1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên

91 470 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của VPĐK 1.2.1.1 Pháp luật đất đai a Luật Đất đai 2003 - Luật Đất đai 2003 quy định: “Việc đăng ký quyền sử dụng đất đượcthực hiện tại Văn phòng đăn

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Thanh Thủy

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu

và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng

để bảo vệ một đề tài nào

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ

rõ nguồn gốc./

Tác giả luận văn

Phạm Đăng Khôi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn

TS.Vũ Thị Thanh Thủy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực

hiện đề tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáokhoa Quản lý Tài nguyên, phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Phổ Yên, Phòng TNMT vàVPĐK QSD đât huyện Phổ Yên, đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu vàthực hiện đề tài

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Phạm Đăng Khôi

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích của đề tài 2

3 Yêu cầu 2

Chương 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.1.1 Đăng ký đất đai và bất động sản 3

1.1.2 Cơ sở lý luận về đăng ký đất đai, bất động sản 4

1.1.3 Hệ thống đăng ký đất đai và bất động sản ở Việt Nam 6

1.2 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 9

1.2.1 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của VPĐK 9

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất 14

1.3 Phân loại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 16

1.3.1 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện 16

1.3.2 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh 18

1.4 Mô hình tổ chức đăng kí đất đại và bất động sản ở một số nước 19

1.4.1 Australia: Đăng ký quyền (hệ thống Toren) 19

1.4.3 Thụy Điển [1] 23

1.5 Sơ lược hoạt động của VPĐK QSD đất ở nước ta và tỉnh Thái Nguyên 24

1.5.1 Sơ lược về hoạt động của VPĐK QSDĐ trong cả nước 24

1.5.2 Sơ lược về hoạt động của VPĐK QSD đất tỉnh Thái Nguyên 25

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng nghiên cứu 27

2.2 Phạm vi nghiên cứu 27

2.2.1 Về không gian nghiên cứu: 27

2.2.2 Về thời gian nghiên cứu: 27

Trang 6

2.3 Nội dung nghiên cứu 27

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 27

2.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên đại bàn huyện Phổ Yên 27

2.3.3 Thực trạng tình hình hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 27

2.3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất 27

2.4 Phương pháp nghiên cứu 27

2.4.1 Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp 27

2.4.2 Phương pháp điều tra các số liệu sơ cấp 28

2.4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 28

2.4.4 Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan 28

2.4.5 Phương pháp chuyên gia 28

Chương 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên 29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 32

3.2 tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên 35

3.2.1 Tình hình quản lý đất đai 35

3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai 36

3.3 Thực trạng hoạt động của vpđkqsd đất huyện Phổ Yên 37

3.3.1 Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Phổ Yên 37

3.3.2 Kết quả hoạt động của VPĐKQSD đất 47

3.3.3 Đánh giá thực trạng hoạt động của VPĐKQSD đất 58

3.3.4 Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất 67

3.4 đề xuất giải pháp nհng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSĐĐ 70

3.4.1 Giải pháp về chính sách pháp luật 70

Trang 7

3.4.2 Giải pháp về tổ chức 70

3.4.3 Giải pháp về nhân lực 71

3.4.4 Giải pháp về kỹ thuật, nghiệp vụ 71

3.4.5 Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật 72

3.4.6 Giải pháp về cơ chế 72

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73

1 Kết luận 73

2 Đề nghị 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐS : Bất động sản

ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai

GCN : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtHSĐC : Hồ sơ địa chính

QSDĐ : Quyền sử dụng đất

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

UBND : Uỷ ban nhân dân

VPĐK : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Kết quả cấp GCN các loại đất chính cả nước Đến tháng 3

năm 2013 25

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Phổ Yên năm 2013 37

Bảng 3.2 Thực trạng trình độ cán bộ VPĐKQSD đất huyện Phổ Yên 42

Bảng 3.3: Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai thuộc thẩm quyền của VPĐKQSD đất huyện Phổ Yên 43

Bảng 3.4 Kết quả cấp GCNQSD đất tính đến hết năm 2013 47

Bảng 3.5 Tiến độ cấp GCNQSD đất lần đầu trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2009 – 2013 48

Bảng 3.6 Tiến độ cấp lại, cấp đổi GCNQSD đất trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2009 – 2013 50

Bảng 3.7 Kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Phổ Yên 51

Bảng 3.8: Kết quả thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ tại huyện Phổ Yên giai đoạn 2009- 2013 54

Bảng 3.9 Hiện trạng hệ thống bản đồ địa chính huyện Phổ Yên 56

Bảng 3.10 Mức độ công khai thủ tục hành chính 60

Bảng 3.11 Đánh giá mức độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn 65

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Phổ Yên 38

Hình 3.2 Quy trình đăng ký lần đầu 44

Hình 3.3 So sánh số hồ sơ kê khai và hồ sơ đã cấp GCN trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2009 – 2013 49

Hình 3.4 Tổng hợp hồ sơ chưa được cấp GCN QSDĐ 52

'Hình 3.5 Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ của VPĐKQSD đất 62

Hình 3.6 Kết quả đánh giá thái độ làm việc qua ý kiến người dân 64

Trang 11

bộ bước đầu rõ rệt Người sử dụng đất gắn bó nhiều hơn với đất đai Quyền sửdụng đất đã bước đầu trở thành một nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân đểđầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Chính vì vậy, quá trình sử dụng đất và tình hình chuyển nhượng quyền

sử dụng đất diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát Điều này đã tạo ra trởngại rất lớn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong cả nước nóichung và từng địa phương nói riêng Để quản lý đất đai có hiệu quả đòi hỏiviệc nắm bắt, cập nhật thông tin đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng thôngqua việc đánh giá hoạt động của các cơ quan chức năng có vai trò quản lý nhànước về đất đai là một việc làm rất cần thiết Bất kỳ mọi hoạt động nào đềucũng phải thực hiện theo trình tự thủ tục và phải đăng ký để cập nhật nhữngthay đổi làm cơ sở bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể

có liên quan, tạo điều kiện để Nhà nước hoạch định chính sách và phát triển

Vì vậy việc đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai là một trongnhững nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên được các cấp quan tâm và chỉ đạo cơquan quản lý đất đai ở cấp mình quản lý, nhằm tăng cường thực hiện chứcnăng quản lý Nhà nước về sử dụng đất đai ngày càng chuẩn xác hơn Vì đây

là công tác trọng tâm của ngành Quản lý

Trang 12

Trước tình hình trên, trong khuôn khổ yêu cầu thực hiện luận văn tốtnghiệp cao học ngành Quản lý đất đai, trường Đại học Nông lâm TháiNguyên, tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao

hi ệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”

nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất, góp phần cải cách thủtục hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện

- Các số liệu điều tra, thu thập phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy, trung thực;

- Đề tài phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn

Trang 13

Chương 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Đăng ký đất đai và bất động sản

