chiếm0.96%, nợ dài hạn chiếm 0.04% tổng nợ của Công ty; năm 2012 nợ ngắn hạn chiếm0.959%, nợ dài hạn chiếm 0.041% tổng nợ của Công ty
Như vậy đây là một cơ cấu nợ không tối ưu, bởi các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớnnhư vậy đặt Công ty trong tình trạng phải thanh toán các khoản nợ này trong thời gianngắn, không tận dụng chiếm dụng vốn được và gây áp lực cho việc thanh toán nhanh củaCông ty Khi tỷ trọng nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn quá lớn sẽ đặt Công ty trong tình trạngkhó khăn về sử dụng vốn để kinh doanh
Nếu Công ty có cơ cấu nợ dài hạn nhiều hơn thì Công ty có ưu thế hơn trong việc sử dụngvốn để kinh doanh và cũng không đặt Công ty trước áp lực phải thanh toán nhanh Theodõi cơ cấu nợ từ năm 2009 tới năm 2012 ta thấy đã có sự chuyển dịch cơ cấu từ nợ ngắnhạn sang nợ dài hạn Nhưng sự chuyển dịch này là không đáng kể, Công ty cần có nhiềubiện pháp tài chính hơn nữa để chuyển dịch mạnh cơ cấu nợ sang nợ dài hạn
Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy, trong các khoản nợ ngắn hạn của Công ty thì khoảnphải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn Đây là một điểm mạnh của Công ty khi tận dụngđược nguồn vốn của nhà cung cấp Ta thấy trong 4 năm từ năm 2009 tới năm 2012 khoản
nợ phải trả cho người bán đều tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng như sau:
Bảng 6: Tỷ trọng Phải trả người bán/ Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu
Tổng số (nghìn đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng số (nghìn đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng số (nghìn đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng số (nghìn đồng)
Tỷ trọng (%)
( Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
2.1.3.2 Việc trích lập các quỹ tài chính
Trang 23Quỹ đầu tư phát triển
1,538,821,3
01
7,730,573,63
4 10,356,367,839 12,989,679,000 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Quỹ khen thưởng và phúc lợi
126,420,6
12
98,478,29
8 150,768,453 320,786,178 Tổng
1,823,274,8
19
8,222,834,69
7 11,005,864,190 13,822,562,550
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Công ty thực hiện việc trích lập các quỹ theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động củaCông ty và pháp luật hiện hành Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tình hình tríchlập các quỹ của Công ty
Như vậy, trong giai đoạn 2009-2012 Công ty không trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mấtviệc làm, nguyên nhân là do Công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh việc đóng bảo hiểm thấtnghiệp cho người lao động và với tình hình kinh doanh hiện tại của Công ty, với sự pháttriển và kinh doanh vững mạnh của Công ty cổ phần giống Cây trồng Trung ương, theođiều lệ hoạt động của Công ty nên Công ty đã không thực hiện trích lập quỹ này
Trong tổng số lợi nhuận thu được, Công ty trích tỷ lệ lớn cho Quỹ đầu tư phát triển Ta cóthể thấy: Năm 2009 Công ty trích cho Quỹ đầu tư phát triển hơn 1.5 tỷ đồng trong số 1.8
tỷ đồng tức chiếm khoảng 85% tổng số tiền cho các quỹ; năm 2010 tỷ lệ trích quỹ này làhơn 7.7 tỷ đồng trong tổng số hơn 8.2 tỷ đồng tương đương 94%; năm 2011 tỷ lệ trích quỹđầu tư và phát triển là hơn 10.3 tỷ đồng trong tổng số hơn 11 tỷ đồng tương đương hơn94% và năm 2012 trích quỹ đầu tư phát triển 12.9 tỷ đồng trên tổng số 13.8 tỷ đồng chocác quỹ tương đương 93.97% Như vậy ta có thể thấy sự lớn mạnh của Quỹ đầu tư pháttriển, cho thấy chính sách kinh doanh của Công ty đang tập trung cho hoạt động nghiêncứu tạo ra nhiều sản phẩm giống mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường về việc tăng năngsuất, đa dạng chủng loại và rút ngắn thời gian sinh trưởng và phát triển của các loại giốngcây trồng
Bên cạnh đó , Quỹ dự phòng tài chính là một nguồn tài chính quan trọng của Công ty trongviệc đề phòng các rủi ro tài chính xảy ra Rủi ro tài chính bao gồm rủi ro thị trường (baogồm rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất và rủi ro về giá) , rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản
2.1.3.3 Các loại thuế và chi phí phải nộp khác
Bảng 8: Các loại thuế và chi phí khác phải nộp Đvt: Đồng
Trang 248 3 0 8 Thuế thu nhập doanh
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Mặt hàng Công ty sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, do
đó Công ty không được khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa dịch vụ muavào
Công ty đã tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế , phí khác theo quyđịnh hiện hành của Nhà nước, cụ thể như sau:
- Thuế GTGT các dịch vụ khác (chế biến nông sản) : 10%
- Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm kể từ ngày chính thứcchuyển thành Công ty Cổ phần và được giảm 50% trong 03 năm tiếp theo
- Các loại thuế, phí, lệ phí khác được tính và nộp theo các quy định hiện hành
Công ty thực hiện nghiêm túc việc nộp các khoản thuế theo quy định của Nhà nước
Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty tăng đều quacác năm cũng phần nào chứng tỏ doanh thu của Công ty hàng năm tăng lên nhiều
2.1.4 Phân tích các chỉ số tài chính
Bảng 9: Các chỉ số tài chính
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán (lần)
2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn (%)
3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động (lần)