1.1.1.1 Khái niệm

Đăng ký Nhà nước về đất đai: Các quyền về đất đai được bảo đảm

bởi Nhà nước, liên quan đến tính tin cậy, sự nhất quán và tập trung, thốngnhất của dữ liệu địa chính [21] Khái niệm này chỉ rõ:

- Đăng ký đất đai thuộc chức năng, thẩm quyền của Nhà nước, chỉ có cơquan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền tổchức đăng ký đất đai [7];

- Dữ liệu địa chính (hồ sơ địa chính) là cơ sở đảm bảo tính tin cậy, sựnhất quán và tập trung, thống nhất của việc đăng ký đất đai [8];

- Khái niệm này cũng chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc xâydựng dữ liệu địa chính (hồ sơ địa chính)

1.1.1.2 Vai trò, lợi ích của đăng ký Nhà nước về đất đai

Đăng ký đất đai là một công cụ của nhà nước để bảo vệ lợi ích nhànước, lợi ích cộng đồng cũng như lợi ích công dân [7]

- Lợi ích đối với nhà nước và xã hội:

+ Phục vụ thu thuế sử dụng đất, thuế tài sản, thuế sản xuất nông nghiệp,thuế chuyển nhượng;

+ Giám sát giao dịch đất đai, hỗ trợ hoạt động của thị trường bất động sản;+ Phục vụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất;

+ Cung cấp tư liệu phục vụ các chương trình cải cách đất đai, bản thânviệc triển khai một hệ thống đăng ký đất đai cũng là một cải cách pháp luật;+ Đảm bảo an ninh kinh tế, trật tự xã hội;

- Lợi ích đối với công dân:

+ Tăng cường sự an toàn về chủ quyền đối với bất động sản;

Trang 14

+ Khuyến khích đầu tư cá nhân;

+ Mở rộng khả năng vay vốn xã hội

1 1.2 Cơ sở lý luận về đăng ký đất đai, bất động sản

1.1.2.1 Hồ sơ đất đai, bất động sản

Hồ sơ đất đai và bất động sản (ở Việt Nam gọi là hồ sơ địa chính) là tài liệuchứa đựng thông tin liên quan tới thuộc tính, chủ quyền và chủ thể có chủ quyềnđối với đất đai, bất động sản Hồ sơ đất đai, bất động sản được lập để phục vụ cholợi ích của nhà nước và phục vụ quyền lợi của công dân [7,8]

- Đối với Nhà nước: để thực hiện việc thu thuế cũng như đảm bảocho việc quản lý, giám sát, sử dụng và phát triển đất đai một cách hợp lý

và hiệu quả

- Đối với công dân, việc lập hồ sơ đảm bảo cho người sở hữu, người

sử dụng có các quyền thích hợp để họ có thể giao dịch một cách thuận lợi,nhanh chóng, an toàn và với một chi phí thấp

1.1.2.2 Nguyên tắc Đăng ký đất đai, bất động sản

Đăng ký đất đai, bất động sản dựa trên những nguyên tắc:

- Nguyên tắc đăng nhập hồ sơ;

- Nguyên tắc đồng thuận;

- Nguyên tắc công khai;

- Nguyên tắc chuyên biệt hoá

Các nguyên tắc này giúp cho hồ sơ đăng ký đất đai, bất động sảnđược công khai, thông tin chính xác và tính pháp lý của thông tin được phápluật bảo vệ Đối tượng đăng ký được xác định một cách rõ ràng, đơn nghĩa,bất biến về pháp lý

1.1.2.3 Đơn vị đăng ký - thửa đất

Thửa đất được hiểu là một phần bề mặt trái đất, có thể liền mảnh hoặckhông liền mảnh, được coi là một thực thể đơn nhất và độc lập để đăng kývào hệ thống hồ sơ với tư cách là một đối tượng đăng ký có một số hiệunhận biết duy nhất Việc định nghĩa một cách rõ ràng đơn vị đăng ký là vấn

đề quan trọng cốt lõi trong từng hệ thống đăng ký [6]

Trang 15

Trong các hệ thống đăng ký giao dịch cổ điển, đơn vị đăng ký - thửa đấtkhông được xác định một cách đồng nhất, đúng hơn là không có quy định,các thông tin đăng ký được ghi vào sổ một cách độc lập theo từng vụgiao dịch Trong hệ thống đăng ký văn tự giao dịch, nội dung mô tả ranh giớithửa đất chủ yếu bằng lời, có thể kèm theo sơ đồ hoặc không [6,7].

Các hệ thống đăng ký giao dịch nâng cao có đòi hỏi cao hơn về nội dung

mô tả thửa đất, không chỉ bằng lời mà còn đòi hỏi có sơ đồ hoặc bản đồ với

hệ thống mã số nhận dạng thửa đất không trùng lặp

Với hệ thống địa chính đa mục tiêu ở Châu Âu, việc đăng ký quyền vàđăng ký để thu thuế không phải là mục tiêu duy nhất, quy mô thửa đất có thể

từ hàng chục m2 cho đến hàng ngàn ha được xác định trên bản đồ địa chính,

hệ thống bản đồ đia chính được lập theo một hệ toạ độ thống nhất trong phạm

vi toàn quốc [1]

1.1.2.4 Đăng ký pháp lý đất đai, bất động sản

a) Đăng ký văn tự giao dịch

- Giao dịch đất đai là phương thức mà các quyền, lợi ích và nghĩa vụliên quan đến đất đai được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác, baogồm thế chấp, nghĩa vụ, cho thuê, quyết định phê chuẩn, tuyên bố ban tặng,văn kiện phong tặng, tuyên bố từ bỏ quyền lợi, giấy sang nhượng và bất cứ sựbảo đảm quyền nào khác Trên thực tế các giao dịch pháp lý về bất động sảnrất đa dạng trong khuôn khổ các phương thức chuyển giao quyền Đó cóthể là một giao dịch thuê nhà đơn giản, thuê nhượng dài hạn, phát canhthu tô dài hạn, thuê danh nghĩa kèm thu lãi, cho quyền địa dịch, thế chấp

và các quyền khác, đặc biệt là hình thức giao dịch phổ thông nhất là muabán bất động sản [3,9]

- Văn tự giao dịch là một văn bản viết mô tả một vụ giao dịch độc lập,

nó thường là các văn bản hợp đồng mua bán, chuyển nhượng hoặc các thoảthuận khác về thực hiện các quyền hoặc hưởng thụ những lợi ích trên đấthoặc liên quan tới đất Các văn tự này là bằng chứng về việc một giao

Trang 16

dịch nào đó đã được thực hiện, nhưng các văn tự này không phải là bằngchứng về tính hợp pháp của các quyền được các bên đem ra giao dịch.Văn tự mua bán có thể không có người làm chứng, có thể có người làmchứng, có thể do người đại diện chính quyền xác nhận Tuy nhiên, văn tựtrên không thể là bằng chứng pháp lý về việc bên bán có quyền sở hữu hoặc

sử dụng hợp pháp đối với nhà và đất đem ra mua bán [3]

- Đăng ký văn tự giao dịch là hình thức đăng ký với mục đích phục

vụ các giao dịch, chủ yếu là mua bán bất động sản Hệ thống đăng ký văn tựgiao dịch là một hệ thống đăng ký mà đối tượng đăng ký là bản thân các văn

tự giao dịch Khi đăng ký, các văn tự giao dịch có thể được sao chépnguyên văn hoặc trích sao những nội dung quan trọng vào sổ đăng ký

Do tính chất và giá trị pháp lý của văn tự giao dịch, dù được đăng kýhay không đăng ký văn tự giao dịch không thể là chứng cứ pháp lýkhẳng định quyền hợp pháp đối với bất động sản Để đảm bảo an toàn choquyền của mình, bên mua phải tiến hành điều tra ngược thời gian để tìm tớinguồn gốc của quyền đối với đất mà mình mua

1.1.3 H ệ thống đăng ký đất đai và bất động sản ở Việt Nam

1.1.3.1 Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai

- Chỉ thị 299 - TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ “về việc đođạc và đăng ký thống kê ruộng đất” đã lập được hệ thống hồ sơ đăng ký cho toàn

bộ đất nông nghiệp và một phần diện tích đất thuộc khu dân cư nông thôn

Trang 17

1.1.3.2 Giai đoạn từ từ khi có Luật Đất đai 1988 đến 1993

- Luật Đất đai 1988 quy định “Khi được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền giao đất, cho phép chuyển quyền sử dụng, thay đổi mục đích

sử dụng hoặc đang sử dụng đất hợp pháp mà chưa đăng ký phải xin đăng

ký đất đai tại cơ quan Nhà nước - Uỷ ban nhân dân quận, thành phố thuộctỉnh, thị xã, thị trấn và UBND xã thuộc huyện lập, giữ sổ địa chính, vào

sổ địa chính cho người SDĐ và tự mình đăng ký đất chưa sử dụng vào sổđịa chính”

-Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành Quyết định số 201 - ĐKTK ngày14/7/1989 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Thông tư số 302

- ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thực hiện Quyết định 201- ĐKTK đã tạo

ra một sự chuyển biến lớn về chất cho hệ thống đăng ký đất đai của Việt Nam”Thời kỳ này do đất đai ít biến động, Nhà nước nghiêm cấm việcmua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức và vớiphương thức quản lý đất đai theo cơ chế bao cấp nên hoạt động đăng ký đấtđai ít phức tạp

1.1.3.3 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến năm 2003

a) Luật Đất đai năm 1993 quy định

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý,Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào các mụcđích; Nhà nước còn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất

- “Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng

sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất”[22]

- “Người đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nào thì phải đăng

ký tại xã, phường, thị trấn đó - Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập vàquản lý sổ địa chính, đăng ký vào sổ địa chính đất chưa sử dụng và sự biếnđộng về việc sử dụng đất” [22]

Trang 18

Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển đổi của nền kinh tế sau 7 nămthực hiện đường lối đổi mới của Đảng Vì vậy, đất đai (quyền sử dụng đất)tuy chưa được pháp luật thừa nhận là loại hàng hoá nhưng trên thực tế, thịtrường này có nhiều biến động, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tráipháp luật xảy ra thường xuyên, đặc biệt là khu vực đất đô thị, đất ở nôngthôn thông qua việc mua bán, chuyển nhượng bất hợp pháp không thựchiện việc đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b) Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai (1998, 2001) tiếp tục phát triểncác quy định về đăng ký đất đai của Luật Đất đai 1993, công tác đăng kýđất đai được chấn chỉnh và bắt đầu có chuyển biến tốt Chính quyền cáccấp ở địa phương đã nhận thức được vai trò quan trọng và ý nghĩa thiếtthực của nhiệm vụ đăng ký đất đai với công tác quản lý đất đai, tìm các giảipháp khắc phục, chỉ đạo sát sao nhiệm vụ này [22]

1.1.3.4 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay

a) Đăng ký đất đai: Luật Đất đai năm 2003 quy định “Đăng ký quyền

sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất” “Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất” [21].

Luật dành riêng một chương quy định các thủ tục hành chính trong quản

lý và sử dụng đất đai theo phương châm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người

sử dụng đất hợp pháp thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất củamình Theo quy định của pháp luật đất đai, hệ thống Đăng ký đất đai cóhai loại là đăng ký ban đầu và đăng ký biến động [9]

- Đăng ký ban đầu được thực hiện khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân;

- Đăng ký biến động - đăng ký những biến động đất đai trong quá trình

sử dụng do thay đổi diện tích (tách, hợp thửa đất, sạt lở, bồi lấp…), do thay đổimục đích sử dụng, do thay đổi quyền và các hạn chế về quyền sử dụng đất

Trang 19

b) Cơ quan đăng ký đất đai:

“Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ’’[21].

1.2 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

1.2.1 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của VPĐK

1.2.1.1 Pháp luật đất đai

a) Luật Đất đai 2003

- Luật Đất đai 2003 quy định: “Việc đăng ký quyền sử dụng đất đượcthực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong các trường hợp:Người đang sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, nhận thừa kế,tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; Thế chấp, bảo lãnh, gópvốn bằng quyền sử dụng đất; Người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyểnmục đích sử dụng đất, thay đổi đường ranh giới thửa đất; Người được sửdụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thihành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành’’ [21]

“Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có Văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chínhgốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thựchiện các quyền và nghĩa vụ ” [9,21]

b) Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chínhphủ về thi hành Luật Đất đai quy định: UBND tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương quyết định thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc

Trang 20

Sở TN&MT và thành lập các chi nhánh của Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất tại các địa bàn cần thiết; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhcăn cứ vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn quyết định thànhlập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT [9].

Như vậy, Nghị định đã quy định rất rõ sự phân cấp trong việc thànhlập cơ quan thực hiện việc cải cách các thủ tục hành chính về đất đai,giảm bớt những ách tắc trong quản lý nhà nước về đất đai

- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31 tháng 12năm 2004 hướng dẫn chức năng, ngày hiệm vụ và tổ chức của VPĐK và tổchức phát triển quỹ đất Trong đó quy định việc thành lập VPĐK khi chưa có

đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực; hoạt động của tổ chức VPĐKgắn liền với công tác cải cách hành chính

- Thông tư số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 4 năm 2005 củaliên Bộ Tài chính và Bộ TN&MT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ và tráchnhiệm của các cơ quan liên quan trong việc luân chuyển hồ sơ về nghĩa vụ tàichính, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách một bước thủ tục hành chính khi người sửdụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất và nhà (nộp tiền sử dụngđất, tiền thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền

sử dụng đất lệ phí trước bạ và các khoản thu khác nếu có)

- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16 tháng

6 năm 2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụngđất, tài sản gắn liền với đất Thông tư quy định phạm vi điều chỉnh, cáctrường hợp đăng ký thế chấp, bảo lãnh tại VPĐK; Các quy định liên quanđến thẩm quyền, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của VPĐK, quytrình thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất,tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất

- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh

Trang 21

có quyền sử dụng đất) đối với Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền [23].

1.2.1.3 Luật bổ sung sửa đổi một số điều của Luật đầu tư xây dựng cơ bản (2009)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xâydựng cơ bản có hiệu lực thi hành từ 01/8/2009, đối với lĩnh vực quản lýnhà nước về đất đai Luật này tập chung cho một số vấn đề trong công táccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất nhằm bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.Phân định rõ ràng cụ thể trình tự, thủ tục điều kiện được uỷ quyềncấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất

- Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đấtcũng như xác lập quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sởhữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, nhằm đảm bảothống nhất trong công tác quản lý giữa các bộ, ngành nâng cao vai trò trongcông tác quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương Nghị định

Trang 22

88/2009/NĐ-CP quy định cụ thể việc cấp giấy chứng nhận đơn thuần chỉ làquyền sử dụng đất mà nó bao gồm cả tài sản khác gắn liền với đất và đượcnhắc đến “ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất.

Người sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

có quyền lựa chọn các hình thức trình tự cấp giấy chứng nhận đối với cáctrường hợp nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền vớiđất nhưng không đồng thời là chủ sử dụng đất (Điều 20)

Một điểm nữa nghị định 88/2009/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tụccấp giấy chứng nhận, nơi nộp và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtnhằm đảm bảo đơn giản hoá thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiệncông việc và hiệu quả của cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ(điều 11,12).Tại Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định sử đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủtục hành chính về lĩnh vực đất đai Như vậy trong khoảng thời gian ngắnvới sự phát triển kinh tế của đất nước, để pháp luật có thể đáp ứng được mọinhu cầu của đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý nhà nước về đất đai.Tại thông tư này còn quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liênquan đến thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian từ 50 ngày đối với cấpgiấy chứng nhận lần đầu theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP; còn 43 ngàyđối với Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011, đồng thời điềuchỉnh bổ sung một số nội dung đơn xin giao đất làm nhà ở của thông tư09/2007/TT-BTNMT và một số mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đấtbằng mẫu đơn xin đăng ký biến động (Mẫu 03) của thông tư 17/2009/TT-BTNMT…

- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT hướng đẫn về cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trang 23

Thông tư 17/2009/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gồm có

4 chương và 36 điều Được quy định cụ thể và thống nhất trên toàn quốcviệc sử dụng giấy chứng nhận một mẫu chung cho tất cả các loại đất vànhà cũng như tài sản khác gắn liền trên đất, việc thể hiện các thông tin vềngười sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, hình thức sử dụngđất và tài sản, loại đất theo mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng đất (điều 3 đến điều 5)

Thể hiện thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; nhìnchung các thông tin quy định để người thực hiện chức năng thể hiện các nộidung liên quan đến giấy chứng nhậnh tại các điều 6-8 quy định cụ thể và chitiết cách thể hiện loại tài sản như nhà ở công trình xây dựng, mục đích nguồngốc thời điểm hình thành các loại tài sản là nhà ở, công trình xây dựng và cácloại tài sản klhác gắn liền với đất, và một số nội dung liên quan đến việc thựchiện thủ tục hành chính trong thể hiện các nội dung liên quan đến cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắnliền với đất

1.2.1.4 Nhận xét chung về cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của VPĐK

Về tổng thể thì việc Nhà nước ban hành các quy định liên quan đếnVPĐK trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tuy không nhiềunhưng được xem là tương đối đầy đủ Đây là căn cứ pháp lý ban đầu để thànhlập và đưa các VPĐK đi vào hoạt động Tuy nhiên, các văn bản pháp quy liênquan đến VPĐK còn những hạn chế như:

- Thông tư 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV quy định không rõ ràng (chophép các địa phương có thể không thành lập VPĐK) vì vậy cơ chế bắt buộcphải thành lập mô hình VPĐK đang bị “bỏ ngỏ”

- Thiếu các quy định hướng dẫn tổ chức hoạt động của VPĐK và việcphổ biến, tổ chức tập huấn cho công tác này chưa được tiến hành đồng bộ

Trang 24

- Chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và tác dụngcủa tổ chức này đối với nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai.

Tình hình trên cho thấy việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đưa VPĐK đivào hoạt động hiệu quả là nhiệm vụ bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý,

sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế đất nước thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá và hội nhập

1.2.2 C hức năng, nhiệm vụ, vai trò của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

1.2.2.1 Chức năng của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, VPĐK thành lập ở cấp tỉnh vàcấp huyện là cơ quan dịch vụ công hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu,

có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất, chỉnh lý thống nhấtbiến động sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính; tham mưu cho cơ quan tàinguyên và môi trường cùng cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính vềquản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật [4]

1.2.2.2 Nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

- Giúp các cấp quản lý trực tiếp làm đầu mối thực hiện các thủ tục hànhchính về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thẩm quyền cho cácđối tượng sử dụng đất ở địa phương [11];

- Đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quyđịnh của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất [10];

- Lập và quản lý toàn bộ HSĐC gốc đối với tất cả các thửa đất thuộcphạm vi địa giới hành chính;

- Chỉnh lý HSĐC gốc khi có biến động về sử dụng đất theo thông báocủa cơ quan tài nguyên và môi trường;

- Lưu trữ HSĐC, hệ thống thông tin đất đai [5]

Như vậy, về chức năng nhiệm vụ, hoạt động của VPĐK có 3 chức năngchính là: Quản lý HSĐC gốc; chỉnh lý thống nhất HSĐC; phục vụ người

sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ

Trang 25

Với tư cách là tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, vai trò củaVPĐK trong cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương làrất quan trọng vì những lý do sau đây:

Thứ nhất: Hoạt động của VPĐK đã cơ bản tách bạch giữa hoạt động quản

lý nhà nước với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, trong đó trực tiếp, cụ thể là cơquan chuyên môn trực thuộc Khác với các quy định trước đây, cơ quan Nhànước ở địa phương (UBND cấp có thẩm quyền) chỉ thực hiện quyền đại diệnchủ sở hữu về đất đai ở địa phương thông qua việc ký các quyết định giaođất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền

sử dụng đất Còn lại, việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất được giao cho cơ quan chuyên môn trực tiếp thực hiện [5]

Thứ hai: Theo quy định của pháp luật, hiện nay VPĐK các cấp là tổ

chức xây dựng, chỉnh lý, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính giúp chocông tác quản lý nhà nước về đất đai Là mô hình tổ chức duy nhất thực hiệncác thủ tục có liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây làchứng thư pháp lý đảm bảo cho các hoạt động giao dịch quyền sử dụng đất,

cơ sở pháp lý đảm bảo cho người sử dụng đất an tâm đầu tư trên thửa đất củamình Mặt khác, chỉ có VPĐK mới được quyền chỉnh lý, cập nhật, quản lý,lưu trữ HSĐC gốc dưới dạng giấy (hoặc dạng số) và cung cấp thông tinHSĐC cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng đất [6]

Thứ ba: Hoạt động của VPĐK đã và đang góp phần giảm thiểu những

vướng mắc, ách tắc trong việc đăng ký quyền sử dụng đất cũng như đăng kýbấtđộng sản trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng cung - cầu về đất đai cho đầutưphát triển kinh tế thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinhtếquốc tế sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

Thứ tư: Từ hoạt động của VPĐK, những năm gần đây cùng với việc

quản lý, điều chỉnh biến động đất đai theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tếcủa từng địa phương, VPĐK đã có những đóng góp tích cực trong việc thực

Trang 26

hiện nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đưa tỷ lệ cấpgiấy cho các đối tượng sử dụng đất tăng nhanh so với thời kỳ trước khi cóLuật Đất đai 2003, tạo môi trường đầu tư lành mạnh và thu hút đầu tư trongnước và nước ngoài vào Việt Nam.

Thứ năm: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có vai trò quan

trọng trong quan hệ đất đai, nó không chỉ làm cầu nối trực tiếp giữa người sửdụng đất, nhà đầu tư với các cơ quan quản lý mà còn có tác dụng tăng cườngcác giao dịch đảm bảo đối với nguồn vốn từ đất đai giữa người sử dụng đấtnói chung với các tổ chức tín dụng, cơ quan thuế của Nhà nước thông qua cáchoạt động thế chấp, bảo lãnh vay vốn, thu thuế, phí góp phần tăng nguồnthu từ đất đai cho ngân sách Nhà nước

Thứ sáu: Hoạt động của VPĐK đòi hỏi phải chuyên môn hóa công tác đăng

ký quyền sử dụng đất So với trước đây, chuyên môn hoá trong hoạt độngđăng ký quyền sử dụng đất đã được áp dụng rộng rãi thông qua việc đầu tư,ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển Chính phủ điện tửtrong những năm tới Mặt khác, tính công khai, minh bạch được thể hiện đầy

đủ, nghiêm túc trong hoạt động của VPĐK thông qua việc cải cách thủ tụchành chính

1.3 Phân loại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

1.3.1 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập ở huyện,quận, thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) là đơn vị sự nghiệpcông lập, có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động

về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xâydựng và quản lý hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật [7]

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thuộc Phòng TàiNguyên và Môi trường, do ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lậptheo đề nghị của trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường và Trưởng phòngnội vụ

Trang 27

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có con dấu riêng, được mở tàikhoản theo quy định của pháp luật [4,11].

- Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn cấp huyệnđối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sởhữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

- Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất; chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất theo quy định của pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cánhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thutiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sảnkhác gắn liền với đất đối với người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền vớiđất là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ởnước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

- Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các giấy tờ kháctrong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định

- Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền vớiđất; kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất do người sử dụngđất cung cấp trước khi sử dụng, quản lý;

- Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện

và cấp xã;

- Cung cấp trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và cácthông tin khác về đất đai, tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhànước và nhu cầu của cộng đồng;

- Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đấtđai, tài sản gắn liền với đất, trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản

đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật;

- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Vănphòng theo quy định của pháp luật;

Trang 28

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng Tài nguyên và Môitrường giao

1.3.2 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh

Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là giấy chứngnhận) trên địa bàn cấp tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam), tổchức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật [7];

Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất và chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấttheo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chứcnước ngoài, cá nhân nước ngoài;

Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất trênđịa bàn tỉnh; cung cấp hồ sơ địa chính cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụngđất cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung làcấp xã); xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính và phát triển hệ thốngthông tin đất đai; rà soát việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính trong quá trìnhthực hiện thủ tục đăng ký biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất;

Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính khi có biến động về

sử dụng đất và về sở hữu tài sản gắn liền với đất; gửi thông báo chỉnh lý biếnđộng đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh cho Vănphòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã đểchỉnh lý hồ sơ địa chính;

Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thutiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản

Trang 29

gắn liền với đất đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trườnghợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các giấy tờ kháchình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định;

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện

và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký biến động, chỉnh lý đồng bộ

hồ sơ địa chính ở các cấp đối với các trường hợp biến động đất đai nhưngchưa đăng ký biến động;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

và UBND tỉnh giao

1.4 Mô hình tổ chức đăng kí đất đại và bất động sản ở một số nước

1.4.1 Australia: Đăng ký quyền (hệ thống Toren).

Tại Australia việc đăng ký BĐS do các cơ quan chính phủ các Bangthực hiện Các cơ quan này là các cơ quan ĐKĐĐ, Văn phòng đăng ký quyềnđất đai, cơ quan quản lý đất đai hoặc cơ quan thông tin đất đai

1.4.1.1 Văn phòng đăng ký quyền đất đai của Northern Territory.

Văn phòng đăng ký quyền đất đai tại Northern Territory là một bộphận của Văn phòng đăng ký trung ương, nhiệm vụ của Văn phòng thực hiệnđăng ký quyền đất đai theo Hệ thống Torrens bao gồm cả các phương tiện tracứu, hệ thống thông tin đất đai và các nhiệm vụ đăng ký khác Hiện nay, tất

cả bất động sản đã đăng ký tại Northern Territory đều thuộc hình thức đăng

ký quyền theo Torrens Trong hệ thống Torrens, sổ đăng ký là tập hợp củacác bản ghi đăng ký và các bản ghi này lại là bản lưu của giấy chứng nhậnquyền Các loại giao dịch phải đăng ký vào hệ thống là thế chấp, mua bán,cho thuê cũng được ghi trên các giấy chứng nhận này Từ ngày 01 tháng 12năm 2000, bản lưu giấy chứng nhận không còn được in ra dưới dạng bản giấy

mà lưu ở dạng điện tử trừ trường hợp chủ sở hữu yêu cầu in ra để phục vụcho giao dịch thế chấp [1]

Trang 30

1.4.1.2 Cơ quan quản lý đất đai Bang New South Wales

Ở Bang New South Wales (NSW) việc đăng ký đất đai do Cơ quanquản ký đất đai của bang thực hiện Trong cơ cấu tổ chức của Cơ quanquản lý đất đai có các bộ phận sau: Đo đạc và bản đồ; Bảo vệ tài nguyên đất;Quản lý đất công; Định giá; Đăng ký đất đai Hệ thống Torrens được đưa vàoNSW theo Luật BĐS 1863 Từ thời điểm này tất cả đất đai do Hoàng gia cấp đềuđược đăng ký theo quy định của Luật này Hiện tại, hệ thống hồ sơ đăng ký đấtđai của NSW gồm 2 loại song hành là Hồ sơ cũ được lập trong khoảng thời gian

1863 - 1961 và Hồ sơ mới được lập từ năm 1961 Hồ sơ cũ được thiết kế dướidạng đóng tập, hồ sơ mới thiết kế dưới dạng tờ rời Việc chuyển đổi từ hồ sơ cũsang hồ sơ mới không thực hiện đồng loạt mà thực hiện dần khi có giao dịchhoặc có thay đổi được đăng ký vào hệ thống Những hồ sơ cũ đã được thay thếvẫn được bảo quản làm tư liệu lịch sử và được sao chụp và lưu dưới dạng điện tử

để tiện tra cứu Để phục vụ tra cứu, bên cạnh hồ sơ đăng ký, một bản mục lục tênngười mua Mục lục này được lập dưới dạng sổ Hiện tại Quy trình đăng ký đấtđai đã được tin học hoá bằng Hệ thống đăng ký quyền đất đai tự động năm 1983nay thay thế bằng Hệ thống đăng ký quyền tích hợp năm 1999 Đây là Hệ thốngTorrens được tin học hoá đầu tiên trên thế giới Từ ngày 04 tháng 6 năm 2001mục lục tên chủ mua trên Microfiche được tích hợp lên hệ thống đăng ký tựđộng [1,7]

1.4.2 C ộng hòa Pháp [1]

Chế độ pháp lý chung về đăng ký bất động sản được hình thành sauCách mạng tư sản Pháp Những nội dung chính của chế độ pháp lý này đãđược đưa vào Bộ luật Dân sự 1804 Bộ luật này quy định nguyên tắc vềtính không có hiệu lực của việc chuyển giao quyền sở hữu đối với người thứ

ba khi giao dịch chưa được công bố, hay nói cách khác là giao dịch nếuchưa công bố thì chỉ là cơ sở để xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bêntham gia giao dịch mà thôi

Trang 31

Luật ngày 28 tháng 3 năm 1895 là đạo luật đầu tiên quy định một cách

có hệ thống việc đăng ký tất cả các quyền đối với bất động sản, kể cả nhữngquyền không thể thế chấp (quyền sử dụng bất động sản liền kề, quyền sửdụng và quyền sử dụng làm chỗ ở) và một số quyền đối nhân liên quan đếnbất động sản (thuê dài hạn) Luật này cũng quy định cơ chế công bố côngkhai tất cả các hợp đồng, giao dịch giữa những người còn sống về việcchuyển nhượng quyền đối với bất động sản

Cho dù là công bố công khai tại Văn phòng đăng ký đất đai hay đăng ký theoĐịa bộ ở Vùng Alsace Moselle, đều phải tuân thủ bốn nguyên tắc chung:

- Hợp đồng, giao dịch phải do Công chứng viên lập

Đây là điều kiện tiên quyết Điều kiện này không những đảm bảothực hiện tốt các thủ tục đăng ký về sau mà còn đảm bảo sự kiểm tra củamột viên chức công quyền đối với tính xác thực và hợp pháp của hợpđồng, giao dịch Nhờ những đặc tính riêng của văn bản công chứng (ngàytháng hiệu lực chắc chắn và giá trị chứng cứ), điều kiện này còn đem lại sự

an toàn pháp lý cần thiết để sở hữu chủ có thể thực hiện quyền sở hữu củamình mà không bị bất kỳ sự tranh chấp nào

- Tuân thủ dây chuyền chuyển nhượng

Đây chính là nguyên tắc đảm bảo tính tiếp nối trong việc đăng ký :mọi hợp đồng, giao dịch đều không được phép đăng ký nếu như giấy tờ xácnhận quyền của sở hữu chủ trước đó chưa được đăng ký Sở dĩ phải đặt ranguyên tắc này là vì để thông tin đầy đủ cho người thứ ba thì nhất thiết phảiđảm bảo khả năng tái lập một cách dễ dàng thứ tự của các lần chuyển nhượngquyền sở hữu trước đó Nguyên tắc này có phạm vi áp dụng chung, vì vậy,nếu chủ thể quyền đối với một bất động sản nào đó quên đăng ký quyền củamình thì mọi hành vi định đoạt hoặc xác lập quyền về sau này đối với bấtđộng sản đó sẽ không được phép đăng ký để có thể phát sinh hiệu đối vớingười thứ ba

Trang 32

- Thông tin về chủ thể

Các hệ thống công bố công khai thông tin về đất đai đều dành một vị tríquan trọng cho mục thông tin về sở hữu chủ Do vậy cần xác định mộtcách chính xác và cụ thể các bên liên quan trong hợp đồng, giao dịch Mọihợp đồng, văn bản đem đăng ký đều phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ nơi cư trú,ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên của vợ hoặc chồng, chế độ tài sảntrong hôn nhân của các cá nhân tham gia vào hợp đồng, giao dịch, cho dù họtrực tiếp có mặt hay tham gia thông qua người đại diện Mọi hợp đồng, vănbản liên quan đến một pháp nhân đều phải ghi rõ tên gọi, hình thức pháp lý,địa chỉ trụ sở, thông tin đăng ký kinh doanh của pháp nhân đó, kèm theo họ,tên và địa chỉ nơi cư trú của người đại diện của pháp nhân đó Đối với phápnhân cũng như cá nhân thì ở phần cuối của hợp đồng, văn bản đều phải có lờichứng thực của công chứng viên

- Thông tin về bất động sản

Kể từ cuộc cải cách năm 1955, mọi tài liệu đem đăng ký đều phải cóđầy đủ thông tin cụ thể về bất động sản Trường hợp có nhiều giao dịchtiếp nối nhau đối với cùng một bất động sản thì những thông tin đó phảiluôn giống nhau Đối với mọi bất động sản được đem chuyển nhượng, xáclập quyền sở hữu hoặc thừa kế, cho tặng, di tặng, thông tin về bất động sản

đó phải hoàn toàn phù hợp với thông tin trích lục từ hồ sơ địa chính

Để phân biệt bất động sản đó với các bất động sản khác thì nhữngthông tin sau đây được coi là không thể thiếu: tên xã nơi có bất động sản, sốthửa trên bản đồ địa chính, số bản đồ địa chính Bên cạnh các thông tinnày, trong thực tiễn người ta còn ghi thêm: tính chất của bất động sản, nộidung địa chính và tên thường gọi (ví dụ: nhà gốc đa, quán cây sồi v.v…).Pháp luật còn đưa ra một số quy định đặc biệt đối với các phần có thểphân chia của nhà chung cư, cũng như đối với các phần của bất động sản

đã phân chia giữa nhiều chủ sở hữu, nhằm mục đích xác định rõ các phần

Trang 33

đó Trong hợp đồng, giao dịch cần phải ghi rõ số lô của tài sản được giaodịch, bằng cách mô tả tình trạng phân chia của bất động sản chung nếu lànhà chung cư hoặc kèm theo hồ sơ chia lô (nếu là đất chia lô).

1.4.3 Th ụy Điển [1]

Đăng ký đất đai được thực hiện ở Thuỵ Điển từ thế kỷ thứ 16 và đã trởthành một thủ tục không thể thiếu trong các giao dịch mua bán hoặc thếchấp Hệ thống ĐKĐĐ ở Thuỵ Điển cơ bản được hoàn chỉnh từ đầu thế kỷ

20 nhưng vẫn tiếp tục phát triển và hiện đại hoá Về bản chất hệ thống này

là hệ thống đăng ký quyền tương tự hệ thống Torrens Về mô hình tổ chức,ĐKĐĐ và đăng ký bất động sản do các cơ quan khác nhau thực hiện, cả hai

hệ thống này hợp thành hệ thống địa chính Cơ quan đăng ký tài sản do Tổngcục quản lý đất đai (National Land Survey - NLS) thuộc Bộ Môi trườngThụy Điển Cơ quan đăng ký tài sản trung ương có 53 Văn phòng đăng kýbất động sản đặt tại các địa phương khác nhau Ngoài ra còn có một sốVăn phòng đăng ký tài sản trực thuộc chính quyền tỉnh

Cơ quan đăng ký đất đai trực thuộc Toà án trung ương, trong cơ cấucủa Bộ Tư pháp Cơ quan ĐKĐĐ; có 93 Văn phòng ĐKĐĐ; mỗi văn phòngđăng ký đất đai trực thuộc Toà án cấp quận Để phối hợp đồng bộ thông tin

về đất đai và tài sản trên đất, việc xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp được giaocho Ban quản lý dữ liệu bất động sản trung ương trực thuộc Bộ Môi trường vàphát triển Cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị Hệ thốngngân hàng dữ liệu đất đai Hệ thống dữ liệu này quản lý toàn bộ thông tinđăng ký bất động sản và đăng ký đất đai Ban quản lý dữ liệu bất động sảntrung ương phối hợp chặt chẽ Tổng cục Trắc địa - Bản đồ quốc gia và Toà án.Những quyền, trách nhiệm hoặc giao dịch phải đăng ký quyền sởhữu, giao dịch thế chấp, quyền sử dụng (của người thuê), quyền địa dịch(quyền đi qua), quyền hưởng lợi (săn bắn, khai thác lâm sản)…Để thực hiệnviệc đăng ký, đất đai được chia thành các đơn vị đất, mỗi đơn vị đất có mã

Trang 34

số duy nhất Việc xác định đơn vị đất như tách, hợp một phần diện tíchđất, lập đơn vị đất mới thuộc trách nhiệm của Cục Trắc địa - Bản đồ quốcgia Việc đăng ký quyền, đăng ký thế chấp, đăng ký chuyển quyền … do

cơ quan đăng ký đất đai thực hiện theo trình tự thủ tục chặt chẽ

1.5 Sơ lược hoạt động của VPĐK QSD đất ở nước ta và tỉnh Thái Nguyên.

1.5 1 Sơ lược về hoạt động của VPĐK QSDĐ trong cả nước.

Hệ thống VPĐK các cấp tỉnh, huyện mặc dù mới thành lập và hoạtđộng, còn rất nhiều khó khăn về điều kiện làm việc, kinh nghiệm hoạtđộng chưa nhiều nhưng kết quả hoạt động của hệ thống các VPĐK đã tạo

ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến độ và kết quả thực hiện cấp Giấychứng nhận trong 3 năm qua so với kết quả 15 năm trước (đất sản xuấtnông nghiệp cấp được 1.491.440 giấy (tăng 12,2%); đất lâm nghiệp cấpđược 346.853 giấy (tăng 45,3%); đất ở đô thị cấp được 864.258 giấy (tăng43,8 %); đất ở nông thôn cấp được 3.499.786 giấy (tăng 42,6%); đất chuyêndùng cấp được 33.052 giấy (tăng 85,1%) Kết quả đó đã là minh chứngđầy đủ nhất về sự đúng đắn của việc thành lập hệ thống VPĐK [7]

Đạt được kết quả này trước hết là do việc thành lập các VPĐK, lựclượng chuyên môn về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã được gia tăng hơnnhiều lần so với trước đây và đã trở thành một lực lượng chuyênnghiệp, mang tính chuyên môn sâu, ít bị chi phối bởi các công việc mangtính sự vụ khác về quản lý đất đai của cơ quan Tài nguyên và Môi trườngtừng cấp; hơn nữa đã phân biệt các rõ công việc mang tính sự nghiệp vớicông việc quản lý nhà nước trong hoạt động đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có thẩmquyền trong việc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận và các thủ tụchành chính về đất đai và đã cải cách thủ tục theo hướng đơn giản, rút ngắnthời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận hơn rất nhiều so với trước Luật Đấtđai 2003

Trang 35

Việc hình thành hệ thống VPĐK cũng góp phần hỗ trợ rất tích cực chocấp xã, nhất là các xã miền núi, trung du do sự thiếu hụt về nhân lực và hạnchế về năng lực chuyên môn trong việc triển khai thực hiện cấp Giấychứng nhận và quản lý biến động đất đai ở địa phương.

Bảng 1.1 Kết quả cấp GCN các loại đất chính cả nước

(Nguồn:Báo cáo về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả

nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1.5 2 Sơ lược về hoạt động của VPĐK QSD đất tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay, tại các quận, huyện trên đại bàn Tỉnh Thái Nguyên, các hoạtđộng của VPĐKQSD đất chưa thực hiện đồng bộ và thống nhất Việc triểnkhai các hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai còn chậm, có một số quận,huyện còn để hồ sơ tồn nhiều qua các năm, chưa thực hiện thật tốt công việccủa mình Điều này làm cho hồ sơ địa chính lưu trữ tại các cấp bị lạc hậu theothời gian, không phát hiện không phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất củađịa phương Từ đó dẫn đến kết quả các đợt điều tra đăng ký cấp GCNQSDĐ,

kê khai đăng ký nhà, đất trong thời gian qua không phản ánh đúng được hiệntrạng, không đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai [7]

Trang 36

Trên địa bàn Tỉnh hiện nay, tại một số phường, xã được xác lập mục đích

sử dụng đất khá ổn định nhưphường Trưng Vương của Thành phố TháiNguyên Nhưng tình hình biến động đất đai xảy ra tương đối lớn Việc giảitỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đường sá, cầu cống làm thay đổi mụcđích sử dụng và hiện trạng Về phía người sử dụng đất xảy ra các biến động

về chuyển QSDĐ, thay đổi mục đích sử dụng Đòi hỏi các cơ quan quản lýchuyên môn phải nắm rõ tình hìnhđể quản lý

Tại các khu ven đô thị và những quận, huyện đã được quy hoạch thành

đô thị mới, khu du lịch sinh thái,… Tình trạng biến động hợp pháp và khônghợp pháp gia tăng rất lớn

Như vậy, hệ thống hồ sơ địa chính ở các phường, xã, thị trấn và cấpquận, huyện trong Tỉnh được quản lý và lưu trữ trên giấy tờ, không có phầnmềm tin học về quản lý và lưu trữ được sử dụng Hầu như những thông tin vềđất đai và chủ sử dụng đất ghi chép còn thiếu, không phản ánh đúng hiệntrạng nên việc ứng dụng tin học vào quản lý hồ sơ địa chính còn rất nhiều khókhăn Đây là một trở ngại lớn ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình tin họchóa quản lý, cập nhật dữ liệu của văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất cấpquận huyện trên địa bàn

Trang 37

Chương 2ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

VPĐKQSD đất cấp huyện

2.2 Phạm vi nghiên cứu.

2.2.1 V ề không gian nghiên cứu:

VPĐKQSD đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên

2.2.2 V ề thời gian nghiên cứu:

Thu thập số liệu, tài liệu từ sau khi thành lập VPĐKQSD đất (ngày01/4/2009) đến nay

2.3 Nội dung nghiên cứu

2 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

2.3.2 Tình hình qu ản lý và sử dụng đất trên đại bàn huyện Phổ Yên

2.3.3 Th ực trạng tình hình hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Phổ Yên,

t ỉnh Thái Nguyên

- Tình hình hoạt động của VPĐKQSD đất;

- Đánh giá chung về hoạt động của VPĐKQSD đất

- Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất

2 3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất.

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2 4.1 Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiệntrạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Phổ Yên, tỉnhThái Nguyên và 2 xã, 1 thị trấn nghiên cứu từ năm 2009 đến 2013

- Phòng Tài chính, Phòng Thống kê Thu thập các báo cáo về tình hìnhphát triển kinh tế xã hội của huyện, các xã thị trấn nghiên cứu, số liệu thống

kê về kinh tế xã hội từ năm 2009 đến 2013

Trang 38

- VPĐKQSD đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạtđộng của VPĐKQSD đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thựchiện nhiệm vụ qua các năm từ 1/4/2009 đến hết Quý IV năm 2013

2.4.2 Phương pháp điều tra các số liệu sơ cấp

Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin,

số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ,điều tra phỏng vấn các hộ gia đình theo mẫu phiếu soạn sẵn Được thực hiệnvới 100 phiếu điều tra chia đều trên địa bàn 03 thị trấn (TT Phổ Yên, Bãi Bông

và Bắc Sơn) và 02 xã Thành Công và Phúc Thuận của huyện Phổ Yên Đây là

03 địa bàn đặc trưng về sử dụng đất của huyện Phổ Yên

2.4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theohướng định tính Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếutheo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel Hệthống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ranhững nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu

2.4.4 Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan.

Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáotổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quanđến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài

2.4.5 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận văn, tổ chức hội thảo, trao đổi thông tinvới các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký đất đai traođổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất và giải phápnhằm hoàn thiện mô hình này

Trang 39

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

 V ị trí địa lý:

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên,trong giới hạn địa lý có toạ độ từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ Bắc, 105040’ đến105056’ độ kinh Đông;

 Phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc);

 Phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị

xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên);

 Phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang)

và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên);

 Phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội)

Huyện lỵ Phổ Yên đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên26km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56km về phía Bắc Xưa nay, PhổYên đều giữ vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên

Địa hình

Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 256,68km2; (trong đó, diệntích đất nông nghiệp 124,99km2, bằng 48,69% tổng diện tích tự nhiên; diệntích đất lâm nghiệp 73,68 km2, bằng 287% tổng diện tích tự nhiên; diện tíchđất nuôi trồng thuỷ sản là 3,26km2, diện tích đất phi nông nghiệp là 51,67km2,diện tích đất cha sử dụng là 3,09km2)

Căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dầy và độ dốc của đất, toànhuyện có 120,045 km2 đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km2đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ởPhổ Yên là đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém

Trang 40

là 220C, tổng tích ôn 8.0000C Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2 Hướng gió chủ yếu là đông bắc (cáctháng 1, 2, 3,10,11, 12) và đông nam (các tháng còn lại) Khí hậu Phổ Yêntương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụtrong năm Tuy nhiên, do ma tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế

độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt

 Thu ỷ văn

Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua là sông Công và sông Cầu

Do phía tây Phổ Yên có dãy núi Tam Đảo đón gió đông nam, nên lượngmưa ở lưu vực sông Công rất lớn So với lũ sông Cầu, lũ sông Công lớn vàđột ngột hơn, thường xẩy ra vào mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), lênnhanh, xuống nhanh và biến động lớn, biên độ lũ từ 5 mét đến 7 mét Đặcbiệt, ở các xã ở ven dãy núi Tam Đảo (Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái)thường xẩy ra những trận ma lớn, trong phạm vi hẹp, gây lũ quét (ngày21/10/1969, ở suối Quân Cay, xã Phúc Thuận, lượng ma 1 giờ trong phạm vitrong 200km2 tại đây lên tới 325mm, tạo nên lũ quét, nước chảy nhthác đổlàm chết 26 người) Đoạn hạ lưu sông Công (từ xã Nam Tiến xuống thôn PhùLôi, xã Thuận Thành) có 15 km đê ở 2 bên sông

Ao hồ: ao phần lớn là nhỏ, độ sâu từ 1 mét đến 2 mét, nằm rải rác ở cácxóm, xã trong huyện, tập trung nhiều ở những xóm, xã có mật độ dân số lớn

Hồ Suối Lạnh là hồ nhân tạo lớn nhất huyện Phổ Yên, nằm trên địa bàn xãThành Công

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
24. UBND huyện Phổ Yên (2009), Quyết định số 22/QĐ-UBND về việc ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quychế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên
Tác giả: UBND huyện Phổ Yên
Năm: 2009
1. Nguyễn Văn Chiến (2006), Nghiên cứu các mô hình và phương thức hoạt động của tổ chức đăng ký đất đai của một số nước trong khu vực và một số nước phát triển Khác
2. Bộ Tài chính, Bộ tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính Khác
3. Bộ Tài chính, Thông tư số 104/2000/TT-BTC ngày 23/10/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 08/06/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế chuyển QSDĐ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển QSDĐ Khác
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ (2004), Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Khác
5. Bộ TNMT (2004), Thông tư 29/2004/TT – BTNMT ngày ngày 1/11/2004 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính Khác
6. Bộ TNMT, Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khác
7. Nguyễn Đình Bồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Điều tra quy hoạch đất đai (1.2006), Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành thị trường bất động sản Việt Nam DTĐL.CNN. 2002/15 Khác
8. Nguyễn Đình Bồng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2010) Quản lý thị trường bất động sản Khác
9. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003 Khác
10. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Khác
11. Chính phủ (2008), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế thực hiện một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Khác
12. Chính phủ, Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khác
13. Chính Phủ, Nghị định số 114/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế chuyển QSDĐ Khác
14. Chính Phủ, Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế QSDĐ và thế chấp, góp vốn bằng giá trị QSDĐ Khác
15. Chính Phủ, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai Khác
16. Chính Phủ, Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất Khác
17. Chính Phủ, Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế QSDĐ và thế chấp, góp vốn bằng giá trị QSDĐ Khác
18. Chính Phủ, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Khác
19. Phòng TNMT huyện Phổ Yên, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w